CHUYÊN ĐỀ:
VẬN DỤNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ
TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm trở lại đây, việc đổi mới chương trình sách giáo khoa THCS đã thực sự tạo ra một phong trào đổi mới phương pháp dạy học sôi nổi. Song hành với vấn đề đó, đòi hỏi mỗi giáo viên phải đầu tư cao cho tiết dạy, tạo cho mình một phong cách riêng khi đứng trước đối tượng học sinh.
Là một giáo viên dạy học bộ môn Ngữ văn, tôi luôn trăn trở mỗi khi thiết kế một giáo án cho bài dạy của mình. Tôi luôn đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để học sinh hứng thú học tập môn Ngữ văn? Trong khi, đối tượng học sinh của trường ta hầu hết là con em gia đình làm nghề nông nên rất khó khăn trong việc dành thời gian cho học tập. Vì thế, việc soạn bài của các em cũng hết sức sơ sài, thậm chí vẫn có em không soạn bài mới trước khi đến lớp. Mặt khác, học sinh vùng nông thôn nên việc các em tự tìm sách tham khảo để đọc thêm, bồi dưỡng cho kiến thức là rất hạn chế. Các em chưa thực sự ham thích và hứng thú với môn học mang tính nghệ thuật cao như môn Ngữ văn.Vậy, làm thế nào mà các em nhớ được bài học và mang lại kết quả cao? Điều đó làm tôi trăn trở và thôi thúc tôi đi vào thử nghiệm đề tài Vận dụng trò chơi ô chữ trong dạy - học Ngữ văn ở trường THCS
vận dụng trò chơi ô chữ trong dạy học ngữ văn ở trường THCS dàn ý đề tài A. Đặt vấn đề I. Lý do chọn đề tài. II. Phạm vi đề tài B. Phương pháp thực hiện. I. Cơ sở lý luận. II. Cách thức tiến hành. 1.Mô tả. 2.Qui trình thực hiện. a.Trò chơi đoán chữ 1. a1. Lý giải. a2 .Minh hoạ b. Trò chơi đoán chữ 2 b1. Lý giải. b2 .Minh hoạ C.Kết quả. D.Bài học kinh nghiệm. E.Tài liệu tham khảo G. Mục lục Chuyên đề: vận dụng trò chơi ô chữ trong dạy học ngữ văn ở trường THCS A. Đặt vấn đề: Trong những năm trở lại đây, việc đổi mới chương trình sách giáo khoa THCS đã thực sự tạo ra một phong trào đổi mới phương pháp dạy học sôi nổi. Song hành với vấn đề đó, đòi hỏi mỗi giáo viên phải đầu tư cao cho tiết dạy, tạo cho mình một phong cách riêng khi đứng trước đối tượng học sinh. Là một giáo viên dạy học bộ môn Ngữ văn, tôi luôn trăn trở mỗi khi thiết kế một giáo án cho bài dạy của mình. Tôi luôn đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để học sinh hứng thú học tập môn Ngữ văn? Trong khi, đối tượng học sinh của trường ta hầu hết là con em gia đình làm nghề nông nên rất khó khăn trong việc dành thời gian cho học tập. Vì thế, việc soạn bài của các em cũng hết sức sơ sài, thậm chí vẫn có em không soạn bài mới trước khi đến lớp. Mặt khác, học sinh vùng nông thôn nên việc các em tự tìm sách tham khảo để đọc thêm, bồi dưỡng cho kiến thức là rất hạn chế. Các em chưa thực sự ham thích và hứng thú với môn học mang tính nghệ thuật cao như môn Ngữ văn.Vậy, làm thế nào mà các em nhớ được bài học và mang lại kết quả cao? Điều đó làm tôi trăn trở và thôi thúc tôi đi vào thử nghiệm đề tài Vận dụng trò chơi ô chữ trong dạy - học Ngữ văn ở trường THCS B. Phương pháp thực hiện: I. Cơ sở lý luận: Theo Pháp chế của Luật Giáo dục thì "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp, từng môn học..., tác động đến tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho học sinh". Như vậy, cốt lõi của phương pháp dạy học là tạo cho học sinh tính năng động, cải biến hành động học tập, chống lại thói quen thụ động, học vẹt, học lý thuyết suông. Trong lý luận phương pháp dạy học hiện nay,vấn đề lấy học sinh làm trung tâm là vấn đề đặt lên hàng đầu. Nghĩa là, người học có quyền tự giác, sáng tạo. Điều này cần thể hiện thông qua phương pháp giảng dạy của giáo viên. Môn Ngữ văn là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình THCS. Nó vừa là môn công cụ, vừa là môn khoa học về xã hội. Môn Ngữ văn có tác động sâu sắc đến tình cảm, nhân cách của học sinh. Việc kích thích hứng thú học tập môn Ngữ văn thông qua trò chơi ô chữ được xếp vào nhóm các phương pháp kích thích và xây dựng động cơ học tập theo quan điểm của Iu.K.Babanski, một nhà giáo dục xuất sắc của Liên Xô cũ. Qua thực hiện trò chơi, học sinh sẽ được khắc sâu kiến thức, kỹ năng đọc hiểu văn bản, kỹ năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tạo lập văn bản của học sinh được củng cố. Thực trạng hiện nay về dạy - học Ngữ văn còn gặp nhiều khó khăn. Lứa tuổi học sinh THCS thì động cơ học tập rất đa dạng và động cơ ấy chưa bền vững. Động cơ này biểu thị rất rõ qua thái độ học tập của học sinh. Các em có thể có hứng thú học tập rõ rệt ở bộ môn này nhưng không hoàn toàn hào hứng với các môn học khác và ngược lại. Hoặc đơn giản học sinh thích học môn nào đó chỉ vì giáo viên đó dạy hay, hấp dẫn, gây lôi cuốn. Chính vì vậy, việc tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học bộ môn Ngữ văn là một nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của người giáo viên. Nhận thức được điều đó, tôi mạnh dạn đi vào đề tài đã chọn. II. Cách thức tiến hành. 1.Mô tả. * Đồ dùng trò chơi ô chữ: - Một bảng phụ meka dán giấy decal, trên bề mặt được chia thành nhiều hàng, trong mỗi hàng chia sẵn các ô nhỏ, cụ thể 15ô X 15ô. Mỗi ô nhỏ có chu vi 4a ( với a = 3cm ) - Những tấm che bằng decal chia sắn ô tương ứng với ô của bảng meka trên * Công việc của giáo viên: - Kẻ đậm các ô chữ theo đáp án và tấm che. - Viết sẵn đáp án lên tấm decal và dùng tấm che tương ứng có kẻ ô để che. - Từ hàng dọc viết bằng màu mực đỏ. 2.Qui trình thực hiện: a.Trò chơi đoán chữ 1: a1. Lý giải: Trò chơi đoán chữ 1 được thực hiện bằng 1 từ ngữ được giáo viên chuẩn bị sẵn. Từ ngữ được đưa ra đó phải liên quan đến bài học đang tìm hiểu. Đó có thể là tên tác giả của một văn bản hoặc có thể là 1 từ ngữ thể hiện nội dung chủ đạo, một biện pháp nghệ thuật nổi bật của văn bản. * Chẳng hạn: - Trong tiết dạy - học văn bản "Tôi đi học" – Ngữ văn 8, thì từ cần tìm là từ Hồi hộp.Đây là nội dung chủ đạo của văn bản. - Dạy văn bản "Trong lòng mẹ" – Ngữ văn 8, thì từ cần tìm là từ Trữ tình, vì đây là nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm. - Dạy văn bản "Nước Đại Việt ta" – Ngữ văn 8, thì từ cần tìm là Nhân nghĩa, vì từ này là nguyên lý xuyên suốt trong toàn bộ văn bản. - Dạy tiết Tập làm văn bài "Văn thuyết minh" – Ngữ văn 8, thì từ cần tìm là Xác thực, vì đây là yếu tố tất yếu của văn bản thuyết minh. - Dạy tiết Tập làm văn bài "Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự "– Ngữ văn 9, thì từ cần tìm là từ Sự việc, vì đây là yếu tố cơ bản của văn bản tự sự. Tóm lại, giáo viên có thể linh hoạt chọn từ ngữ nào có ý nghĩa chủ đạo trong bài giảng để khi hoàn thành trò chơi các em nắm bắt được nội dung bài học, kiến thức được khắc sâu. Khi tổ chức thực hiện trò chơi, giáo viên nên giới thiệu về nội dung ô chữ. Nội dung ẩn sau mỗi ô chữ ghép lại chính là nội dung các em đang học hoặc liên quan đến vấn đề đang học. * Cách đặt câu hỏi: - Trong tiết học về văn bản thì nội dung các câu hỏi xoay quanh là: + Tác giả văn bản là ai? + Hoàn cảnh ra đời văn bản. + Nội dung chính của văn bản là gì ? + Nghệ thuật chủ yếu của văn bản là gì? - Trong tiết học về phân môn tập làm văn thì nội dung các câu hỏi xoay quanh là: + Khái niệm. + Các bước tiến hành. + Các cách làm bài. + Đặc điểm về thể loạ a2 .Minh hoạ: * Tiết số 5 : Ngữ văn 8, - Văn bản "Trong lòng mẹ": + Khi chuẩn bị, giáo viên đặt trước các câu hỏi, ghi sắn đáp án ở bảng meka và che lại. + Khi thực hiện, giáo viên giới thiệu: Ô chữ này có 7 chữ cái tương ứng với 7 từ hàng dọc . Học sinh chọn ô, giáo viên đọc câu hỏi tương ứng, nếu học sinh trả lời đúng nội dung câu hỏi đó thì miếng che đáp án sẽ mở ra, chữ cái của ô đó sẽ xuất hiện. Ví dụ: ô chữ đã bị che đáp án: 1 2 3 4 5 6 7 Câu hỏi nào tương ứng với ô chữ đó. Câu hỏi 1: Cho biết vài nét về tác giả Nguyên Hồng. ( Học sinh trả lời đúng, giáo viên mở miếng che đáp án, chữ T sẽ xuất hiện) Câu hỏi 2: Nhân vật người cô trong truyện là người như thế nào? ( Học sinh trả lời đúng, giáo viên mở miếng che đáp án, chữ R sẽ xuất hiện) Câu hỏi 3: Em hiểu thế nào là hồi kí? ( Học sinh trả lời đúng, giáo viên mở miếng che đáp án, chữ Ư có dấu ngã (ữ) sẽ xuất hiện) Câu hỏi 4: Khi được ngồi trong lòng mẹ, bé Hồng có cảm xúc như thế nào? ( Học sinh trả lời đúng, giáo viên mở miếng che đáp án, chữ T sẽ xuất hiện) Câu hỏi 5: Khi nghe lời trò chuyện của bà cô, bé Hồng có cảm giác như thế nào? ( Học sinh trả lời đúng, giáo viên mở miếng che đáp án, chữ I có dấu huyền (ì) sẽ xuất hiện) Câu hỏi 6: "Trong lòng mẹ" trích từ tác phẩm nào? ( Học sinh trả lời đúng, giáo viên mở miếng che đáp án, chữ N sẽ xuất hiện) Câu hỏi 7: Nêu một vài sáng tác của Nguyên Hồng. ( Học sinh trả lời đúng, giáo viên mở miếng che đáp án, chữ H sẽ xuất hiện) Khi tất cả các đáp án được mở ra thì từ cần tìm là: 1 T 2 R 3 ữ 4 T 5 ì 6 N 7 H Lưu ý rằng, nếu học sinh tìm ra từ hàng dọc sớm mà các chữ cái của mỗi ô vẫn chưa giải quyết hết thì giáo viên vẫn tiếp tục thực hiện các câu hỏi để hoàn thành nội dung củng cố bài học. Kết luận: Sau khi giải xong ô chữ, giáo viên tổng kết nội dung ô chữ và khái quát từ đã chọn ( trữ tình) để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp học sinh có thể nhớ bài ngay trên lớp. Tiết 150 - Ngữ văn 9 - Phần tập làm văn - Bài " Hợp đồng": Ô chữ này vận dụng khi hướng dẫn tìm hiểu phần II. Cách làm hợp đồng. Trước khi đi vào tổ chức trò chơi, giáo viên nêu khái quát về ô chữ: Ô chữ này có từ hàng dọc gồm 8 chữ cái tương đương với 8 câu hỏi. Bạn nào trả lời đúng nội dung của mỗi câu hỏi thì chữ cái của ô đó sẽ xuất hiện. Câu hỏi nào tương ứng với ô chữ đó. ô chữ đã bị che đáp án: 1 2 3 4 5 6 7 8 Câu hỏi 1: Hợp đồng là gì? ( Học sinh trả lời đúng, giáo viên mở miếng che đáp án, chữ c sẽ xuất hiện). Câu hỏi 2: Về hình thức, hợp đồng gồm có mấy phần? Đó là những phần nào? ( Học sinh trả lời đúng, giáo viên mở miếng che đáp án, chữ H sẽ xuất hiện). Câu hỏi 3: Nêu các nội dung của phần mở đầu trong hợp đồng. ( Học sinh trả lời đúng, giáo viên mở miếng che đáp án, chữ I có dấu sắc (í) sẽ xuất hiện). Câu hỏi 4: Nêu các nội dung của phần chính trong hợp đồng. ( Học sinh trả lời đúng, giáo viên mở miếng che đáp án, chữ N sẽ xuất hiện). Câu hỏi 5: Nêu các nội dung của phần kết thúc trong hợp đồng. ( Học sinh trả lời đúng, giáo viên mở miếng che đáp án, chữ H sẽ xuất hiện). Câu hỏi 6; Cho ví dụ một số hợp đồng. ( Học sinh trả lời đúng, giáo viên mở miếng che đáp án, chữ X sẽ xuất hiện). Câu hỏi 7: Hợp đồng được hợp thành mấy bản? ( Học sinh trả lời đúng, giáo viên mở miếng che đáp án, chữ A có dấu sắc (á)sẽ xuất hiện). Câu hỏi 8: Vì sao hợp đồng là văn bản có tính chất pháp lý? ( Học sinh trả lời đúng, giáo viên mở miếng che đáp án, chữ C sẽ xuất hiện). Từ hàng dọc tìm được là 1 C 2 H 3 í 4 N 5 H 6 X 7 á 8 c Sau khi học sinh trả lời được từ hàng dọc, giáo viên nhấn mạnh đặc điểm chính xác, chặc chẽ của lời văn trong hợp đồng? Sau đó giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ. b. Trò chơi đoán chữ 2: b1. Lý giải: Trò chơi đoán chữ 2 giúp cho học sinh có hứng thú trong giờ dạy – học Ngữ văn. Qua đó, mục đích chơi để học đạt hiệu quả cao. Giáo viên đưa ra ô chữ để học sinh tìm ra từ hàng ngang, từ đó các em suy ra từ hàng dọc. Nội dung ô chữ hàng ngang là kiến thức các em đã biết, nội dung từ hàng dọc có tính giáo dục cao. Trò chơi này giáo viên cần chuẩn bị kĩ trước khi vào cuộc chơi. Với trò chơi đoán chữ 2 này, giáo viên chia lớp làm 2 nhóm để thi đua. Trong quá trình thực hiện, giáo viên chỉ định từng đối tượng của nhóm để trả lời. Cần vận dụng mọi đối tượng học sinh tham gia: Giỏi - Khá - Trung bình -Yếu - Kém. - Khi giải được trên 70% từ hàng ngang, học sinh có quyền đoán từ hàng dọc. Khi học sinh trả lời, giáo viên đánh giá đúng, sai. Nếu đúng, giáo viên mở ô chữ bị che giấu. Ví dụ: + Tiết 34 - Ngữ văn 7, dạy bài "Từ đồng âm": Đây là tiết dạy cuối cùng về các từ loại đã được học phía trước, giáo viên vận dụng trò chơi ô chữ để củng cố lại một lần nữa các loại từ đã học. + Tiết 39 - Ngữ văn7, dạy bài "Từ trái nghĩa": Từ trái nghĩa được vận dụng nhiều trong thành ngữ nên giáo viên vận dụng trò chơi có từ hàng ngang là các thành ngữ có một từ bị khuyết, cần điền từ trái nghĩa thích hợp. Từ hàng dọc tìm được cũng là một thành ngữ. Qua đó giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu về các thành ngữ để học vào tiết sau. b2 .Minh hoạ: * Tiết 34 - Ngữ văn 7 - "Từ đồng âm". Thời điểm vận dụng ở cuối tiết để tổng kết các điều đã học. Giáo viên giới thiệu: Từ hàng dọc có 9 chữ cái tương ứng với nó là 9 từ hàng ngang. Hàng ngang số 1 : Có 9 chữ cái, những từ "gian san, hoài cổ" thuộc loại từ nào? (Từ Hán-Việt) Hàng ngang số 2:Có 11 chữ cái, Những cặp từ: "khinh-trọng; nam - nữ; đầu - cuối" thuộc loại từ nào? ( Từ trái nghĩa) Hàng ngang số 3:. Có 7 chữ cái, Tìm từ Hán-Việt đồng nghĩa với "năm học". ( Niên học) Hàng ngang số 4: Có 4 chữ cái, Đây là từ Hán-Việt có nghĩa là "người".(Nhân) Hàng ngang số 5: Có 8 chữ cái, Câu "Bà ta la con la" sử dụng loại từ gì? (Từ đồng âm) Hàng ngang số 6: Có 2 chữ cái, Đây là từ Hán-Việt trái nghĩa với "ra đi". (Hiểu theo nghĩa đen) (Về) Hàng ngang số 7: Có 7 chữ cái, Đây là từ đồng nghĩa với "siêng năng".( chăm chỉ) Hàng ngang số 8:Có 5 chữ cái, Đây là từ có yếu tố Hán-Việt là "hồi".( Trở về) Hàng ngang số 9:Có 5 chữ cái, Đây là từ Hán-Việt có nghĩa là "nghìn". ( Thiên) 1 T U H A N V I E T 2 T U T R A I N G H I A 3 N I E N H O C 4 N H A N 5 T U D O N G A M 6 V E 7 C H A M C H I 8 T R O V E 9 T H I E N * Tiết 94 - Ngữ văn 8 - Bài dạy:"Hịch tướng sĩ". Thời điểm vận dụng ở cuối tiết để dặn dò chuẩn bị bài học mới. Giáo viên giới thiệu: Từ hàng dọc có 3 chữ cái, tương ứng với nó là 3 từ hàng ngang. Hàng ngang số 1: Hãy hoàn thành câu nói của Trần Quốc Tuấn trong văn bản: "Ta thường tới bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ.......... chưa xả thịt lột da..." Hàng ngang số 2: Sau khi nêu mối quan hệ chủ-tướng, tác giả làm gì đối với các hành động sai trái của tướng sĩ? Hàng ngang số 3: Nhân vật nào chìa lưng chịu giáo, che chở cho Cao Vương? 1 C ă M T ứ c P H ê P H á n D O V u Sau khi tìm được từ "Cáo", giáo viên nhắc học sinh chuẩn bị văn bản" Nước Đại Việt ta''- Trích "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi ở tiết sau. C.Kết luận: Trên đây là một số vấn đề về vận dụng trò chơi ô chữ vào trong môn ngữ văn mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy, tôi thấy học sinh hứng thú học hơn và đạt được kết quả khá cao trong giờ dạy của mình. I.Điều tra Anket: Thực hiện ở lớp thực nghiệm với hệ thống câu hỏi như sau: Em có thích những giờ học Ngữ văn có Trò chơi ô chữ hay không? a. Có b. Không Các trò chơi ô chữ có giúp em dễ nhớ kiến thức bài học hay không? a. Có b. Không Giờ học bình thường và giờ học có dùng Trò chơi ô chữ, giờ học nào tạo không khí sôi nổi, thỏa mái cho lớp học hơn? a. Có dùng Trò chơi ô chữ. b. Không dùng Trò chơi ô chữ 4. Em có góp ý gì cho các thầy cô giáo khi thực hiện Trò chơi ô chữ.? ........................................................................................................................................................................................................................ Kết quả thu được: Lớp Số HS Trả lời Câu a b SL TL SL TL 9.4 38 1 37 97.4 1 2.6 2 36 94.7 2 5.3 3 38 100 0 0 Câu 4: Hầu hết các ý kiến đều cho rằng : Các thầy cô giáo cần vận dụng Trò chơi ô chữ trong nhiều tiết học. II. Đối với kết quả bài kiểm tra: Tỉ lệ bài kiểm tra tăng rõ rệt : 90 % điểm trung bình trở lên. D.Bài học kinh nghiệm: 1.Về việc chuẩn bị: - Tùy thuộc vào lượng kiến thức bài học mà giáo viên vận dụng Trò chơi ô chữ phù hợp. - Chuẩn bị ô chữ thật kỹ và đúng trọng tâm. - Lựa chọn thời điểm chơi trò chơi thích hợp. 2.Về quá trình thực hiện: - Câu hỏi đặt phải gọn và rõ ràng. - Trình bày ý nghĩa từ hàng dọc đúng trọng tâm: ý nghĩa giáo dục về kiến thức và giáo dục về đạo đức. - Nếu học sinh giải đoán từ hàng dọc sớm thì giáo viên không nên vội vàng kết luận đúng sai mà vẫn tiếp tục đặt câu hỏi để tìm từ hàng ngang. - Phát huy mọi đối tượng học sinh khi trả lời. - Có thể cho điểm khuyến khích. - Cần vận dụng nhiều "Trò chơi ô chữ" trong tất cả các giờ dạy- học. E.Tài liệu tham khảo: Một số vấn đề về giáo dục cho học sinh ở trường phổ thông cơ sở - Viện khoa học giáo dục Việt Nam - Hà Nội 1990. Hướng dẫn trò chơi tập thể cho học sinh - Nhiều tác giả - Nguyễn Hạnh sưu tầm - Nhà xuất bản trẻ - Hà Nội - 1987. Phương pháp dạy học văn - Phan Trọng Luận - NXB Giáo Dục 1998. Sách giáo khoa Ngữ văn 6, 7, 8 - Nhà xuất bản giáo dục - 2005. Sách giáo viên Ngữ văn 6, 7, 8 - Nhà xuất bản giáo dục - 2005. G. Mục lục: STT Nội dung Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 A. Đặt vấn đề I. Lý do chọn đề tài. II. Phạm vi đề tài B. Phương pháp thực hiện. I. Cơ sở lý luận. II. Cách thức tiến hành. 1.Mô tả. 2.Qui trình thực hiện. a.Trò chơi đoán chữ 1. a1. Lý giải. a2 .Minh hoạ b. Trò chơi đoán chữ 2 b1. Lý giải. b2 .Minh hoạ C.Kết quả. D.Bài học kinh nghiệm. E.Tài liệu tham khảo G. Mục lục @. Lời cảm ơn. 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 5 8 8 9 11 12 13 14 15 @.Lời cảm ơn: Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình thực nghiệm giảng dạy chương trình Ngữ văn mới. Thời gian thực nghiệm còn quá ít so với một đề tài áp dụng cho cả quá trình giáo dục lâu dài nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các bậc lãnh đạo và quý đồng nghiệp để sáng kiến được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn !
Tài liệu đính kèm: