Sáng kiến kinh nghiệm Vị trí của văn tự sự trong môn Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Vị trí của văn tự sự trong môn Ngữ văn

1.Vị trí của văn tự sự trong môn Ngữ văn:

Trong nhà trường nói chung, trong trường THCS nói riêng, Ngữ văn là môn học trang bị cho học sinh những tri thức để đánh giá đúng các vấn đề văn học(bao gồm: tác phẩm, tác giả, các quá trình văn học )có nghĩa là góp phần tạo cho học sinh khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học trong việc tiếp nhận cũng như khả năng biết đánh giá đúng đắn, khoa học các hiện tượng.

Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sản sinh văn bản mới ( nói và viết).

Làm văn là phân môn hướng tới nhiệm vụ thứ hai này. Nó giúp học sinh hình thành những kĩ năng cần thiết để làm được bài văn. Người học sinh từ tiểu học đến trung học (kể cả vào đại học) đã và sẽ được làm văn theo ba dạng sau đây:

Dạng sáng tác văn học như: miêu tả, tường thuật, kể chuyện ( tự sự) và một số thể thơ quen thuộc như : thơ 5 chữ, thơ tứ tuyệt, thơ lục bát

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vị trí của văn tự sự trong môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Vị trí của văn tự sự trong môn Ngữ văn:
 1.Vị trí của văn tự sự trong môn Ngữ văn:
Trong nhà trường nói chung, trong trường THCS nói riêng, Ngữ văn là môn học trang bị cho học sinh những tri thức để đánh giá đúng các vấn đề văn học(bao gồm: tác phẩm, tác giả, các quá trình văn học  )có nghĩa là góp phần tạo cho học sinh khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học trong việc tiếp nhận cũng như khả năng biết đánh giá đúng đắn, khoa học các hiện tượng. 
Song song với nhiệm vụ trên là quá trình giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sản sinh văn bản mới ( nói và viết).
Làm văn là phân môn hướng tới nhiệm vụ thứ hai này. Nó giúp học sinh hình thành những kĩ năng cần thiết để làm được bài văn. Người học sinh từ tiểu học đến trung học (kể cả vào đại học) đã và sẽ được làm văn theo ba dạng sau đây:
Dạng sáng tác văn học như: miêu tả, tường thuật, kể chuyện ( tự sự)  và một số thể thơ quen thuộc như : thơ 5 chữ, thơ tứ tuyệt, thơ lục bát 
Dạng bài nghị luận với hai nội dung chủ yếu là nghị luận xã hội và nghị luận văn học ( trong chương trình ở THCS là ở lớp 7, 8, 9).
Dạng văn hành chính công vụ như: đơn từ, biên bản, thông báo, báo cáo, hợp đồng.
Đặc trưng cơ bản của nhóm thứ nhất là kích thích trí tưởng tượng phong phú, xây dựng óc quan sát tinh tế cho học sinh. Đặc trưng của nhóm thứ hai là nhằm hình thành và phát triển tư duy lí luận với khả năng lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Loại văn hành chính công vụ thì có đặc trưng là khuôn mẫu, công thức.
Trong nhà trường phổ thông, nhìn chung không đặt ra việc sáng tác văn học. Tuy nhiên để phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS được làm quen với kiểu sáng tác, tạo tiền đề cho các em có thể vận dụng tốt trong quá trình học sau này.
Những bài văn hay loại này là những bài văn viết đúng quy cách, chân thật, có những khám phá hồn nhiên về thiên nhiên và đời sống gia đình, xã hội 
Trong chương trình Ngữ văn THCS, ở lớp 8 học sinh được học văn tự sự từ bài 1 đến bài 10 (chiếm gần 1/3 số bài trong chương trình). Tuy học sinh đã học văn tự sự từ lớp 6 (ở THCS) nhưng vì nhiều lí do nên các em làm loại văn này vẫn chưa tốt.
Quan trọng là vậy nhưng là giáo viên dạy Ngữ văn, công tác tại trường THCS Bạch Đích, tôi thấy các em làm bài văn tự sự chưa tốt, còn mắc nhiều lỗi mà nếu giáo viên có thể giúp học sinh khắc phục được thì các em sẽ làm tốt hơn. Những hạn chế trong bài làm văn tự sự của các em một phần do các em, một phần do giáo viên chưa có biện pháp phù hợp giúp các em.
 2. Lí do chọn đề tài:
Người giáo viên bao giờ cũng muốn học trò của mình làm được những bài văn hay nhưng đó không phải là một việc dễ. Bài văn hay trước hết phải là viết đúng ( đúng theo nghĩa tương đối, nghĩa là trong khuôn khổ nhà trường). Hay và đúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bài văn hay trước hết phải viết theo đúng yêu cầu của đề bài, đúng những kiến thức cơ bản, hình thức trình bày đúng quy cách 
Xác định đúng yêu cầu của đề bài là rất cần thiết, bước này giúp học sinh thể hiện đúng chủ đề của bài văn, tránh lạc đề hay lệch đề. Xác định đúng yêu cầu của đề cũng giúp người viết lập được một dàn ý tốt và do đó cũng tránh được bệnh dài dòng, lan man “dây cà ra dây muống”, “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” tạo được sự thống nhất, hài hoà giữa các phần của bài viết. Bên cạnh đó việc viết đúng kiến thức cơ bản cũng vô cùng quan trọng, kiến thức cơ bản là “bột”, “có bột mới gột nên hồ”.
Hình thức trình bày là sự thể hiện hình thức bố cục của bài văn trên trang giấy. Một bài văn đúng quy cách là bài văn mà khi nhìn vào tờ giấy, chưa cần đọc đã thấy rõ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Muốn thế người viết không chỉ phải chú ý đến nội dung mà hình thức cũng phải rõ.
Yêu cầu là vậy nhưng trong thực tế dạy – học tôi thấy bài văn của học sinh chưa đáp ứng được những yêu cầu đó là bao. Bài làm của các em vẫn còn hiện tượng lạc đề, lệch đề do không chú ý đến việc tìm hiểu đề. Đoạn văn trong bài thường sai quy cách. Bên cạnh đó là việc giữa các đoạn văn chưa có sự liên kết.
Do đó tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự. Qua thời gian tìm tòi và vận dụng, cho đến nay tôi đã tìm được cho mình một cách làm mang lại hiệu quả cao. Trong cách làm đó vấn đề tích hợp có vai trò rất quan trọng. Đó cũng là yêu cầu của dạy học Ngữ văn hiện nay.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Cơ sở lí luận của vấn đề:
 Ph¶i nãi r»ng, løa tuæi häc sinh THCS ®Æc ®iÓm t©m sinh lý hÕt søc ®iÓn h×nh. §©y lµ thêi kú qu¸ ®é chuyÓn tõ giai ®o¹n trÎ em sang ng­êi lín. Trong giai ®o¹n nµy høng thó cña c¸c em ®· ph¸t triÓn ë møc ®é cao, høng thó vÒ häc tËp ®· ph¸t triÓn vµ ngµy cµng ®Ëm nÐt. §©y lµ mét ®Æc ®iÓm hÕt søc thuËn lîi ®èi víi viÖc gi¶ng d¹y bé m«n V¨n. ViÖc tß mß thÝch thó m«n v¨n kh«ng ph¶i lµ kho¶ng c¸ch xa ®èi víi c¸c em. Bªn c¹nh ®ã ý thøc t­ lËp vµ kh¶ n¨ng ®µo s©u kh¸m ph¸ nh÷ng nÐt ®Ñp trong cuéc sèng lµ mét ­u ®iÓm ®iÓn h×nh cña häc sinh bËc THCS. Song song víi nh÷ng ­u ®iÓm trªn, mét sè em cßn rôt rÌ e ng¹i, ®«i lóc cßn n¶n chÝ, n¶n lßng khi tiÕp cËn víi mét v¨n b¶n khã. VËy lµm thÕ nµo ®Ó kh¾c phôc khã kh¨n ®ã? Lµm thÕ nµo ®Ó tiÕt d¹y häc m«n Ng÷ V¨n thËt sù cã hiÖu qu¶ ®Ó thu hót häc sinh say mª häc tËp?
 Nh­ chóng ta ®· biÕt, v¨n häc xuÊt ph¸t tõ ®êi sèng, chÝnh v× thÕ v¨n häc rÊt gÇn gòi víi mäi ng­êi. Nh÷ng bµi th¬ hay, nh÷ng v¨n b¶n hÊp dÉn ®· gióp cho giê v¨n kh«ng chØ lµ giê häc mµ cßn lµ nh÷ng giê gi¶i trÝ, kh¸m ph¸ biÕt bao ®iÒu kú diÖu cña cuéc sèng con ng­êi. §Ó cã giê v¨n nh­ thÕ th× yếu tố “ tự sự trong môn ngữ văn” lµ rÊt quan träng ®ßi hái ng­êi thÇy chñ ®éng, s¸ng t¹o vµ linh ho¹t khi thiÕt kÕ bµi gi¶ng. 
2. Thực trạng của vấn đề:
Về phía người giáo viên, trước đây khi dạy văn tự sự cho các em, tôi mới chỉ giúp các em nắm bắt được những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. Trong quá
trình dạy chỉ dạy văn tự sự ở những tiết học về văn tự sự, chưa tận dụng được thời gian ở các phân môn khác để tích hợp với phần tập làm văn. Đặc biệt chưa chú trọng luyện tập và ra bài tập về nhà cho các em để từ đó hình thành kĩ năng làm bài.
Về phía học sinh, do đời sống còn nhiều khó khăn, đa số các em phải lao động hàng ngày ở ngoài đồng ruộng nên ít có thời gian để đọc các tài liệu tham khảo, mở rộng hiểu biết.
Xa trung tâm, nhà trường lại chưa đủ cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy học nên các em không có đủ tài liệu để tham khảo. Vì vậy chỉ có thể nắm bắt được những gì SGK cung cấp.
Học văn đòi hỏi viết nhiều (đọc nhiều)nhưng học sinh ở Bạch Đích lại ít có điều kiện cũng như thời gian để luyện tập. Bên cạnh đó học sinh là người dân tộc thiểu số (vốn từ không phong phú do ít giao tiếp bằng tiếng phổ thông) kết hợp với những điều kiện trên làm cho các em nghèo nàn về vốn từ nên khi viết cũng thêm phần khó khăn.
Thêm vào đó, nhiều học sinh chưa chú ý đến việc học, ý thức chưa cao, về nhà không làm bài nên khi làm bài thường vụng về, lúng túng 
Với những khó khăn như vậy, mỗi giáo viên dạy Ngữ văn phải tìm biện pháp giúp học sinh nắm và làm tốt bài văn tự sự. Cũng chính từ sự băn khoăn, trăn trở: “Làm sao giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự ?”. Qua quá trình dạy học, quá trình tìm tòi tôi đã có được những biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8.
Trong những biện pháp đó, việc động viên khích lệ về tinh thần cũng như vật chất (điểm số) là rất quan trọng.
Sau đây tôi xin trình bày “ Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8 (tập 1) ở trường THCS Bạch Đích”.
Những biện pháp này được áp dụng ở 2 lớp do tôi dạy, lớp 8A và 8B.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
3.1. Tìm hiểu đề (xác định yêu cầu của đề):
Kĩ năng tìm hiểu đề là kĩ năng định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện một bài tập làm văn. Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi chưa kiên nhẫn, học sinh thường 
không chú ý đến bước tìm hiểu đề. Vì vậy trong quá trình dạy tôi luôn hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác này và nó được lặp đi lặp lại ở mỗi bài viết cũng như trước các đề trong bài học.
Ví dụ: Như ra đề rồi yêu cầu HS về nhà thực hiện, trước các bài viết số 1, số 2, trong các giờ học tự chọn Ngữ văn 
Để giúp học sinh tìm hiểu đề, trước một đề bài tôi thường yêu cầu học sinh đọc nhiều lần (thậm chí yêu cầu học sinh đọc thuộc đề), lấy bút chì gạch dưới những từ cần chú ý, chép lại đề với những ý có gạch đầu dòng để làm cho nổi bật các yêu cầu của đề.
Kết quả của bước tìm hiểu đề phải giúp học sinh xác định được tất cả các yêu cầu của đề bài:
- Kiểu bài: tự sự hay miêu tả, tường thuật hay giải thích, 
Lời yêu cầu về kiểu bài: theo lối trực tiếp – nói thẳng (như hãy kể  ) hay lời yêu cầu gián tiếp – nói vòng (như Em thấy mình đã khôn lớn  )
- Đề bài và giới hạn: học sinh cần tìm hiểu rõ qua từng từ ngữ để xác định giới hạn của đề bài. Chỉ một sơ suất nhỏ trong việc xác định giới hạn của đề bài cũng có thể dẫn các em từ tản mạn, xa đề đến lạc đề.
Ví dụ1 : cho đề bài: Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu.
Trước đề này có rất nhiều học sinh kể ra hai, ba kỉ niệm, không có kỉ niệm nào được kể một cách đầy đủ.
Ví dụ 2: cho đề bài: Cô giáo của em.
Trước đề này một số học sinh kể về cô giáo của mình ở hiện tại chứ không phải là kỉ niệm về một cô giáo mà mình tôn trọng nhất, yêu thương nhất hay một cô giáo mà mình không bao giờ quên.
Tìm hiểu đề là bước quan trọng, tuy nhiên trong chương trình học các em lại chỉ được học không đến một tiết (ở lớp 6). Thêm vào đó ở chương trình Ngữ văn 8 các em học văn tự sự chỉ trong 13 tiết nên thời gian không nhiều.
Để khắc phục được khó khăn đó và cho học sinh thực hiện tốt bước này tôi đã kết hợp thời gian trên lớp, thời gian ở nhà của các em và thời gian ở tiết học tự chọn ( môn Ngữ văn) để hướng dẫn và cho các em thực hành.
Ví dụ 1: khi dạy xong tiết tự chọn thứ hai (ở tuần 2), giáo viên ra đề bài cho học sinh về nhà làm:
Đề 1: Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ, kỉ niệm đáng nhớ nhất của em ở thời thơ ấu là gì?
Đề 2: Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em trong thời thơ ấu.
Yêu cầu trả lời :
- Kiểu bài của mỗi đề là gì?
- Lời yêu cầu ở mỗi đề là trực tiếp hay gián tiếp?
- Nội dung của đề bài nằm trong giới hạn nào (kể về một hay nhiều kỉ niệm)?
- Lưu ý: đọc thật kĩ đề bài, lấy bút chì gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
Trong tiết tự chọn Ngữ văn tuần kế tiếp, trước khi vào nội dung học giáo viên mời một số học sinh trình bày bài của mình rồi cho những học sinh khác nhận xét. Giáo viên tổng hợp (cuối buổi thu tập của học sinh về chấm):
* Kiểu bài:
- Đề 1 và 2 đều có kiểu bài tự sự.
- Đề 1 là đề có yêu cầu gián tiếp, đề 2 có yêu cầu trực tiếp.
* Giới hạn của đề bài: kể duy nhất một kỉ niệm, đó là kỉ niệm đáng nhớ nhất ở thời thơ ấu.
Từ nội dung đó giáo viên ... bán diêm của An – đéc – xen, bây giờ các bạn muốn nghe em kể lại cái chết của cô bé. Vậy em hãy viết một đoạn văn kể lại cho các bạn cùng nghe.
Tới tiết học tiếp theo giáo viên thu bài của các em về nhà chấm, sửa và nhận xét trong bài viết cho các em.
Khi trả lại bài cho học sinh, giáo viên cho đọc một số bài viết tốt để các em rút kinh nghiệm cho bài của mình.
Ví dụ 3: bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (tiết 17 – bài 5)có nội dung tương đối ngắn, bài tập dễ nên giáo viên cho học sinh làm bài tập ở nhà. Thời gian trên lớp giáo viên cho học sinh làm bài tập: em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về người mẹ (hoặc cha) của mình trong đó có sử dụng từ ngữ địa phương.
Khi học sinh viết xong , giáo viên mời 2 học sinh đọc bài rồi mời những học sinh khác nhận xét. Sau đó giáo viên kết luận về nội dung, chủ đề và hình thức trình bày.
Bài của những học sinh còn lại giáo viên thu để về nhà xem (học sinh chưa viết xong thì thu lại ở tiết sau).
Ví dụ 4: khi dạy xong tiết 25 – 26, Đánh nhau với cối xay gió,giáo viên yêu cầu học sinh về nhà viết đoạn văn với gợi ý: Sự tương phản giữa Đôn – ki – hô – tê và Xan – chô Pan – xa.
Đến tiết 28, bài 7 – Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, giáo viên mời 2 học sinh trình bày đoạn văn.
Trên cơ sở đó ở tiết 28 này học sinh viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm là rất dễ.
Khi học sinh luyện viết đoạn văn có thể có lỗi về câu và chính tả do học sinh tự sắp xếp vì vậy giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh sửa lỗi về câu và chính tả.
Có thể nói việc luyện viết đoạn văn tự sự là rất cần thiết, học sinh viết tốt đoạn văn tự sự có nghĩa là học sinh đã nắm được những yêu cầu của đoạn văn.
Trên cơ sở đó khi học văn bản thuyết minh và văn nghị luận học sinh sẽ viết tốt đoạn văn – đó là một trong những tiền đề để học sinh làm tốt các kiểu văn bản khác.
3.3. Liên kết đoạn văn trong văn bản:
Một bài văn được tạo thành bởi nhiều đoạn văn liên kết lại với nhau. Bài văn là một chỉnh thể hoàn chỉnh nên giữa các đoạn văn cần có sự liên kết với nhau. Liên kết đoạn văn nhằm mục đích làm cho ý của cả đoạn vừa phân biệt nhau vừa liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản. Muốn vậy, phải tạo mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ, hợp lí giữa các đoạn văn với nhau và sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp.
Trong chương trình ngữ văn 8 học sinh đã được học “Liên kết các đoạn văn trong văn bản” ở tiết 16, bài 4.
Trên cơ sơ bài học này giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành việc liên kết đoạn văn do các em tạo ra.
Trước hết giáo viên cho học sinh làm bài tập nhận diện các phương tiện liên kết đoạn văn.
Ví dụ 1: khi dạy xong bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản – tiết 16, bài 4, giáo viên yêu cầu: về nhà các em đọc văn bản Cô bé bán diêm (An – đéc – xen) ở trang 64 sau đó xác định các từ ngữ và câu có tác dụng nối giữa các đoạn văn trong văn bản đó.
Tới tiết 18, bài 5 – Tóm tắt văn bản tự sự, trong phần kiểm tra bài cũ, giáo viên mời học sinh trình bày (giáo viên kết luận) những từ ngữ, câu có tác dụng nối như:
- Em quẹt que diêm thứ hai,
- Em quẹt que diêm thứ ba.
- Em quẹt que diêm nữa vào tường, 
- Thế là 
- Sáng hôm sau,
- Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy 
Ví dụ 2: Cũng như ở ví dụ 1, nhưng có thể cho học sinh tìm phương tiện liên kết trong văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió”( Xéc – van – téc), ở văn bản này thì dễ nhận biết hơn.
Học sinh có thể tìm dược các phương tiện liên kết:
Vừa bàn tán về cuộc phiêu lưu mới xảy ra, 
Đêm hôm ấy, 
Trên cơ sở bài tập này, giáo viên đã giúp học sinh khắc sâu kiến thức phần lí thuyết, từ đây có thể cho học sinh thực hành việc liên kết đoạn văn.
Việc viết các đoạn văn có sự liên kết với nhau đối với học sinh trung bình và yếu là tương đối khó. Cho nên trong quá trình dạy tôi luôn có những đoạn văn mẫu cho các em. Bên cạnh đó là bài của các em học sinh khá giỏi. Đồng thời luôn khích lệ tinh thần cho các em.
Ơ dạng bài này, giáo viên vừa cho học sinh luyện tập ở trên lớp vừa cho các em về nhà làm (giáo viên phải thu vở bài tập rồi chấm và sửa cho học sinh).
Ví dụ 1: ở bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sư (tiết 24, bài 6), khi dạy đến phần luyện tập, giáo viện cho học sinh làm bài tập 1 và đọc phần đọc thêm ở trên lớp. Còn bài tập 2 – “viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân” thì giáo viên cho học sinh về nhà làm. Giáo viên yêu cầu học sinh viết thành 2 đoạn văn đoạn trong đó có các phương tiện liên kết.
Đến tiết 28, bài 7 – Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, giáo viên mời 2 học sinh trình bày bài của mình rồi giáo viên nhận xét. Sau đó thu bài về nhà chấm và sửa cho học sinh.
Ví dụ 2: Văn bản Đánh nhau với cối xay gió (Xéc – van – téc) có hai nhâ vật Đôn – ki – hô – tê và Xan – chô Pan – xa tương phản nhau về mọi mặt. Vậy sau bài học đó giáo viên yêu cấu học sinh viết 2 đoạn văn nói về hai nhân vật (hai đoạn có quên hệ đối lập).
Ví dụ 3: học xong văn bản Lão Hạc của Nam Cao (tiết 13 -14, bài 4), học sinh biết rằng chị Dậu và lão Hạc là những con người tiêu biểu cho tầng lớp nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8. Giáo viên có thể cho học sinh viết hai đoạn văn nói về số phận và tính cách của người nông dân (thông qua Lão Hạc và chị Dậu).
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Để đánh giá kết quả đã đạt được, giáo viên dựa vào bài viết số 2 – Viết bài tập làm văn số 2 – văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Kết quả khi chưa áp dụng:
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8a: 32
0
0
2
6.3
24
75
6
18.7
8b: 29
0
0
4
13.8
20
69
5
17.2
Kết quả khi áp dụng:
Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8a: 32
0
0
6
18.8
21
65.6
5
15.6
8b: 29
0
0
8
27.6
20
69
1
3.4
 Sau mét thêi gian nhËn thÊy thùc tr¹ng bµi lµm v¨n cña häc sinh líp 8 tr­êng THCS Bạch Đích. t«i d· kÞp thêi t×m ra nguyªn nh©n bµi lµm v¨n cña c¸c em ®¹t kÕt qu¶ ch­a cao. t«i nhanh chãng t×m ra gi¶i ph¸p cña b¶n th©n c¸ nh©n t«i mong r»ng chÊt l­îng bµi lµm cña c¸c em tõng b­íc n©ng cao dÇn lªn. so víi chÊt l­îng thi kh¶o s¸t ®Çu n¨m th× chÊt l­îng thi häc kú 1 ®· cã b­íc chuyÓn biÕn ®¸ng kÓ cô thÓ gi¶m tèi ®a hoc sinh yÕu kÐm 
 Tuy nhiªn kÕt qu¶ nh­ vËy ch­a ph¶i lµ cao nh­ng ®ã còng lµ mét sù thay 
®æi chÊt l­îng bµi lµm cña c¸c em.
III. KẾT LUẬN.
1. Một số lưu ý.
Để trở thành người thợ giỏi ở bất cứ một ngành nghề nào người thợ cũng phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài. Để viết tốt một bài văn cũng vậy, học sinh phải trải qua quá trình rèn luyện nghiêm túc có sự hướng dẫn của giáo viên.
Trong quá trình dạy, giáo viên giúp học sinh nhớ lại những kiến thức cũ đã học vế văn tự sự đã học ở lớp 6 bắng các tình huống có vấn đề trong các tiết lí thuyết.
Để áp dụng có hiệu quả những biện pháp này, người giáo viên thực sự tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm, dành thời gian nhiều. Do học sinh phải thực hiện phần bài tập ở nhà nhiều nên giáo viên phải thu vở bài tập về nhà để chấm, sửa cho các em.
Giáo viên thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi quá trình học sinh làm bài. Điều quan trọng là giáo viên biết động viên, khuyến khích, tuyên dương học sinh đúng lúc, kịp thời. Bên cạnh đó, với học sinh điểm số rất quan trọng nên khi chấm bài tập hoặc khi các em trình bày thì giáo viên nên cho học sinh điểm số và có điểm cho tinh thần tự giác.
Nếu giáo viên làm tốt điều đó thì các em sẽ rất tự giác và có hứng thú làm bài tập ở nhà cũng như trên lớp. Trong trường hợp giáo viên có quên thu bài thì cũng sẽ được các em “nhắc nhở”.
Bên cạnh việc động viên, khuyến khích, giáo viện cũng cần có biện pháp đối với những học sinh còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại như yêu cầu các em ở lại sau buổi học để làm bài tập, mượn bài của bạn chép lại nhiều lần 
Hiện này đã có tiết tự chọn (một tiết/1tuần cho môn Ngữ văn), khi dạy tiết này, trong thực hành giáo viên có những bài tập dễ hơn cho học sinh yêu. Khi các em làm được giáo viên mới nâng độ khó lên dần.
 2. Lời kết.
Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8. Đó cũng là những gì tôi tích luỹ được trong quá trình dạy văn tự sự trong thời gian qua.
Qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu,trao đổi với đồng nghiệp, thông qua tiết dự giờ, tham khảo tài liệu  tôi đã tích luỹ được cho mình một số kinh nghiệm, nó được tôi áp dụngvào bài dạy khi khi lên lớp tại trường THCS Bạch Đích.
Khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào bài dạy, sau một thời gian chật lượng bài viết của học sinh đã được nâng lên rõ rệt, giảm được số bài không đạt yêu cầu, và số bài tốt cũng tăng lên.
Những biện pháp trên được tôi rút ra từ thực tế cũng như thông qua trao đổi với đồng nghiệp, có thể vẫn còn hạn chế. Vậy tôi mong được tiếp thu ý kiến đóng góp của BGH, Hội đồng khoa học nhà trường và Hội đồng khoa học của Phòng giáo dục – đào tạo để từ đó có thể trao đổi, rút kinh nghiệm giúp tôi nâng cao chất lượng giảng dạy ở bộ môn.
3. Bài học kinh nghiệm.
Trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, người giáo viên phải luôn kông ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ nhận thức và trình độ 
chuyện môn. Sự sáng tạo là yêu cầu cần phải có của người giáo viên khi làm công tác dạy học. Trên cơ sở đó giúp học sinh của mình tiếp thu bài, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tốt hơn.
Tuy nhiên khi áp dụng những biện pháp nào đó thì giáo viên phải tìm hiểu kĩ những hạn chế của học sinh mình. Nếu thành công sẽ là động lực rất lớn làm cho người giáo viên tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc sáng tạo.
Người giáo viên cần ý thức được vai trò của mình. Khi lên lớp giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao. Như vậy mới có thể tận tâm, mới vui buồn khi học sinh làm bài tốt hay không tốt. Đó là động lực giúp giáo viên tìm tòi, sáng tạo trong công tác của mình. Nhờ vậy mà học sinh lĩnh hội tri thức tốt hơn.
Có thể nói rằng qua việc thực hiện đê tài này tôi đã rút ra được cho mình rất nhiều bài học từ việc xác định kiến thức bổ sung, soạn giáo án cho đến việc giảng dạy.
Cuối cùng tôi xin trân thành cảm ơn BGH nhà trường, tổ Ngữ văn đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.
Bạch Đích, ngày tháng năm 2011
 Người thực hiện
 Hà Tô Hưởng
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Vị trí của văn tự sự trong môn Ngữ văn.
2. Lí do chọn đế tài.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (Nội dung – cách làm mới).
 1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
2. Thực trạng của vấn đề.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quếty vấn đề.
 3.1. Tìm hiểu đề (xác định yêu cầu của đề).
 3.2. Viết đoạn văn trong văn bản tự sự.
 3.3. Liên kết đoạn văn trong văn bản tự sự.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Một số lưu ý
2. Lời kết
 3. Bài học kinh nghiệm.
 ___________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN rat chuan.doc