Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng môn Sinh học 9

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng môn Sinh học 9

A . PHẦN MỞ ĐẦU:

I. Lý do chọn đề tài:

 - Sinh học là một môn học giúp học sinh có những hiểu biết khoa học về thế giới sống, kể cả con người trong mối quan hệ với môi trường, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

 - Hiện nay như chúng ta đã biết môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, môi trường bị ô nhiễm gây nên sự biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái, sự ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước ở khắp mọi nơi, đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của nhân loại. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do tiến trình công nghiệp hoá, sự yếu kém về khoa học và quản lý lỏng lẻo việc xử lý các loại chất thải, sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người về việc bảo vệ môi trường.

- Qua tìm hiểu tôi thấy chương trình môn sinh học lớp 9, phần “Sinh vật và Môi trường” là những bài học tốt nhất để lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh cuối cấp THCS và đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này:

 “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TÍCH HỢP KIẾN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN SINH HỌC 9”

 

doc 23 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài.
2
II.Mục đích nghiên cứu đề tài.
2
III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3
IV.Phương pháp nghiên cứu.
3
V.Kế hoạch nghiên cứu.
3
B.PHẦN NỘI DUNG.
I.Cơ sở lý luận.
3
II.Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
4
III.Các giải pháp thực hiện.
7
IV.Kết quả đạt được.
19
V.Bài học kinh nghiệm.
20
C.PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
I.Tổng kết vấn đề.
21
II.Kiến nghị.
21
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÍCH HỢP KIẾN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN SINH HỌC 9
***********
A . PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài:
 	- Sinh học là một môn học giúp học sinh có những hiểu biết khoa học về thế giới sống, kể cả con người trong mối quan hệ với môi trường, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
 	- Hiện nay như chúng ta đã biết môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, môi trường bị ô nhiễm gây nên sự biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái, sự ô nhiễm không khí, đất, nguồn nước ở khắp mọi nơi, đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của nhân loại. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do tiến trình công nghiệp hoá, sự yếu kém về khoa học và quản lý lỏng lẻo việc xử lý các loại chất thải, sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người về việc bảo vệ môi trường. 
- Qua tìm hiểu tôi thấy chương trình môn sinh học lớp 9, phần “Sinh vật và Môi trường” là những bài học tốt nhất để lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh cuối cấp THCS và đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này:
 “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TÍCH HỢP KIẾN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN SINH HỌC 9”
II.Mục đích nghiên cứu đề tài:
 	 - Là giáo viên sinh học, tôi hiểu việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em qua từng tiết dạy mục đích, yêu cầu không thể thiếu trong quá trình dạy học của mình
 - Ngoài những điểm số mà các em đạt được trong các bài kiểm, tôi còn mong muốn ở các em học sinh ý thức tôn trọng môi trường xung quanh sẽ góp phần gìn giữ môi trường xanh – sạch - đẹp. Đó là lí do tại sao giáo dục môi trường được coi là yếu tố chủ chốt trong chương trình giáo dục phổ thông. Lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học là cách tiếp cận hiệu quả nhất nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ có những kiến thức, kĩ năng, thái độ đúng đắn đối với môi trường 
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Là những học sinh lớp 9a1,9a5 của trường THCS Tân Hội Trung
Ở toàn bộ khuôn viên của trường THCS Tân Hội Trung, khu vực chợ ở gần trường, cánh đồng ruộng lúa, con rạch nhỏ ở địa phương
IV.Phương pháp nghiên cứu: 
- Để thực hiện đề tài này tôi dùng các phương pháp như điều tra, phân tích, đối chiếu và so sánh lại các vấn đề đặt ra trước, trong và sau khi thực hiện 
V. Kế hoạch thực hiện:
Đầu học kì II (1/2011) chọn và nghiên cứu đề tài
Trong nữa đầu học kì II năm học 2010-2011 (1- 2/2011) theo dõi, thu thập thông tin về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh qua các bài học
Từ giữa học kì II đến cuối năm học 2010-2011 (3-5/2011),tiến hành áp dụng các kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu lên đối tượng
Đầu năm học 2011-2012 ( 9/2011) đăng kí đề tài
Nữa đầu học kì II năm học 2011-2012 (2 -3/2012), tiến hành viết đề tài và tiếp tục áp dụng cho đối tượng mới để thu thập thông tin thêm
Ngày 10/3/2012 nộp đề tài 
B. PHẦN NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi cung cập các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sinh hoạt sản xuất. Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người, đó không chỉ nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trao dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ
- Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc, được thể hiện qua nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; luật bảo vệ môi trường của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Ngoài ra, thì ở đầu của mỗi năm học đều có các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học do Bộ; Sở; Phòng giáo dục ban hành (số: 5338/BGDĐT-GDTrH; số 691/SGDĐT-GDTrH; số: 395/PGDĐT-THCS), trong văn bản đều có nêu trong giảng dạy môn học giáo viên có nhiệm vụ lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, hệ sinh thái
	- Trong các năm qua giáo viên dạy môn Sinh học cũng đã được tập huấn chuyên môn, dự chuyên đề về tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường
- Một lần nữa cho thấy giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là việc làm cấp bách và thường xuyên cho mỗi giáo viên nói chung và giáo viên Sinh học nói riêng
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
a. Về phía giáo viên:
 	 - Để thực hiện có hiệu quả việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên cần xác định :
+ Mục tiêu tích hợp.
+ Nguyên tắc tích hợp.
+ Nội dung, phương pháp, hình thức tích hợp.
+ Địa chỉ tích hợp.
 	- Tuy nhiên dù tích hợp nội dung nào trong giảng dạy, người giáo viên cũng phải thực hiện nghiêm túc kiến thức cơ bản của môn học, không kéo dài thời gian trên lớp và làm nặng nề giờ học.
 	- Theo cấu trúc chương trình SGK Sinh học THCS nói chung và và sinh học khối 9 nói riêng, phần có liên quan tới môi trường thường đưa vào mục cuối của bài hay chỉ một phần nhỏ trong bài nên người giáo viên thường hay chú tâm vào những nội dung chính của bài, nếu còn thời gian mới liên hệ đến phần cuối hoặc bỏ qua phần liên hệ thực tế cho các em.
 	- Hiện nay đa số giáo viên bỏ qua phần liên hệ thực tế là do một trong các lý do sau:
+ Thời gian không còn đủ.
+ Phần liên hệ được coi là phần phụ.
+ Giáo viên ít có kĩ năng thực tế.
+ Học sinh ít có kiến thức thực tế dẫn đến việc liên hệ cho các em là rất khó khăn...
 - Từ những phân tích ở trên, hầu hết ai cũng nhận ra rằng nếu tình hình này kéo dài, thì học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ quên mất trách nhiệm bảo vệ môi trường của mình. Minh chứng cho điều này là hiện nay các em vẫn còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường như xả rác bừa bãi và thờ ơ trước những hành động gây ô nhiễm môi trường khác....	
 - Một vấn đề đặt ra nữa ở đây là hiện chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Mục đích chính của phương pháp dạy - học là giúp học sinh biết cách tự học, tự thu thập thông tin. Nhưng nếu những bài có nội dung kiến thức thực tế đòi hỏi phải được quan sát trực quan, mà giáo viên chỉ thiết kế theo SGK thì gây cảm giác nhàm chán cho học sinh, vậy đòi hỏi giáo viên phải cập nhật thông tin (ngoài SGK) thường xuyên, áp dụng phương pháp dạy phù hợp thì nội dung bài dạy mới trở nên phong phú, sinh động. Có nghĩa là giáo viên tổ chức cho học sinh cùng nói về môi trường.
b. Về phía học sinh:
 	- Hiện nay đa số học sinh THCS chưa có kỹ năng thu nhận thông tin từ mọi phương tiện ( như xem báo, đài,) làm vốn kiến thức để vận dụng kiến thức thực tế vào bài học. 
- Ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ô nhiễm môi trường, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường.
- Bản thân một số học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường.
- Áp lực học tập cao đối với tất cả các môn học 
- Đời sống kinh tế còn gặp khó khăn 
2. Kết quả thực trạng trên.
- Qua quá trình theo dõi ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trong các bài học Chương I: Sinh vật và Môi trường và chấm các bài thu hoạch trong giờ thực hành (khuôn viên của trường) của bài 45 – 46, trong học kỳ II năm học 2010 - 2011 của 56 học sinh lớp 9a1 và 9a5 của trường THCS Tân Hội Trung, tôi cảm thấy kết quả như sau:
Nữa đầu học kỳ II
Lớp
SS
Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt
Trung bình
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
9a1
30
15
50.0
13
43.3
2
6.7
9a5
26
9
34.6
11
42.3
6
23.1
Tổng
56
24
42.9
24
42.9
8
14.2
Từ kết quả thực trạng trên (ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ở mức độ tốt chưa được 50%), trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã thử nghiệm một số phương pháp dạy học nhằm mục đích tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong thời gian còn lại của năm học. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động dạy và học bộ môn Sinh học 9 tại trường THCS Tân Hội Trung.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Giáo viên cần xác định được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường của môn học:
w Kiến thức : học sinh nắm được
- Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trờng, quan hệ giữa chúng.
Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tái tạo và phát triển bền vững.
Mối quan hệ giữa con người - dân số và môi trường.
Sự ô nhiễm và suy thoái môi trường (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả).
 Các biện pháp bảo vệ môi trường (môi trường ở địa phương, quốc gia, khu vực, toàn cầu).
w Thái độ – Tình cảm :
Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên.
Có tình yêu quê hương, đất nước.
Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh.
Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng động.
Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước, không khí.
Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn lao động.
Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán hành vi gây hại cho môi trường.
w Kĩ năng – Hành vi :
Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường
Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia hoạt động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường , xã hội.
2. Giáo viên cần xác định được mục tiêu bảo vệ môi trường trong từng bài dạy, tiết dạy:
Để xác định mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua một bài, cần tiến hành theo các bước sau :
Rà soát SGK, chọn bài, chọn mục.
Nghiên cứu nội dung giáo dục bảo vệ môi trường hướng dẫn trong sách giáo viên; chuẩn kiến thức, kĩ năng về bài hay mục đã chọn.
Xác định nội dung được tích hợp trong bài học đã chọn.
Cập nhập thông tin giáo dục bảo vệ môi trường có liên quan 
Xác định mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trên cơ sở trả lời các câu hỏi:
Bài này có thể giúp cho học sinh hiểu biết gì về môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường?
Bài học có phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh không? Nếu có thì giáo dục ý thức bảo vệ  ... uý giá, đồng thời là nguyên nhân dẫn tới hạn hán, lũ lụt, xói mòn đấtvà gây mất cân bằng sinh thái trên Trái Đất.
- Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: Hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng?
 Trả lời:
+ Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên ở mức độ phù hợp.
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
+ Trồng cây gây rừng.
+ Phòng chống cháy rừng.
+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.
+ Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường.
4. Tổ chức hoạt động dạy học bằng tìm hiểu thực trạng môi trường ở địa phương:
Các ví dụ:
Bài 45: Thực hành Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật 
- Lựa chọn hình thức quan sát thiên nhiên. Đây là hình thức có nhiều điều kiện thích hợp để giáo dục lòng yêu thiên nhiên và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
 - Khu vực tìm hiểu: Toàn bộ khuôn viên trường và ngoài đồng ruộng
 - Phân lớp thành 6 nhóm, cho các nhóm hs tiến hành quan sát và ghi chép theo yêu cầu SGK ở toàn bộ khuôn viên trường trong tiết học, xong gv yêu cầu các nhóm về nhà quan sát thêm ngoài đồng ruộng của mình
	Ví dụ như học sinh đã quan sát được rất nhiều sinh vật sống trong khu vực đó như: các loại cỏ gà, cỏ bợ, cỏ ba lá, rau má, cây bạch đàn và nhện, kiến, giun đốt, nhái, cóc 
 Các em cũng thấy được rất nhiều địa y trên thân xanh
	- Giáo viên yêu cầu hs trả lời câu hỏi: 
 	+ Số lượng sinh vật đã em quan sát được?
 + Em quan sát thấy có mấy loại môi trường sống?
 + Môi trường sống nào có số lượng sinh vật nhiều nhất? 
 + Môi trường nào ít nhất?
- Giáo viên gợi ý thêm: khi quan sát môi trường, ngoài thấy những sinh vật các em còn thấy gì nữa hay không?
 Các em còn thấy có rất nhiều giấy vụn, vỏ kẹo, túi nilon và rác thải do học sinh ăn qùa vặt vứt qua cửa sổ phòng học; chai thuốc bảo vệ thực vật nằm rải rác ở ruộng lúa. 
 - Yêu cầu học sinh nhận xét sự thay đổi môi trường khu vực đó. (Cỏ bị rác thải lấp lên, không khí có mùi, có nhiều ruồi nhặng). 
 	- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Tác hại của xả rác bừa bãi?
+ Cần làm gì để bảo vệ môi trường tự nhiên?
- Liên hệ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường:
 + Sử dụng giấy viết tiết kiệm, tận dụng cả hai mặt giấy.
 + Bảo vệ sự trong sạch của ao, hồ, ruộng, sân trường, sông ngòi và bãi biễn bằng cách tuyệt đối không vứt rác xuống các thủy vực ấy.
 + Nên sử dụng các loại hàng hóa ít bao bì, giữ và tái sử dụng các loại bao bì chứa hàng cũ
 	+ Phải biết phân loại rác thải khi ta bỏ rác vào thùng
Bài 51-52: Thực Hành: Hệ Sinh Thái
- Giáo viên phân lớp thành 6 nhóm tìm hiểu 1 hệ sinh thái nhỏ như cánh đồng hay khu rừng tràm ( giao nhiệm vụ này ở nhà) dặn kỹ hs không được bắt và giết chết các sinh vật trong khu vực thực hành
- Thông qua đó đến lớp gv yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
- Báo cáo xong gv liên hệ giáo dục môi trường bằng câu hỏi
 + Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hệ sinh thái đã quan sát
 + Hay câu hỏi mở rộng hơn là để bảo vệ hệ sinh thái rừng tràm gáo giồng; vườn quốc gia tràm chim; rừng nhiệt đới
 - Giáo viên cần giúp học sinh làm rõ các ý sau:
 +Số lượng sinh vật trong hệ sinh thái ( nhiều hay ít)
 + Lưới thức ăn trong hệ sinh thái ( so sánh 3 thành phần trong lưới thức ăn )
	 + Các loài có bị đe dọa tiêu diệt không ( nếu có thì sẽ gây ra hiện tượng gì?)
 "Từ đó để học sinh rút ra được biện pháp bảo vệ hệ sinh thái:
Nghiêm cấm chặt phá rừng
Nghiêm cấm săn bắn động vật.
Bảo vệ những loài thực vật và động vật đặc biệt những loài có số lượng ít
Tuyên truyền đến mọi người dân ý thức bảo vệ rừng.
Bài 56 - 57: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương 
 Giáo viên chọn địa điểm ( khu vực chợ, con rạch nhỏ) gần trường sau đó thông báo cho học sinh chuẩn bị về phương tiện, vật dụng cần thiết, hướng dẫn cho học sinh kẻ một số biểu bảng cần thiết như:
Bảng 1:
Nhân tố vô sinh
Nhân tố hữu sinh
Hoạt động của con người trong môi trường.
Bảng 2:
Các nhân tố
gây ô nhiễm
Mức độ ô nhiễm
Nguyên nhân gây ô nhiễm
Đề xuất biện pháp khắc phục
 	Trong quá trình thực hành, bằng kiến thức gắn liền với điều tra thực tế môi trường, tuy ở mức độ nhỏ nhưng học sinh cảm nhận được vai trò của việc bảo vệ môi trường tại địa phương nói riêng và trên toàn cầu nói chung trong giai đoạn hiện nay.
5. Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy:
Bài 62. Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
-Cách tiến hành bài giảng theo SGK, tuy nhiên giáo viên cho học sinh tiếp thu trực tiếp từ một số nội dung cơ bản của “luật bảo vệ môi trường năm 2005 nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” đặc biệt là những nội dung có liên quan đến địa phương đang sinh sống. Từ đó giáo viên hình thành cho học sinh ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi công dân là bảo vệ, phục hồi môi trường sống của chúng ta.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh khối 9 là góp phần hình thành thái độ, hành vi ứng xử, quan niệm đạo đức, ý thức sống có trách nhiệm trước cộng đồng của các em học sinh trước xu thế phát triển của thời đại.
 	- Để giúp học sinh học sinh học tập đạt được mục đích trên, tiếp thu một số kiến thức và phương pháp học tập môn sinh học trong trường THCS, từ chỗ các em chưa biết vận dụng tốt kiến thức của môn học vào trong thực tiễn, chưa có ý thức bảo vệ môi trường đến có ý thức tốt trách nhiệm của mình trước cộng đồng trong việc chung tay bào vệ môi trường - Bảo vệ hành tinh của chúng ta. Trên cơ sở đó nhen nhóm dần cho học sinh lòng ham mê, yêu thích bộ môn - giúp cho thầy, cô giáo nâng cao được hiệu quả giáo dục của mình và định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh khi còn trên ghế nhà trường
 	- Sau khi áp dụng các kinh nghiệm trên tôi đã thống kê lại số học sinh tôi đã dạy và đạt kết quả như sau:
 Cuối học kỳ II:
Lớp
SS
Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Tốt
Trung bình
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
9a1
30
28
93.3
2
6.7
0
0
9a5
26
22
84.6
4
15.4
0
0
Tổng
56
50
89.3
6
10.7
0
0
- Và đến năm học này 2011 – 2012 tôi cũng đang tích cực vận dụng những kinh nghiệm trên cho các lớp 9 tôi đang dạy và thấy khá hiệu quả về ý thức cũng như những hành vi tích cực bảo vệ môi trường nơi ở nói chung và quanh trường học nói riêng nhằm góp phần giữ trường học xanh-sạch-đẹp
V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
	- Để đạt hiệu quả cao trong giáo dục của môn Sinh học nói chung và giáo dục môi trường nói riêng thì người giáo viên phải thường xuyên cập nhật thông tin, kiến thức về lãnh vực môi trường để làm cho bài dạy thêm sinh động, hấp dẫn và thuyết phục hơn.
	- Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, người giáo viên phải làm cho học sinh thấy được kiến thức phải gắn liền với thực tiễn. Vì vậy không những tổ chức cho học sinh tìm hiểu môi trường trên lớp học mà phải còn phải cho học sinh quan sát môi trường thực tế, mà muốn đạt hiệu quả cao thì giáo viên phải đi tiền trạm trước nơi quan sát để tìm hiểu và lên kế hoạch cho cụ thể. 
	- Khi giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh, thì giáo viên yêu cầu các thành viên trong nhóm phải tích cực hoạt động đóng góp ý kiến, vì mục đích của đề tài là mỗi học sinh phải có ý thức tốt trước môi trường.
	- Giáo viên còn có thể cho học sinh chụp hình, quay phim lại những gì trong lúc quan sát môi trường, để cho các em thấy rỏ được nguyên nhân hay hậu quả của ô nhiễm môi trường từ đó các em càng có ý thức bảo vệ môi trường hơn.
	- Khi tích hợp ý thức bảo vệ môi trường, giáo viên cần khẳng định lại bản thân của mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tốt về bảo vệ môi trường từ đó ta có thể định hướng nghề nghiệp cho tương lai học sinh.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
 I.Tổng kết vấn đề:
	- Đứng trước sự biến đổi khí hậu toàn cầu, công tác tuyên truyền giáo dục môi trường là quá trình đã làm thức tỉnh mọi người, đặc biệt là những học sinh hôm nay còn ngồi trên ghế nhà trường có nhận thức đúng về môi trường và ý nghĩa sống còn của việc bảo vệ môi trường, thường xuyên quan tâm đến môi trường, hình thành được các kĩ năng bảo vệ môi trường, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và nhân loại.
	- Qua việc lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong chương trình Sinh vật và Môi trường lớp 9, tôi nhận thấy các em đã:
	 + Nắm được những kiến thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường.
	 + Dần hình thành thói quen và kĩ năng chống ô nhiễm môi trường, giữ cân bằng sinh thái
	 + Tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên.
	 + Đấu tranh chống lại những hành vi phá hoại môi trường, có thái độ tôn trọng thiên nhiên.
	 + Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường sống.
II. Kiến nghị:
- Không chỉ có bộ môn sinh học, mà thấp thoáng trong các môn học trong chương trình giáo dục THCS, đều thấy có thể lồng gép các nội dung giáo dục môi trường, Vì vậy, trong công tác chỉ đạo chuyên môn đề nghị nhà trường phải thể hiện được sự phối hợp thống nhất, đồng bộ giữa môn học về vấn đề giáo dục môi trường.
- Để kỉ niệm Ngày Trái Đất (ngày 22/4), đề nghị liên đội tổ chức Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề trên
- Chú trọng phong trào “Xanh – Sạch - Đẹp” trong các trường học và khu dân cư.
- Đối với giáo viên khi thực hiện giảng dạy phần ô nhiễm môi trường cho tất cả các khối lớp, chúng ta không nên coi là phần phụ mà phải nghiêm túc chuẩn bị nội dung, phương pháp, cập nhập những thông tin sao cho học sinh thấy đây là vấn đề cấp bách của con người trong thế kỷ XXI.
- Nhà trường nên tạo điều kiện cho học sinh cùng giáo viên có được chuyến đi thực tế về môi trường, về hệ sinh thái mang tính chất vừa chơi vừa học
 Đề tài này tôi đã cố gắng trình bày bằng kinh nghiệm của bản thân và từ thực tế song nhất định không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý kiến của các thầy, cô và đồng nghiệp đi trước quan tâm đến vấn đề này nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung và chất lượng bộ môn Sinh học nói riêng cho học sinh lớp 9.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Sinh học 9 – nhà xuất bản giáo dục
Sách giáo viên Sinh học 9 – nhà xuất bản giáo dục
Tài liệu tập huấn giáo dục bảo vệ môi trường môn Sinh học – THCS – nhà xuất bản giáo dục
Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học – THCS – nhà xuất bản giáo dục
Luật Bảo vệ môi trường của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
+ Phần nhận xét của tổ chuyên môn và xác nhận của BGH
	Tân Hội Trung, ngày 10 tháng 3 năm 2012
Người viết
 Nguyễn Quang Minh

Tài liệu đính kèm:

  • docTich hop kien thuc bao ve moi truong gop phan nangcao chat luong mon Sinh hoc 9.doc