Tập giáo án Đại số 8 năm 2010 - Tiết 5: Luyện tập

Tập giáo án Đại số 8 năm 2010 - Tiết 5: Luyện tập

I. Mục tiêu

Sau tiết học này, học sinh đạt được các yêu cầu về

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức: bình phương một tổng, bình phương một hiệu, hiệu hai bình phương.

2. Kỹ năng

- Luyện kỹ năng giải toán.

- Phân biệt và nhận dạng các hằng đẳng thức trong các biểu thức toán học.

3. Thái độ

- Tích cực học trên lớp và làm bài tập ở nhà.

II. Phương tiện dạy học

1. Giáo viên: Bảng, phấn, thước kẻ.

2. Học sinh : Vở ghi, nháp, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học chủ yếu là vấn đáp gợi mở .

 

docx 3 trang Người đăng nhung.hl Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tập giáo án Đại số 8 năm 2010 - Tiết 5: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 05/ 09/ 2010
 Ngày dạy: 08/ 09/ 2010
Tiết 5. 	LUYỆN TẬP
Mục tiêu
Sau tiết học này, học sinh đạt được các yêu cầu về
Kiến thức
Củng cố kiến thức về các hằng đẳng thức: bình phương một tổng, bình phương một hiệu, hiệu hai bình phương.
Kỹ năng
Luyện kỹ năng giải toán.
Phân biệt và nhận dạng các hằng đẳng thức trong các biểu thức toán học.
Thái độ
Tích cực học trên lớp và làm bài tập ở nhà.
Phương tiện dạy học
Giáo viên: Bảng, phấn, thước kẻ.
Học sinh : Vở ghi, nháp, đồ dùng học tập.
Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học chủ yếu là vấn đáp gợi mở .
Tiến trình giờ dạy
Ổn định lớp (2 phút)
Kiểm tra bài cũ (13 phút)
HS 1. 
Viết lại các hằng đẳng thức đã được học.
Phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức đó.
 HS 2. Tính giá trị của biểu thức:
632- 4722152- 1052 
Bài mới
Thời gian
 Hoạt động của giáo viên – học sinh 
 Nội dung ghi bảng
30 phút
Hoạt động: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động:
Luyện kỹ năng biến đổi biểu thức áp dụng các hằng đẳng thức đã được học
Dạng toán 1. Áp dụng vào số học
Bài 22 – SGK Tr12
Tính nhanh
1012
GV: Hỏi: số có dạng gì? Ta thấy nó tương ứng với những hằng đẳng thức nào?
HS: số 1012 – dạng bình phương của một số. Tương ứng với hằng đẳng thức bình phương của một tổng hoặc một hiệu.
GV: Mặt khác 
 101 = 100 + 1
Vậy cần áp dụng HĐT nào?
HS: ( a + b)2
HS tự giải phần còn lại.
47.53
GV: biểu thức có dạng gì? Có liên quan với các hằng đẳng thức vừa được học không?
HS: tích hai số tự nhiên. Tương ứng với vế phải của HĐT hiệu hai bình phương.
→ 47.53 = (A + B)(A – B)
 → A, B
→ A2 – B2 
→ 47. 53 = 502 – 32 = 2491
Dạng toán 2. Áp dụng hằng đẳng thức vào bài toán khai triển, chứng minh biểu thức.
HS nhắc lại hằng đẳng thức 
(A ± B)2 = A2 ± 2AB + B2
Áp dụng hai hằng đẳng thức trên chứng minh đẳng thức. 
HS về nhà tự làm phần áp dụng – bài 23 SGK Tr12.
.
GV: có nhận xét gì về mỗi biểu thức? Có liên quan đến các HĐT vừa học không?
HS: đã học HĐT bình phương của một tổng và một hiệu hai số hạng. Yêu cầu bài toán 25 lại là tổng, hiệu của 3 số hạng.
GV gợi ý: Vậy cần nhóm 2 trong 3 số hạng đó để được tổng hoặc hiệu của 2 số hạng.
(a + b + c)2
= [(a+b)+c]2
= a2+ b2 + c2 + 2(ab + bc + ca)
HS tự khai triển phần còn lại.
Tiết 5. Luyện tập
Bài 22 – SGK – Tr 12
Tính nhanh
1012
47.53
Bài 23 – SGK – tr 12
Chứng minh rằng:
(a +b)2 = (a - b)2 + 4ab
(a - b)2= (a + b)2 – 4ab
Bài 25 – SGK – trang 12
(a+ b + c)2
(a+ b- c)2
Bài tập về nhà: (1 phút)
 Chứng minh các hằng đẳng thức:
a. (a+b+c)2+ a2+ b2+c2 = (a+b)2+ (b+c)2+ (c+a)2 
x4+ y4+ (x+y)4=2(x2+ xy+ y2)2

Tài liệu đính kèm:

  • docxtiet 5 dai 8.docx