PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, việc cải tiến phương pháp dạy học với phương châm “ lấy học sinh làm trung tâm ” là vấn đề đang được xã hội quan tâm. Làm thế nào để phát huy tốt phương châm trên ?
Muốn học sinh yêu thích môn học của mình là điều rất khó nói. Nhưng chúng ta không thể không nói đến cái hay của môn học đó đặc biệt là môn Ngữ văn đầy tình cảm, hình ảnh màu sắc và âm điệu Song môn Ngữ văn là môn học rất gần gũi học sinh, chúng ta cần phải làm như thế nào dể thuyết phục người khác tin điều đó là đúng và đồng thời phát huy hơn nữa tính tích cực, vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh?
Thực tế cho thấy học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng nói và viết. Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng bài làm văn. Có thể nói, việc khắc phục nhược điểm này là biện pháp cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn trong nhà trường. Do đó, bản thân nhận thấy cần phát huy tính tích cực, tự học của học sinh ở nhà bằng cách tăng cường giao bài tập ở nhà (với những kiến thức thật cơ bản) dưới sự hướng dẫn và kiểm tra của giáo viên thì mới có thể làm tăng kết quả học tập của học sinh .
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAO LÃNH TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN ĐỪNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TĂNG CƯỜNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN ĐỪNG Người thực hiện Trần Thị Bé Một Giáo viên Tổ Văn – GDCD Trường THCS Nguyễn Văn Đừng Tháng 3 năm 2012 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 3 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 3 1. Cơ cở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn Chương 2. Thực trạng, giải pháp 3 1. Thực trạng vấn đề 3 2. Một số giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua 4 2.1.Giáo dục học sinh ý thức học tập 4 2.2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 4 2.2.1. Những điều kiện cần thiết để có thể tự học ở nhà 4 2.2.2. Hướng dẫn thực hiện 6 2.2.2.1. Hướng dẫn hoạt động học của trò 2.2.2.2. Cách thức thực hiện của giáo viên 2.3. Một số yêu cầu khi thực hiện các giải pháp 8 2.3.1. Tranh thủ sự hỗ trợ của Lãnh đạo trường 2.3.2. Thực hiện từng bước, tránh cầu toàn 2.3.3. Giáo viên cần khích lệ, động viên khen kịp thời 2.3.4. Nghệ thuật sư phạm 3. Kết quả đạt được trong năm qua do thực hiện đề tài 9 PHẦN KẾT LUẬN 10 I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác 10 II. Khả năng áp dụng 10 III. Kinh nghiệm đã thực hiện trong thời gian qua 10 IV. Đề xuất, kiến nghị 11 Đối với giáo viên chủ nhiệm Đối với tổ bộ môn DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI CAM ĐOAN Đề tài là kết quả quá trình giảng dạy tại trường THCS Nguyễn Văn Đừng. Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được nêu trong đề tài là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Tác giả Trần Thị Bé Một PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, việc cải tiến phương pháp dạy học với phương châm “ lấy học sinh làm trung tâm ” là vấn đề đang được xã hội quan tâm. Làm thế nào để phát huy tốt phương châm trên ? Muốn học sinh yêu thích môn học của mình là điều rất khó nói. Nhưng chúng ta không thể không nói đến cái hay của môn học đó đặc biệt là môn Ngữ văn đầy tình cảm, hình ảnh màu sắc và âm điệuSong môn Ngữ văn là môn học rất gần gũi học sinh, chúng ta cần phải làm như thế nào dể thuyết phục người khác tin điều đó là đúng và đồng thời phát huy hơn nữa tính tích cực, vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh? Thực tế cho thấy học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng nói và viết. Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng bài làm văn. Có thể nói, việc khắc phục nhược điểm này là biện pháp cần thiết góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn trong nhà trường. Do đó, bản thân nhận thấy cần phát huy tính tích cực, tự học của học sinh ở nhà bằng cách tăng cường giao bài tập ở nhà (với những kiến thức thật cơ bản) dưới sự hướng dẫn và kiểm tra của giáo viên thì mới có thể làm tăng kết quả học tập của học sinh . 2. Mục đích của đề tài Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và chất lượng bộ môn Ngữ văn nói riêng, cần có một số giải pháp cụ thể nhằm giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn, thiết nghĩ đề tài “Tăng cường hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ Văn lớp 8 trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Đừng” góp phần nâng chất lượng bộ môn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 8 nên phạm vi nghiên cứu của đề tài này là kỹ năng thực hành của học sinh các lớp 8a1, 8a3. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài này là khảo sát, điều tra, nghiên cứu và kiểm tra từ thực tiễn. Từ đó điều chỉnh, uốn nắn, giúp học sinh dần rèn luyện ý thức tự chuẩn bị bài và kỹ năng thực hành. 5. Cấu trúc đề tài PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Mục tiêu của đề tài Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Cấu trúc đề tài PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn Chương 2. Thực trạng, biện pháp, giải pháp Thực trạng vấn đề Một số giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua Kết quả đạt được trong năm qua khi thực hiện đề tài PHẦN KẾT LUẬN 6. Kế hoạch nghiên cứu - Chọn đề tài, lập đề cương. - Thu thập tư liệu, nghiên cứu các vấn đề lý luận. - Thâm nhập, khảo sát thực tế và hoàn thành đề tài. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ cở lý luận Theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục Trung học cơ sở (THCS), các môn học đều có sự thay đổi, trong đó môn Ngữ văn có nhiều thay đổi nhất. Điều này thể hiện trước hết ở cách gọi tên môn học. Điểm nổi bật trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS là tinh thần tích hợp kiến thức, kỹ năng của ba phân môn Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn trong từng bài. Điều này vừa làm cho sách tinh gọn vừa tạo điều kiện phát triển đồng thời 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Vì vậy rèn luyện cho học sinh cấp THCS bản lĩnh tự tin, kỹ năng diễn đạt trong tạo lập văn bản là vấn đề rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, đồng thời giúp học sinh hình thành kỹ năng tư duy, độc lập, sáng tạo – kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn Phần lớn học sinh của trường THCS Nguyễn Văn Đừng là học sinh thuộc vùng ven của Thành phố Cao Lãnh. Gia đình các em đa số còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nên các em ít có cơ hội tiếp xúc nhiều với sách báo, tài liệu tham khảo. Một bộ phận học sinh chưa yêu thích môn học Ngữ văn do mất căn bản nên ít tập trung, ý thức học tập bộ môn chưa cao; một bộ phận còn ham chơi lơ là, chưa có nhận thức đúng về mục đích học tập. Cha mẹ học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng học tập nói chung, chất lượng bộ môn Ngữ văn nói riêng. Thiết nghĩ đây là đề tài nghiên cứu rất chính đáng nó đáp ứng nhu cầu rất cần thiết cho mục tiêu giáo dục trong thời đại hiện nay. Chương 2. Thực trạng, giải pháp 1. Thực trạng vấn đề Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm môn Ngữ văn đối với lớp 8 tỉ lệ học sinh yếu kém rất cao (trên 30%). Qua việc giảng dạy trên lớp cho thấy học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực hành còn hạn chế. Thế nhưng chương trình sách giáo khoa thì đòi hỏi phải rèn luyện cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Riêng phần tiếng Việt và phần Văn được kết hợp vận dụng vào Tập làm văn (tạo lập văn bản), vì thế để củng cố phần ngữ pháp cơ bản cho học sinh thì giáo viên cần có biện pháp cũng như thời gian thích hợp để giúp cho học sinh dần dần lấy lại căn bản, các em tự tin hơn khi nói trước lớp, trong khi làm bài kiểm tra và làm bài ở các kì kiểm tra học kỳ, tuyển sinh Đối với những học sinh khá giỏi thì năng lực nói trước lớp có khá hơn những học sinh trung bình, yếu, vì: + Ý thức học tập cao hơn (chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tích cực học tập, giơ tay phát biểu nhận xét bạn ) + Muốn tự khẳng định mình trước lớp ( các em vốn đã tích cực, dạn dĩnh ) + Không muốn bỏ qua cơ hội để ghi điểm: các em luôn có ý thức tốt trong việc thi đua học tập. Học sinh được sống trong môi trường giao tiếp thuận lợi thì khi đến trường việc giao tiếp trong học tập của các em sẽ dễ dàng hơn những học sinh không có điều kiện thuận lợi từ phía gia đình: các em rất nhút nhát, ngại phát biểu, ngại nói chuyện Những việc này cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu bài học. Vậy làm thế nào giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn? 2. Một số giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua 2.1.Giáo dục học sinh ý thức học tập Ý thức học tập góp phần tạo nên động cơ học tập, vì vậy dù có vận dụng các giải pháp tốt đến đâu nếu học sinh không có động cơ học tập trong sáng, tích cực học tập sẽ không hợp tác tốt với giáo viên thực hiện các giải pháp. Do đó, giáo viên cần tăng cường giáo dục ý thức học tập cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên bộ môn cần giáo dục cụ thể mục tiêu cần đạt, kỹ năng, thái độ học tập với đặc thù bộ môn cụ thể cho học sinh quán triệt trước khi tham gia học tập bộ môn. Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần giáo dục học sinh ý thức học tập tích cực và giúp học sinh bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Ngữ văn nói chung, việc giao nhiệm vụ về nhà nói riêng. Thao tác này tạo đà rất quan trọng trong việc tiếp thu bài mới trên lớp. Khi học sinh đã có ý thức tốt thì dù học trên lớp hay ở nhà cũng đều tích cực vận dụng những cách thức học tập do giáo viên hướng dẫn 2.2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 2.2.1. Những điều kiện cần thiết để có thể tự học ở nhà - Chuẩn bị bài Chuẩn bị bài là khâu quan trọng để học sinh có thể tự tin tiếp thu tri thức mới. Điều này ai cũng hiểu, nhưng xem ra tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực hiện còn quá khiêm tốn. Việc tự học ảnh hưởng lớn vào công việc chuẩn bị bài. Nếu người học chuẩn bị bài tốt-đồng nghĩa với việc đã nắm được gần 30% kiến thức bài học, vaiò lớp cùng thầy bạn khai thác tiếp để khắc ghi tri thức mới. Điều này làm tiền đề cho việc học bài chu kỳ sau dễ dàng nhanh chóng hơn. Vì vậy, người dạy cần quan tâm đúng mức đến công việc chuẩn bị bài cho người học. - Giải bài tập Giải bài tập vừa là nội dung công việc tự học, vừa là tiền đề giải quyết mâu thuẩn nhận thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, hình thành quá trình dạy-học tiếp theo. Quá trình giải bài tập người dạy cần có hướng dẫn cụ thể, không phải bài tập nào học sinh cũng giải được hết (loại trừ bài tập nâng cao). Người dạy yêu cầu người học thực hiện công việc giải bài tập trong quá trình tự học để tạo thành nếp học tập tốt. Cần hết sức tránh yêu cầu giải hết bài tập “phải giải hết, đúng sai tính sau” một khuynh hướng cực đoan trong dạy học chỉ gây ra tâm lý ức chế chán học cho học sinh mà chưa nhìn nhận được nhu cầu, tâm, lý hứng thú học tập của từng cá thể. - Học bài cũ Học bài cũ là nội dung trọng tâm trong việc tự học. Người học cần tạo thành nếp biết tực học bài cũ trên cơ sở tri thức đã thu nhận được. Bài cũ là cơ sở là nền tảng khoa học để tiếp cận tri thức mới. Để có thể tự học tốt người học phải biết tự học, người dạy cần hướng dẫn cách thức tự học bài cũ. Học bài cũ không có nghĩa là học thuộc lòng, học bài cũ với nhiều hình thức phong phú, sinh động. - Chuẩn bị những vấn đề cần trao đổi với thầy, cô trên lớp Đây là bước khá khó trong quá trình tự học của học sinh. Đã có không ít học sinh dấu dốt với nhiều lý do khác nhau, dẫn đền mất căn bản. Người dạy cần kiên trì hướng dẫn người học biết thắc mắc với thầy, cô. Không phải ngẫu nhiên mà bao đời nay ông cha ta căn dặn “học hỏi”. Học mà không hỏi thì kết quả không thể nào cao được. Muốn cho học sinh hỏi thì người dạy cần hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh dám hỏi. Để khuyến khích học sinh thực hiện các yêu cầu tối thiểu trên người dạy cần kiểm tra đánh giá từng bước, có động viên khen thưởng kịp thời. Để đánh giá quá trình tự học của học sinh giáo viên cần quan tâm vào việc kiểm tra vở soạn bài của học sinh một cách thường xuyên song ... õ ràng giúp các em biết tự học ở nhà thế nào, học những gì,..... 2.2.2.2. Cách thức thực hiện của giáo viên Một khi đã có nội dung để học tập ở nhà cho học sinh, vai trò hướng dẫn của thầy, cô giáo là hết sức quan trọng. Những điểm mới về tự học ở nhà của học sinh cơ bản là: soạn bài, nêu những vấn đề chưa hiểu mai vào lớp hỏi thầy, cô giáo, tích cực làm đồ dùng mẫu vật cho tiết học tiếp theo. Nếu nói suôn như thế thì học sinh cũng khó học tập ở nhà đạt hiệu quả. Người dạy cần hướng dẫn chi tiết cho học sinh thực hiện. Ví dụ: - Về soạn bài, để việc soạn bài có hiệu quả người dạy cần hướng dẫn cho học sinh đọc bài một cách cụ thể, có cách thức thực hiện: + Cách đọc bài với đặc thù bộ môn: (đọc to, đọc thầm, đọc chậm có ghi nhớ, liên tưởng, tưởng tượng) + Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài: để trả lời tốt các câu hỏi người dạy cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiến thức liên quan. Những kiến thức này thường gặp chủ yếu trong bài đọc, tìm hiểu những tài liệu có liên quan, tìm trên mạng qua các đị chỉ như: google, www. tư liệu, www.tri thức, hỏi người có tuổi về những câu chuyện dân gian, thơ ca, hò vè của địa phương liên quan,.... + Làm đồ dùng mẫu vật: cần hướng dẫn các em biết các quan sát đồ dùng, mẫu vật từ chi tiết cụ thể đến các cơ quan liên kết, quan sát theo qui luật nhìn của mắt,...nếu đồ dùng phức tạp cần có sự tham gia của nhiều người thì giáo viên cần tổ chức nhóm cho học sinh thực hiện. Điều quan trọng là xác định đồ dùng này dùng khi nào? có tác dụng gì? Điều này góp phần giúp học sinh vừa làm đồ dùng vừa học tập-làm xong đồ dùng cũng là lúc học sinh đã tiếp cận 60% kiến thức bài học. + Đặt câu hỏi với thầy, cô khi vào lớp: hoạt động này khá khó, ít xảy ra đối với học sinh. Để tạo điều kiện cho học sinh hứng thú học tập ở nhà người dạy cần hướng dẫn các em ghi nhận những khó khăn khi gặp phải trong quá trình tự học để vào lớp hỏi người dạy là hết sức cần thiết. Để có được những câu hỏi thiết thực trước hết người dạy cần giao tiếp, sinh hoạt, đối xử với các em thật thân thiện, thật sự như người chị, người anh để các em có thể tin tưởng trao đổi. Được giải đáp một lần sẽ kích thích các em ham học và nghiên cứu tìm tòi, học tập chu kỳ tiếp theo. 2.3. Một số yêu cầu khi thực hiện các giải pháp 2.3.1. Tranh thủ sự hỗ trợ của Lãnh đạo trường Với cấu trúc mới của nội dung ghi chép như trên ít nhiều tạo điều kiện cho học sinh có nội dung học tập ở nhà. Song, vấn đề làm thay đổi nề nếp học trước đây của học sinh nên giáo viên cần tranh thủ sự hỗ trợ của Lãnh đạo trường. Các bước phối hợp với Tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm rất cần có sự chỉ đạo của lãnh đạo. 2.3.2. Thực hiện từng bước, không cầu toàn Khi thực hiện các giải pháp cần thực hiện từng bước, tránh tạo cú sốc về tâm lý, về nền nếp học tập của học sinh. Người dạy cần nghiên cứu kỹ các bước để vận dụng. Có thể trước hết cần thay đổi cách ghi bài cho học sinh. Khi đã biết ghi bài theo cách trên, người dạy tiến hành bước tiếp theo- hướng dẫn cách chuẩn bị bài ở nhà (đọc bài, tìm tài liệu,...). Khi học sinh đã dần quen có thề hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi với thầy, cô. Tiếp đến có thể hướng dẫn học sinh làm đồ dùng, mẫu vật,...Xin được khẳng định lại, trên đây là các bước thực hiện, không phải là qui trình, tùy vào hoàn cảnh thực tiễn của từng nhà trường người dạy có thể vận dụng linh hoạt nhằm tạo hiệu quả tốt nhất. 2.3.3. Giáo viên cần khích lệ, động viên khen kịp thời Những lời khen kịp thời của giáo viên có tác dụng động viên, khích lệ tinh thần không chỉ đối với những học sinh trung bình, yếu kém mà còn khuyến khích sự sáng tạo của những học sinh khá giỏi . Ví dụ : Em học sinh A đã có sự tiến bộ hơn lần trước rất nhiều về việc chuẩn bị bài, tham gia xây dựng bài trên lớp, v.v Sự nỗ lực này rất đáng được ghi nhận và biểu dương. Thực tế cho thấy, giáo viên ghi nhận sự cố gắng của những học sinh yếu bằng điểm số hoặc bằng những lời khen thì sẽ động viên các em rất nhiều trong học tập. Cụ thể: các em Dương Văn Dưỡng, Võ Việt Duy, Võ Thái Cẩm Tuyên, Nguyễn Thị Diệu lớp 8a1; Võ Văn Nhân, Đinh Văn Tấn lớp 8a3;.... trong giờ học Ngữ văn các em phần lớn là học sinh thụ động, sự chuẩn bị bài trước chưa thật sự đều đặn, ít xây dựng bài. Nhưng khi các em có những câu trả lời tốt giáo viên nhận xét, tuyên dương các em phấn khởi tham gia xây dựng bài, chuẩn bị bài, chú ý nghe giảng hơn và có tiến bộ trong học tập bộ môn. 2.3.4. Vận dụng nghệ thuật sư phạm Không phải bất kì học sinh nào cũng có chuẩn bị bài nên khâu kiểm tra bài của giáo viên ít nhiều gây tâm lý lo sợ với học sinh. Giáo viên cần ôn tồn tìm hiểu nguyên nhân khiến các em chưa làm bài và tùy vào thực tế mà áp dụng “ chế tài ”. Có em thực sự gia đình gặp nhiều khó khăn, anh chị em đông, mồ côi cha hoặc mẹ có em có hoàn cảnh gia đình khó khăn đôi lúc cũng chưa chuẩn bị bài, cả học sinh giỏi Đối với những trường hợp này giáo viên cần hết sức thông cảm, chớ vội trách mắng nặng nề. Ngược lại, những học sinh cố tình vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần giáo viên nên cương quyết xử lý bằng nhiều biện pháp nhắc nhở, động viên, răn đe, xử phạt, thông báo đến giáo viên chủ nhiệm ( nếu là giáo viên bộ môn ), gửi thư mời phụ huynh ( nếu là giáo viên chủ nhiệm ) trao đổi về tình hình học tập của học sinh thậm chí nhờ sự hỗ trợ của Lãnh đạo trường trong trường hợp cần thiết. Vì vậy để rèn cho học sinh ý thức tự học, tự tin, bản lĩnh khi nói trước đông hoặc diễn đạt lưu loát trong tạo lập văn bản là cả một “ nghệ thuật ” của người kỹ sư tâm hồn. 3. Kết quả đạt được trong năm qua do thực hiện đề tài Thực hiện biện pháp nêu trên và sự nỗ lực cố gắng của bản thân và học sinh nên đến giữa học kỳ II đạt được một số kết quả đáng phấn khởi. Đa số học sinh có ý thức chuẩn bị bài khá tốt, cụ thể : BẢNG THỐNG KÊ HỌC SINH CHƯA CHUẨN BỊ BÀI LỚP ĐẦU NĂM HỌC KỲ 1 HỌC KỲ 2 (10/3/2012) GHI CHÚ 8A1 (40) 19/40 10/40 6/40 8A3 (40) 13/40 8/40 6/40 Kết quả học tập cũng nâng dần góp phần nâng cao chất lượng nói chung và môn học nói riêng. BẢNG THEO DÕI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP TRƯỚC TÁC ĐỘNG SAU TÁC ĐỘNG HỌC KỲ I GIỮA HỌC KỲ II (10/3/2012) TRÊN TB TRÊN TB TRÊN TB 8A1 (40) 26/40 33/40 36/40 8A3 (40) 31/40 35/40 37/40 PHẦN KẾT LUẬN I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác Xã hội phát triển đòi hỏi con người phải năng động sáng tạo, có khả năng giải quyết những tình huống có vấn đề do cuộc sống đặt ra. Môn Ngữ văn trong nhà trường là một trong những môn học có khả năng giúp học sinh hình thành rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Để học tốt môn học này, ngoài việc giáo viên tạo tâm lý hứng thú học tập giúp học sinh yêu thích và khám phá được những chức năng của văn học thì việc hướng dẫn học sinh tự học cũng góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Ngoài ra, do thời lượng giáo dục trên lớp rất hạn chế nên người dạy cần khai thác thời gian ở nhà cho học sinh học tập. Hướng dẫn học sinh tự học sẽ khai thác tốt thời gian nhàn rỗi của học sinh, tạo nếp học tập tích cực không chỉ bộ môn Ngữ văn mà còn có thể vận dụng vào các môn khác. II. Khả năng áp dụng Kết quả thực nghiệm sư phạm và vận dụng đề tài vào thực tiễn cho thấy đề tài không chỉ thực hiện ở phạm vi bộ môn Ngữ văn lớp 8 mà còn có thể vận dụng vào việc dạy học ở các khối lớp khác của bộ môn Ngữ văn bậc trung học cơ sở. Tùy vào hoàn cảnh thực tiễn, với đặc thù bộ môn, giáo viên có thể vận dụng các giải pháp hướng dẫn học sinh tự học vào các bộ môn khác góp phần nâng cao chất lượng dạy-học. Tóm lại, tính khả thi của đề tài khá cao, thể hiện rõ qua hiệu quả dạy-học lớp 8 môn Ngữ văn của nhà trường trong thời gian qua. Đề tài đã xác định được các giải pháp tăng cường hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ Văn lớp 8 trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Đừng tương đối đầy đủ, có tính khoa học và chặt chẽ. Trong đó giải pháp tổ chức hưiớng dẫn cho HS cần được giáo viên quan tâm đúng mức. Kết quả thực nghiệm các giải pháp bước đầu cho thấy, các giải pháp có tác dụng nâng cao chất lượng việc tự học của học thông qua các hoạt động chuẩn bị bài, học bài cũ, làm đồ dùng mẫu vật,...góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngự văn. III. Kinh nghiệm đã thực hiện trong thời gian qua Một là, triển khai thực hiện đề tài có một số công việc khó, ví dụ thay đổi cách ghi bài cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm đồ dùng mẫu vật,... Nhưng không có nghĩa là không làm được nếu giáo viên biết kiên trì thực hiện từng bước. Để cho học sinh có những câu hỏi thắc mắc với thầy cô, người dạy cần đối xử với học sinh rất thân thiện. Phải biết chấp nhận, lắng nghe những câu hỏi của học sinh, thậm chí đó là những câu hỏi ngây ngô đến khó chịu. Hãy hiểu trẻ thơ hơn để giáo dục các em có hiệu quả. Hai là, cần dạy-học “cá biệt hóa đối tượng” khi vận dụng hình thức hướng dẫn học sinh học tập ở nhà. Việc học tập ở nhà đối với học sinh nông thôn sẽ có những hoàn cảnh khó khăn không đáp ứng yêu cầu của giáo viên. Người dạy cần nghiên cứu hỗ trợ kịp thời cho các em, không quá khắc khe, che bai, so bì với học sinh khá, giỏi, học sinh có hoàn cảnh tốt hơn. Ba là, giáo viên dành nhiều thời gian hướng dẫn học sinh tự học và tạo cơ hội cho các em thể hiện kết quả tự học của minh dưới nhiều hình thức. Bên cạnh đó cần sử dụng những lời khen kịp thời, bổ ích, cần có sự khích lệ, động viên học sinh (đặc biệt đối với học sinh quá thụ động ). Đồng thời giáo viên không ngừng tự học và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn qua sách vở và các phương tiện truyền thông; khai thác, chọn lọc các nguồn học liệu và giới thiệu cho học sinh tham khảo; tích cực linh hoạt và sáng tạo trong công việc soạn giảng, vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm làm cho kết quả giờ dạy và học của học sinh đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng học tập ở bộ môn. IV. Đề xuất, kiến nghị Đối với giáo viên chủ nhiệm: - Cần có sự phối hợp giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh ý thức tự học, có kiểm tra, nhắc nhở, giúp đỡ kịp thời. - Tổng kết tuần cần quan tâm đến việc tự học ở nhà của học sinh. Đối với tổ bộ môn: - Cần tổ chức chuyên đề về ý thức tự học của học sinh, nhất là học sinh trung bình, yếu ; khai thác, chọn lọc các nguồn học liệu và giới thiệu cho học sinh tham khảo, tạo điều kiện cho các em chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn. - Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm các hình thức giúp học sinh học tập ở nhà, phổ biến cho giáo viên vận dụng. --------------- TÀI LIỆU THAM KHẢO - Những vấn đề chung về Đổi mới giáo dục THCS môn Ngữ văn – NXB GD Bộ GD và ĐT - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Ngữ văn chu kỳ III– NXB GD Bộ GD và ĐT - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn THCS– NXB GD Bộ GD và ĐT - Sách giáo khoa Ngữ văn 8,9 – NXB GD Bộ GD và ĐT - Sách giáo viên Ngữ văn 8,9 – NXB GD Bộ GD và ĐT
Tài liệu đính kèm: