LỜI NÓI ĐẦU
Trong suốt quá trình học hỏi kinh nghiệm và làm việc ở trường TH-THCS Gáo Giồng nhờ sự tận tình chỉ dạy, giúp đỡ của các thầy các cô các bạn đồng nghiệp gần hai năm giảng dạy. Tôi nhận thấy rằng bản thân mình đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích và nhiều bài học kinh nghiệm cần thiết cho nghề dạy học của mình, tấm lòng của các thầy các cô các bạn đồng nghiệp chẳng khác nào những người thân yêu. Những phẩm chất cao đẹp và phương pháp sư phạm của thầy cô và các bạn là những tấm gương sáng mẫu mực cho tôi kế tục và phát huy. Và những tấm lòng tha thiết, những hình ảnh thân yêu ấy sẽ luôn đọng lại trong tâm hồn tôi vừa gần gũi vừa thân thiết.
Nhân dịp viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu đề tài khoa học, một việc làm rất cần thiết và quan trọng là cơ sở giúp cho mỗi giáo viên tìm hiểu và khắc sâu hơn môn học của mình. Đồng thời, việc làm này còn giúp tôi làm quen với việc nghiên cứu, có điều kiện rèn luyện mở rộng kiến thức nhằm góp một phần nào vào công tác giáo dục. Nhân dịp này tôi xin nói lên lòng chân tình biết ơn đối với các thầy các cô và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ và học hỏi những kinh nghiệm vô cùng quý giá cho bản thân tôi.
MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Mục lục 1 Lời nói đầu 2 PHẦN MỞ ĐẦU 3 PHẦN NỘI DUNG 5 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Các khái niệm cơ bản 5 1.2. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm 5 1.3. Các đặc điểm tâm lý cơ bản của khách thể nghiên cứu 6 1.3.1. Tâm lý học lứa tuổi học sinh THCS, những vấn đề cần chú ý 6 1.3.2. Giao tiếp và đời sống tình cảm 9 Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 13 2.2. Thực trạng lớp 8A của Trưòng TH – THCS Gáo Giồng 13 2.3. Các giải pháp của GV 14 2.4. Khảo sát tình hình học tập và rèn luyện đạo đức, tình cảm của học sinh lớp 8 sau các tác động của GV 17 2.5. Kết quả khảo sát và phân tích kết quả khảo sát 21 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 27 PHỤ LỤC LỜI NÓI ĐẦU Trong suốt quá trình học hỏi kinh nghiệm và làm việc ở trường TH-THCS Gáo Giồng nhờ sự tận tình chỉ dạy, giúp đỡ của các thầy các cô các bạn đồng nghiệp gần hai năm giảng dạy. Tôi nhận thấy rằng bản thân mình đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích và nhiều bài học kinh nghiệm cần thiết cho nghề dạy học của mình, tấm lòng của các thầy các cô các bạn đồng nghiệp chẳng khác nào những người thân yêu. Những phẩm chất cao đẹp và phương pháp sư phạm của thầy cô và các bạn là những tấm gương sáng mẫu mực cho tôi kế tục và phát huy. Và những tấm lòng tha thiết, những hình ảnh thân yêu ấy sẽ luôn đọng lại trong tâm hồn tôi vừa gần gũi vừa thân thiết. Nhân dịp viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu đề tài khoa học, một việc làm rất cần thiết và quan trọng là cơ sở giúp cho mỗi giáo viên tìm hiểu và khắc sâu hơn môn học của mình. Đồng thời, việc làm này còn giúp tôi làm quen với việc nghiên cứu, có điều kiện rèn luyện mở rộng kiến thức nhằm góp một phần nào vào công tác giáo dục. Nhân dịp này tôi xin nói lên lòng chân tình biết ơn đối với các thầy các cô và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ và học hỏi những kinh nghiệm vô cùng quý giá cho bản thân tôi. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô ở trường TH-THCS Gáo Giồng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này được thuận lợi. Song trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong quí thầy cô bổ sung thêm để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Gáo Giồng , ngày 8 tháng 3 năm -2012. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sự thành công của một giáo viên trong công tác nói chung và trong hoạt động nói riêng đều chịu tác động của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau. Và đời sống tình cảm là một trong những yếu tố quan trọng ấy. Bước sang một thời kỳ mới cùng với sự phát triển tâm sinh lý của học sinh nên yếu tố này rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Ở lứa tuổi THCS này đời sống tình cảm rất là phong phú, đa dạng, sâu sắc, và phức tạp hơn tình cảm của nhi đồng, cho nên nó rất dễ bị xúc động, kích động, và rất dễ thay đổi trạng thái cảm xúc, nói chung là tình cảm còn mang tính bồng bột. Các em có rung động mạnh mẽ trong tình cảm gia đình, bạn bè, tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, yêu quê hương, đất nước, yêu khoa học, căm ghét sự vô lý, bất công. Những yếu tố này thường được các em thể hiện theo bản tính của mình, nghĩ gì làm nấy, chưa có khả năng tự kềm chế tình cảm, cảm xúc của mình. Vào cuối tuổi thiếu niên, khi tâm sinh lý bắt đầu phát triển các em mới có thể tự điều khiển được tình cảm, cảm xúc của mình, đã bắt đầu xuất hiện những rung cảm giới tính. Cho nên ở lứa tuổi này nếu gia đình, giáo viên không quan tâm, lo lắng không có phương pháp giáo dục đúng mức thì ở lứa tuổi này các em sẽ dễ đi lệch hướng. Tất cả những lý do nêu trên là động lực khiến tôi chọn đề tài :Tìm hiểu đời sống tình cảm và những biện pháp tác động tích cực đến học sinh lớp 8 trường TH-THCS Gáo Giồng. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu đời sống tình cảm của học sinh lớp 8 trong trường TH-THCS Gáo Giồng để tìm ra phương pháp giáo dục thích hợp đạt hiệu quả cao. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng đời sống tình cảm của học sinh lớp 8A trường TH-THCS Gáo Giồng ra sao và từ thực trạng đó đưa ra những biện pháp giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn và học tập tốt. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Trong bài nghiên cứu này đối tượng nghiên cứu là đời sống tình cảm của học sinh lớp 8A trường TH-THCS Gáo Giồng. Bài nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu về biểu hiện tình cảm của học sinh. Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu sẽ nằm trong phạm vi lớp 8A trường TH-THCS Gáo Giồng. Tuy nhiên bài nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu vào đời sống tình cảm của học sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Là phương pháp nhằm hỗ trợ thêm cho việc nghiên cứu được tốt hơn. 5.2.Phương pháp điều tra: - Là phương pháp mà tôi đưa ra câu hỏi cho học sinh, nhằm thu thập ý kiến, số liệu cụ thể, tính ra tỉ lệ phần trăm. 5.3.Phương pháp thống kê: - Là phương pháp dùng sau khi điều tra, phỏng vấn, sau khi thu thập được số liệu cụ thể và thống kê ra. 5.4.Phương pháp quan sát: - Thấy được thực tiễn đời sống tình cảm của học sinh lớp 8A trường TH-THCS Gáo Giồng Phần nội dung Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU Phần kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Danh mục các cụm từ viết tắt Phụ lục PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Các khái niệm cơ bản Khái niệm tình cảm: Tình cảm là những thái độ, cảm xúc ổn định của con người đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ. 1.2. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm Tính nhận thức: - Tình cảm được nảy sinh trên cơ sở những xúc cảm của con người trong quá trình nhận thức đối tượng. Hay nói cách khác, yếu tố nhận thức rung động, phản ứng cảm xúc là 3 yếu tố làm nảy sinh tình cảm. Trong đó nhận thức được xem là “cái lý” của tình cảm, nó làm cho tình cảm có tính đối cực xác định. Tính xã hội: - Tình cảm chỉ có ở con người, nó mang tính xã hội, thực hiện chức năng xã hội và được hình thành trong môi trường xã hội, chứ không phải là những phản ứng sinh lý đơn thuần. Tính ổn định: - Nếu xúc cảm là thái độ nhất thời, có tính tình huống thì tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản thân. Chính vì vậy mà tình cảm là một thuộc tính tâm lý, một đặc trưng quan trọng của nhân cách con người. Tính chân thực: - Tính chân thực của tình cảm được thể hiện ở chỗ tình cảm phản ánh chính xác nội tâm thực của con người, ngay cả khi con người cố che giấu bằng những “động tác giả” (vờ như không buồn, nhưng thực ra buồn đến nẫu ruột). Tính đối cực (tính hai mặt): - Tình cảm có tính đối cực vì nó gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong một hoàn cảnh nhất định, một số nhu cầu được thỏa mãn, còn một số nhu cầu bị kìm hãm hoặc không được thỏa mãn tương ứng với điều đó, tình cảm của con người được phát triển và mang tính đối cực, yêu – ghét, vui – buồn. 1.3. Các đặc điểm tâm lý cơ bản của khách thể nghiên cứu Tâm lý tuổi học trò luôn là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Bởi chỉ khi thấu hiểu tâm lý lứa tuổi học trò mới có thể giáo dục, đào tạo họ trở thành những người công dân tốt cho xã hội. Học sinh là lớp người hiếu động hoạt bát, ham chơi, lại có điều kiện hiểu biết thêm một vốn tri thức nhất định từ trường học, bạn bè. Các cụ xưa đã khái quát sự thông minh, lém lỉnh của lứa tuổi này bằng câu “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Ngày nay, trong thời đại văn minh cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, thì việc học tập càng trở nên quan trọng đối với con người. Ngoài ra học tập và rèn luyện còn là quyền lợi và trách nhiệm cuả mỗi người. Tuy nhiên không phải mọi người học tập đều có thể đạt được trình độ uyên thâm, ai cũng trở thành nhà khoa học, kỹ sư hay bác sĩ. Nhưng để trở thành người công dân tốt, có được vị trí xã hội thích hợp, được xã hội tôn trọng, yêu mến, biết lẽ phải, sống có ích, góp phần làm cho đất nước cường thịnh, văn minh lại là điều bất cứ người học trò nào cũng có thể làm được. Chỉ có điều muốn biết có thành hiện thực hay không thì cần có định hướng tốt và nên bắt đầu từ việc nắm bắt tâm lý lứa tuổi học trò. 1.3.1.Tâm lý học lứa tuổi học sinh THCS, những vấn đề cần chú ý: Lứa tuổi học sinh THCS từ 11 đến khoảng 15 tuổi, đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 trường THCS. Trên thực tế đa số các em học sinh đến trường THCS đã bước vào lứa tuổi thiếu niên nên người ta gọi lứa tuổi này tuổi thiếu niên. Đây là thời kỳ phức tạp và quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Thời kỳ này có một vị trí đặc biệt, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Sự chuyển tiếp tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt đặc thù về moị mặt ở thời kỳ này. Sự chuyển tiếp đã làm hình thành những cấu tạo mới về chất trong tất cả mọi mặt. Sự biến đổi của cơ thể, của tự ý thức, của kiểu quan hệ với người lớn và bạn bè, của những hoạt động học tập, hoạt động xã hội. đã làm xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành. Yếu tố đầu tiên là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của bản thân các em nhằm lĩnh hội những chuẩn mực và giá trị xã hội, nhằm xây dựng được mối quan hệ thân ái với mọi người xung quanh và nhằm để thay đổi bản thân theo những ý định và mục đích riêng. Nhưng quá trình hình thành cái mới thường diễn ra không đồng đều giữa các thiếu niên với nhau (mức độ phát triển của các khía cạnh này hay khía cạnh khác của tính người lớn rất khác nhau ngay trong các thiếu niên cùng độ tuổi), và cũng diễn ra không đồng đều giữa các mặt ở trong mỗi thiếu niên (trong thiếu niên tồn tại song song cả tính “trẻ con” và tính “người lớn”). Điều đó có liên quan đến hoàn cảnh sống và hoạt động rất khác nhau của học sinh THCS ngày nay. Hoàn cảnh sống và hoạt động của các em, một mặt bao hàm những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn (phần lớn các em chỉ tập trung vào việc học ngoài ra không có nghĩa vụ khác một cách thường xuyên. Hơn nữa nhiều phụ huynh chăm sóc các em về mọi mặt, không để các em phải bận tâm chăm lo về mặt gia đình). Mặt khác lại bao hàm cả những yếu tố thúc đẩy tính người lớn (sự phát triển mạnh mẽ về tâm sinh lý cũng như về cơ thể, và nguồn thông tin mà các em nhận được rất phong phú, đa dạng thông qua nhiều con đường khác nhau, một số phụ huynh mãi lo làm ăn bận rộn mà để trẻ một mình tự lập). Sự khác nhau trong hoàn cảnh sống và hoạt động đó đã quyết định những biểu hiện và những hoạt động căn bản trong sự phát triển khía cạnh này cũng như khía cạnh kia của tính người lớn ở thiếu niên. Nhưng điều quan trọng là sự phát triển tính người lớn diễn ra khác nhau đã làm hình thành những giá trị cuộc sống có nội dung khác nhau. Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ: trong thời kỳ này những cơ sở, phươn ... chất lẫn tâm hồn. Và một bí quyết lớn nhất giúp tôi thành công đó là sự lắng nghe, đồng cảm và thấu hiểu. Để sẵn sàng là ngưòi bạn đồng hành với HS trong những khoảng thời gian tôi có thể. 2.4. Khảo sát tình hình học tập và rèn luyện đạo đức, tình cảm của học sinh lớp 8 sau các tác động của GV 2.4.1. Khảo sát tình hình học tập và rèn luyện đạo đức * Các tư liệu của Giáo viên chủ nhiệm: Xem sổ điểm để biết kết quả học tập của học sinh như thế nào. Xem sổ ghi chép đánh giá, nhận xét các mặt hoạt động và rèn luyện đạo đức của học sinh, số điểm cho thấy chất lượng học sinh rất cao. Giáo viên chủ nhiệm đều đánh giá tốt về sự chăm chỉ và lễ phép của học sinh.Trong đó: Tổng số học sinh của lớp là 30 học sinh. Về học lực : 9,4 % Giỏi 62,5 % Khá 28,1% Trung bình - Về hạnh kiểm: 100 % Tốt. - Về phong trào thi đua: Thi đua về học tập mỗi tuần của lớp. Xây dựng được nề nếp, tác phong học sinh. Giữ gìn trật tự, vệ sinh trường lớp,đồng phục gọn gàng khi đến lớp.. * Các tư liệu của Tổng phụ trách Đội: Xây dựng nền tảng vững chắc trong công tác sinh hoạt. Xây dựng được nề nếp học tập, vệ sinh tốt, thực hiện nghiêm túc nội quy của trường vào lớp, trang trí trường lớp sạch đẹp. Mục tiêu phấn đấu của lớp trong thời gian tới: Phải xây dựng được Đội thiếu niên tiền phong vững mạnh, học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Thực hiện chương trình rèn luyện Đội viên tốt, Đội viên gương mẫu, nâng cao chất lượng công tác nhi đồng,quan tâm đến các em có hoàn cảnh khó khăn. - Nội dung: Thực hiện đúng 5 điều Bác Hồ dạy, phải biết kính yêu, lễ phép với người lớn, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp, lên lớp phải chuẩn bị bài thật kỹ, phải siêng năng tập thể dục để có sức khỏe. - 100% học sinh thực hiện tốt phong trào vòng tay bè bạn, 100% thực hiện tốt phát thanh măng non vào giờ ra chơi, 100% học sinh tổ chức quyên góp sách giáo khoa, dụng cụ học tập tặng bạn nghèo. - Học sinh có góc học tập tốt, 100% tham gia hỗ trợ bạn nghèo. 2.4.2. Khảo sát thực tế đời sống tình cảm Trong một cuộc điều tra thăm dò về vấn đề tình yêu nam nữ tuổi mới lớn của học sinh lớp 8A trường TH-THCS Gáo Giồng, kết quả cho thấy cách nghĩ của thanh thiếu niên và các bậc phụ huynh hiện nay hoàn toàn khác so với đầu năm học. Tình yêu nam nữ tuổi mới lớn Học sinh Phụ huynh Đầu năm Hiện tại Đầu năm Hiện tại Tôn trọng sự lựa chọn 15 2 5 1 Không khuyến khích 7 2 7 4 Phản đối 7 26 15 22 Các ý kiến khác 1 0 3 3 Tổng kết 30 30 30 30 Tiến hành điều tra thăm dò trên 30 phụ huynh và 30 học sinh có kết quả như sau : Lúc đầu có 15 học sinh tôn trọng sự lựa chọn của bạn mình về tình yêu khác giới, chiếm 50 % trong khi hiện nay chỉ còn lại 2 HS là nghĩ sẽ chấp nhận tình yêu ở lứa tuổi HS THCS. Từ đó có thể thấy các em đã có những suy nghĩ tích cực hơn về vấn đề tình yêu khác giới ở lứa tuổi của mình. Đối với phụ huynh HS, là những người nông dân chân chất và trình độ văn hóa chưa cao nên họ chưa hiểu biết nhiều về các vấn đề tâm sinh lý lứa tuổi của con mình. Đó là lí do tại sao đầu năm học khi đươc GV hỏi về vấn đề khảo sát thì chỉ có 15/30 phụ huynh là phản đối tình yêu khác giới của HS. Đến khi được tôi và các bạn đồng nghiệp giải thích qua các cuộc họp thì con số này đã nâng lên rõ rệt là 22/30 phụ huynh phản đối tình yêu ở tuổi HS THCS. Phiếu khảo sát về đời sống tình cảm của học sinh lớp 8A trường TH-THCS Gáo Giồng - Tôi lập phiếu phỏng vấn dưới dạng câu hỏi hỗn hợp bao gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở, yêu cầu học sinh đọc và trả lời. Hình thức và nội dung phiếu phỏng vấn: Cách tiến hành: Xây dựng nội dung phiếu điều tra. Phát phiếu điều tra hướng dẫn học sinh làm. Thu phiếu và thống kê số liệu. Phiếu phỏng vấn Tên:Nam (Nữ): Trường: Lớp: Bạn hãy đọc kỹ và trả lời các câu hỏi sau: Đánh dấu (X) hay khoanh tròn trước các câu trả lời mà bạn cho là phù hợp với bạn. Đối với những câu không có câu trả lời hãy trả lời theo ý của mình. Câu 1: Có bao giờ bạn không vâng lời người lớn không ? Có. Thỉnh thoảng. Không. Câu 2: Bạn có hay cãi lại ba mẹ không ? Có. Thỉnh thoảng. Không. Câu 3: Bạn có chửi thề, nói tục, đánh nhau với bạn bè không ? Có. Lúc có lúc không. Không. Câu 4: Bạn có giúp đỡ ba mẹ làm việc nhà ? Giúp nhặt rau, quét nhà, làm cơm. Giữ em. Không giúp việc gì. Ý kiến khác. Câu 5: Khi gặp người lớn tuổi, thầy cô bạn thường làm gì ? Lễ phép chào hỏi. Làm như không quen. Không chào. Câu 6: Khi có chuyện buồn bạn thường tâm sự với ai? Cha mẹ, ông bà. Bạn bè. Thầy cô. Anh chị em trong nhà. Câu 7: Ba mẹ ngăn cấm không cho bạn đi chơi với bạn bè thì lúc đó bạn cảm thấy như thế nào ? Giận ba mẹ. Cứ đi chơi với bạn. Nghe lời ba mẹ ở nhà. Câu 8: Trong gia đình bạn có: Thô lỗ, ích kỷ, nhẫn tâm. Không phải bao giờ cũng quan tâm, tốt bụng. Nhân hậu, quan tâm, tốt bụng. Câu 9: Theo bạn tình bạn có ý nghĩa gì? Vì sao? Câu 10: Ba mẹ có ngăn cấm bạn giao tiếp với bạn bè hay không ? Có £ Không £ Tại sao 2.5. Kết quả khảo sát và phân tích kết quả khảo sát: - Phiếu khảo sát phát ra là 30 phiếu, phát cho mỗi học sinh lớp 8 trường TH-THCS Gáo Giồng và thu vào 30 phiếu sau thời gian là 30 phút. - Qua quá trình tìm hiểu, kết quả thu được có nội dung sau: Câu 1: Bảng thống kê: Học sinh trả lời Số lượng Tỉ lệ phần trăm A 0 0% B 0 0% C 30 100% Qua câu trả lời ta thấy 100% học sinh biết vâng lời cha mẹ, ông bà, người lớn tuổi. Câu 2: Bảng thống kê: Học sinh trả lời Số lượng Tỉ lệ phần trăm A 0 0% B 6 20 % C 24 80 % Qua câu trả lời ta thấy đa số học sinh biết vâng lời, nghe lời cha mẹ, trong đó có một phần nhỏ chưa ý thức được, chưa hiểu được, còn cãi lại cha mẹ mình. Câu 3: Bảng thống kê: Học sinh trả lời Số lượng Tỉ lệ phần trăm A 7 23,4 % B 4 13,3 % C 19 63,3 % Qua câu trả lời của học sinh ta thấy đa số học sinh ngoan, tuy nhiên vẫn còn một số học sinh nói tục, đánh nhau với bạn bè. Câu 4: Bảng thống kê: Học sinh trả lời Số lượng Tỉ lệ phần trăm A 7 23.3 % B 9 30 % C 14 46,7 % D 0 0% Qua câu trả lời này ta thấy học sinh ít làm việc phụ gia đình, tuy nhiên cũng có một số học sinh ngoài việc học tập ra còn dành thời gian phụ gia đình làm một số việc tùy theo khả năng của mình như lặt rau, nấu cơm hay giữ em nhỏ. Câu 5: Bảng thống kê: Học sinh trả lời Số lượng Tỉ lệ phần trăm A 27 90 % B 3 10 % C 0 0% Qua câu trả lời này ta thấy được sự lễ phép của học sinh đối với thầy cô giáo, khi gặp thầy cô giáo biết chào hỏi lễ phép. Câu 6: Bảng thống kê: Học sinh trả lời Số lượng Tỉ lệ phần trăm A 0 0% B 21 70 % C 0 0% D 9 30 % Qua câu trả lời này ta thấy học sinh khi có chuyện buồn thì thường tâm sự với bạn thân của mình hơn với gia đình, thầy cô hay anh chị. Vì lứa tuổi này thường quen bạn cùng trang lứa cho nên có chuyện gì cũng thường tâm sự với bạn mình hơn. Câu 7: Bảng thống kê: Học sinh trả lời Số lượng Tỉ lệ phần trăm A 5 16,7 % B 7 23,3 % C 18 60 % Ta thấy được học sinh biết nghe lời, vâng lời cha mẹ của mình. Bởi vì cha mẹ biết điều gì là tốt, là xấu, và cha mẹ chỉ muốn tốt cho con mình. Tuy nhiên cũng có một số em không nghe lời cha mẹ, cãi lại cha mẹ để đi chơi, thậm chí còn hờn giận khi cha mẹ trách mắn. Câu 8: Bảng thống kê: Học sinh trả lời Số lượng Tỉ lệ phần trăm A 0 0% B 5 16,7 % C 25 83,3 % Ta thấy được ở câu này học sinh ở trường thì lễ phép với thầy cô, ở nhà thì biết vâng lời cha mẹ, trong gia đình các em biết quan tâm, nhân hậu, tốt bụng với những người thân trong gia đình. Câu 9: Qua câu này đa số các học sinh trả lời: Tình bạn có ý nghĩa rất là quan trọng, nếu không có tình bạn thì tuổi học trò sẽ không còn ý nghĩa nữa. Vì có bạn bè các bạn sẽ có thể cùng nhau chia sẻ khi có chuyện buồn, khi gặp khó khăn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập cũng như cùng hưởng những niềm vui. Câu 10: Qua câu trả lời đa số các bậc cha mẹ không nghiêm cấm các em giao tiếp với bạn bè vì có bạn bè thì sẽ giúp đỡ nhau chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn, cùng trao đổi học tập với nhau để cùng tiến bộ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít các bậc cha mẹ không cho con cái mình giao tiếp với bạn bè vì sợ con mình sẽ giao du với bạn xấu sẽ ảnh hưởng đến con mình. Từ việc điều tra ở trên, tôi thấy rèn luyện đạo đức của các em phần lớn là do sự tự ý thức, phần khác nhờ môi trường tự giáo dục tốt tác động nhiều đến các em vì đa số ở trong gia đình các em cũng được giáo dục những thói quen tốt, giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt hằng ngày. Hầu hết các em đều biết lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi, bạn bè thân ái, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, sinh hoạt vui chơi, thân thiện hòa đồng, không có sự phân biệt hay mất đoàn kết. Nhìn chung các em có sự tự ý thức chấp hành nội quy của nhà trường, không đánh lộn, không có nạn nói tục chửi thề, không vi phạm hành vi. Các em đều vâng lời người lớn, biết chào hỏi lễ phép với người lớn, biết nhường nhịn những em nhỏ hơn, các em cũng không phải vất vả phụ giúp gia đình nhiều nữa, thậm chí có em còn không phải phụ giúp việc gì. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I.Kết luận: Đời sống tình cảm có vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội. Nó có tác động quy định toàn bộ đời sống xã hội: cuộc sống, hành vi, quan hệ xã hội của mọi người. Nó góp phần làm nảy sinh tính tích cực thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm. Từ những kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng, do đó người giáo viên phải biết quan tâm học sinh từ đó có thể lôi cuốn học sinh trong hoạt động của mình. Giáo viên vừa nghiêm khắc vừa gần gũi, phải hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá đúng tinh thần, thái độ và tác phong của các em. Từ đó giúp các em ngày càng hoàn thiện hơn, tâm lý của các em đều khác nhau và có những thay đổi theo môi trường và hoàn cảnh sống. Để có thể nắm bắt được tâm lý của từng học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có rất nhiều cố gắng thường xuyên trao dồi đạo đức tác phong nghề nghiệp. II.Kiến nghị: Trong quá trình phấn đấu học tập, giáo viên cần nghiêm khắc nữa đối với một số học sinh, tạo điều kiện cho học sinh vui chơi, tạo ra nhiều nhóm cho học sinh tham gia sinh hoạt với nhau. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng song cũng có những chi tiết có lẽ chưa thật sự sâu sắc và còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, để bài viết này hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO c&d 1.Tâm lý tuổi học trò : nhà xuất bản lao động. 2.Bài giảng tâm lý học :Vũ Thị Phương. DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Nghĩa cụm từ viết tắt TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở GV Giáo viên HS Học sinh Duyệt của hội đồng khoa học cấp trường: Duyệt của PGD-ĐT huyện Cao Lãnh:
Tài liệu đính kèm: