Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng bản đồ tư duy vào việc hệ thống hóa kiến thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài Tổng kết chương Điện học lớp 9 - Năm học 2011-2012

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng bản đồ tư duy vào việc hệ thống hóa kiến thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài Tổng kết chương Điện học lớp 9 - Năm học 2011-2012

Quy tắc vẽ ý chính và các chi tiết hỗ trợ

 Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh

 Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt

3. Phân loại

 Bản đồ tư duy theo đề cương.

 Bản đồ tư duy theo chương.

 Bản đồ tư duy theo đoạn văn.

4. Ưu điểm

 Dễ nắm được trọng tâm của vấn đề .

 Đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với kiểu ghi chép cũ.

 Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ , nắm bắt cơ hội khám phá tìm hiểu.

 Hoàn thiện bộ não, tiếp thu linh hoạt và hiệu quả.

 Giúp người học tự tin hơn vào khả năng của mình.

 Trong giảng dạy và học tập: tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên tiết kiệm thời gian soạn giáo án, học sinh hiểu và nhớ lâu vấn đề hơn.

 

doc 13 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng bản đồ tư duy vào việc hệ thống hóa kiến thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài Tổng kết chương Điện học lớp 9 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng BĐTD trong giảng dạy, học tập, làm việc, kinh doanh từ 15-20 năm nay. Nhưng người Việt mới chỉ biết đến BĐTD trong vài năm trở lại đây.
Giữa lúc cả xã hội bức xúc với “đọc - chép” và thói quen “học vẹt” của nhiều học sinh thì việc ứng dụng BĐTD cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác đã đem lại rất nhiều lợi ích. Năm 2010, ứng dụng BĐTD trong dạy và học đã được triển khai thí điểm tại 355 trường trên toàn quốc và được cả giáo viên cũng như học sinh các trường hồ hởi tiếp nhận. Kết quả ghi nhận ban đầu cho thấy: việc vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, “định vị trong đầu” được các kiến thức, sự kiện cơ bản, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học, học tốt không chỉ kiến thức trong sách vở mà còn cả từ thực tiễn cuộc sống.
Qua thực tế ứng dụng, nhiều giáo viên đánh giá: Kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác (ứng dụng công nghệ thông tin, ) mà ngành giáo dục đã và đang triển khai, BĐTD sẽ là đòn bẩy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh tích cực chủ động và có tư duy tốt hơn.
Năm học 2011 – 2012, tôi rất vinh dự được tham gia lớp tập huấn “Bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên THCS” do sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh tổ chức vào tháng 10 năm 2011. Tại đây tôi đã được tiếp thu chuyên đề “Sử dụng bản đồ tư duy góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Qua nghiên cứu chuyên đề, kết hợp tìm hiểu qua sách, báo, mạng Internet và qua bè bạn, tôi đã mạnh dạn áp dụng vào chuyên đề vào việc giảng dạy của mình. Sau đây tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm của mình khi “Vận dụng bản đồ tư duy vào việc hệ thống hóa kiến thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài Tổng kết chương Điện học lớp 9”
2. Mục đích nghiên cứu 
Ứng dụng bản đồ tư duy vào thiết kế bài giảng và hướng dẫn học sinh ghi chép, hệ thống hóa kiến thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc ứng dụng bản đồ tư duy vào việc hệ thống hóa kiến thức chương I – Điện học (Vật lý 9)
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này tôi chọn phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
	+ Nhiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy
 + Nghiên cứu các tài liệu về Bản đồ tư duy trên sách, báo, mạng Internet..
- Phương pháp điều tra: thu thập các sự kiện trên cơ sở sự trả lời của học sinh về học tập có sử dụng Bản đồ tư duy.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong học kỳ I năm học 2011-2012, tại trường mà tôi giảng dạy.
Nội dung
I: Cơ sở lý luận. 
Bản đồ tư duy:
	 Bản đồ tư duy là biểu hiện của tư duy mở rộng, vì thế nó dựa vào các chức năng tự nhiên của tư duy. Đó là một kĩ thuật họa hình ảnh đóng vai trò là chìa khóa vạn năng để khám phá tiềm năng của bộ não.Có thể áp dụng Bản đồ tư duy trong cuộc sống mọi mặt, qua đó cải thiện hiệu quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động.
 Bản đồ tư duy có 4 đặc điểm:
Đối tượng quan tâm được kết tinh 
thành một hình ảnh trung tâm .Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành nhánh.
Các nhánh đều cấu thành một hình 
ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết. những vấn đề phụ được biểu thị bởi các nhánh gắn liền với những nhánh có thứ bậc cao hơn.
Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ với nhau. 
Những nguyên tắc và lời khuyên khi lập Bản đồ tư duy:
	Quy tắc về chủ đề:
Chủ đề phải được vẽ ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác
Có thể sử dụng tất cảc các màu sắc mà bạn thích
Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật
Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng
Một bí quyết vẽ chủ đề là chủ đề nên được vẽ to cở hai đồng xu
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ
Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh để làm nổi bật
Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm
Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (chứ không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng
	Quy tắc vẽ ý chính và các chi tiết hỗ trợ
Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh
Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt	
Phân loại 
Bản đồ tư duy theo đề cương.
Bản đồ tư duy theo chương.
Bản đồ tư duy theo đoạn văn.
Ưu điểm 
Dễ nắm được trọng tâm của vấn đề .
Đỡ tốn thời gian ghi chép hơn so với kiểu ghi chép cũ.
Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ , nắm bắt cơ hội khám phá tìm hiểu.
Hoàn thiện bộ não, tiếp thu linh hoạt và hiệu quả.
Giúp người học tự tin hơn vào khả năng của mình.
Trong giảng dạy và học tập: tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên tiết kiệm thời gian soạn giáo án, học sinh hiểu và nhớ lâu vấn đề hơn....
Ứng dụng của Bản đồ tư duy trong dạy học:
Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập vì chúng giúp giáo viên và học sinh trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một vấn đề, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới... 
Trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn vật lý nói riêng có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì... 
II. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy bài tổng kết chương 1 -điện học (vật lý 9)
Mục tiêu:
- Ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức chương I.
- Học sinh làm quen với bản đồ tư duy, trong việc hệ thống hóa kiến thức.
- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng để giải bài tập trong chương I.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
HS: - Tự trả lời các câu hỏi trong phần tự kiểm tra.
 - Giấy A4, bút chì, bút màu, bút dạ quang.
GV: - Hệ thống bài tập ôn tập.
 - Bản đồ tư duy tổng kết chương I – Điện học phô to sẵn để phát cho HS.
 - Máy chiếu, máy tính xách tay.
Tiến trình lên lớp.
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài củ
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hệ thống lại toàn bộ kíên thức cơ bản của chương I
? Trong chương I chúng ta đã học được những vấn đề cơ bản nào? 
- HS: nêu lại những vấn đề cơ bản của chương: Định luật ôm, công-công suất, định luật Jun-Len xơ, sử dụng điện.
- GV chốt lại 4 vấn đề cơ bản của chương và trình chiếu bằng bản đồ tư duy trên máy chiếu.
- GV: Trong phần định luật Ôm, ta tìm hiểu những nội dung nào?
-HS: Trong phần định luật Ôm, ta tìm hiểu về sự phụ thuộc của I vào U, điện trở, nội dung định luật và định luật Ôm đối với các đoạn mạch.
? Em hãy nhắc lại kết luận về sự phụ thuộc của I vào U?
-HS: I tỉ lệ thuận với U
GV: I tỉ lệ thuận với U, nên với mỗi dây dẫn, thương số luôn không đổi, và gọi là điện trở của dây dẫn.
? Điện trở của dây dẫn phụ thuộc những yếu tố nào? Viết công thức tính điện trở của dây dẫn?
-HS: R phụ thuộc , S, l 
GV: Điện trở tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn là nguyên tắc để người ta chế tạo ra biến trở.
? Biến trở là gì, có những loại biến trở nào?
HS: Biết trở là điện trở có thể thay đổi được trị số. Có ba loại biến trở: biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than
? Phát biểu và viết hệ thức Định luật Ôm?
- HS phát biểu, GV trình chiếu trên bản đồ tư duy.
? Viết biểu thức Định luật Ôm đối với đoạn mạch mắc nối tiếp, song song?
- HS phát biểu, GV trình chiếu trên bản đồ tư duy
? Số Oát ghi trên mỗi dụng cụ điện có ý nghĩa gì?
-HS: là công suất định mức của các dụng cụ điện.
? Công suất điện của một đoạn mạch được tính như thế nào?
- HS phát biểu, GV trình chiếu trên bản đồ tư duy
? Vì sao nói dòng điện có năng lượng? Năng lượng của dòng điện gọi là gì? 
-HS: Vì dòng điện có khả năng thực hiện công hoặc làm thay đổi nhiệt năng. Năng lượng dòng điện gọi là điện năng
? Công của dòng điện sản ra trên một đoạn mạch là gì? Công của dòng điện được tính bằng công thức nào? Công của dòng điện được đo bằng dụng cụ gì?
- HS phát biểu, GV trình chiếu trên bản đồ tư duy
? Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?
-HS: nhiệt năng, cơ năng, năng lượng ánh sáng...
? Đối với trường hợp toàn bộ điện năng chuyển hóa thành nhiện năng, nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn tuân theo định luật nào? Phát biểu và viết hệ thức định luật?
- HS phát biểu, GV trình chiếu trên bản đồ tư duy
GV: Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác, trong đó có phần có ích, có phần vô ích. Tỉ số giữa phần năng lường có ích và toàn bộ điện năng tiêu thụ gọi là hiệu suất sử dụng điện năng : 
? Khi sử dụng điện ta cần lưu ý 2 vấn đề gì?
-HS: Phải sử dụng an toàn và tiết kiệm điện?
? Nêu các biện pháp an toàn khi sử dụng điện?
- HS phát biểu, GV trình chiếu trên bản đồ tư duy
? Vì sao phải sử dụng tiết kiệm điện? Nêu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện?
- HS phát biểu, GV trình chiếu trên bản đồ tư duy
(GV phát Bản đồ tư duy hệ thống thoàn bộ kiến thức chương I cho HS)
I) Kiến thức cơ bản
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
GV: Trong chương một ta có các dạng bài tập chủ yếu sau: 
Bài 1: Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ. Trong đó, R1 = 12W, R2 = 15W, R3=30W. UAB = 12V
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Yêu cầu 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài
Cho HS làm vào vở, sau đó gọi 1 em lên bảng trình bày
GV: Đây là đoạn mạch gì? Cách tính điện trở tương đương như thế nào?
Bài 2
Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở R1 = 7,5W và cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó là I=0,6A. Bóng đèn náy mắc nối tiếp với một biến trở và chúng được mắc vào hiệu điện thế U = 12V
 Phải điều chỉnh biến trở có trị số điện trở R2 là bao nhiêu để đèn sáng bình thường?
Biến trở này có điện trở lớn nhất là Rb= 30W với cuộn dây dẫn được làm bằng hợp kim nikêlin có điện trở suất là r=0,4.10-6 Wm và có tiết diện là S = 1mm2. Tính chiều dài của dây dẫn dùng làm biến trở này.
Yêu cầu 1 HS lên bảng tóm tắt đề bài
Cho HS làm vào vở, sau đó gọi 1 em lên bảng trình bày
GV: Khi đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện chạy qua đèn là bao nhiêu?
Bài 3:
Có hai bóng đèn: Đ1(220V-60W) và Đ2 (220V-100W) mắc song song 2 bóng đèn trên vào 2 điểm AB có hiệu điện thế không đổi là 220V. Hỏi:
Bóng đèn nào sáng hơn? Vì sao?
Tính điện trở của mỗi bóng đèn.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn.
Nhiệt lượng toả ra của 2 đèn trong thời gian 10 phút
Điện năng tiêu thụ của hai bóng đèn. Biết mỗi ngày hai đèn sử dụng trong 4h.
Tính tiền điện phải trả của hai đèn trong 1 tháng (30 ngày). Biết 1kwh = 800đồng.
Cho HS làm việc theo nhóm
Sau đó đổi chéo bài cho các nhóm nhận xét
GV chiếu bài giải lên bảng cho HS đối chiếu
II Bài tập
Bài 1:
Tóm tắt:
Cho biết : Tìm: 
Giải:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch MB
- Điện trở tương đương của đoạn mạch AB
b) Cường độ dòng điện qua R1
- Cường độ dòng điện qua R2 và R3
Bài 2:
Rb
Đ
+
-
Tóm tắt:
Cho biết : 
Tìm: 
Giải:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp
R = R1 +R2 Từ đó suy ra: R2 = R – R1 
Mà vì đèn sáng bình thường nên I=0.6A
Vậy R2 = 20 – 7,5 = 12,5W 
b) Chiều dài của dây dùng làm biến trở là trở:
Bài 3:
Giải:
a) Bóng đèn 2 sáng hơn vì U=U1=U2 nên bóng đèn nào có công suất lớn thì sẽ sáng
b) Điện trở của mỗi bóng đèn:
c) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là:
d) Cường độ dòng điện qua mỗi đèn là:
e) Nhiệt lượng toả ra ở 2 đèn là:
Q = I2.R.t = (0,8)2.302,5.600 = 116.160J
(Mà I=I1+I2=0,3+0,5=0,8A)
f) Điện năng tiêu thụ của 2 đèn:
A = (P1 + P2).t =(60 + 100).4=640Wh=0,64Kwh
g) Tiền điện phải trả cho 2 đèn trong một tháng:
T = A .30.800 = 0,64.30.800=15.306đ
Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà
- Về nhà tô màu các nhánh Bản đồ tư duy theo ý thích.
- Ôn lại kiến thức chương I theo bản đồ tư duy 
- Xem lại các dạng bài tập đã chữa. 
- Làm bài tập 19, 20 SGK
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết
III. KẾT LUẬN
- Trong học kỳ I năm học 2011-2012 vừa qua, tôi được phân công giảng dạy bộ môn vật lý ở 2 lớp 9B và 9C (không phải là lớp chọn), tôi đã áp dụng kinh nghiệm này vào dạy thể nghiệm ở lớp 9C, tôi nhận thấy: 
+ Học sinh hứng thú học hơn, nắm vững kiến thức sâu hơn và có khả năng nhớ lâu hơn nhờ tác dụng của sơ đồ tạo hình sinh động và khoa học.
+ Kết quả kiểm tra chương I của học sinh lớp 9C củng cao hơn hẳn so với lớp 9B (lớp không thể nghiệm).
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
Điểm 1-2
9B
34
0
3
17
12
2
9C
32
1
13
15
3
0
- Tôi hy vọng các học sinh sẽ sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức một cách vững vàng hơn không những ở bộ môn vật lý mà có thể vận dụng được cho tất cả các bộ môn khác. Ngoài ra, có thể áp dụng dạng bản đồ tư duy này vào trong cuộc sống hằng ngày như lập kế hoạch, thời gian làm việc hay vẽ ra những lựa chọn cho tương lai
- Bằng những kinh nghiệm tôi đã rút ra sau một học kỳ dạy thể nghiệm ở trường, qua những bài học thu được trong việc dự giờ các đồng nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn trường. Tôi đã hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng bản đồ tư duy vào việc hệ thống hóa kiến thức nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài Tổng kết chương Điện học lớp 9”.
- Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp chuyên môn để vốn kinh nghiệm giảng dạy của tôi được phong phú hơn.
IV. KIẾN NGHỊ
Mỗi giáo viên chúng ta nên chăng, ứng dụng bản đồ tư duy một cách hợp lý vào từng bài giảng, nhằm giúp HS nắm kiết thức một cách hệ thống và nhớ được lâu hơn, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Phòng giáo dục, các cụm trường, các trường nên tổ chức các buổi chuyên đề về ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học để giáo viên được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nhằm giúp giáo viên có kỷ năng áp dụng vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Hà Tĩnh, tháng 01 năm 2012
 Tài liệu tham khảo

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN VAN DUNG SO DO TU DUY 2011-2012.doc