Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy Hình học 7

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy Hình học 7

A. PHẦN MỞ ĐẦU

 I. Lý do chọn đề tài:

 Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.

 Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg.

 Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm”

 sẽ trở nên dễ dàng hơn.

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy Hình học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Lý do chọn đề tài:
 Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. 
 Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg.
 Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” 
 sẽ trở nên dễ dàng hơn.
 Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học.
 Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Từ những vấn đề trên bản thân tôi mạnh dạn nghiên cứu về “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy hình học 7”.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
 1. Mục đích nghiên cứu:
 Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi mà các em đang có sự chuyển biến từ trẻ em thành người lớn, tâm lý học sinh diễn biến rất phức tạp, đa dạng vì các em luôn muốn tự khẳng định mình. Chính vì vậy trong một tập thể lớp có những em trầm tỉnh và thụ động, có những em rất hiếu động., bên cạnh đó có những em dường như cá biệt với những biểu hiện muốn làm người lớn, tự cho mình là đúng, không tuân thủ nội quy nhà trường, không tham gia bất kỳ hoạt động nào, trong giờ học các em hay lo ra không chú ý bài. Vì thế bản thân là giáo viên dạy toán tôi đã nghiên cứu vấn đề này nên việc đưa bài giảng điện tử vào các tiết dạy toán hình học sẽ giúp học sinh hứng thú trong giờ học đồng thời giúp học sinh khắc sâu kiến thức hơn và dễ dàng nhận ra các góc, các cạnh đễ chứng minh một bài toán .
 Trong quá trình dạy học cũng như quá trình nghiên cứu tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm giúp ích cho bản thân, dạy học sinh ham thích học tập “Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán hình học 7”, hy vọng góp phần giúp học sinh có kĩ năng vẽ hình tốt để giải các bài toán hình học và nếu được sẽ là đề tài tham khảo cho các thầy cô quan tâm đến công việc giảng dạy của mình, giúp học sinh học ngày càng tốt hơn với môn hình học mà đa số các em rất sợ vì nếu không tích luỹ được một số kiến thức cơ bản, tư duy và kĩ năng thì các em sẽ không học được môn hình học. Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm thế nào để nghề cao quí của chúng ta ngày càng cao quí, “ vì nó sáng tạo ra những con người có sáng tạo” như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói.
 2. Phương pháp nghiên cứu:
 Đưa bài giảng điện tử vào trong các tiết học toán hình học, nhằm tạo hứng thú để kích thích các em chú ý hiểu nhanh vấn đề và nhớ lâu hơn. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp như: Phương pháp gợi mở, phương pháp đặt vấn đề, phương pháp nghiên cứu, phương pháp suy luận, phương pháp tổng hợp.
 III. Giới hạn của đề tài: 
 Học sinh lớp 7A1, 7A2 Trường THCS Nguyễn Văn Đừng
- Những bài toán có kĩ năng vẽ hình, phân tích, chứng minh.
- Cơ sở lí luận việc rèn kĩ năng chứng minh hình học cho học sinh lớp 7
- Bài tập theo chương trình sách giáo khoa, một số sách tham khảo khác.
- Cách áp dụng một định lý để giải bài tập .
- Hướng dẫn học sinh ôn tập chương. 
 IV. Kế hoạch thực hiện:
 Đưa bài giảng điện tử vào tiết dạy hình học ngay từ đầu năm học . 
 B. NỘI DUNG
 I. Cơ sở lý luận:
 Xã hội đòi hỏi con người có học vấn hiện đại không chỉ ở khả năng lấy ra từ trí 
nhớ những cơ sở của tri thức dưới dạng có sẵn đã lĩnh hội ở nhà trường, mà cả 
năng lực chiếm lĩnh, suy xét, sử dụng các tri thức một cách hợp lí, những kĩ năng đánh giá tri thức một cách độc lập, sáng suốt, thông minh.
 Vì vậy, cần phải phát triển các hứng thú, năng lực nhận thức của học sinh, cung cấp cho họ những kĩ năng cần thiết của việc tự học.
 Trong quá trình hoạt động, khi gặp những tình huống có vần đề, học sinh phải biết vận dụng phối hợp các tri thức rút ra từ các môn học khác nhau mà nhà trường phổ thông cần phải luyện tập cho học sinh cách giải quyết vấn đề: nhiệm vụ quan trọng của giảng dạy là tái tạo cho cá nhân học sinh các năng lực của loài người đã được hình thành trong lịch sử. Việc đổi mới phương pháp dạy học chỉ từ cách dạy thụ động, cách dạy phát huy tính tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh mà ta định hướng “Dạy học tập trung vào học sinh”. Thầy giáo đóng vai trò chủ chốt, tổ chức, dẫn dắt các họat động, tổ chức sao cho học sinh được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực độc lập sáng tạo năng lực giải quyết vấn đề, rèn kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động tình cảm, mang lại niềm tin, hứng thú học tập.
 Hình học là môn suy diễn bằng lí luận chặt chẽ, từ những nguyên nhân nhất 
thiết phải suy ra kết luận chính xác, không mơ hồ. Mỗi một câu nói trong lúc chứng minh đều phải có lí do xác đáng, tuyệt đối không qua loa, không nói dư, nói chặt chẽ, xúc tích. Làm cho học sinh có thói quen nhìn nhận đúng sự việc. Không để lời nói của mình làm học sinh thiếu chú ý, nghĩa là nói dư hoặc nói chưa hay, chưa nhấn đúng chỗ 
 Người mới học nên tuân theo những quy cách nhất định, tuyệt đối học thuộc định nghĩa, định lí, vẽ hình và ghi giả thiết kết luận. Nếu miễn cưỡng nhớ định lí, định nghĩa hoặc cách vẽ hình ghi giả thiết kết luận thì khi chứng minh bài tập sẽ thấy khó và không làm được. Nên việc đưa bài giảng điện tử vào các tiết dạy hình học với những hiệu ứng, màu sắc và sự kết hợp những phần mềm liên kết để vẽ hình sẽ giúp các em chú ý và khắc sâu hơn kiến thức đó.
II. Cơ sở thực tiễn:
 Trong dạy học môn toán điều quan trọng là học sinh nắm vững các khái niệm, định lý, cách vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận và áp dụng giải bài tập tốt. Chính vì thế học sinh cần phải hứng thú học toán hiểu và khắc sâu định lý.
 Tuy nhiên chương trình toán hình học 7 rất nặng đối với học sinh, do học sinh chưa thích nghi được, mới bước đầu làm quen với định lý, bước đầu tập suy luận, chứng minh nên tạo nhiều khó khăn cho học sinh trong quá trình học môn toán hình học 7.
 Thực tế học sinh thường nhớ mơ hồ về định lý, chính vì thế, không áp dụng được định lý để giải bài toán hoặc áp dụng sai làm định lý như vô nghĩa đối với học sinh lớp 7, hoặc học sinh thuộc định lý nhưng không biết áp dụng vào trường hợp nào không khai thác triệt để các định lý đã học.
 Trước tình hình đó đòi hỏi phải có một biện pháp tháo gỡ khó khăn gặp phải của học sinh và giáo viên khi dạy các định lý, các cách để học sinh nhìn ra trường hợp bằng nhau của tam giác. Chính vì những lý do trên nên tôi đã quyết định đưa bài giảng điện tử vào tiết dạy hình học 7.
III. Thực trạng và những mâu thuẩn:
 1. Thuận lợi:
 - Trường THCS Nguyễn Văn Đừng thuộc địa bàn ấp 2 xã Phong Mỹ . Đa số giáo viên của trường đều tốt nghiệp đại học và 100% có bằng A vi tính . 
 - Trường được sự quan tâm của các ngành các cấp, được trang bị cơ sở vật chất đầy đủ. Trường đã thực hiện được 13 phòng học bộ môn trong đó có 2 phòng Toán, 2 phòng Văn, phòng Tin học, phòng Vật lý, phòng Hóa, phòng Anh, phòng Sinh, Phòng Sử địa, phòng Công nghệ, phòng Nhạc, phòng Mỹ thuật, để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đồng thời nhà trường có trang bị projector, màn chiếu, máy tính xách tay để phục vụ cho việc giảng dạy giáo án điện tử. Phòng học sạch sẽ đúng qui cách, có đồ dùng đầy đủ cho các khối lớp. 
 - Đa số học sinh đều có sách giáo khoa, sách bài tập.
 2. Khó khăn :
 Phần lớn học sinh của trường THCS Nguyễn Văn Đừng là học sinh thuộc vùng sâu, gia đình của các em đa số còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nên các em ít có cơ hội tiếp xúc nhiều với sách báo, tài liệu tham khảo. Phần nữa, gia đình thiếu quan tâm đến việc học của con em và bản thân một số học sinh chưa có nhận thức đúng về mục đích học tập.
 Môn hình học là một môn khó đòi hỏi các em phải tư duy, phải suy luận để chứng minh, mà hình học 7 là môn học mà các em mới bước đầu làm quen với việc chứng minh nên đa số học sinh thường lúng túng ,không biết phải chứng minh một bài hình học như thế nào, bắt đầu từ đâu. Khâu quan trọng là khâu vẽ hình rồi chắt lọc lý thuyết và vận dụng vào thực tế để chứng minh, muốn vậy thì các em phải nghiên cứu, tìm hiểu và nắm vững định lý, định nghĩa, tính chất mà phần đông các em thì ít q ... n đưa lên màn chiếu)
1. Thế nào là tia phân giác của góc. Cách vẽ tia phân giác
2. Vẽ tam giác theo yêu cầu đề bài
3. Điểm thuộc đường thẳng
4. Vẽ đường thẳng song song, hai tia đối nhau.
5. Vận dụng tính chất hai đường thẳng song song
 Tính chất tia phân giác của một góc để chứng minh tam giác là tam giác cân dựa vào hai góc bằng nhau của tam giác.
 Giáo viên chốt lại yêu cầu các em nhớ để làm cơ sở cho việc chứng minh các bài sau này. Nếu giáo viên không nhắc lại sau từng bước vẽ hình, từng tính chất của vấn đề thì học sinh sẽ không kết hợp được các tính chất từ hình học lớp 6 chuyển sang vận dụng để cm hình học lớp 7 được.
 Do đó việc đưa bài giảng điện tử vào tiết giải bài tập hình học thì rất hiệu quả làm cho học sinh nắm được các bước để giải bài toán giáo viên đưa ra hơn là giáo viên cứ hướng dẫn bằng lời, đồng thời tạo cho các em học sinh trung bình, yếu, kém giải được bài tập, nếu các em quên các bước thì có thể nhìn lên màn chiếu để giải hoặc thảo luận với các bạn khi hoạt động nhóm, có như thế thì cả lớp sẽ cùng nhau hoạt động và các em không cảm thấy giải bài tập hình học là nặng nề nữa .
 Thường những tiết ôn tập chương ta thường mất thời gian cho việc tổng hợp kiến thức trong chương nên tôi đã tiến hành việc sử dụng sơ đồ để thể hiện toàn bộ kiến thức học sinh đã lĩnh hội trong chương thông qua công nghệ thông tin và phần mềm hổ trợ, giúp học sinh dễ dàng nhớ lại kiến thức của chương.
 4. Rèn kỉ năng quan sát và nhận diện:
Ví dụ: Trong ôn tập chương 2 sgk trang 139-140 Toán 7 tập 1
 Có 6 câu hỏi ôn tập ta chiếu lên màn hình gọi học sinh trả lời và sau đó cho hiệu ứng đáp án khi học sinh trả lời xong .
 Còn ở một số bảng tổng kết:
Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác :
	Đưa bảng tổng hợp này lên màn hình ta dùng hiệu ứng, màu sắc về cạnh, về góc để nhắc lại từng trường hợp bằng nhau của tam giác để học sinh dễ phân biệt hơn khi ta treo bảng phụ . 
V. Hiệu quả áp dụng:
 Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đãm làm được trong quá trình dạy – học với các đối tượng học sinh. Trong tiết dạy hình học bằng bài giảng điện tử từ đầu năm học đến cuối tháng 2, các em đã thay đổi rất nhiều từ chưa biết cách học - biết cách học, biết cách chứng minh, đi đến ham thích học tập môn hình học.
 * Kết quả đạt được như sau:
 Trước khi thực hiện : 35,3% học sinh nắm vững định lý và vận dụng được định lý vào bài tập .
 Sau khi thực hiện: 73,5% học sinh nắm vững được định lý và biết áp dụng định lý để giải bài tập .
 Như vậy không có gì quan trọng hơn là việc dẫn dắt và khắc sâu tri thức cho học sinh, mà môn hình học lại đòi hỏi phải có hình ảnh minh học rõ ràng để học sinh nắm vững kiến thức và áp dụng cho việc chứng minh. Tóm lại để đạt hiệu quả cao ta nên củng cố và khắc sâu cho học sinh dưới mọi hình thức.
C. KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn hình học THCS.
- Kích thích tính tò mò, khả năng ham thích học tập bộ môn, dần hình thành khả năng tự giác học tốt môn toán, để học tốt các môn khác.
- Hình thành óc thẩm mỹ, linh hoạt, nhạy bén, tích cực trong tư duy, trong học tập cũng như mọi hoạt động khác.
- Qua bộ môn, dần hình thành trong các em tình cảm đối với con người, với khoa học, với đất nước đi đến tính tích cực sáng tạo trong học tập và trong đời sống.
- Hạn chế học sinh bỏ học, góp phần nâng chất lượng phổ cập THCS.
II. Khả năng áp dụng:
 Với sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp, của Ban giám khảo, tôi nghĩ ít nhiều sẽ góp phần nâng cao chất lượng hơn nữa trong giảng dạy, hướng dẫn học sinh học tập ngày càng tốt hơn môn hình học nói riêng và môn toán nói chung, hình thành khả năng ham thích học của các em trong tất cả các môn.
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
a) Với học sinh:
 Học sinh chưa chăm học, kiến thức cơ bản chưa nắm vững là tất nhiên, nhưng với học sinh đã học kĩ bài nhưng vẫn chưa làm được bài tập, hoặc làm sai, các em này có thể có các sai sót sau:
- Chưa đọc kĩ đề bài, chưa hiểu rõ đề đã vội giải, không biết bắt đầu từ đâu, khi gặp khó khăn không biết làm thế nào để tìm lời giải.
 Vì vậy giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc và phân tích kĩ các nội dung trong đề bài.
 - Chưa nghiên cứu kĩ từng chi tiết, tìm nhiều cách giải, sử dụng hết những dữ kiện của bài toán, các chi tiết và định hướng các cách giải khác nhau để gây hứng thú cho học sinh.
- Chưa biết vận dụng thành thạo các phương pháp suy luận trong giải toán, linh hoạt, vận dụng sáng tạo, vì vậy giáo viên nên hình thành kĩ năng nhận dạng định lí và vận dụng định lý trong giải toán hình học. Nên khi dạy vấn đề này thì việc sử dụng bài giảng điện tử sẽ giúp các em khắc sâu kiến thức nhờ những hiệu ứng, hình ảnh minh họa cụ thể
b)Với giáo viên:
- Cần chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy bài giảng điện tử để hướng các em vào trọng tâm của bài học .
- Chẳng hạn khi giải bài tập cần tạo cho các em có thói quen tiến hành đầy đủ các bước cần thiết khi giải một bài toán. (Giáo viên có thể hướng dẫn trực tiếp trên màn chiếu và gợi ý cách chứng minh nếu lớp có nhiều đối tượng học sinh yếu, kém).
- Coi trọng phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận trong việc tìm lời giải một bài toán, do vậy, giáo viên cần hướng dẩn học sinh tự mình tìm đến lời giải, học cách suy nghĩ để giải bài toán sao cho gặp bài toán tương tự hoặc các bài toán khác, các em có thể giải quyết được.
 - Chú ý rèn khả năng thực hành, cần lựa chọn một hệ thống bài tập đa dạng, đầy đủ đừng đơn điệu lập lại làm học sinh nhàm chán và nảy sinh tính lười suy nghĩ ỷ lại sẽ không phát huy tính tích cực, không hình thành khả năng tự giác học tập ở các em, sẽ hiếm có học sinh giỏi, năng động và linh hoạt, cũng không giải bài toán qua loa, đại khái.
 - Việc học của các em, giáo viên bộ môn cần phải giám sát, theo dõi chặt chẽ như vai trò giáo viên chủ nhiệm, nếu không quan tâm sâu sắc thì hiệu quả không cao.
IV. Kiến nghị đề xuất:
- Tóm lại khi ứng dụng CNTT trong dạy hình học 7 thì đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cho bài giảng của mình nhằm hướng học sinh chú ý và khắc sâu kiến thức và vận dụng tốt kiến thức đó để giải bài tập.
- Chẳng hạn như với một bài chứng minh đòi hỏi học sinh phải trực quan. Phải nắm chắc các định lí, tính chất, biết kết hợp phân tích từng vấn đề đưa ra chứng minh và giả thiết vấn đề để đi đến kết luận. Đây là cả một quá trình và rèn luyện sao cho các em có kỹ năng, kĩ xảo. Tạo cho các em có kiến thức và tích lũy kiến thức đó, là quá trình lâu dài bền bỉ và có hệ thống. Đồng thời giáo viên có thể hổ trợ cho các em nhớ lại kiến thức liên quan qua màn chiếu để đở tốn thời gian hơn.
-Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã ít nhiều tích lũy được trong những năm qua. Là quá trình rèn luyện kinh nghiệm dạy học sao cho học sinh có được tư duy, kỹ năng trong giải toán. Ta thấy vai trò hướng dẫn của thầy cô giáo rất quan trọng, vì vậy cần phải bền bỉ chịu khó tích lũy một số kinh nghiêm quí báu cho bản thân là góp phần quan trọng không nhỏ cho nền giáo dục của đất nước. 
- Sẽ có rất nhiều những hạn chế mà bản thân tôi sẽ không thể nhìn thấy hết được. Kính mong quí anh chị đồng nghiệp, ban giám khảo chân tình góp ý để sáng kiến được hoàn chỉnh và trọn vẹn hơn. Góp phần tốt hơn nữa cho việc giảng dạy bộ môn, tất cả vì học sinh thân yêu của chúng ta-Những mầm non tương lai của đất nước mà chúng ta là những người có trách nhiệm trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ . 
- Đề nghị nhà trường phát động phong trào thi đua đọc sách thư viện cho học sinh nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức toán học, đặc biệt là môn toán hình học. Có thể cho các em trao đổi những kiến thức đó khi chào cờ đầu tuần, bên cạnh đó cũng khuyến khích các em tìm hiểu thêm kiến thức những môn học khác như vật lý, sinh học, lịch sử, địa lý., có tổng kết, khen thưởng hàng tuần hoặc hàng tháng, phát hiện những em chưa có thói quen đọc sách..., nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thêm khả năng, thói quen nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy thêm được những kinh nghiệm rất quí báu mà bản thân các em không thể có được, giúp các em học tốt nhiều môn, giảm bớt thời gian chơi những trò chơi vô bổ. Xin chân thành cảm ơn.
 Phong Mỹ, ngày 12 tháng 03 năm 2012
 Người thực hiện
 Tạ Huỳnh Kim Ngân
V. Nhận xét của hội đồng khoa học trường:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 CHỦ TỊCH
VI. Nhận xét của hội đồng khoa học ngành:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 CHỦ TỊCH 
MỤC LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docUNG DUNG CONG NGHE THONG TIN TRONG DAY HINH HOC 7 NGAN.doc