Sáng kiến kinh nghiệm Tạo sân chơi để học sinh giảm vi phạm nội qui, kỷ luật

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo sân chơi để học sinh giảm vi phạm nội qui, kỷ luật

A. PHẦN MỞ ĐẦU :

 I/.Lí do chọn đề tài:

Trong nhà trường phổ thông, ngoài việc tạo điều kiện tốt nhất cho việc giảng dạy để học sinh tiếp thu tốt kiến thức, học tập tốt các môn văn hóa thì việc tạo cho các em có được nơi vui đùa, sinh hoạt thuận tiện, thoải mái sau những giờ học tập căng thẳng, mệt mỏi, giúp các em có được những buổi sinh hoạt tập thể vui tươi lành mạnh để GD học sinh, hướng các em vào những việc làm tốt đẹp, có ich, phát triển nhân cách, tâm hồn cũng hết sức quan trọng và cần thiết.

Trường THCS Bình Thạnh là một trường vùng sâu thuộc huyện Cao Lãnh được xây dựng từ năm 1990. Do tình hình kinh tế, xã hội của huyện nhà còn khó khăn, nên trường cũng chưa được cải tạo, đầu tư xây dựng thêm cho xứng tầm với sự phát triển chung của địa phương và chưa tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động giáo dục của nhà trường. Diện tích sân chơi của học sinh còn rất thiếu thốn, chật hẹp, nhà trường không tổ chức được các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh để GD học sinh, không có sân chơi để các em vui chơi, thư giãn sau những buổi học căng thẳng, mệt mỏi.

Trước tình hình đó bản thân suy nghỉ làm thế nào có được sân bãi thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động GD của nhà trường, tạo được sân chơi cho hs để giúp các em có được nơi vui chơi, sinh hoạt thoải mái thỏa mãn sự tinh nghịch, hiếu động của các em, góp phần làm giảm các vụ việc vi phạm nội qui, kỉ luật của học sinh.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo sân chơi để học sinh giảm vi phạm nội qui, kỷ luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠO SÂN CHƠI
ĐỂ HỌC SINH GIẢM VI PHẠM NỘI QUI- KỶ LUẬT
A. PHẦN MỞ ĐẦU :
 I/.Lí do chọn đề tài:
Trong nhà trường phổ thông, ngoài việc tạo điều kiện tốt nhất cho việc giảng dạy để học sinh tiếp thu tốt kiến thức, học tập tốt các môn văn hóa thì việc tạo cho các em có được nơi vui đùa, sinh hoạt thuận tiện, thoải mái sau những giờ học tập căng thẳng, mệt mỏi, giúp các em có được những buổi sinh hoạt tập thể vui tươi lành mạnh để GD học sinh, hướng các em vào những việc làm tốt đẹp, có ich, phát triển nhân cách, tâm hồn cũng hết sức quan trọng và cần thiết.
Trường THCS Bình Thạnh là một trường vùng sâu thuộc huyện Cao Lãnh được xây dựng từ năm 1990. Do tình hình kinh tế, xã hội của huyện nhà còn khó khăn, nên trường cũng chưa được cải tạo, đầu tư xây dựng thêm cho xứng tầm với sự phát triển chung của địa phương và chưa tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động giáo dục của nhà trường. Diện tích sân chơi của học sinh còn rất thiếu thốn, chật hẹp, nhà trường không tổ chức được các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh để GD học sinh, không có sân chơi để các em vui chơi, thư giãn sau những buổi học căng thẳng, mệt mỏi.
Trước tình hình đó bản thân suy nghỉ làm thế nào có được sân bãi thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động GD của nhà trường, tạo được sân chơi cho hs để giúp các em có được nơi vui chơi, sinh hoạt thoải mái thỏa mãn sự tinh nghịch, hiếu động của các em, góp phần làm giảm các vụ việc vi phạm nội qui, kỉ luật của học sinh. 
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
Mục đích:
 Tăng cường CSVC của nhà trường nhất là sân bãi cho học sinh học tập. vui chơi, tổ chức các hoạt động GD để nâng cao chất lượng học tập của học sinh nhà trường.
Tạo sân chơi cho học sinh sau những giờ học tập căng thẳng, thỏa mãn tâm lí hiếu động, nhu cầu vui chơi của học sinh để học sinh học tập tốt hơn, có sân chơi lành mạnh để học sinh giảm vi phạm nội qui, kỉ luật.
2.Phương pháp :
 - Quan sát, tìm hiểu.
 - Phân tích, đánh giá.
 - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
 III. Giới hạn của đề tài : 
 Đề tài thống kê tình hình vi phạm nội qui, kỉ luật của học sinh trong các năm học 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra các giải pháp làm giảm số vụ việc vi phạm nội qui, kỉ luật của học sinh. Trong đó giải pháp chủ yếu: tạo sân chơi cho học sinh, hướng hoc sinh vào những hoạt động lành mạnh bổ ích, để góp phần làm giảm tình hình học sinh vi phạm nội qui, kỉ luật nhà trường
IV. Kế hoạch thực hiện :
 Đề tài được thực hiện trong năm 2011 và 2012.
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh, điều kiện CSVC sân bãi trường THCS Bình Thạnh.
B.NỘI DUNG :
I .Cơ sở lý luận:
Luật giáo dục của nước ta đã qui định rỏ mục tiêu giáo dục: “ Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp,hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân”
Năm 2008, Bộ GD&ĐT phát động “ phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong đó có nội dung xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp, an toàn, tổ chức cho học sinh những hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh cũng là nội dung phong trào này hướng tới.
Chủ trương của các cấp lãnh đạo và địa phương là thực hiện vận động quỹ XHHGD để tăng cường CSVC cho nhà trường làm nhà trường càng khang trang, sạch đẹp, tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động giáo dục thực hiện được mục tiêu GD toàn diện học sinh.
 II.Cơ sở thực tiễn:
Khi hoán đổi cơ sở giữa trường THCS Bình Thạnh và trường TH Bình Thạnh 3 năm 2000, thay đổi diện tích của nhà trường là 2655m2. Sân trường vốn đã chật hẹp đối vói số học sinh của nhà trường. Do việc mở rộng đường giao thông của địa phương nên sân trường càng bị thu hẹp chỉ còn khoảng 800m2 với hơn 1000 học sinh ( vào các năm học 2005-2006; 2006-2007; 2007-2008) và thường xuyên bị nước ngập, sình lầy trơn trợt, khi trời mưa học sinh không học được thể dục ngoài trời, không có chổ để vui chơi sinh hoạt. Năm 2005 chính quyền địa phương mua thêm hơn 11.000m2 nâng diện tích nhà trường lên 13.994m2 nhưng chưa được đầu tư san lấp( đất mua mở rộng thêm là đất vườn và ruộng lát) nên chưa sử dụng được và không mở rộng được sân chơi cho học sinh do kinh phí san lấp quá lớn nhà trường không có khả năng thục hiện. 
Học sinh THCS đang ở lứa tuổi hiếu động, tinh nghịch trong những giờ ra chơi bị gò bó trong không gian chật hẹp, đông đúc( nhất là lúc trời mưa học sinh không ra sân chơi được) nên thường hay chọc phá bạn bè gây nên mâu thuẫn gây gỗ, đánh nhau hay nghịch phá CSVC, cây cảnh nhà trường,dẫn đến việc học sinh vi phạm nội qui, kỉ luật.
Không có sân bãi nên nhà trường không có điều kiện tổ chức các hoạt động GD học sinh, học sinh ít được tham gia, tổ chức các trò chơi lành mạnh, bổ ích làm cho các em không thoải mái về tâm lý sau những giờ học tập căng thẳng.
III. Thực trạng , mâu thuẫn :
Trong các năm học 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010 tình hình học sinh vi phạm nội qui, kỉ luật nhà trường diễn ra khá nhiều và đa dạng hình thức: gây gỗ, đánh nhau, phá hoại tài sản nhà trường ( chạy giỡn trên bàn ghế, bẻ phá cây cảnh, chọc phá bạn,) mất trật tự trong giờ học, cúp tiết, trốn học,
Qua ghi nhận của TPT Đội, giáo viên trực hàng ngày vào sổ ghi nhận tình hình học sinh vi phạm cụ thể như sau:
Năm học 2007-2008 :152 vụ việc
Năm học 2008-2009 :164 vụ việc
Năm học 2009-2010 : 158 vụ việc
Năm học 2010- 2011 : 115 vụ việc
 *Nguyên nhân:
- Học sinh mất căn bản học yếu kém nên bản thân không chịu học, quậy phá, cúp tiết.
- Công tác chủ nhiệm của một số giáo viên chủ nhiệm còn chưa tốt do năng lực giáo viên, do công tác phối hợp chưa tốt, chưa xử lý các vi phạm của học sinh kịp thời.
- Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thiếu niên tinh nghịch, hiếu động.
- Và theo tôi còn một nguyên nhân nữa là: không gian sân chơi chật hẹp, không thỏa mãn được tính tinh nghịch, hiếu động của học sinh nhà trường, học sinh bị gò bó, không có nơi, có chỗ để chơi, để nô đùa, không biết làm gì sau những tiết học, buổi học, không được tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích nên các em có những hành động việc làm không chuẩn, không đúng dẫn tới việc vi phạm nôi qui, kỉ luật.
IV. Các giải pháp thực hiện trong thời gian qua:
Trước tình hình khó khăn thiếu thốn về CSVC và tình hình học sinh của nhà trường vi phạm nội qui, kỉ luật nhiều trong thời gian qua, tôi chỉ đạo thực hiện một số giải pháp sau đây:
Tăng cường công tác chủ nhiệm, đặc biệt là công tác tiếp xúc (đến gia đình hoặc mời PHHS đến trường) ít nhất 04 gia đình học sinh yếu kém thường xuyên vi phạm nội qui, kỉ luật nhà trường/tháng.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an xã Bình Thạnh trong việc đảm bảo an ninh trật tự trong trường học, giải quyết dứt điểm các vụ việc đánh nhau có liên quan đến học sinh và thanh thiếu niên bên ngoài.
Tiếp tục phân công giáo viên trực kết hợp với đội cờ đỏ học sinh, để kiểm tra xử lý các vi phạm của học sinh hằng ngày.
Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, kỷ năng sống, việc chấp hành nội qui kỉ luật của học sinh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, SHCN , hoạt động NGLL , các môn học, các hoạt động tập thể(vì thực tế cho thấy có một bộ phận giáo viên chủ nhiệm chỉ xử phạt, kiểm điểm học sinh mà xem nhẹ công tác giáo dục nhận thức học sinh).
Vận động quỹ XHHGD để san lấp ruộng lát tạo thêm sân chơi với diện tích gần 1000m2 làm sân học thể dục để học sinh vui chơi, sinh hoạtcó được sân chơi này học sinh rất ham thích và tổ chức được nhiều trò chơi: đánh bóng chuyền, đá bóng, đùa nghịch với nhau.
Bằng quỹ XHHGD nhà trường đã lót được hơn: 8000m2 sân dal,gạch tạo điều kiện cho các em có sân chơi ngay trong những ngày mưa bão không bị ngập nước, trơn trợt như trước kia.Ngoài ra, nhà trường mua sắm thêm dụng cụ học tập và vui chơi cho học sinh: cờ vua, cờ tướng, cầu, lưới bóng chuyền, lưới đá cầu, bóngmua sắm thêm nhiều ghế đá, để dọc hành lang các phòng học, dưới các bóng cây để học sinh có chỗ trò chuyện,đọc sách, báo, chơi cờkhi rỗi rãnh. Việc làm này rất được CMHS và học sinh đồng tình, hưởng ứng. Học sinh có thể chơi đùa,sinh hoạt trong giờ ra chơi, nhà trường cũng có điều kiện tổ chức được nhiều hoạt động vui chơi tập thể, hoạt động ngoại khóa để GD học sinh, đã tạo được niềm vui cho học sinh khi đến trường, tình hình học sinh vi phạm nội qui kỷ luật giảm hơn.
Để góp phần thực hiện nội dung “phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tôi chỉ đạo TPT Đội mua sơn về kẻ trên sân đal các ô, hình trò chơi để học sinh tham gia các trò chơi tập thể, trò chơi dân gian: ô cờ nhào, trò chơi lò cò, chơi keo, sân đá cầu, cầu lông,có được các ô hình vẽ trò chơi trên mặt sân học sinh tham gia vui chơi rất tích cực và phấn khởi.
V. Kết quả đạt được:
Thực hiện các giải pháp trên cái được trước nhất là khung cảnh nhà trường khang trang hơn trước, sân bãi phục vụ học tập, vui chơi học sinh cải thiện tạo điều kiện cho học sinh vui chơi, học tập tốt hơn: sân trường đường đi nội bộ được đal hóa tổng diện tích hơn 800m2, khu còn được san lấp cát, trồng cỏ khoảng 1200m2 cũng là nơi học sinh ưa thích đến vui chơi, trang bị được 30 ghế đá và nhiều dụng cụ TDTT để học sinh học tập môn TD và vui chơi.
Nhà trường đã thực sự làm được việc mang lại niềm vui cho học sinh. Nhìn thấy học sinh vui đùa, chơi đá cầu, đá bóng, tụm năm, tụm ba chơi đá cầu, đánh cờ, nhảy lò cò,trong giờ ra chơi, nghỉ tiết hay đầu mỗi buổi học, tập thể đơn vị nhà trường cảm thấy rất hạnh phúc. 
Chính những hoạt động này làm cho học sinh thoải mái hơn, giải tỏa tâm lý căng thẳng, năng động hơn trong học tập, giảm đi các hành động, việc làm, những trò nghịch phá vô bổ, ảnh hưởng đến bạn bè, lớp học, nhà trường.
- Qua điều tra, thống kê khi nhà trường thực hiện việc tạo sân bãi, điều kiện cho học sinh vui chơi, tình hình vi phạm nội qui, kỷ luật của học sinh trong năm học 2010- 2011 và năm học 2011-2012 giảm đáng kể:
Năm học: 2010-2011: 115 vụ việc.
Năm học 2011-2012, tới thời điểm hiện nay là 93 vụ. Đặc biệt là tình trạng học sinh cúp tiết, trốn học, đánh nhau giảm nhiều.
C. KẾT LUẬN :
 I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác :
 Đề tài được thực hiện tạo thêm được sân chơi, bãi tập cho học sinh giúp vấn đề học tập môn TD và việc tổ chức các hoạt động GD ngoài trời thuận lợi làm giảm áp lực cho công tác quản lí.
Đề tài làm giảm các vụ việc vi phạm nội qui, kỉ luật của học sinh tạo thuận lợi cho công tác chủ nhiệm, tăng cường hiệu quả công tác quản lí.
 II. Khả năng áp dụng :
 Đề tài có thể áp dụng trong nhiều năm, nhiều trường nhất là đối với các trường còn yếu về CSVC. Vì tăng cường và hoàn thiện CSVC nhà trường là một trong những mục đích mà lãnh đạo trường nào cũng hướng tới.
 VIII. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển :
 Qua việc làm trên,( dù mang lại kết quả khiêm tốn) nhưng bản thân rút ra một số kinh nghiệm sau:
CBQL phải nhiệt tình,tâm huyết, hết lòng vì học sinh, vì nhà trường.
Phải được sự đồng tình, ủng hộ của tập thể CB-GV-NV trường và CMHS, HS.
Phải xem trọng công tác giáo dục đạo đức, nhận thức cho học sinh: phải kiên nhẫn dạy bảo các em, động viên khuyến khích những việc làm tốt.
Phải bám vào cơ sở, thực tế, tìm hiểu được tâm tư nguyện vọng của học sinh, phải hiểu được học sinh, để có những biện pháp, cách thức GD phù hợp.
Phải kiên trì trong công tác vận động CMHS.
Đề tài nầy bản thân còn thực hiện trong vài năm tới khi CSVC còn chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh.
 Lời kết :
Vấn đề bản thân suy nghĩ và thực hiện không phải là mới lạ, không lớn lao như những đồng nghiệp trường bạn nhưng thật sự cần thiết và hữu ích cho đơn vị trường THCS Bình Thạnh. Vì hiện nay cái khó khăn lớn nhất của đơn vị là cơ sở vật chất được xây dựng không đồng bộ đã xuống cấp, thiếu nhiều công trình phụ trợ, nhưng chưa được đâù tư cải tạo, xây dựng kịp thời gây khó khăn cho hoạt động giáo dục của nhà trường.
Nhưng dưới sự cố gắng của bản thân và tập thể cán bộ giáo viên nhà trường, sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể là địa phương, sự đồng tình ủng hộ của CMHS. Cơ sở vật chất dần cải thiện phục vụ tốt cho nhu cầu học tập,sinh hoạt của học sinh.
Từ việc tạo được sân chơi cho học sinh, giúp các em có những hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích và thư giản sau tiết học mệt mỏi, đáp ứng được nhu cầu vui chơi của tuổi thơ, của học sinh, mang lại hiệu quả giáo dục cho nhà trường: tình hình học sinh vi phạm đã giảm hẳn. Kết quả chưa thật sự như mong muốn của bản thân tôi và tập thể CB-GV-NV học sinh, trong thời gian tới bản thân và tập thể giáo viên sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để thực sự nhà trường THCS Bình Thạnh là một môi trường tốt để học sinh học tập, vui chơi, rèn luyện đạo đức, nhân cách.
IV. Đề xuất, kiến nghị :
 Đề nghị các cấp lãnh đạo xem xét đầu tư xây dựng CSVC nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học.
Bình Thạnh, ngày 28 tháng 02 năm 2012
 Người thực hiện
 PHAN HỒNG VIỆT
- Ý kiến của HĐKH cấp trường
- Ý kiến của HĐKH cấp trên
MỤC LỤC
PHẦN
Số trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
 II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
 III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
2
 IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
2
B. NỘI DUNG
2
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2
 III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN
3
 IV. CÁC GIẢI PHÁP
4
 V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
5
C. KẾT LUẬN
5
 I. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
5
 II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
5
 III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN
6
 IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
6
 MỤC LỤC
7

Tài liệu đính kèm:

  • docTAO SAN CHOI DE HOC SINH GIAM VI PHAM NOI QUI KYLUAT.doc