Tham luận: Bạo lực học đường, nhận diện và giải pháp

Tham luận: Bạo lực học đường, nhận diện và giải pháp

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giáo dục và đào tạo ngày càng có chất lượng cao về tri thức. Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục,bạo lực học đường đang trở thành vấn đề nhức nhói trong toàn ngành giáo dục.

Bạo lực học đường - một “mảng tối” trong trường học, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Thầy cô giáo quát nạt, trách mắng gây tâm lý sợ hãi, căng thẳng cho học sinh, hoặc đánh học sinh – Đó là bạo lực. Học sinh dùng lời lẽ thô thiển, hăm dọa, xúc phạm lẫn nhau, đánh nhau – Đó là bạo lực. Tất cả đều dễ dẫn đến những tổn hại về tinh thần và thể chất cho người chịu tác động của bạo lực.

Phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề bạo lực giữa học sinh với nhau. Đó là vấn đề nan giải, đang khiến cho không chỉ những người làm công tác giáo dục mà ngay cả bản thân các em học sinh, các bậc phụ huynh học sinh quan tâm, lo lắng.

I. THỰC TRẠNG:

Lứa tuổi học sinh THCS có những biến đổi cơ bản về mặt sinh vật học dẫn đến sự thay đổi về mặt tâm lý. Quá trình hình thành nhân cách của học sinh THCS không phải bao giờ cũng diễn ra một cách phẳng lặng mà có nhiều phức tạp, đầy mâu thuẫn và đây được xem là lứa tuổi có những “khủng hoảng trầm trọng”. Cùng với sự trưởng thành chung, các em ngày càng muốn được khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội. Nhưng do còn “non nớt” và thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử, quan hệ nên các em sẽ dễ có những thái độ, cách ửng xử không đúng chuẩn mực xã hội, và tất nhiên khó tránh khỏi những hành vi bạo lực bất kể là học sinh ở khối lớp nào.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận: Bạo lực học đường, nhận diện và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS MỸ HỘI, HUYỆN CAO LÃNH.
GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ PHƯƠNG CHÂU.
THAM LUẬN: 
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG, NHẬN DIỆN VÀ GIẢI PHÁP
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giáo dục và đào tạo ngày càng có chất lượng cao về tri thức. Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục,bạo lực học đường đang trở thành vấn đề nhức nhói trong toàn ngành giáo dục.
Bạo lực học đường - một “mảng tối” trong trường học, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Thầy cô giáo quát nạt, trách mắng gây tâm lý sợ hãi, căng thẳng cho học sinh, hoặc đánh học sinh – Đó là bạo lực. Học sinh dùng lời lẽ thô thiển, hăm dọa, xúc phạm lẫn nhau, đánh nhau – Đó là bạo lực. Tất cả đều dễ dẫn đến những tổn hại về tinh thần và thể chất cho người chịu tác động của bạo lực. 
Phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề bạo lực giữa học sinh với nhau. Đó là vấn đề nan giải, đang khiến cho không chỉ những người làm công tác giáo dục mà ngay cả bản thân các em học sinh, các bậc phụ huynh học sinh quan tâm, lo lắng.
I. THỰC TRẠNG:
Lứa tuổi học sinh THCS có những biến đổi cơ bản về mặt sinh vật học dẫn đến sự thay đổi về mặt tâm lý. Quá trình hình thành nhân cách của học sinh THCS không phải bao giờ cũng diễn ra một cách phẳng lặng mà có nhiều phức tạp, đầy mâu thuẫn và đây được xem là lứa tuổi có những “khủng hoảng trầm trọng”. Cùng với sự trưởng thành chung, các em ngày càng muốn được khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội. Nhưng do còn “non nớt” và thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử, quan hệ nên các em sẽ dễ có những thái độ, cách ửng xử không đúng chuẩn mực xã hội, và tất nhiên khó tránh khỏi những hành vi bạo lực bất kể là học sinh ở khối lớp nào. 
Cùng là hành vi bạo lực, nhưng có thể nói mức độ bạo lực của học sinh lớp 6, 7 khác với học sinh lớp 8, 9. Các em học sinh lớp 6, 7 trong quan hệ giao tiếp, ứng xử với bạn, có thể tạo nhóm lớn, không chơi và “cô lập” một bạn học sinh nào đó trong lớp vì một lý do “trẻ con” nào đó; các em có thể đánh nhau ngay mà không có sự tính toán, sắp đặt, không cần biết mình mạnh hay yếu hơn bạn khi có những va chạm, gây hấn với nhau. Còn đối với học sinh lớp 8, 9, các em đã bắt đầu dùng “sức mạnh” của mình, có thể ức hiếp, bắt nạt học sinh lớp dưới; với nhiều lý do, các em có thể gây hấn, đánh nhau không chỉ là giữa một học sinh với một học sinh mà còn đánh nhau giữa nhóm học sinh này với nhóm học sinh khác hoặc nhiều em đánh một em và thường khi đánh nhau, các em đều có sự tính toán, sắp đặt; nếu nhà trường không phát hiện và can thiệp kịp thời, học sinh yếu hơn sẽ tiếp tục nhờ bạn bè trong trường trong lớp thậm chí nhờ sự hỗ trợ của người thân trong gia đình để đánh “trả thù”. 
Bạo lực học đường xảy ra dưới nhiều hình thức với nhiều mức độ khác nhau. Ở mức độ được xem là bình thường như hành động xúc phạm lăng mạ, xỉ nhục đay nghiến chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người qua lời nói. Hay hình thức cao là hành động đánh nhau làm tổn hại về mặt sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. Những công cụ phương tiện mà chủ thể gây bạo lực sử dụng đó là những cú đấm, cú đá, dao gậy Cùng với hình thức có thể là đánh hội đồng đánh một mình.Và chính những vụ bạo lực học đường này để lại hậu quả rất thương tâm cho học sinh bị đánh: có thể gây thương tích, xây xát, chảy máu, tinh thần hoảng loạn, chấn thương tâm lý
Trong các vụ bạo lực học đường đã diễn ra khi được hỏi tại sao lại đánh bạn, chỉ đơn giản là “em thích thì đánh” hay vì những lý do “tại nó nhìn đểu em” hoặc “tại nó sĩ” cũng có thể vì lý do tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp, hay mách chuyện với thầy cô chỉ vì những lý do vậy thôi mà có thể đánh bạn mình nhẹ thì thâm tím nặng thì chảy máu, có khi mang thương tích nặng.
II. NGUYÊN NHÂN: 
 Xét về mặt thực tế, bạo lực học đường trong học sinh xảy ra là do nhiều nguyên nhân tác động nên. Nhưng có thể nói, nguyên nhân khách quan chung có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các em học sinh, chi phối nhận thức, hành vi của các em đó là môi trường xã hội đang bị “ô nhiễm” nghiêm trọng: phim ảnh bạo lực, trò chơi điện tử và các game đầy màu sắc bạo lực, văn hóa phẩm xấu tràn lan, khó lòng kiểm soát hết được. Môi trường xã hội bị “ô nhiễm” thì chắc hẳn bản thân các em học sinh cũng ít nhiều bị ảnh hưởng theo, bởi lứa tuổi của các em là lứa tuổi bắt đầu sự tự khám phá, ưa bắt chước, muốn khẳng định “cái tôi” của mình và hành động bộc phát, không có định hướng. Còn về nguyên nhân chủ quan, nhìn chung ở gia đình và trong nhà trường, người lớn chúng ta, vì nhiều lý do, không phải ai cũng là người luôn quan tâm, tâm sự, chia sẻ, có những định hướng và dẫn dắt các em một cách kịp thời. Tác động xấu của môi trường xã hội cộng với sự thiếu quan tâm, định hướng kịp thời của người lớn dễ làm cho các em tiêm nhiễm cái xấu, dẫn đến hành vi bạo lực là điều khó tránh khỏi.
Trên đây là những nguyên nhân chung và cốt lõi. Chúng ta cần phân tích các nguyên nhân cụ thể để thấy được hết thực trạng “bức tranh toàn cảnh” về bạo lực học đường.
Trước hết là nguyên nhân từ phía gia đình. Thực tế, không ít những bậc phụ huynh học sinh vì hoàn cảnh khó khăn mà thiếu hẳn sự quan tâm đến con em, chỉ cốt lo sao cho các em đủ ăn đủ mặc mà không quan tâm đến những diễn biến phức tạp trong đời sống tâm lý, tình cảm của con em mình. Ngược lại, cũng có những bậc phụ huynh quá nuông chiều cũng dễ làm cho con em hư. Chúng ta cũng không thể không nói đến tình trạng người lớn trong gia đình nêu gương xấu; can thiệp quá thô bạo vào đời sống của con em; đối xử khắc nghiệt, chỉ trách phạt con em bằng đòn roi mà thiếu đi sự phân tích đúng sai, phải trái để dẫn dắt và định hướng cho con em. 
Còn về phía nhà trường thì có những nguyên nhân gì làm cho bạo lực trong học sinh cứ tồn tại? Phải khách quan thừa nhận rằng, nhà trường nói chung tuy có quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử văn hóa cho học sinh nhưng thực tế không đạt được kết quả như mong muốn. Một phần vì nhà trường nói chung, bản thân mỗi giáo viên nói riêng, lo tất bật với việc dạy chữ, truyền thụ kiến thức văn hóa cho học sinh sao cho giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng tỉ lệ học sinh khá giỏi, ít có thời gian đầu tư cho công tác định hướng, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 
III. GIẢI PHÁP:
Việc dẫn dắt, định hướng cho học sinh lứa tuổi THCS là rất quan trọng. Sự hỗ trợ từ ba môi trường giáo dục sẽ giúp các em nâng cao tầm hiểu biết và có khả năng tự giải quyết vấn đề của bản thân. 
1. Đối với xã hội:
Các ngành, các cấp cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong vấn đề quản lý, ngăn chặn có hiệu quả những hoạt động gây “ô nhiễm” môi trường xã hội.
2. Đối với gia đình: 
Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình.Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.
Trong gia đình, ông bà, cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con em mình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của học sinh, có những tác động quan trọng đến thái độ, nhận thức, hành vi của học sinh khi các em bước tiếp vào môi trường giáo dục cộng đồng, đó là ở nhà trường và ngoài xã hội. Sẽ rất nguy hại nếu học sinh chịu ảnh hưởng từ một nền giáo dục khiếm khuyết của gia đình. Chính vì thế, người lớn trong mỗi gia đình cần phải có nhận thức đầy đủ và đúng đắn trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và với con em mình nói riêng.
Trước hết, mỗi gia đình phải có trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục gia đình sao cho con em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Các bậc phụ huynh phải chú trọng đến vấn đề nêu gương, tạo bầu không khí tâm lý thuận tiện, tạo mọi điều kiện để mọi thành viên trong gia đình san sẻ tình cảm với nhau.
Bên cạnh đó, gia đình cần phải luôn luôn, sẵn sàng hợp tác với nhà trường. Gia đình tích cực liên hệ với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, cung cấp thông tin về hoạt động tu dưỡng của con em mình ở gia đình cho nhà trường, cùng trao đổi với nhà trường để tìm giải pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc trong vấn đề giáo dục học sinh.
3. Đối với nhà trường:
Mỗi học sinh bước vào môi trường giáo dục ở nhà trường với một tâm thế khác nhau tùy theo ảnh hưởng của giáo dục gia đình đến các em. Vì vậy, nhà trường phải liên kết, phối hợp với gia đình làm sao cho có thể đảm bảo được tính thống nhất toàn vẹn của quá trình giáo dục, tạo được sự tác động đồng bộ đến việc hình thành và phát triển nhân của học sinh.
Ngoài ra, nhà trường cần quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Mọi tổ chức, bộ phận, cá nhân trong nhà trường phải có sự phối hợp đồng bộ, cùng tham gia và phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Vai trò của tổ chức đòan thể:
- Đòan, Đội cần quan tâm đầu tư, tổ chức nhiều họat động tập thể, tạo điều kiện cho học sinh phát huy khả năng của mình.
- Quan tâm xây dựng, bồi dưỡng lực lượng nòng cốt trong Đội viên.
Vai trò của người thầy nói chung:
- Bên cạnh nhiệm vụ truyền thụ tri thức, mỗi người thầy còn cần phải quan tâm, hiểu được các mong muốn của học sinh, cần thường xuyên dẫn dắt, định hướng cho các em trong các kỹ năng giao tiếp, ứng xử.
- Khi tiếp xúc với học sinh, người thầy cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị.
- Cần chia sẻ, thông cảm và giúp đỡ kịp thời khi học sinh có những khủng hoảng về tinh thần cũng như vật chất .
- Hãy là bạn với học sinh nếu thấy cần thiết.
- Phải làm sao cho các em có lòng tin với người lớn, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô. 
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm:
Những rắc rối hay gặp ở tuổi học sinh THCS thường có liên quan tới vấn đề giao tiếp, ứng xử của các em hoặc liên quan tới khả năng làm chủ cảm xúc, làm chủ hành vi của bản thân mỗi học sinh. Do đó, hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, hỗ trợ, định hướng cho học sinh đi đúng đường. Giáo viên chủ nhiệm có thể giáo dục, hỗ trợ học sinh qua các cách như sau :
- Cần tạo cơ hội cho học sinh thi thố tài năng, gây cảm giác tự tin ở các em. Tuyệt đối nên tránh gây cho các em cảm giác là người vô dụng, thừa thãi mà hãy giao cho các em những nhiệm vụ cụ thể và yêu cầu vừa sức để các em có thể hoàn thành công việc. 
- Cần có thái độ nhẹ nhàng, phân tích cụ thể đúng sai, phải trái trước những sai lầm của học sinh và phải để cho các em tận mắt thấy, tai nghe.
- Thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm chân thành tới các em.
- Trò chuyện thân tình cùng các em, không nên nói chuyện theo kiểu bề trên với các em. Tránh ra những chỉ thị hay mệnh lệnh, chỉ nên đưa ra cho các em những gợi ý và lời khuyên.
- Luôn giữ mối liên hệ thông tin cởi mở thường xuyên trên tinh thần luôn biết lắng nghe và cho các em lời khuyên.
- Thông cảm, chia sẻ khi các em tỏ ra bất an và không hài lòng về một vấn đề nào đó, hướng dẫn các em tự ra quyết định.
- Sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm của các em, hỗ trợ bằng cách đặt niềm tin vào các em và cho các em thấy rằng giáo viên chủ nhiệm luôn tin tưởng vào sự thay đổi tốt của các em.
- Tránh sửa sai các em một cách thường xuyên hay “lên lớp” các em. Tránh trách mắng hay vạch ra sai lầm của các em trước mặt bạn bè khi các em mắc phải sai lầm; nên đưa ra những lời nhận xét tích cực và khen ngợi khi các em làm được việc tốt dù là việc nhỏ.
Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn cần hỗ trợ cho học sinh một số kỹ năng cần thiết:
- Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả.
- Kỹ năng đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
- Kỹ năng ra quyết định.
- Kỹ năng chống lại những áp lực tiêu cực từ bạn bè.
Tóm lại, trong công tác giáo dục, rèn luyện nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh, mỗi môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội cần phải có sự phối hợp đồng bộ. Đồng thời, mỗi môi trường giáo dục vừa nêu phải làm tốt vai trò giáo dục của mình. Xã hội cần phải được xây dựng với môi trường lành mạnh, an toàn cho học sinh. Gia đình phải xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm nền tảng cho học sinh bước tiếp vào môi trường giáo dục ở nhà trường. Nhà trường phải xây dựng, phát huy vai trò, vị trí của người thầy, vừa dạy chữ song song với việc dạy người cho học sinh. Có như thế mới đẩy lùi, ngăn chặn được vấn nạn bạo lực học đường.
IV. KIẾN NGHỊ:
Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế răn đe học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTham luan Bao luc hoc duong nhan dien va giaiphap.doc