I. Phần mở dầu:
1.Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài )
Theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo được khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em. Để đạt được mục tiêu này, cần phải thay đổi phương pháp dạy học theo hướng coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Việc khơi dậy niềm đam mê yêu thích môn học cho học sinh là điều hết sức cần thiết mà hoạt động vào bài, khởi động bài học là một hoạt động có thể giúp học sinh thêm phấn chấn tập trung nhiều hơn cho nội dung bài hoc.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Trong thực tế, những hình thức và thủ thuật khởi động bài học có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau. Bằng nhiều hình thức và thủ thuật linh hoạt, giáo viên cùng một lúc gây hứng thú với bài học, ổn định được lớp, kiểm tra, ôn tập lại bài cũ. Đồng thời cũng giúp học sinh chuẩn bị tâm lí và kiến thức cần thiết cho bài mới.
I. Phần mở dầu: 1.Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài ) Theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo được khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em. Để đạt được mục tiêu này, cần phải thay đổi phương pháp dạy học theo hướng coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Việc khơi dậy niềm đam mê yêu thích môn học cho học sinh là điều hết sức cần thiết mà hoạt động vào bài, khởi động bài học là một hoạt động có thể giúp học sinh thêm phấn chấn tập trung nhiều hơn cho nội dung bài hoc. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trong thực tế, những hình thức và thủ thuật khởi động bài học có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau. Bằng nhiều hình thức và thủ thuật linh hoạt, giáo viên cùng một lúc gây hứng thú với bài học, ổn định được lớp, kiểm tra, ôn tập lại bài cũ. Đồng thời cũng giúp học sinh chuẩn bị tâm lí và kiến thức cần thiết cho bài mới. 3. Lịch sử vấn đề: Môn học ngoại ngữ nói chung tiếng Anh nói riêng là một môn học khó thường học sinh ít ham muốn môn học này nhất là đối với học sinh vùng nông thôn nơi có ít điều kiện để giao tiếp. Trường THCS Tân Hội Trung là trường thuộc địa bàn vùng sâu của huyện Cao Lãnh với hầu hết học sinh là con nhà nông điều kiện học tập rất khó khăn. Vì vậy đa số các em rất ngại trong vấn đề giao tiếp bằng tiếng Anh. Với lại đây là môn học mới do một số trường tiểu học trên địa bàn xã không dạy môn Tiếng Anh do không có giáo viên. Từ thực tế đó bản thân có suy nghĩ là làm thế nào để kích thích, tạo sự hưng phấn giúp cho các em vượt qua những e ngại tạo điều kiện để các em giao tiếp nhiều trong các giờ học tiếng Anh. Qua kinh nghiệm thực tế đứng lớp nhiều năm thì Hoạt động khởi đầu cho các tiết dạy là rất quan trọng nhằm để thu hút sự chú ý, gây hứng thú cho học sinh ngay từ lúc bước vào dạy học nhằm tránh làm chán học sinh bằng những chủ đề lý thuyết và máy móc nhằm khuấy động sự tò mò ham hiểu biết tạo bầu không khí thoải mái khi giao tiếp là điều mà bản thân đặc biệt tôi quan tâm. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “ Thực hiện tốt bước Warm up cho các tiết dạy Tiếng Anh ở lớp 6ª5”. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hình thức và thủ thuật khởi động bài học phù hợp với từng nội dung đơn vị của bài học của chương trình tiếng Anh 6. Khách thể nghiên cứu là khả năng tiếp thu và diễn biến học tập của các em học sinh lớp 6A5. b. phạm vi nghiên cứu: b1.Về không gian Không gian nghiên cứu của đề tài là ở bước khởi động bài học của từng tiết học cho lớp 6A5. Giáo viên áp dụng các hình thức và thủ thuật đã nghiên cứu thật linh hoạt và phù hợp với từng tiết học ở lớp 6A5. b2.Về thời gian Thời gian nghiên cứu được thực hiện theo 4 giai đoạn của năm học 2011- 2012. + Giai đoạn 1: Từ đầu năm học đến giữa HKI Thực hiện đều đặn các hình thức và thủ thuật khởi động bài học ở mỗi tiết học + Giai đoạn 2 : Từ giữa HKI đến cuối HKI Tiếp tục nghiên cứu và thực hiện các hình thức và thủ thuật khởi động bài học phù hợp cho từng tiết học. Có sự chú ý quan sát, kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh. + Giai đoạn 3 :Từ đầu HKII đến giữa HKII Tiếp tục thực hiện đề tài, hoàn chỉnh hơn các hoạt động, thủ thuật, theo dõi nhận thức mức tiếp thu của học sinh qua các hình thức thủ thuật hoạt động. + Giai đoạn 4 : Từ giữa HKII đến cuối năm học Áp dụng thành thạo, lưu loát các hình thức, thủ thuật khởi động bi học ở từng tiết dạy. Đầu tư thời gian cho công tác soạn giảng, nghiên cứu tính khả thi của đề tài . Tập trung khảo sát đánh giá chất lượng, nhận thức của học sinh qua áp dụng đề tài. II. Phần nội dung: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp lên lớp nói riêng là việc làm quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện hành đồng thời từng bước nâng cao chất lựơng dạy và học. Để làm được điều đó mỗi người giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo trong từng hoạt động dạy học, trong đó hoạt động khởi động bài học là hoạt động chiếm một phần rất quan trọng trong thành công của một tiết dạy, các hoạt động thởi động bài học cần phù hợp với từng đối tượng, trình độ, nhận thức của học sinh, giúp các em có hứng thú học tập, có đam mê với môn học, tạo khởi đầu tốt cho một tiết học. “Lý luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá trình dạy học mà cả đối với sự phat triển toàn diện, sự hình thành nhân cách của trẻ . Hứng thú là yếu tố dẫn tớí tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý bảo đảm tính tích cực độc lập sáng tạo trong học tập. Ngược lại, phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo có ảnh hưởng đến sự phát triển hứng thú và tự giác. F.Brunơ cho rằng hứng thú nhận thức được hình thành qua việc tổ chức học tập như những hành động khám phá. Theo E.P.Brounovt, “Một niềm hứng thú thực sự biểu hiện ở sự bền bỉ, kiên trì và sáng tạo trong việc hoàn thành các công tác độc lập dài hơn”. Neu học sinh được độc lập quan sát, so sánh, phân tích khái quát hoá các sự kiện hiện tượng thì các em sẽ hiểu sâu sắc và hứng thú bộc lộ rõ”( Trích:Mối quan hệ giữa tích cực học tập và hứng thú nhận thức – Quyển Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS của Bộ Giáo Dục và đào tạo). Để tạo được hứng thú cho học sinh cần phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh. Hay nhất là tổ chức được những tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả thuyết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược các hoạt động có tính thi đua, có đặc điểm của những trò chơi dân gian . Một nội dung quá dễ hoặc quá khó đều không gây được hứng thú. Do đó, cần tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học sinh. Cần biết dẫn dắt để học sinh luôn luôn tìm thấy cái mới, có thể tự lực giành lấy kiến thức, cảm thấy mình mỗi ngày một trưởng thành. Các hình thức và thủ thuật khởi động bài học (warm up) có thể đáp ứng được nhu cầu và hứng thú cho học sinh trong việc chuyển tiếp sang nội dung bài mới. Giáo viên có thể bắt đầu bằng một hoạt động nêu vấn đề và giải quyết vấn đề (problem-solving), hoặc khai thác vốn kiến thức có sẵn của cả lớp về một nội dung có liên quan đến bài củ và bài mới (brainstorming) để gây được sự hứng thú của các em đối với bài học, mặc khác, có thể ổn định được lớp, kiem tra, ôn lại được bài cũ đồng thời giúp học sinh chuẩn bị được tâm lý và kiến thức cần thiết cho bài học mới. Quan trọng hơn đó là việc đánh giá thực chất trình độ nhận thức của học sinh để chủ động lựa chọn những hình thức và thủ thuật khởi động bài học cho thích hợp với từng tiết học, từng lớp học. Nhận thấy vai trò quan trọng của warm up ngay từ đầu những năm cải cách chúng tôi đã thống nhất thiết kế hoạt động warm up cho mỗi tiết dạy tiếng Anh 6. Đây là hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo, vì vậy để phát huy hiệu quả của nó cần có sự đầu tư nghiêm túc của mỗi giáo viên chúng tôi đưa ra một số nguyên tắc khi thiết kế : - Hoạt động warm up của mỗi tiết phải thay đổi về hình thức để phát huy tính sáng tạo của học sinh . (matching, ordering, jumbled words, broker words, crosswords, miming, word guessing, three-cue question ...) - Thời lượng hoạt động không quá 5 phút - Hoạt động thường phải gắn kết với việc dẫn nhập bài, kiểm tra kiến thức cũ. - Hoạt động phải phù hợp với khả năng của học sinh không quá dễ cũng như quá khó. - Hoạt động phải tạo sự hưng phấn thực sự đối với học sinh làm thế nào để tất cả học sinh đều có cơ hội để thể hiện mình. - Trong hoạt động cần tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp, nhóm, đội và có hình thức khuyến khích sự thi đua. Để giải quyết tốt các vấn đề đã nêu cần phải có sự nổ lực của giáo viên và học sinh. 2. Thực trạng của vấn đề: Các hình thức và thủ thuật để khởi động bài học có lẽ đã được nhiều nhà sư phạm chú ý và nghiên cứu sâu. Bản thân tôi chưa từng đọc qua đề tài về các hình thức và thủ thuật để khởi động bài học của bất cứ ai, nhưng qua cc ti liệu bồi dưỡng chuyn mơn v kinh nghiệm giảng dạy các năm học tôi nhận thấy đây là một đề tài rất bổ ích, rất cần nghiên cứu để có được những sáng kiến kinh nghiệm hay nhằm phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học và giúp cho học sinh có nhiều hứng thú học tập, tiếp thu bài học tốt hơn. a. Thực trạng học sinh: Học sinh lớp 6A5 có 38 em, trong đó bao gồm đủ các học sinh từ khá, giỏi đến yếu, kém. Số học sinh khá, giỏi của lớp rất năng động tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tham gia tích cực vào các hoạt động khởi động bài học. Riêng số học sinh yếu, kém lại rất lười học, chưa có khả năng tham gia vào các hoạt động khởi động bài tốt. Nhiều hoạt động khởi động bài học được thực hiện rất tốt ở lớp học này nhưng lại thực hiện rất thụ động ở lớp học khác. Có thủ thuật khởi động tạo nhiều hứng thú cho học sinh khá, giỏi nhưng số học sinh yếu kém lại không đủ khả năng tham gia tích cực. Ngược lại, có nhiều thủ thuật được sự hưởng ứng tích cực của số học sinh yếu kém nhưng lại gây nhàm chán cho số học sinh khá giỏi. Chất lượng thực tế đầu năm của lớp 6A5 : Lớp TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém 6A5 38 5 10 12 10 1 Khi khởi động bài học số học sinh yếu, kém luôn được giáo viên quan tâm, động viên giúp đỡ các em tham gia tích cực vào các hoạt động. b. Thực trạng cơ sở vật chất - đồ dùng dạy học : Trường THCS Tân Hội Trung là trường học được công nhận trường chuẩn quốc gia từ năm học trước, cơ sở trường lớp khang trang, sạch đẹp. Hiện nay trường đã có phòng nghe nhìn, nên giáo viên có thể sử dụng máy chiếu và dạy giáo án điện tử, có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc đổi mới thực hiện nhiều hình thức và thủ thuật khởi động bài học. Đồ dùng dạy học được trang cấp nhiều ở khối 8 và khối 9, tuy nhiên ở khối lớp 6 thì đồ dùng dạy học không có sẵn nên đòi hỏi giáo viên phải tự thiết kế.Tuy nhiên, trường được trang bị bảng từ ở các lớp nên rất thuận tiện cho việc sử dụng đồ dùng dạy học và các thiết bị hỗ trợ khác. Các lớp học khang trang sạch sẽ, dung lượng ánh sáng nhiều, hổ trợ tốt cho việc tiếp thu bài học của học sinh. Bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn cần được khắc phục giải quyết trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài như: + Về học sinh: Mức độ tiếp thu bài học của các em không đồng đều gây khó khăn cho việc chọn lựa các hoạt động thật phù hợp với trình độ của lớp. Đối với hoạt động dễ sẽ gây nhàm chán cho số học sinh khá-giỏi, nhưng các hoạt động khó, nâng cao, các học sinh yếu kém không tiếp thu kịp. Môi trường giao tiếp ngoại ngữ của các em chưa có, các em không có điều kiện thực hành giao tiếp thường xuyên dẫn đến các em e dè ngại nói, ngại thể hiện ý tưở ... i học mới. Bingo: Học sinh nhắc lại khoảng 10 đến 15 từ các em đã học và có liên quan đến bài học mới. Giáo viên viết các từ này lên bảng. Mỗi học sinh chọn 9 từ bất kì trong bảng viết vào một bảng chữ cái. Giáo viên lần lượt đọc các từ nhưng không theo thứ tự. Học sinh đánh dấu vào từ đã chọn trong bảng của mình khi nghe giáo viên đọc từ đó. Học sinh nào có 5 từ liên tục theo hàng ngang, dọc thì sẽ hô to “BINGO” và thắng trò chơi. Ex: Unit 4 – Lesson 2: T elitcits Ss lists number on the board: 6, 8, 12, 20, 52, 100, 200, 32, 41, 400, 17, 25, 60 , 90 , 10. Ss choose 5 numbers from the board. T reads: , 8, 12, 20, 52, 32, 41, , 17, 25, , 90 , 10 ( ghi lai cac số ) 1 2 3 4 5 Noughts and crosses: Giáo viên giải thích với học sinh rằng trò chơi này cũng giống như trò chơi “ca-rô” ở Việt Nam, nhưng chỉ cần ba ô “o” hoặc “x” trong một hàng ngang, dọc hoặc chéo là thắng. Giáo viên kẻ 9 ô trong bảng mỗi ô chứa 1 từ hoặc 1 tranh vẽ, học sinh mỗi đội nếu nói được câu chứa từ hoặc tranh ở ô mình chọn thì đội của học sinh đó làm dấu “o” vào ô đó, đội kia tiếp tục nói được câu chứa từ của ô khác và đánh dấu “x” vào ô đó. Đội nào có được 3 dấu “x” hoặc “o” trong một hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ chiến thắng. Ex: unit 8 – lesson 3 He / drive a car They/ wait for a bus Lan / ride a bike Hoa / walk to school I / learn English She / wait for a train They / ride a motorbike Nam/ go to Ha Noi Ba/ travel by bike Matching: Đây là thủ thuật kết nối giữa hai cột A và cột B. Thủ thuật này có thể dùng nhắc lại nghĩa của một số từ cần thiết hoặc nhắc lại cấu trúc một số câu bằng cách nối một nữa câu với một nữa còn lại. Ex: Unit 4 – lesson 5 Lesson 5 : Matching to get up : đánh răng to brush your teeth : ăn sáng to wash your face : thức dậy to have breafast : đánh răng to go to school : tới lớp to say hello to classmetes. : nói lời chào To go to the classroom : rửa mặt Crossword puzzle: Học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm, sử dụng những gợi ý để tìm ra các từ trong ô chữ. Gợi ý có thể là tranh vẽ, từ đồng nghĩa, từ Tiếng Việt, Ex: unit 6- Lesson 6: a i f f o e c h b g t o a a o t n A r e s t a u r g l e k a y Down : 1. A mechanic works in the 2. A worker work in the .. 3. A teller work in the 4. A receptionist in the Cross: 5. A secretary works in the 6. A water works in the . Ngoài ra giáo viên còn có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác để làm sinh động hơn cho bài giảng của mình như: What and where, slap the board, rubout and remember, survey, snakes and ladders, true/ false statement, picture drill, ordering, pelmanism, mappled dialogue, gap fill, listen and draw, find someone who, dictation, chain game, Theo cá nhân bản thân tôi, thì ngoài những hoạt động kể trên giáo viên cần biến đổi, thêm những trò chơi để không gây tm6 lí nhàm chán cho học sinh mà lại đảm bảo cung cấp nhiều kiến thức và kỹ năng cho học sinh. Sau đây là một số ví dụ: Dạng điền khuyết: Gv thiêt kế bảng phụ như hình minh họa và yêu cầu học sinh điền từ còn thiếu vào ô trống: Loại bỏ chữ cái thừa ( Leave me out): Đây là trò chơi như thi olympic qua mạng. Như hình minh họa từ thừa là “e” học sinh bỏ “ e” sẽ cho từ đúng là “ foot” Chọn thứ tự đúng ( What is order?): GV chia lớp làm 2 đội, cho mỗi đội một số câu đảo vị trí, yêu cầu học sinh sắp xếp theo đúng trật tự. Đội nào đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng. Bắt chuột ( Hang the mouse): Cách chơi tương tự trò hang man * Một số kinh nghiệm khi tổ chức Warm up: Khi tiến hành hoạt động khởi động bài học giáo viên cần chú ý một số điểm sau: - Có thể sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt. - Cần tạo cơ hội cho học sinh hỏi lại giáo viên hoặc hỏi lẫn nhau để gây hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh. - Cho các em hoạt động cặp, nhóm, tạo môi trường thi đua để các em tích cực hoạt động. - Luôn quan tâm đến tâm lý lứa tuổi và sở thích của học sinh để đưa ra những thủ thuật phù hợp. - Cần chú ý thay đổi hình thức khởi động để gây hứng thú cho họcsinh. - Những hoạt động khó đòi hỏi cần có nhiều kiến thức ngôn ngữ giáo viên nên gợi ý cho các em cụ thể, chú ý có đủ các kiến thức khó và dễ để từng đối tượng học sinh đều tích cực tham gia. Quan tâm giúp đỡ số học sinh yếu kém tham gia vào các hoạt động. Qua thăm dò, điều tra các hứng thú của các em học sinh khối 6, các hoạt động gây nhiều hứng thú cho các em là các trò chơi mang tính tập thể, có sự thi đua, nội dung mang tính liên hệ thực tế không xa vời quá tầm suy nghĩ của các em. 2.4 Hiệu quả của SKKN: Qua thời gian quan tâm áp dụng đe tài, các tiết học sôi nổi hẳn lên, học sinh tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài hơn. Số học sinh yếu kém toả ra phấn khởi cùng các bạn tham gia vào các trò chơi tập thể, các hoạt động cặp nhóm. Mặc dù mức độ tiếp thu bài học của các em học sinh lớp 6A5 vẫn chưa đồng đều nhưng ở phần khởi động bài học hầu hết các em đều tích cực tham gia không còn phân biệt học sinh yếu, kém hay học sinh khá, giỏi ở bước hoạt động này. Qua các giai đoạn thực hiện và thử nghiệm các hình thức và thủ thuật khởi động bài học cho học sinh lớp 6A5 kết quả học tập của các em có tiến bộ rõ rệt Kết quả cụ thể như sau : Giai ñoaïn TSHS Gioûi Khaù TB Yeáu Keùm Giöõa HKI 38 2 21 10 4 1 Cuoái HKI 38 2 22 11 3 Đầu HKII 38 6 23 9 Số học sinh khá, giỏi bộ môn của lớp tăng lên rõ rệt các em tích cực học tập hăng say phát biểu xây dựng bài ở các tiết học tiếng Anh. Số học sinh yếu kém của lớp giảm xuống rõ rệt. Theo mức độ học tập của các em, đến cuối năm học lớp 6A5 sẽ không có học sinh kém bộ môn. III. Kết luận: 1. Tổng kết: Để áp dụng tốt “Hoạt động Warm up cho các tiết dạy chương trình Tiếng Anh 6” giáo viên cần phải đầu tư để chọn lọc hình thức tổ chức, nội dung thích hợp cho từng tiết dạy để phát huy tính sáng tạo của học sinh. Giáo viên phải lưu ý đến thời gian tổ chức hoạt động để thiết kế sao cho sinh động mà không quá dài. Hoạt động thường phải gắn kết với việc dẫn nhập bài, kiểm tra kiến thức cũ của học sinh phù hợp với khả năng của học sinh không quá dễ cũng như quá khó. Phải tạo sự hưng phấn thực sự đối với học sinh để tất cả học sinh đều có thể tham gia. Trong hoạt động cần tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp, nhóm, đội và có hình thức khuyến khích sự thi đua. Giáo viên cần lưu ý tạo cơ hội để học sinh phát huy hết các kĩ năng nghe, nói, đoc, viết . Đồ dùng trong các hoạt động Warm up cần phải có chất liệu tốt để sử dụng được nhiều lớp, nhiều năm (đối với một số loại ) như tranh vẽ, vật thật, bảng phụ vv... Theo cá nhân tôi việc sử dụng sáng kiến “Hoạt động Warm up cho tiết dạy trong chương trình” không chỉ dừng lại đối với học sinh khối 6 mà còn có thể mở rộng đối với tất cả học sinh các khối. Giáo viên có thể cùng nhau thiết kế, góp ý để tạo ra được những giáo án tốt. Qua một năm giảng dạy chúng tôi thấy áp dụng sáng kiến “Hoạt động Warm up cho các tiết dạy Tiếng Anh lớp 6” đã đem lại nhiều lợi ích đối với học sinh, các em năng động hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết được nâng cao. Các em thật sự thoát khỏi sự e ngại và rất hứng thú đối với việc học Tiếng Anh. Trong thời gian tới bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện các hoạt động Warm up cho chương trình Tiếng Anh lớp 7, 8, 9 ( nếu được phân công) và bản thân tôi tin điều này sẽ mang lại hiệu quả cao. 2. Bài học kinh nghiệm: - Bước khởi động bài học (warm-up) thực sự là một bước quan trọng để tạo cho học sinh hứng thú học tập và sẵn sàng tâm lí cho bài học mới - Giáo viên cần dành nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu soạn giảng để soạn ra các hình thức và thủ thuật khởi động bài học thật phù hợp với từng nội dung bài học, thích hợp với kỉ năng của từng tiết học yu cầu. - Hình thức khởi động bài học cần chú ý tạo không khí thoải mái cho học sinh hoạt động tích cực. Các thủ thuật nên thể hiện dưới dạng các trị chơi (game) mang tính thi đua tập thể để học sinh phấn đấu thi đua với các bạn và cảm thấy phấn khởi tích cực hoạt động để dành được phần thắng. - Giáo viên nên có biểu hiện khen ngợi thành tích của các em hoặc chuẩn bị một vài món quà nhỏ tượng trưng khen thưởng khi các em có được phần thắng. Đồng thời giáo viên cần giáo dục các em tính thi đua lành mạnh, có tinh thần cùng động viên cổ vũ bạn khi bạn đạt thành tích , tránh thi đua dẫn đến ganh đua , ghen ghét , đố kị nhau. - Giáo viên cần tổ chức hoạt động nghiêm túc tránh gây ồn ào, hạn chế sự phấn chấn quá mức của các em dẫn đến việc ảnh hưởng các giờ học của các lớp bên cạnh. Sự phấn chấn quá mức cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học tiếp theo của các em. - Một số trường hợp giáo viên có thể hướng dẫn về nhà cho học sinh chuẩn bị trước để các hình thức v thủ thuật khởi động bài học được tiến hành nhanh, đảm bảo thời gian. VD : Giáo viên có ý định cho học sinh chơi “Braistorm “ về các cách học tiếng Anh, vậy cuối tiết học trước giáo viên nên yêu cầu học sinh tìm ý ở nhà về các cách giúp học tốt tiếng Anh để khi thực hiện các em có nhiều ý đưa ra hơn. - Giáo viên cần chuẩn bị tranh ảnh, vật thật minh hoạ để các hình thức hoạt động thêm phong phú. Thường xuyên tham khảo thêm các loại sách, tài liệu để có thêm những hình thức và thủ thuật hay cho hoạt động khởi động bài học. Trao đổi, lấy ý kiến từ các anh em đồng nghiệp để được đóng góp thêm cho việc thiết kế các hoạt động và thủ thuật phù hợp khởi động bài học. - Trong tiết dạy giáo án điện tử cần sưu tầm nhiều tranh ảnh ngoài sách giáo khoa nhằm tạo cho học sinh nhiều hứng thú và có kiến thức rộng hơn, hoạt động trong tiết dạy giáo án điện tử cần chèn thêm âm thanh cho đồng hồ tính giờ để vừa đảm bảo thời gian vừa tạo được không khí sôi động cho khởi động tốt cho tiết học. Nếu có thể giáo viên nên sưu tầm thêm những đoạn phim có liên quan đến nội dung bài học để trình chiếu và kết hợp với thủ thuật “chatting” để khởi động cho một số bài học. Tân Hội Trung Ngày 10 tháng 3 năm 2012 Tác giả Nguyễn Khánh Toàn Đánh giá của hội đồng khoa học nhà trường a. Ưu điểm: b.Hạn chế: Chủ tịch HĐKH Tài liệu tham khảo: 1. Tiếng Anh 6 ( Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hạnh Dung ) Nhà xuất bản giáo dục 2. Teaching English ( Adrian Roff ) – Cambridge University Press in association with the Britist Council . 3. Teaching and Learning vocabulary ( I. S . P Nation ) 4. Bài soạn Tiếng Anh THCS lớp 6 ( Vĩnh Bá, Trịnh Thị Phương Thảo ) Nhà xuất bản giáo dục . 5. Bài tập Tiếng Anh 6( Nguyễn Thị Hạnh Dung - Đặng Văn Hùng ) 6. Bài tập thực hành Tiếng Anh 6 ( Vĩnh Bá - Cẩm Hoàn ) Nhà xuất bản giáo dục. 7. Bài tập Tiếng Anh 6 ( Mai Lan Hương ) Nhà XBB Thành Phố Hồ Chí Minh. 8. Ngữ Pháp & BT nâng cao Tiếng Anh 6 ( Vĩnh Bá – Hoàng Vân ) NXB Giáo dục
Tài liệu đính kèm: