Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường THCS

 ĐỀ TÀI :

TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS

 Il /Lý do chọn đề tài:

 Bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển bền vững toàn cầu. Con người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người sẽ không sống nổi nếu thiên nhiên không được bảo vệ. Nói cách khác, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

 Từ những năm gần đây, Nhũng dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngầy một rõ ráng hơn do nhiều nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người. Phải gánh chịu nhiều hậu quả thiên tai gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Chính vì thế, con người quan tâm hơn công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trông thời kì CNH- HĐH. Cũng vậy, Bộ GD& ĐT đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình tích hợp GDMT trong các môn học ở cấp THCS cũng như các cấp học khác.

 Giáo dục môi trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục. Bởi giáo dục môi trường sẽ hình thành và phát triển kĩ năng hành động trong môi trường của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ TÀI :
TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS
 Il /Lý do chọn đề tài:
 Bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển bền vững toàn cầu. Con người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người sẽ không sống nổi nếu thiên nhiên không được bảo vệ. Nói cách khác, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
 Từ những năm gần đây, Nhũng dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngầy một rõ ráng hơn do nhiều nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người. Phải gánh chịu nhiều hậu quả thiên tai gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Chính vì thế, con người quan tâm hơn công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trông thời kì CNH- HĐH. Cũng vậy, Bộ GD& ĐT đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình tích hợp GDMT trong các môn học ở cấp THCS cũng như các cấp học khác.
 Giáo dục môi trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục. Bởi giáo dục môi trường sẽ hình thành và phát triển kĩ năng hành động trong môi trường của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên.
 Để thực hiện nội dung tích hợp GDMT vào môn học, đặc biệt là môn GDCD có hiệu quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có chất lượng giúp học sinh nhận thức tốt vấn đề đặt ra, bài học có tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan toả. Bởi lẽ, đạo đức được hình thành theo những chuẩn mực sống, tuỳ theo lứa tuổi, văn hoá, gia đình, tôn giáo...Ở tuổi 12-15, con người trải qua giai đoạn phát triển tâm lý rất lớn. Chúng ta không chỉ giúp các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng đưa ra và bảo vệ chính kiến của mình về một vấn đề. Trong bất cứ tình huống nào, nếu có đủ thông tin về vấn đề cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ có quyết định đúng đắn, chính xác hơn. Qua nhũng bài học có tích hợp nội dung GDMT,học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với môi trường. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này.
II/Phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
 -Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ của bạn bè đồng nghiệp cùng bộ môn, diều tra mức độ tiếp thu bài của học sinh và việc đánh giá kết quả của từng tiết dạy.
Phương pháp phân tích tổng hợptài liệu qua sách tham khảo qua sách báovà các thông tin có tính thời sụ.
Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
Phương pháp thực hành thực nghiệm qua những tiết dạy học ở các lớp 6,7,8,9. Bản thận tôi đã thực nghiệm và rút ra kinh nghiệm.
 III/Quá trình thực hiện:
1/ Khảo sát thực tế:
Trong cuộc sống cũng như khi dạy học môn GDCD , tôi nhận thấy các em chưa có ý thức về môi trường và sự tác động của con người có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường. Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh tôi thấy chỉ mới 68% các em học sinh hiểu chút ít về môi trường và cuộc sống của con người.
2/ Biện pháp:
 Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đối với con người thì vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm, không chỉ với các lỉnh vực khác của cuộc sống mà lỉnh vực giáo dục cũng góp phần vào bảo vệ môi trường. Học sinh phải hiểu rõ môi trường rất quan trọng đối với chúng ta,để có một cuộc sống bền vững thì con người cần bảo vệ môi trườngvì vạy lồng ghép giáo dục môi trường và các bài giảng môn GDCD ở các trường THCS là rất quan trọng.
3/ Nội dung: Tích hợp GDMT trong dạy học tiết GDCD ở các trường THCS
 Tích hợp GDMT vào bài dạy môn GDCD là quan trọng nhưng không phải bài nào cũng lồng ghép, tích hợp được. Với những bài cần thiết tích hợp thì phải chọn đơn vị kiến thức phù hợp với nội dung bài dạy, không áp đặt, phải có tác dụng giáo dục cao, tránh sự nhàm chán, lặp đi lặp lại. Trong chương trình lớp 7 có nhiều bài cần tích hợp như: Xây đựng gia đình văn hoá, Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, Bảo vệ di sản văn hoá...
 Trong điều kiện về thời gian có hạn, tôi chỉ trao đổi được một vài kinh nghiệm khi thực hiện đưa nội dung tích hợp GDMT vào 1 tiết dạy, ví dụ bài: Bảo vệ di sản văn hoá, cụ thể như sau:
1/Xác đinh nội dung kiến thức cần tích hợp:
 Bảo vệ di sản văn hoá chính là bảo vệ môi trường, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường là sự sống còn của di sản văn hoá. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy nên chọn nội dung tích hợp môi trường vào phần b ( ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá) và phần c ( những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá) là phù hợp.
2/Chuẩn bị : 
 Như chúng tôi đã đặt vấn đề, trong bất cứ tình huống nào, bất cứ một vấn đề nào nếu có đủ thông tin cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ quyết định đúng đắn, chính xác hơn, tác dụng giáo dục sẽ hiệu quả hơn. Cho nên phải chuẩn bị tốt các yêu cầu cần thiết, từ thiết kế bài dạy, tư liệu cho đến sử dụng CNTT. Như thường lệ, để thiết kế bài giảng tốt, chúng tôi có kế hoặch chuẩn bị, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh.
 a. Chuẩn bị của học sinh: 
 Việc chuẩn bị của học sinh là một hình thức nghiên cứu trước bài mới, từ đó các em sẽ nắm bài mới có chất lượng.
 * Giao nhiệm vụ cho từng nhóm tìm tư liệu để tư liệu phong phú và tránh trùng lặp.
 Nhóm 1,2: Tìm những hình ảnh về danh lam thắng cảnh bị ô nhiễm? ( gợi ý một số hình ảnh: một góc rừng Cúc Phương bị chặt phá, Đồ sơn bị ô nhiễm...)
 Nhóm 3,4: Tìm những di tích lịch sử ở Quảng trị bị ô nhiễm và tại sao phải bảo vệ di tích lịch sử cách mạng? (gợi ý một số hình ảnh: di tích lịch sử Thành Cổ Quảng Trị, đôi bờ cầu Hiến Lương,...)
 Nhóm 5,6: Tìm những hình ảnh, tư liệu về di sản văn hoá phi vật thể bị ô nhiễm( gợi ý một số hình ảnh: Hiện tượng móc túi khách du lịch, xuyên tạc làn điệu dân ca...)
 * Giao nhiệm vụ cho cả lớp: Suy ngẫm về những hình ảnh tìm được? Bản thân em đã làm được những việc gì để góp phần bảo vệ di sản văn hoá từ nhận thức, hành động cụ thể trong việc bảo quản môi trường.
 * Tìm đọc: điều 5, điều 6, điều 10, điều 13 luật di sản văn hoá và trả lời câu hỏi: Vì sao Nhà nước ban hành luật di sản văn hoá.
 b. Chuẩn bị của thầy giáo:
 - Tìm tư liệu, hình ảnh về những nội dung như đã giao cho học sinh. Sau đó chọn lọc một số hình ảnh vừa đủ, phù hợp với nội dung bài dạy: chọn 4, 5 hình ảnh về di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể bị ô nhiễm cho học sinh tự suy ngẫm, trình bày trước lớp suỹ nghĩ, chính kiến của mình khi được xem những hình ảnh đó.( Hiện tượng vứt rác bừa bãi trên Sông Hương, móc túi khách du lịch, một góc rừng Cúc Phương bị chặt phá...)
 - Đoạn phim về cuộc chiến đấu bảo vệ thành cổ 81 ngày đêm, phim về Động Phong Nha
 - Nghiên cứu điều 5,6,10,13 luật di sản văn hoá.
 Giáo viên hướng dẫn HS nghiên cứu bài học từ tư liệu, từ hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc: Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản vô giá do thiên nhiên ban tặng, thể hiện môi trưòng trong lành cho nên thu hút khách tham quan du lịch, mang lại giá trị kinh tế lớn, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện để mở rộng quan hệ thực tế. Đồng thời khơi gợi cho các em niềm tự hào về đất nước, về quê hương Quảng trị với truyền thống hào hùng, nơi ghi danh chiến đấu 81 ngày đêm lịch sử chấn động địa cầu. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ di tích lịch sử, biết ngăn chặn những hành vi phá hoại, tạo một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên.
 Từ việc nghiên cứu tìm hiểu di sản văn hoá phi vật thể bị ô nhiễm, GV khắc sâu cho học sinh ý thức bảo tồn, vun đắp, phát triển làm cho nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
 => Qua hướng dẫn tìm hiểu để khẳng định: bảo vệ di sản văn hoá chính là chúng ta đang bảo vệ môi trường.
 - Chọn tình huống phù hợp với tình hình địa phương: Trong một lần các em đi lao động vệ sinh tại khu di tích Thành cổ, một số em tinh nghịch đã bẻ cành cây, trèo lên tưòng thành, vô thức vứt rác trong khuôn viên .. để cho HS trả lời ý: khi chứng kiến cảnh đó em sẽ sử xự như thế nào? Nội dung được lồng ghép tích hợp trong phần c (những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá) liên quan đến bảo vệ môi trường. Đó cũng chính là trách nhiệm của học sinh để góp phần thực hiện cuộc vận động: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 
 * Để có nội dung tích hợp tốt trong việc lồng ghép giáo dục môi trường vào bài dạy, chúng tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau:
 - Thuận lợi:
 Sự quan tâm giúp đỡ của đồng nghiệp, nhà trường, của Phòng giáo dục.
 Giáo viên nhiệt tình yêu nghề, sau các tiết dạy đã tham khảo các ý kiến của tổ chuyên môn để rút kinh nghiệm.
 Các phương tiện thông tin đại chúng đã cung cấp nhiều thông tin, sự kiện về di sản văn hoá và môi trường.
 - Khó khăn: 
 Phải có nhiều thời gian, công sức để tìm tư liệu, như để có được đoạn phim về Thành Cổ 81 ngày đêm, phim Động Phong Nha hay là đoạn phim tài liệu về thông tin về thông tin buôn bán cổ vật thì phải cần rất nhiều thời gian và có sự ủng hộ, giúp đỡ của các đồng nghiệp bạn bè.
 Phương tiện máy móc cho dạy học còn quá khó khăn( một trường/1 máy) thì khó nói được việc thực hiện thường xuyên, cho nên theo việc rèn kĩ năng sử dụng máy của giáo viên cũng có phần hạn chế.
 III/ Kết quả nghiên cứu
 Tích hợp GDMT vào môn giáo dục công dân là vấn đề quan trọng, cần thực hiện nghiêm túc, có chất lượng.
 Để có một giờ dạy tốt, GV và HS phải chuẩn bị chu đáo các khâu cần thiết, người giáo viên phải thực sự trăn trở, gắn trách nhiệm của mình trong mỗi việc làm.
 Bài dạy phải vừa khắc sâu kiến thức vừa có tác dụng giáo dục đạo đức hóc sinh.
Qua quá trình, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục môi trường là rất cần thiết và phù hợp, bởi vì thực trạng hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nhưng vẫn còn nhiều người chưa thực sự quan tâm, hay có người chỉ vì lợi ích riêng mà quên đi trách nhiệm cuộc sống chungc ảu bao người. Vì vậy, đòi hỏi trong chúng ta phải trang bị cho các em những kiến thức về môi trường, phải có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường từ những bài học trong chương trình, từ trong thực tế cuộc sống. Bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hoá là trách nhiệm chung của chúng ta, của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Qua giảng dạy môn GDCD ở trường THCS bằng sự nổv lực học hỏi bằng nhận thức của bản thân, tiếp thu tinh thần đổi mới phương pháp dạy học kết hợp các giờ dạy của bạn bè đồng nghiệpđã giúp tôi thành công trong việc lồng nghép môi trường vào bài dạy.
Kết quả bbộ môngiảng dạy trong năm học 2008-2009 như sau 
Loại giỏi : 55% Khá : 35% Trung bình 10%
IV/ Kết luận:
 Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm của tôi trong quá trình thực hiện “ Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học môn giáo dục công dân”. Hy vọng rằng tôi sẽ nhận được sự góp ý, trao đổi về cách làm, cách thực hiện tốt nhất từ phía đồng nghiệp để tìm được tiếng nói chung, đem lại hiệu quả tốt nhất trong dạy và học môn giáo dục công dân.
 Xin trân trọng cảm ơn !
Kiến nghị: 
 -Đề nghị sở, phòng quan tâm nhiều hơn đến môn học cung cấp thêm nhiều tư liệu dạy học cho môn gdcd.
-Tổ chức nhiều chuyên đề để giáo viên học hỏi thêm về môn học.
-Cung cấp thêm đồ dùng dạy học cho môn gdcd.
 -Cung cấp các văn bản pháp luật mới kịp thời hơn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem GDCD 2009.doc