- Luật Giáo dục- 2005 yêu cầu: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
- Bộ GD ĐT yêu cầu: “Đổi mới KTĐG phải gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử ”; “Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức, rèn luyện kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập” (Thông báo 287/TB-BGD ĐT ngày 5/5/2009 của Bộ GDĐT về đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH).
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về hai nội dung đổi mới PPDH, KTĐG. Vậy chúng ta còn mong muốn gì trong đợt tập huấn này?
- BCV sử dụng PP công não, đề nghị HV trong 5’ suy nghĩ và ghi lại vào vở mong muốn của cá nhân đạt được sau 3 ngày tập huấn hè 2009 này.
- BCV đề nghị 1 HV nêu đầy đủ mong muốn của cá nhân, một số HV khác bổ sung
- BCV thống nhất mục tiêu lớp tập huấn bằng Slide số 2, 3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ - II CỤC GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Sửa ngày 1- 7- 09/ Lần 4- Đức- MP sửa Tài liệu tập huấn giáo viên THCS ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN ĐỊA LÍ (Tài liệu lưu hành nội bộ) Hà nội 6- 2009 Ngày thứ nhất MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN Mục tiêu: Sau bài học, học viên cần : Quan triệt được mục tiêu đợt tập huấn, Biết rõ nội dung, phương pháp tập huấn và chương trình tập huấn Có tâm thế sẵn sàng triển khai tiếp lớp tập huấn ở địa phương. Tài liệu và thiết bị: Giấy A4 Slide 1, 2, 3 trong Phụ lục tài liệu Tiến trình hoạt động Hoạt động 1. Tìm hiểu mục tiêu tập huấn a. Hình thức hoạt động: cá nhân, cả lớp b. Thời gian hoạt động: 15’ c. Nhiệm vụ: Trao đổi để thống nhất về mục tiêu tập huấn d. Tổ chức thực hiện BCV thông báo: - Luật Giáo dục- 2005 yêu cầu: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. - Bộ GD ĐT yêu cầu: “Đổi mới KTĐG phải gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử ”; “Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức, rèn luyện kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập” (Thông báo 287/TB-BGD ĐT ngày 5/5/2009 của Bộ GDĐT về đổi mới KTĐG thúc đẩy đổi mới PPDH). - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về hai nội dung đổi mới PPDH, KTĐG. Vậy chúng ta còn mong muốn gì trong đợt tập huấn này? - BCV sử dụng PP công não, đề nghị HV trong 5’ suy nghĩ và ghi lại vào vở mong muốn của cá nhân đạt được sau 3 ngày tập huấn hè 2009 này. - BCV đề nghị 1 HV nêu đầy đủ mong muốn của cá nhân, một số HV khác bổ sung - BCV thống nhất mục tiêu lớp tập huấn bằng Slide số 2, 3 Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung, phương pháp tập huấn a. Hình thức hoạt động: cả lớp b. Thời gian hoạt động: 10’ c. Nhiệm vụ: Thống nhất nội dung, phương pháp tập huấn và giới thiệu chương trình tập huấn d. Tổ chức thực hiện: BCV thông báo bằng các Slide từ số 4 đến số 10 IV. Sản phẩm: - Nhận thức của học viên theo mục tiêu của bài mở đầu THÔNG TIN PHẢN HỒI MỤC TIÊU TẬP HUẤN 1. Kiến thức: Sau đợt tập huấn, HV cần: - Phân tích được thực trạng tiến hành đổi mới (ĐM) phương pháp dạy học (PPDH), ĐM kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập môn Địa lí của học sinh THCS trong thời gian vừa qua. - Nhận thức được sự cần thiết phải tiếp tục tiến hành đổi mới PPDH và KTĐG kết quả học tập của học sinh. - Trình bày được những định hướng, biện pháp đổi mới PPDH môn Địa lí ở THCS. - Nhận biết và giải thích sự khác biệt của một số PPDH thường được vận dụng trong đổi mới PPDH Địa lí ở THCS. - Trình bày được định hướng cơ bản của đổi mới KT ĐG trong môn Địa lí ở THCS. - Phân tích được ý nghĩa của ma trận đề trong việc ra đề kiểm tra của môn Địa lí. - Nêu được những nội dung và PP tiến hành một khoá tập huấn theo định hướng đổi mới. 2. Kĩ năng - Tiến hành đổi mới PPDH theo định hướng chung và theo đặc trưng bộ môn - Soạn được đề kiểm tra đúng theo định hướng đổi mới KTĐG trong môn Địa lí - Tổ chức tập huấn bồi dưỡng giáo viên (GV) đúng yêu cầu của Bộ 3. Thái độ Tích cực áp dụng đổi mới PPDH và đổi mới KTĐG kết quả học tập môn Địa lí của HS THCS vào thực tiễn dạy học ở địa phương. PHƯƠNG PHÁP VÀ TÀI LIỆU TẬP HUẤN Phương pháp tập huấn Nguyên tắc: học qua “làm” Khổng tử : “Nói cho tôi nghe - Tôi sẽ quên Chỉ cho tôi thấy - Tôi sẽ nhớ Cho tôi tham gia - Tôi sẽ hiểu” Ngạn ngữ Việt Nam cũng có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy Trăm thấy không bằng một làm” Ta làm được - Ta sẽ học được Lớp tập huấn sẽ triển khai theo tinh thần quán triệt định hướng đổi mới PPDH nói chung: kết hợp sử dụng những PPDH khác nhau; kết hợp sử dụng những kĩ thuật dạy học khác nhau, tăng cường tổ chức các hoạt động thực hành để có thể kích thích được nhiều mặt khác nhau trong trí tuệ của người học. 2. Tài liệu tập huấn Tài liệu được biên soạn theo phương pháp tiếp cận của GIPO (xem phụ lục phần một về đổi mới PPDH) và có cấu trúc sau: - Phần thứ nhất trình bày các hoạt động với các thành phần: mục tiêu hoạt động, điều kiện đảm bảo thực hiện, chủ yếu đưa ra yêu cầu về nguồn tài liệu và đồ dùng, thiết bị cần thiết; tiếp theo là tiến trình hoạt động, làm rõ những hoạt động của BCV và HV cần thực hiện với các nguồn tài liệu, thiết bị để đạt được mục tiêu. Phần này còn cung cấp các phiếu học tập hoặc gợi ý cách trình bày kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm. Ở một số hoạt động còn cung cấp thông tin phản hồi giúp GV có câu trả lời đúng. BCV căn cứ vào gợi ý ở từng hoạt động, thông báo cho HV nhiệm vụ và tổ chức cho HV làm việc để có các sản phẩm cụ thể. Trong mỗi nhiệm vụ có gợi ý cách thức tổ chức hoạt động (cá nhân/nhóm), có dự kiến thời gian thực hiện. Tuy nhiên, BCV có thể linh hoạt bố trí việc thực hiện các nhiệm vụ cũng như thời gian cần thiết trong hoạt động. Cuối cùng là sản phẩm cần đạt ở từng hoạt động (của cá nhân hoặc nhóm). - Phần thứ hai là các phụ lục cung cấp những tư liệu được BCV sử dụng và tư liệu mà HV sẽ sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý của từng hoạt động và một số tư liệu liên quan đến vấn đề đổi mới PPDH và KTĐG để HV tham khảo. - Phần thứ ba: Giao nhiệm vụ cho các cốt cán tổ chức tập huấn ở địa phương NỘI DUNG TẬP HUẤN 1.Giới thiệu mục tiêu, nội dung và phương pháp tập huấn 2. Thực trạng, sự cần thiết và định hướng cơ bản của đổi mới PPDH Địa lí ở THCS 3. Thực hành đổi mới PPDH Địa lí theo định hướng đổi mới 4. Thực trạng, sự cần thiết và định hướng đổi mới KTĐG kết quả học tập môn Địa lí ở THCS 5. Thực hành vận dụng quy trình xây dựng đề kiểm tra môn ĐL 6. Tổng kết CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN Ngày Buổi Nội dung làm việc Ghi chú 1 Sáng 8h00-9h30 9h30-11h30 - Đón đại biểu- Khai mạc - Báo cáo về “Trường học thân thiện- Học sinh tích cực” - Tổ chức lớp, phát tài liệu - Giới thiệu MT,ND, PP tập huấn - Về đổi mới PPDH môn ĐL ở THCS - Tài liệu của Dự án - PPDH thường được sử dụng trong đổi mới. Chiều 14h00-17h00 - Về đổi mới PPDH môn ĐL ở THCS - Thực hành : Soạn bài theo định hướng ĐM PPDH Địa lí - Đảm bảo đủ loại hình bài và lớp của THCS 2 Sáng 8h00-11h00 11h00-11h30 - Thực hành đổi mới PPDH : trình bày kết quả nhóm, bình luận - Những vấn đề đổi mới PPDH địa lí cần quan tâm - Có thể chọn trích đoạn và vận dụng PP đóng vai Chiều 14h00-14h45 14h45-17h00 - Về đổi mới KTĐG kết quả học tập môn Địa lí ở THCS: thực trạng và lí do ĐM - Định hướng ĐM KTĐG: Đánh giá theo yêu cầu, theo tiêu chí, theo quy trình Sử dụng chuẩn KT- KN xác định nội dung, lập ma trận đề 3 Sáng 8h00- 11h30 Thực hành ĐM KT ĐG: cá nhân và nhóm soạn câu hỏi kiểm tra kỹ năng; soạn đề kiểm tra theo đúng định hướng ĐM KTĐG - Đề có đủ ma trận, đáp án Chiều 14h00-16h00 16h15-16h30 16h30-17h00 - Thực hành ĐM KTĐG : trình bày kết quả nhóm, bình luận - Mối quan hệ giữa ĐM KTĐG và ĐM PPDH trong môn Địa lí THCS - Tổng kết: Nhiệm vụ của cán bộ cốt cán sau tập huấn TW - Phân tích sâu một vài câu hỏi về kỹ năng và đề KT Ngày thứ nhất (tiếp) PHẦN MỘT ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở THCS NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU VỀ QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ I. Mục tiêu: Sau phần này, HV cần: - Biết được vì sao phải đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH Địa lí nói riêng. - Trình bày được quan điểm, định hướng và một số giải pháp đổi mới PPDH Địa lí. - Biết cách xác định mục tiêu và cách thiết kế kế hoạch bài học. II. Tài liệu và phương tiện - Tài liệu “Một số vấn đề đổi mới PPDH môn Địa lí THCS”. - Giấy Ao, giấy trong; bút viết trên giấy Ao và giấy trong; giấy màu (xanh, đỏ và vàng). - Máy chiếu đa năng, máy chiếu qua đầu. III. Tiến trình hoạt động a. Hình thức hoạt động: nhóm b. Thời gian hoạt động: 60’ c. Nhiệm vụ: - Thống nhất về thực trạng và sự cần thiết phải tiếp tục tiến hành đổi mới PPDH bộ môn. - HV làm quen với kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép” d. Tổ chức thực hiện: BCV tổ chức cho các nhóm HV trao đổi về đánh giá thực trạng và phân tích sự cần thiết phải tiếp tục tiến hành đổi mới PPDH. Hoạt động 1. BCV nêu câu hỏi thảo luận Câu hỏi thảo luận 1. Vì sao phải đổi mới PPDH? 2. Hiểu đổi mới PPDH là thế nào? 3. Thực trạng về đổi mới PPDH ở địa phương ? - HV thảo luận nhóm và ghi kết quả thảo luận ra giấy Ao/ giấy trong - Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - BCV kết luận (Mục 1- Phụ lục 2, phần PPDH) Hoạt động 2: HV làm quen với kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép” - BCV giới thiệu kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép” Hướng dẫn thực hiện kĩ thuật dạy học “ các mảnh ghép” Vòng 1: Cả lớp được chia thành 3 nhóm : Đỏ, xanh, vàng. Mỗi nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ. Mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được câu hỏi trong nhiệm vụ được giao. Vòng 2: Hình thành nhóm 3 người mới ( 1 người từ nhóm đỏ, 1 người từ nhóm xanh và 1 người từ nhóm vàng). Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Nhiệm vụ mới được giao cho nhóm vừa thành lập để giải quyết. - BCV chia nhóm theo màu giấy (3 HV/ nhóm) và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Câu hỏi thảo luận của các nhóm Vòng 1 - Nhóm màu đỏ: Quan điểm đổi mới PPDH môn Địa lí THCS? Anh/ chị có thống nhất với quan điểm đổi mới PPDH môn Địa lí THCS? Vì sao? - Nhóm màu xanh: Định hướng đổi mới PPDH môn Địa lí THCS? Anh/ chị có thống nhất với định hướng đổi mới PPDH môn Địa lí THCS? Cần thêm/ bớt gì? - Nhóm màu vàng: Một số giải pháp đổi mới PPDH môn Địa lí THCS? Anh/ chị có thống nhất với một số giải pháp đổi mới PPDH môn Địa lí THCS? Cần thêm/ bớt gì? Vòng 2 - Trình bày khái quát về quan điểm, định hướng và một số giải pháp đổi mới PPDH môn Địa lí THCS. - Những điểm cần bổ sung hoặc lược bớt? - HV thảo luận theo nhóm (Vòng 1 và 2); kết quả thảo luận của các nhóm ở vòng 2 được ghi ra giấy Ao / giấy trong. - Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - BCV trình bày về quan điểm, định hướng và một số giải pháp đổi mới PPDH Địa lí ở THCS. (Mục 2,3,4,5,6 - Phụ lục 2, phần PPDH) IV. Sản phẩm - Quan điểm, định hướng và một số giải pháp đổi mới PPDH Địa lí ở THCS. - Kĩ thuật dạy học “các mảnh ghép” - Phần trình bày của HV trên giấy Ao/ giấy trong. NỘI DUNG 2: TÌM HIỂU VỀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI I. Mục tiêu: Sau phần này, HV cần: - Biết cách cải tiến một số PPDH thường dùng (truyền thống) theo định hướng đổi mới. - Có khả năng áp dụng một số PP ... Nhóm tập hợp ý kiến các cá nhân, trao đổi và thống nhất chọn 5 khó khăn mà nhóm mong muốn giải quyết, ghi lên giấy A3. - Kết quả làm việc sẽ được dùng cho hoạt động của ngày hôm sau. IV. S¶n phÈm - Theo mục tiêu của hoạt động - Báo cáo của các nhóm trình bày trên gấy A3,Ao hoặc trình chiếu với máy chiếu. + Phiếu thực hành (nội dung 3) + Ma trận đề kiểm tra của các nhóm + Tập hợp các khó khăn khi KTĐG kĩ năng (A3). Ngày thứ ba: NỘI DUNG 4 THỰC HÀNH SOẠN CÂU HỎI VÀ ĐỀ KIỂM TRA Mục tiêu: Sau bài học, HV cần : Củng cố hiểu biết của HV về các yêu cầu của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Biết và vận dụng các yêu cầu, quy trình của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: + Xác định mục đích kiểm tra, + Lựa chọn nội dung kiểm tra, xác định tiêu chí theo đúng yêu cầu kiểm tra dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng môn Địa lí THCS + Chọn loại đề/ loại câu hỏi kiểm tra, + Lập được ma trận hai chiều, + Thiết kế được đề kiểm tra theo yêu cầu chung và yêu cầu đặc trưng bộ môn, lưu ý câu hỏi kiểm tra kỹ năng học địa lí của học sinh. - Có khả năng tổ chức bồi dưỡng cho đồng nghiệp về đổi mới KTĐG kết quả học tập của học sinh. II. Tài liệu và thiết bị Tài liệu: + Tài liệu Đổi mới đánh giá kết quả học tập Địa lí của học sinh THCS - + Slide về lập ma trận đề kiểm tra 1 tiết, học kì + Chương trình môn Địa lí cấp THCS + SGK, SGV Địa lí THCS (từ lớp 6 đến lớp 9) + Atlat Địa lí Việt Nam, các nước trên thế giới + Bản đồ treo tường Địa lí tự nhiên, kinh tế Việt Nam, các vùng của Việt Nam. Thiết bị: Máy chiếu đa năng/ máy chiếu qua đầu; Giấy A4, A0, giấy trong; bút viết (lên giấy trong nếu dùng máy chiếu qua đầu) và viết giấy A0; kẹp giấy, dây treo, kéo cắt giấy III.Tiến trình hoạt động: Hoạt động 1. Ôn lại bài : Làm việc chung cả lớp a. Hình thức hoạt động: cả lớp b. Thời gian hoạt động: 15’ c. Nhiệm vụ: Nhắc lại kết quả bài đã học d. Tæ chøc thùc hiÖn - BCV yêu cầu 2 HV nhắc lại nội dung của bài hôm trước liên quan đến nội dung đánh giá kết quả học tập địa lí của HS, có thể đề nghị một vài HV khác bổ sung. HV cần nêu được các yêu cầu, tiêu chí và quy trình soạn đề kiểm tra. - BCV chiếu lại Slide về các yêu cầu và quy trình soạn đề kiểm tra nói chung. Hoạt động 2. Kết nối nội dung nhiệm vụ 4 của hoạt động 3 (Trao đổi những khó khăn khi KTĐG những dạng bài tập có liên quan đến kĩ năng Địa lí ) a. Hình thức hoạt động: nhóm, cả lớp b. Thời gian hoạt động: 45’ c. Nhiệm vụ: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn khi xây dựng câu hỏi kiểm tra kỹ năng địa lí của HS d. Tæ chøc thùc hiÖn - BCV yêu cầu HV trao đổi nhóm, tìm ra giải pháp tháo gỡ những dạng câu hỏi, đề kiểm tra về kỹ năng địa lí của HS thường gây lúng túng cho GV, như các câu hỏi về kĩ năng khai thác atlat, bản đồ; kĩ năng phân tích số liệu, biểu đồ; kĩ năng vẽ biểu đồ; kĩ năng phân tích mỗi quan hệ nhân quả trong địa lí. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, trao đổi và thống nhất một số giải pháp cụ thể (có thể chốt giải pháp cụ thể cho từng loại câu hỏi nêu trên) - BCV chốt kết quả trao đổi chung cả lớp. Hoạt động 3. Thực hành soạn câu hỏi và đề kiểm tra: a. Hình thức hoạt động: cá nhân và nhóm b. Thời gian hoạt động: 120’ c. Nhiệm vụ: - Cá nhân HV soạn câu hỏi về kĩ năng địa lí và soạn đề kiểm tra 1 tiết, học kì. - Nhóm HV hoàn chỉnh câu hỏi về kĩ năng địa lí và đề kiểm tra 1 tiết, học kì d. Tæ chøc thùc hiÖn: - Nhóm có thể được chia theo tỉnh/ số HV ngồi theo bàn/ HV lần lượt đếm từ 1-10, những người có cùng số lập thành 1 nhóm (5 người số 1, số 2,). HV của lớp được chia thành 10 nhóm nhỏ - BCV nhắc lại các loại đề kiểm tra dựa vào ý kiến đã chốt ở đầu giờ, giao nhiệm vụ cho các nhóm theo gợi ý dưới đây. Nhóm Lớp Đề 1 tiết TNKH (15-20CH) Đề HKI Tự lụân Đề HKII Tự luận CH KN bản đồ CH KN ph tích số liệu CH KN vẽ biểu đồ CH KN khác 1 6 1 đề 1 đề 0 0 - - 2 6 1 đề 0 1 đề - - 0 3 7 1 đề 1 đề - 0 0 4 7 1 đề 0 1 đề 0 - 0 5 7 1 đề 0 1 đề 0 0 - 6 8 1 đề 1 đề 0 - - 0 7 8 1 đề 0 1 đề 0 - - 8 9 1 đề 1 đề 0 - 0 0 9 9 1 đề 0 1 đề 0 - 0 10 9 1 đề 0 1 đề 0 0 - Các nhóm cần: Cử nhóm trưởng điều khiển, phân công cá nhân soạn đề, tổ chức trao đổi góp ý cho các loại đề nhóm được phân công chuẩn bị; thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm Các câu hỏi, đề kiểm tra được tiến hành theo đúng quy trình: có mục đích kiểm tra, xác định nội dung kiểm tra, tiêu chí đánh giá nội dung được xác định theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; kèm ma trận; đề kiểm tra, câu hỏi kèm đáp án; đề với đáp án có điểm. Mỗi HV đều có ít nhất 1 đề và một số câu hỏi về kỹ năng phải hoàn thành theo phiếu thực hành dưới đây. Phiếu thực hành cá nhân soạn đề kiểm tra (1 tiết, Học kì) 1. Mục đích kiểm tra: 2. Xác định nội dung kiểm tra: 3. Tiêu chí hoá nội dung kiểm tra (xác định theo chuẩn kiến thức, kỹ năng) 4. Chọn hình thức kiểm tra (trắc nghiệm khách quan, tự luận) 5. Lập ma trận đề kiểm tra, 6. Soạn câu hỏi 7. Xây dựng đáp án, biểu điểm Đáp án Điểm Câu 1: Câu 2: Câu 3: . Tổng điểm 10 Nhóm có các câu hỏi kĩ năng và đề kiểm tra chuẩn bị theo sự phân công của BCV, sao cho các loại câu hỏi, đề kiểm tra tạo nên sự đa dạng, giúp cho việc tháo gỡ khó khăn của HV. - Các câu hỏi, đề (kèm đáp án) của nhóm được ghi lên giấy Ao hoặc giấy trong để làm tư liệu làm việc ở buổi sau. IV. Sản phẩm Theo mục tiêu của hoạt động Đề kiểm tra và câu hỏi về kỹ năng của từng cá nhân Đề kiểm tra và câu hỏi kỹ năng của nhóm trình bày trên giấy Ao hoặc giấy trong. * Phiếu thực hành của nhóm được lập tương tự phiếu trên. NỘI DUNG 5 TRÌNH BÀY ĐỀ KIỂM TRA, PHẢN BIỆN VÀ BẢOVỆ I. Mục tiêu Trình bày tường minh đề kiểm tra đã được từng nhóm soạn thảo Có các ý kiến trao đổi phản biện và bảo vệ sản phẩm Rút ra được các kết luận đúng/sai để hoàn thiện đề kiểm tra II. Tài liệu và thiết bị Ma trận đề kiểm tra được soạn thảo viết trên giấy Ao hoặc giấy trong hoặc trình bày trên màn hình Đề kiểm tra được soạn thảo viết trên giấy Ao hoặc giấy trong hoặc trình bày trên màn hình Kẹp treo Chuẩn kiến thức, kĩ năng, SGK III. Tiến trình hoạt động 1. Đại diện nhóm trình bày 2. Thành viên nhóm bổ sung 3. Các nhóm/ thành viên lớp nhận xét, phản biện 4. Nhóm trình bày bảo vệ 5. BCV nhận xét, kết luận IV. Sản phẩm - HV hiểu được thế nào là một đề kiểm tra đáp ứng được các yêu cầu theo qui định - Nắm vững cách phân tích một đề kiểm tra - Đề kiểm tra đã được hoàn thiện - Ma trận đề kiểm tra NỘI DUNG 6 XÁC LẬP MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC I. Mục tiêu - Xác lập mối quan hệ giữa kiểm tra đánh giá và PPDH - Thấy được sự cần thiết phải đổi mới PPDH II. Tài liệu và thiết bị - Tài liệu về đổi mới PPDH - Tài liệu về kiểm tra đánh giá - Giấy Ao để học viên xây dựng sơ đồ - (hoặc) Máy chiếu, giấy trong III. Tiến trình hoạt động Hoạt động: Nhận xét mối quan hệ giữa kiểm tra đánh giá và phương pháp dạy học a. Hình thức hoạt động: Nhóm b. Thời gian hoạt động: 25’ c. Nhiệm vụ: 1. Nghiên cứu để hoàn thiện chi tiết của KT, ĐG việc học tập của học sinh và các yêu cầu về PPDH 2. Nghiên cứu để hoàn thiện chi tiết yêu cầu hoạt động của HS và PPDH của GV d. Tổ chức thực hiện: - BCV giới thiệu bảng và nêu yêu cầu của nhiệm vụ hoàn tất các ô còn trống. - BCV chia lớp thành 4 nhóm: + Nhóm 1, 3 thực hiện nhiệm vụ 1, trao đổi, thảo luận hoàn thiện bảng 1; + Nhóm 2, 4 thực hiện nhiệm vụ 2, trao đổi, hoàn thiện bảng 2 - Nhiệm vụ 1. Nghiên cứu để hoàn thiện bảng 1 Bảng 1. Phương pháp KTĐG và các yêu cầu về đổi mới PPDH STT Phương pháp ĐG-KT Yêu cầu về PPDH đáp ứng PP Mô tả chi tiết 1 Quan sát việc học của HS - Quan sát: + Hoạt động học của HS: * Đọc SGK + Thái độ học tập của HS: - Kiểm tra vở ghi: - PP sử dụng SGK 2 Kiểm tra viết - Trắc nghiệm khách quan + + + . - Trắc nghiệm tự luận + + .. - Phối hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận - Bài kiểm tra cho phép mở sách 3 Thực hành - Thực hành trong giờ học lí thuyết - Bài thực hành - Thực hành tiến hành ngoài lớp học - Thực hành ngoài giờ học - Nhiệm vụ 2. Nghiên cứu để hoàn thiện bảng 2 Bảng 2. Mối quan hệ giữa yêu cầu, nội dung KTĐG với đổi mới PPDH STT Nội dung, yêu cầu KT-ĐG Yêu cầu đối với HS Yêu cầu về PPDH của GV 1 Lập ma trận đề HS Không học tủ Dạy đúng theo chuẩn KT-KN 2 Câu hỏi mang tính tổng hợp - HS phải hiểu nội dung - Có khả năng phân tích, so sánh, liên hệ để tổng hợp vấn đề 3 Khai thác kiến thức từ bản đồ - Nhận xét các yếu tố, thành phần địa lí trong bản đồ - Nhận xét các yếu tố, thành phần địa lí trong một tuyến của bản đồ (đường giao thông,...) - Nhận xét các yếu tố, thành phần địa lí của một khu vực trong bản đồ 4 Nhận xét đồ thị, biểu đồ, bảng số liệu thống kê 5 Mô tả hiện tượng, sự vật địa lí 6 Giải thích thuật ngữ, khái niệm địa lí 7 Đánh giá đúng, sai của một nhận định địa lí 8 Viết báo cáo địa lí 9 Trình bày một báo cáo địa lí 10 Tính toán 11 .... 12 .... 13 .... - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - BCV chốt lại về mối liên hệ giữa KTĐG và PPDH IV. Sản phẩm - Bảng xác lập các mối liên hệ - HV nhận thức được yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá là điều kiện đầu vào để đổi mới PPDH. PHẦN BA NHIỆM VỤ CỦA BÁO CÁO VIÊN CỐT CÁN Lập kế hoạch tập huấn ở địa phương Dự kiến số lượng HV, số lớp/đợt tập huấn; thời gian; địa điểm tập huấn Phân công báo cáo viên Chuẩn bị các điều kiện: Tài liệu, thiết bị, đồ dùng dạy học và kinh phí Tổ chức tập huấn theo chương trình dưới đây CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN 3 NGÀY TẠI ĐỊA PHƯƠNG Ngày Buổi Nội dung làm việc Phân công BCV 1 Sáng 8h00-9h30 9h30-11h30 - Đón đại biểu- Khai mạc - Báo cáo về “Trường học thân thiện- HS tích cực” - Tổ chức lớp, phát tài liệu - Giới thiệu MT,ND, PP tập huấn - Về đổi mới PPDH môn ĐL ở THCS Chiều 14h00-17h00 - Về đổi mới PPDH môn ĐL ở THCS (tiếp) - Thực hành : Soạn bài theo định hướng ĐM PPDH Địa lí 2 Sáng 8h00-11h00 11h00- 11h30 - Thực hành đổi mới PPDH : trình bày kết quả nhóm, bình luận - Những vấn đề đổi mới PPDH địa lí cần quan tâm Chiều 14h00-14h45 14h45- 17h00 - Về đổi mới KTĐG kết quả học tập môn Địa lí ở THCS: thực trạng và lí do ĐM - Định hướng ĐM KTĐG: Đánh giá theo yêu cầu, theo tiêu chí, theo quy trình * Phát phiếu lấy ý kiến của HV về lớp tập huấn 3 Sáng 8h00-11h30 Thực hành ĐM KT ĐG: cá nhân và nhóm soạn câu hỏi kiểm tra kỹ năng; soạn đề kiểm tra theo đúng định hướng ĐM KTĐG Chiều 14h00-16h00 16h15- 16h30 16h30- 17h00 - Thực hành ĐM KTĐG : trình bày kết quả nhóm, bình luận - Mối quan hệ giữa ĐM KTĐG và ĐM PPDH trong môn Địa lí THCS - Tổng kết lớp học: thu phiếu góp ý và nhận xét chung kết quả đợt tập huấn
Tài liệu đính kèm: