Tài liệu Những kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy

Tài liệu Những kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC.

NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PCCC BAO GỒM 3 NỘI DUNG.

I/CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY

1. Định nghĩa phòng cháy.

 PHÒNG CHÁY theo định nghĩa là hạn chế và triệt tiêu tất cả các nguyên nhân gây ra cháy.

2. Hiện trường cháy.

 Người ta đã chia các hiện trường cháy ra làm 3 nơi:

a. Nơi công cộng : Được hiểu là những nơi tập trung đông người như Nhà máy, Chợ búa, Trung tâm thương mại, Bến xe, Bệnh viện, Trường học .

b. Cháy rừng

c. Cháy nhà dân

 Theo số liệu thống kê thì các vụ cháy nhà dân đang chiếm một tỉ lệ rất cao đến mức báo động!

Cụ thể là theo số liệu thống kê của Cục cảnh sát PCCC thì trong năm 2008, cả nước đã xảy ra 1683 vụ cháy lớn nhỏ, năm 2009 là 1948 vụ. Nhưng đến năm 2010 thì con số này đã tăng vọt lên là 2216 vụ, đến năm 2011 thì con số này đã tăng đến mức báo động là 2783 vụ, Trong đó các vụ cháy nhà dân chiếm tỉ lệ trên 70%, gây thiệt hại nặng nề về người và của, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế.

Tại sao nhà dân lại chiếm tỉ lệ cháy cao như vậy?

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Những kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC.
NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PCCC BAO GỒM 3 NỘI DUNG.
I/CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY
Định nghĩa phòng cháy.
 PHÒNG CHÁY theo định nghĩa là hạn chế và triệt tiêu tất cả các nguyên nhân gây ra cháy.
Hiện trường cháy.
 Người ta đã chia các hiện trường cháy ra làm 3 nơi: 
Nơi công cộng : Được hiểu là những nơi tập trung đông người như Nhà máy, Chợ búa, Trung tâm thương mại, Bến xe, Bệnh viện, Trường học.. 
Cháy rừng
Cháy nhà dân 
 Theo số liệu thống kê thì các vụ cháy nhà dân đang chiếm một tỉ lệ rất cao đến mức báo động! 
Cụ thể là theo số liệu thống kê của Cục cảnh sát PCCC thì trong năm 2008, cả nước đã xảy ra 1683 vụ cháy lớn nhỏ, năm 2009 là 1948 vụ. Nhưng đến năm 2010 thì con số này đã tăng vọt lên là 2216 vụ, đến năm 2011 thì con số này đã tăng đến mức báo động là 2783 vụ, Trong đó các vụ cháy nhà dân chiếm tỉ lệ trên 70%, gây thiệt hại nặng nề về người và của, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế.
Tại sao nhà dân lại chiếm tỉ lệ cháy cao như vậy? 
 Vì đối với những nơi công cộng và rừng, Nhà nước có những qui định hết sức chặt chẻ, mang tính bắt buộc phải tuân thủ là những nơi này phải trang bị các phương tiện chữa cháy cũng như phải có lực lượng chữa cháy tại chổ nên nếu không may sự cố cháy xảy ra thì đã có ngay lực lượng và phương tiện để khống chế ngọn lữa. Nhưng đối với nhà dân vì chưa có các qui định mang tính cưỡng chế cũng như ý thức về an toàn PCCC của người dân còn thấp, đa phần nhà dân hiện nay đều chưa trang bị phương tiện chữa cháy, càng không có lực lượng chữa cháy tại chổ nên một khi không may xảy ra cháy thì chắc chắn sẽ dẫn đến thiệt hại hết sức nghiêm trọng về người và của. Cứ xảy ra một vụ cháy nhà thì có nghĩa là một bi kịch gia đình phát sinh. Nếu mức độ nhẹ có thể chỉ thiệt hại về tài sản, nếu nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, thậm chí mất cả tính mạng. Và tôi tin chắc rằng tất cả chúng ta đều không hi vọng bi kịch hỏa hoạn sẽ xảy ra đến với nhà mình, dù chỉ là 1 lần trong đời. Do đó trong phạm vi của bài nội dung kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa cháy này chúng ta chỉ tập trung vào phần cháy nhà dân và các biện pháp phòng chống. 
Nguyên nhân dẫn đến cháy.
Nếu theo dõi thông tin trên báo đài, thì thông thường có các nguyên nhân dẫn đến cháy nhà dân như:
Chập điện: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm tỉ lệ 58% dẫn đến các vụ cháy nhà dân
Bất cẩn khi nấu nướng
Nổ bình gas hoặc cháy xăng
Vứt tàn thuốc bừa bãi
Trẻ em nghịch lửa
Nhang nến trên bàn thờ
.vv..
Đây là các nguyên nhân cháy luôn tồn tại trong ngôi nhà thân yêu của chúng ta và sẽ lập tức bốc cháy dù chúng ta chỉ phạm phải một sơ hở nhỏ. Thế thì chúng ta cần phải làm tốt công tác phòng cháy như thế nào? Có dễ thực hiện không?
Tôi xin lấy một ví dụ về một sự cố cháy do chập điện, một nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất. Bởi vì nguyên nhân chập điện là do dây điện quá cũ hoặc quá tải, hay là cùng sử dụng nhiều thiết bị điện từ một ổ cắm nối dài. Các bạn thử nghĩ xem, lượng điện mà mình sử dụng trong 10 năm về trước có khác với lượng điện sử dụng của 10 năm sau không? Sau 10 năm sử dụng, không những dây điện đã cũ đi mà chúng ta chắc chắn sẽ sắm thêm nhiều thiết bị điện mới về nhà, vậy thì thử hỏi những sợi dây điện già nua kia làm sao mà tải nổi? Cho nên theo qui định an toàn PCCC ở các nước tiên tiến, nhà nào đã sử dụng trên 10 năm thì chủ nhà phải thay mới toàn bộ hệ thống dây điện trong nhà nhằm tránh tình trạng cháy do chập điện. Thế thì hôm nay các bạn đã biết trong nhà mình tiềm ẩn một nguy cơ gây cháy nghiêm trọng này rồi thì liệu ngày mai các bạn có gọi ngay thợ điện tới nhà để thay toàn bộ dây điện không? .Từ kết quả này cho thấy công tác phòng cháy không dễ làm chút nào! Đúng không? Bây giờ tôi cứ cho rằng tất cả các bạn đều về thay mới toàn bộ dây điện, thì cũng không có nghĩa là các bạn sẽ hoàn toàn tránh được nguy cơ hỏa hoạn, vì còn tồn tại các nguyên nhân còn lại. Và tôi cứ cho rằng các bạn rất cẩn thận, làm được mọi điều để hạn chế sự cố cháy phát sinh thì cùng lắm chúng ta chỉ thực hiện tốt tại ngay tại ngôi nhà của mình. Mình thực hiện phòng cháy tốt thì liệu có bảo đảm rằng anh hàng xóm nhà mình cũng thực hiện tốt như mình hay không? Mà nếu nhà hàng xóm thực hiện không tốt, sự cố cháy xảy ra tại nhà hàng xóm thì nguy cơ cháy lan qua nhà mình vẫn rất cao.
Do đó, dù chúng ta có thực hiện công tác phòng cháy tốt đến mấy đi chăng nữa thì cũng chỉ kiểm soát được các yếu tố chủ quan, sẽ còn rất nhiều các yếu tố khách quan khác mà không tài nào chúng ta có thể kiểm soát hết được. Nói một cách khác, không ai dám cho rằng mình đã thực hiện công tác phòng cháy đến mức 100% an toàn tuyệt đối. Nên việc nắm được cách xử lý tình huống khi xảy ra cháy mới là công việc quan trọng nhất.
 II/ KỸ NĂNG THOÁT HIỂM
 Theo Tiêu lệnh chữa cháy:
a/ Hô cháy, báo động
b/ Ngắt điện bằng cách cúp cầu dao điện
c/ Tham gia chữa cháy tại chổ với những phương tiện sẳn có tại hiện trường
d/ Gọi cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp 114
 Nếu chúng ta đã thực hiện 4 động tác này theo Tiêu lệnh nhưng vẫn không dập tắt được đám cháy, mà lực lượng 114 lại chưa đến nơi thì chắc chắn chúng ta phải tìm cách thoát hiểm vì ngọn lữa lúc này đã cháy lớn, có thể uy hiếp sinh mạng của chúng ta. Lúc này bỏ chạy là một phản xạ tự nhiên, nhưng vấn đề là phải chạy như thế nào cho thoát? Nói cách khác là thoát hiểm bằng cách nào? 
Sẽ có rất nhiều cách để chúng ta thoát hiểm nhưng trong bài nội dung kiến thức cơ bản về pccc này sẽ hướng dẫn chúng ta một cách đơn giản nhất, mà cũng là cách hữu hiệu nhất.
Đó là chúng ta phải bò sát mặt đất, men theo tường để tìm ra cửa mà thoát ra ngoài.
Trước tiên thì chúng ta nên hiểu rằng hiện trường đang cháy sẽ bốc khói đen ngùn ngụt làm bạn không thể mở mắt nhìn thấy gì cả, cho dù bạn đã ở căn nhà này mấy chục năm đi chăng nữa thì đang lúc không thấy được đường đi vì khói, hít thở khó khăn vì ngạt, cộng thêm tâm trạng hoảng hốt lúc này chắc chắn sẽ làm bạn tìm không ra cửa để chạy ra ngoài. Thế chúng ta nên xử lý như thế nào? Chỉ cần các bạn bò sát mặt đất men theo bờ tường, thì sẽ tìm ra được cửa để thoát ra ngoài. Tại sao lại phải bò sát mặt đất? Vì tùy vào chất liệu của đám cháy mà khói tại hiện trường có thể hàm chứa từ 20 – 26 loại độc tố mà chỉ cần hít vài hơi vào là đủ làm ta bỏng phổi dẫn đến ngất xỉu, mà khói thì nhẹ hơn không khí nên khi chúng ta bò sát mặt đất thì chúng ta hi vọng còn hít được một ít khí oxy còn sót lại tại hiện trường cũng như tránh hít phải khói đen độc hại kia! Tại sao lại phải men theo tường? Vì cửa nào cũng sẽ nối liền với tường. Đây là cách thoát hiểm đơn giản và hữu hiệu nhất. Đặc biệt phương pháp này giúp chúng ta thoát thân ra được trong tình huống hoàn toàn không được hổ trợ bởi bất kỳ một phương tiện thoát hiểm nào.
Nhưng suy cho cùng thì THOÁT HIỂM cũng là một hình thức mà chúng ta bỏ của chạy lấy người. Vì đằng sau việc thoát hiểm thì toàn bộ tài sản mà chúng ta hằng năm tích cóp sẽ bị mất đi theo đám cháy.
Cho nên nội dung trọng tâm của bài kiến thức cơ bản về pccc này là :BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY
III/ BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY.
 Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về chu kỳ của một vụ cháy. Mỗi vụ cháy đều phát triển theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, chúng tôi gọi là giai đoạn đầu, giai đoạn này xảy ra rất ngắn, chỉ vỏn vẹn 3 phút mà thôi, diện tích cháy khoảng 1 – 15m2, sức nóng lên khoảng 200 độ C. Nếu chúng ta không thể dập tắt ngọn lửa kịp thời thì vụ cháy sẽ chuyển sang giai đoạn 2, đó là giai đoạn cao điểm, giai đoạn này thường bắt đầu từ 6 -10 phút, sức nóng lúc này đã lên đến trên 1000 độ C. Với sức nóng trên 1000 độ C trong giai đoạn này thì sẽ xảy ra một hiện tượng vô cùng đáng sợ là hiện tượng bức xạ nhiệt! Hiện tượng này kinh khủng ở chổ hơi nóng và khói nồng tỏa ra mà ta hít phải vào lập tức sẽ gây tổn thương đường hô hấp, ngoài ra nó còn có sức hút đối với tất cả những gì vật dễ cháy được trong phạm vi 10m cùng bốc cháy! Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm của một đám cháy. Nếu đến giờ này mà cũng chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu thì vụ cháy này sẽ cháy đến bao giờ mới tắt? Xin thưa là vụ cháy sẽ cháy đến khi nào không còn gì để cháy nữa thì sẽ tự động tắt, giai đoạn này được gọi là giai đoạn cuối của một đám cháy.
 Sau khi chúng ta hiểu một đám cháy phát triển qua 3 giai đoạn cụ thể như vậy, theo các bạn thì nếu chúng ta muốn dập tắt một đám cháy, chúng ta nên can thiệp vào giai đoạn nào?
3 phút đầu tiên khi xảy ra sự cố cháy chính là khoảng “thời gian vàng”! Các nước tiên tiến trên thế giới đã đưa ra “Phương pháp tự chữa cháy trong 3 phút”. Thế nào là “Phương pháp tự chữa cháy trong 3 phút”? Chính là trong vòng 3 phút đầu tiên mà ngọn lửa vừa bốc cháy với sức nóng khoảng 200 độ C trên phạm vi từ 1 – 15 m2, nếu dùng phương tiện chữa cháy thích hợp kịp thời dập tắt ngọn lửa, thì tỉ lệ thành công sẽ rất cao! Vì đây là giai đoạn ngọn lửa còn yếu nhất, diện tích cháy còn hẹp, nhiệt độ chưa cao, chúng ta phải tấn công ngọn lửa trước khi để ngọn lửa tấn công chúng ta.
Vấn đề quan trọng là chúng ta sẽ dùng phượng tiện gì để tấn công ngọn lửa trong khoảng thời gian vàng 3 phút này? Các bạn sẽ dùng phương tiện gì để dập lửa? 
a/ Nước 
b/ Bao bố 
c/ Mền 
d/ Cát 
e/ Bình chữa cháy
 Thông thường thì các bạn sẽ nghĩ đến những phương tiện này. Bây giờ chúng ta thử so sánh sự khác biệt của từng loại phương tiện này nhé!
a/ Dùng nước: Đúng là nước có thể dập tắt ngọn lửa, nhưng các bạn đã quên một yếu tố vô cùng quan trọng, đó là khi ta phát hiện cháy, các bạn có thể biết ngay nguyên nhân cháy là do đâu không? Hầu như là rất khó. Vậy khi chúng ta chữa cháy bằng nước, nếu nguyên nhân gây cháy là do chập điện thì sẽ dẫn đến hậu quả càng nghiêm trọng hơn vì nước dẫn điện! Thông thường sau nhiều vụ cháy, người ta lôi ra các xác chết bị cháy đen, đây không phải do chết cháy mà do điện giật. Đây là hiện tượng rất phổ biến, vì như thống kê ở phần trên, cháy do chập điện chiếm tỉ lệ 40%! Dù các bạn biết rõ nguyên nhân cháy không phải do chập điện thì từ lúc phát hiện cháy cho đến khi đi hứng nước để chữa cháy phải mất bao nhiêu thời gian? Hơn nữa đối với đám cháy do xăng dầu thì rõ ràng nước không thể dập được. Cho nên dùng nước để chữa cháy không phải là giải pháp an toàn và hiệu quả.
b/ Dùng bao bố: Mặt hạn chế của bao bố là diện tích hẹp, nếu diện tích cháy lớn hơn diện tích bao bố thì bao bố sẽ không làm gì được.
c/ Dùng mền: Mền có diện tích lớn hơn bao bố. Mền là cách dập lửa ngăn cản khí oxy để làm ngạt đám cháy, nhưng nếu dùng mền khô để trùm lên vật cháy thì phải trùm thật kín, nếu trùm không kín thì sẽ có khả năng cháy luôn tấm mền, nếu đem tấm mền đi nhúng nước để chữa cháy thì một mặt là mất thời gian, mặt khác là khi tấm mền sau khi nhúng nước sẽ trở nên rất nặng, sẽ gây khó khăn cho việc chữa cháy. Cho nên dùng mền cũng không phải giải pháp tốt nhất. 
d/ Dùng cát : Hầu hết nhà của chúng ta đều không có trữ sẳn cát. Mặt khác, nếu vật cháy là những vật treo trên tường như công - tắc điện, quạt điện.thì cát sẽ không dập được.
Thế thì đâu là giải pháp tốt nhất? Đó chính là bình chữa cháy. Nó là phương tiện an toàn và hiệu quả nhất.
Như chúng ta đều biết, tất cả các biện pháp phòng cháy đều không bảo đảm tuyệt đối. Nếu muốn giảm thấp mức thiệt hại về người và của do sự cố cháy gây ra, cách tốt nhất là nhà nhà đều có bình chữa cháy, người người đều biết sử dụng bình chữa cháy. Đây mới là phương pháp hữu hiệu nhất để giảm sự thiệt hại về người cũng như là về của khi xảy ra hỏa hoạn. Nghe đến đây, tôi tin rằng tất cả các anh chị đều ý thức được vai trò quan trọng của bình chữa cháy trong công tác dập lửa. Bình chữa cháy là phương tiện duy nhất giúp chúng ta dập tắt đám cháy một cách hữu hiệu trong khoảng “thời gian vàng 3 phút” mà không có một phương tiện nào tốt hơn. Và cũng chính vì lý do đó mà Ban lãnh đạo chúng ta đã trang bị rất nhiều bình chữa cháy trong Cơ quan.
Đây là cách hướng dẫn sử dụng một số loại bình chữa cháy.
*Đối với bình bột khô:
1/Kiểm tra kim đồng hồ đo áp suất có nằm ở vạch xanh hay không
2/Xem thời hạn sử dụng
3/Lắc bình trước khi sử dụng
4/Rút chốt an toàn
5/Một tay giữ mỏ vịt, tay kia giữ vòi phun
6/Giữ khoảng cách an toàn từ 1 – 3 m 
7/ Đứng xuôi theo chiều gió 
8/Hướng thẳng vòi phun vào tâm của đám cháy 
9/Ấn mạnh mỏ vịt một cách liên tục
10/Lưu ý cửa thoát hiểm (lưng hướng về cửa thoát hiểm)
*Đối với bình khí CO2:
1/ Khi có cháy xảy ra, di chuyển bình đến gần điểm cháy, giật chốt an toàn.
2/ Chọn đầu hướng ra ngọn lửa, hướng loa phun vào gần ngọn lửa.
3/ Bóp (hay vặn van) để khí tự phun ra dập lửa
Chú ý: 
Khi phun phải đến khi ngọn tắt hẳn mới ngừng phun.
Khi dập các đám cháy chất lỏng, phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục xuống chất lỏng
Khi phun phải tùy thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
Không nên sử dụng bình để dập tắt đám cháy ngoài trời. Nếu dùng khi phun phải chọn đầu hướng gió.
Đề phòng bỏng lạnh chỉ được cầm vào phần nhựa cao su trên vòi và loa phun.
Trước khi phun ở phòng kính phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát sau khi phun.
 Như vậy có phải bình chữa cháy nào cũng chữa cháy được cho tất cả các đám cháy không? Dựa trên chất liệu cháy mà ta phân loại thành 4 loại sự cố cháy khác nhau:
Loại A : Chất rắn như gỗ, giấy, vải, nhựa.
Loại B: Chất lỏng như xăng dầu, rượu cồn
Loại C : Chất khí như khí gas hoặc các thiết bị điện. 
Loại D: Cháy hóa chất. 
Trong nhà dân sẽ ít khi tàng trữ một số lượng lớn hóa chất nên chúng ta không đề cập sự cố cháy loại D. Nói một cách khác, trong ngôi nhà của chúng ta lúc nào cũng tồn tại 3 loại sự cố cháy dưới dạng chất rắn, chất lỏng, chất khí và thiết bị điện. Tương ứng với 3 loại sự cố cháy này , trên thị trường hiện nay cũng có 3 loại bình chữa cháy:
1/Bình chữa cháy bọt khí : (A,B)
2/Bình chữa cháy khí CO2 : (B,C)
3/Bình chữa cháy bột khô : (A,B,C)
 Nhìn vào những thông tin này, nếu các anh chị muốn trang bị bình chữa cháy cho gia đình thì anh chị sẽ chọn loại bình nào?
 Khi phát hiện cháy, chúng ta sẽ không đủ bình tỉnh và thời gian để phán đoán đây là sự cố cháy loại nào, và cũng rất có khả năng vụ cháy chuyển biến từ loại A sang loại B rồi sang loại C hoặc ngược lại! Do vậy, việc chọn bình chữa cháy bột khô ABC là một sự lựa chọn sáng suốt nhất vì có thể dập tắt cả 3 loại sự cố cháy! Khi có bình chữa cháy bột khô ABC trong tay thì chúng ta không cần quan tâm đây là sự cố cháy loại nào, vì bất kỳ loại gì nó cũng có thể dập tắt được.
 Tuy nhiên, người ta khuyên chúng ta rằng khi trang bị bình chữa cháy cho gia đình thì chúng ta không nên trang loại bình có kích cỡ và trọng lượng lớn! Vì đối với các loại bình này chúng ta sẽ thao tác được, nhưng những người ở nhà của chúng ta như người già, trẻ con, thai phụ . sẽ không thao tác được! Nên việc trang bị bình chữa cháy cho gia đình phải là loại bình bột khô ABC có kích cỡ nhỏ gọn mà tất cả những người thân trong gia đình chúng ta điều có thể thao tác được khi có sự cố cháy nổ xãy ra.
 Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu qua 3 nội dung cơ bản trong công tác PCCC, thực ra ngọn lửa không đáng sợ nếu chúng ta hiểu nó, càng không đáng sợ nếu chúng ta có chuẩn bị vũ khí để chiến thắng nó! Điều đáng sợ nhất là chúng ta hoàn toàn tay không khi phải đối mặt với ngọn lửa. Vì chúng ta không thể biết ngọn lửa sẽ đến lúc nào, nên việc trang bị vũ khí chủ động tấn công nó trước khi để nó tấn công mình là hết sức cần thiết!.
 Đây là những nội dung và phương pháp PCCC cơ bản nhất để các anh/chị tham khảo. Mong rằng tài liệu này sẽ giúp ít được cho anh/ chị phần nào trong cuộc sống khi có sự cố cháy nổ xảy ra. 
Kính chúc anh/ chị và gia đình an toàn, an vui, an lành và hạnh phúc!

Tài liệu đính kèm:

  • docNoi dung cu ban ve PCCC.doc