Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tiếp cận truyện kí Việt Nam trong sách Ngữ văn 8

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tiếp cận truyện kí Việt Nam trong sách Ngữ văn 8

PHẦN I

LỜI GIỚI THIỆU

ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Truyện kí Việt Nam trong sách Ngữ văn 8 là một mảng tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng. Đây chính là tiền đề hình thành nên những kiến thức cũng như kĩ năng thực hành của học sinh lớp 8

 Là một giáo viên trung học cơ sở đã từng được phân công giảng dạy Ngữ văn lớp 8 cả chương trình SGK cũ và mới, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc nhận thức trong tiếp cận với các tác phẩm truyện kí Việt Nam trong sách Ngữ văn 8.Việc tiếp cận với các tác phẩm truyện kí cũng có nhiều điểm chung với việc tiếp cận các thể loại văn học khác như: thơ,ca dao, tục ngữ, kịch tức là đều hướng người đọc đến đích cuối cùng là hiểu và nắm bắt

được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

 Như chúng ta đã biết, tác phẩm văn học chính là đứa con tinh thần của nhà văn. Nhờ bàn tay khối óc nhào nặn tài tình, các nhà văn đã thổi hồn vào đó khiến cho văn học gần với cuộc sống hơn. Thế nhưng chúng ta, những giáo viên trung học cơ sở,những người là tác nhân trực tiếp,là cầu nối để truyền tải những thông tin những phút thăng hoa nghệ thuật của nhà văn đến học sinh thì phải nắm bắt được những gì ở truyện kí. Đây chính là mấu chốt vấn đề khiến tôi nhận thức được ý nghĩa thực tiễn trong quá trình giảng dạy truyện kí Việt Nam trong sách Ngữ văn 8.

 

doc 27 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1655Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tiếp cận truyện kí Việt Nam trong sách Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHươNG PHáP TIếP CậN 
TRUYệN Kí VIệT NAM
TRONG SáCH NGữ VăN 8
	*********************************
Tác giả: Hoàng Thọ Hữu
Nghề nghiệp : Dạy học
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học Chuyên ngành Ngữ Văn
Nơi công tác: Trường THCS Thị trấn Xuân Trường
 huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định
Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THCS Xuân Hùng
Phần I
Lời giới thiệu
Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Truyện kí Việt Nam trong sách Ngữ văn 8 là một mảng tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng. Đây chính là tiền đề hình thành nên những kiến thức cũng như kĩ năng thực hành của học sinh lớp 8
	Là một giáo viên trung học cơ sở đã từng được phân công giảng dạy Ngữ văn lớp 8 cả chương trình SGK cũ và mới, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc nhận thức trong tiếp cận với các tác phẩm truyện kí Việt Nam trong sách Ngữ văn 8.Việc tiếp cận với các tác phẩm truyện kí cũng có nhiều điểm chung với việc tiếp cận các thể loại văn học khác như: thơ,ca dao, tục ngữ, kịchtức là đều hướng người đọc đến đích cuối cùng là hiểu và nắm bắt 
được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
	Như chúng ta đã biết, tác phẩm văn học chính là đứa con tinh thần của nhà văn. Nhờ bàn tay khối óc nhào nặn tài tình, các nhà văn đã thổi hồn vào đó khiến cho văn học gần với cuộc sống hơn. Thế nhưng chúng ta, những giáo viên trung học cơ sở,những người là tác nhân trực tiếp,là cầu nối để truyền tải những thông tin những phút thăng hoa nghệ thuật của nhà văn đến học sinh thì phải nắm bắt được những gì ở truyện kí. Đây chính là mấu chốt vấn đề khiến tôi nhận thức được ý nghĩa thực tiễn trong quá trình giảng dạy truyện kí Việt Nam trong sách Ngữ văn 8.
	Tất cả những gì tôi trình bày sau đây chưa hẳn đã là giải pháp tối ưu mà đó chỉ là nhìn nhận từ phía người trực tiếp giảng dạy,mong đóng góp một chút kinh nghiệm nhỏ vào việc nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn ở trường THCS. Nếu còn thiếu sót gì mong người đọc thông tin hoặc bổ sung để cho những đóng góp này của tôi có giá trị thực tiễn nhiều hơn.
Phần II
Các giải pháp cụ thể trong tiếp cận truyện kí trong sách Ngữ văn 8 
I.Thế nào là tiếp cận tác phẩm văn học
Trước hết chúng ta nên hiểu thế nào là tiếp cận tác phẩm văn học. Đây là yếu tố thuộc khái niệm của lĩnh vực nghiên cứu về văn học.Khi ta xác định được mục tiêu và nắm bắt sâu sắc vấn đề thì vấn đề đến với tác phẩm văn học sẽ không còn khó khăn nhiều nữa. Nắm bắt được phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học chính là tìm ra chìa khoá ,tìm ra con đường ngắn nhất để đến với tác phẩm.
	Có nhiều cách tiếp cận cũng đồng nghĩa với có nhiều con đường để đến đích của việc tiếp cận tác phẩm, nhưng cách nào tối ưu,con đường nào ngắn nhất dễ hiểu, phù hợp nhất thì chúng ta sẽ lựa chọn. Đây có lẽ chẳng phải nhận định chủ quan của riêng tôi mà có lẽ của số đông giáo viên cũng như học sinh.
Tiếp cận : có nghĩa là tiến sát đến gần. (Từ điển Tiếng Việt)
Tiếp cận tác phẩm văn học nói chung và truyện kí Việt Nam trong sách Ngữ văn 8 nói riêng cũng là tìm cách đến gần với tác phẩm để nắm bắt được những giá trị về nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm, từ đó áp dụng vào thực hành nhất là thể loại tập làm văn tự sự, một mảng nằm trong cấu trúc Ngữ văn 8 học kì I
	II.Các phương pháp tiếp cận
	 1.Đọc tác phẩm
	Không phải ngẫu nhiên mà khi tìm hiểu một tác phẩm văn học ta luôn phải tuân thủ theo trình tự Đọc – hiểu văn bản.Muốn nắm bắt đượcgiá trị nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật của văn bản thì điều trước tiên cần phải làm đó là đọc tác phẩm.
	Đọc là bước quan trọng đầu tiên, có nhiều cách đọc. Đọc lướt để tìm kiếm một thông tin nào đó, đọc sâu để nghiền ngẫm, suy tư thậm chí còn có cả cảm xúc liên tưởng, tưởng tượng. Đọc sâu là để tiếp nhận thông tin thực một cách sâu sắc xử lí thông tin rồi liên hệ khái quát với thế giới bên ngoài của tác phẩm.
	Xét về số lượng truyện kí Việt Nam trong sách Ngữ văn 8 (chỉ ở Ngữ văn 8 tập 1 )thì không nhiều,gồm bốn tác phẩm trong đó một truyện tự sự trữ tình (Tôi đi học) một truyện ngắn (Lão Hạc – Nam Cao),hai đoạn trích trong hai tác phẩm (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng ) và (Tắt Đèn – Ngô Tất Tố)
Tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh thực chất là một truyện ngắn đậm chất hồi kí. Đọc tác phẩm thì không ai không bồi hồi nhớ đến những khoảnh khắc tuổi thơ của chính mình,những phút giâyđầy bỡ ngỡ ngày đầu tiên đến trường. Cái ấn tượng đầu tiên ấy vừa quen vừa lạ. Lời văn nhẹ nhàng, êm thấm từng cung bậc tâm tư tình cảm đẹp đẽ và trong sáng đáng nhớ nhất một đời người. Ngày đến trường đầu tiên với bất cứ ai cũng là kỉ niệm khó quên nhất, vì vậy tâm trạng hồi hộp bỡ ngỡ là điều hết sức ngẫu nhiên. Từ con đường đến cảnh vật đều lạ,đều thay đổi vì chính trong lòng nhân vật “tôi” có sự thay đổi lớn-một bước ngoặt của cuộc đời.
	Khác với tâm trạng hồi hộp bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong “Tôi đi học”
thì “Trong lòng mẹ” (Trích Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng) khi đọc tác phẩm ta lại thấy một tâm hồn trẻ thơ khát khao tình mẹ. Cái khát khao cháy bỏng đó được ví như kẻ bộ hành sắp gục ngã trên sa mạc. Ta thực sự xúc động bởi những lời tự bạch của tác giả về tuổi thơ đầy cay đắng và nước mắt của mình.
	Đến với “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt Đèn- Ngô Tất Tố)thì không chỉ là một con người, một số phận mà là cả một gia đình nghèo khổ. Ta phải rướm nước mắt khi đọc đến những trang viết đầy xúc động nhất của tiểu thuyết khi nghĩ đến cảnh đời bất hạnh, cùng cực của những kẻ được coi là cùng đinh trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến. Bức tranh thu nhỏ của xã hội thực dân nửa phong kiến đã phơi bày chỉ sau mấy trang viết của đoạn trích. Đọc đoạn trích chỉ là đáp ứng yêu cầu tìm hiểu một tình huống trong gia cảnh chị Dậu. Tuy nhiên nếu muốn hiểu sâu sắc nội dung và nghệ thuật truyện thì phải tìm đọc toàn bộ tiểu thuyết, dành ra nhưng phút suy ngẫm về những con người trong xã hội cũ.
	Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao lại có một quan niệm khai thác riêng về nhân vật,diễn biến tâm lí nhân vật.Lão Hạc là một nông dân hiền lành,nhân hậu, chất phác hết lòng yêu thương con. Cũng vì nghèo quá khiến con lão phải bỏ nhà đi làm đồn điền cao su .Lão không muốn phiền ai, liên luỵ ai và để giữ trong sạch nên đành chọn cái chết.
Như vậy đọc đã giúp chúng ta nhìn nhận cơ bản cấu trúc cũng như nội dung cơ bản của tác phẩm để từ đó ta tiến hành các bước tiếp theo của tiếp cận tác phẩm.
 2. Tóm tắt tác phẩm	
Khi đã đã đọc xong tác phẩm thì bước không thể thiếu là tóm tắt tác phẩm. Đây chính là bước hình thành cho người đọc khung sườn cơ bản của tác phẩm.
Quá trình tóm tắt tác phẩm cũng chính là giúp cho người đọc nắm bắt 
cấu trúc của tác phẩm. Một câu chuyên bao giờ cũng có cốt truyện. Tuy truyện kí có những tác phẩm không diễn đạt vào trọng tâm vấn đề, không có điểm nhấn cụ thể như tác phẩm Tôi đi học chỉ nói đến những cảm xúc của nhân vật ngày đầu đến trường.
	Tóm tắt tác phẩm còn khiến cho những người không có điều kiện đọc hết tác phẩm hiểu một cách cơ bản nội dung diễn biến và cấu trúc tác phẩm đó. Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm, nhiều người bỏ qua bước tóm tắt tác phẩm vì sợ mất thời gian rồi phải suy nghĩ tìm tòi để sắp xếp ý, diễn đạt theo bố cục tóm tắt. Họ cho là khó hoặc không cần thiết mà đây chính là nhận thức hết sức sai lầm, bởi vì đọc một tác phẩm truyện kí nào ta cũng phải tóm tắt được tác phẩm đó. Tóm tắt chính là bước thu nhỏ cấu trúc cũng như tình huống, xung đột,tuyến nhân vật của truyện để thuận lợi cho hiểu văn bản.
	Truyện kí Tôi đi học thì việc xây dựng cốt truyện,tóm tắt là vấn đề khó bởi vì đây chỉ là đoạn hồi kí với những cảm xúc chủ quan:người viết như kể lạ nhưng cảm xúc thật của cuộc đời mình về những kí ức tuổi thơ.Trong lòng mẹ cả đoạn trích chỉ là những đoạn đối thoại và những xung đột nội tâm về hình ảnh người mẹ thân yêu “vì cùng túng quá mà phải bỏ con đi tha hương cầu thực” để kiếm sống và cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa bé Hồng và người mẹ của mình,cảm giác sung sướng khi gần mẹ và ở trong lòng mẹ.Với Tức nước vỡ bờ là cảnh gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế khi cai lệ và người nhà lí trưởng,những kẻ “chức dịch” “tay sai”đến tróc nã sưu thuế và những phản kháng bất ngờ và quyết liệt của chị Dậu. Lão Hạc là truyện ngắn kể về một lão nông dân nghèo nhân hậu chịu thương chịu khó sống lương thiện,vợ mất sớm một mình gà trống nuôi con, những mong con trưởng thành yên bề gia thất.Thế nhưng cũng chỉ vì cái nghèo khiến đưa con trai bất đắc chí bỏ nhà ra đi làm đồn điền cao su còn lão thì phải chọn cái chết đau đớn (ăn bả chó)để giữ mình trong sạch và khỏi liên luỵ đến mọi người.
	Nói tóm lại tóm tắt tác phẩm là một bước không thể thiếu được của quá trình tiếp cận truyện kí Việt nam trong sách Ngữ văn 8 tác phẩm
 3. Phân tích bình luận nâng cao
 a.Bài Tôi đi học của Thanh Tịnh)
 Những kỉ niệm tuổi thơ ngày đầu đến trường trong kí ức tác giả
Bài học đầu năm lớp 7 chúng ta tiếp cận bài học Cổng trường mở ra, hẳn mỗi chúng ta không quên tấm lòng người mẹ biết bao bồi hồi xao xuyến trong ngày đầu dẫn con đi học. Người mẹ ấy bồi hồi xao xuyến vì đang được sống lại những kỷ niệm ngày đầu tiên cắp sách đến trường: “Hằng năm cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp...”. Câu văn đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ trong sáng ấy đã ngân nga, trầm bổng trong lòng người mẹ và vương vấn không nguôi trong tâm trí học sinh chúng ta. Nhiều bạn thắc mắc: đó là văn của ai, ở trong tác phẩm nào? Giờ đây, vào ngay trang đầu của sách Ngữ văn 8, chúng ta tìm được xuất xứ và tác giả của câu văn ấy. Thú vị quá! Thú vị hơn nữa là, qua truyện ngắn đậm chất hồi kí Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh, chúng ta được sống lại những kỉ niệm tuổi thơ mơn man, trong sáng ở buổi tựu trường đầu tiên.
	Ngay mấy dòng đầu tác phẩm, nhà văn đã so sánh một cách ấn tượng: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Câu văn như cánh cửa dịu dàng mở ra, dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự việc, những con người, những cung bậc tâm tư tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, rất đáng nhớ, đáng chia sẻ và mến thương. Trung tâm của thế giới ấy là cậu học trò nhỏ ngày đầu tiên tới trường, trong lòng nảy nở biết bao ý nghĩ, tình cảm xao xuyến, mới lạ, suốt đời không thể quyên.
	Trên con đường cùng mẹ tới trường, nhân vật “tôi” – cậu bé lớp năm, lớp đầu cấp tiểu học ấy - đã nhìn cảnh vật xung quanh và cảm thấy tâm trạng mình thế nào? Buổi mai ấy, một buổi mai đầy sương mù và gió lạnh... Con đường làng dài và hẹp vốn rất quen thuộc, tự nhiên cậu bế thấy lạ, thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi. Vì sao vậy? Vì chính “lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”. Đối với một em bé mới chỉ biết chơi đùa, qua sông thả diều, ra đồng chạy nhảy với bạn,... đi học quả là một sự kiện lớn, một đổi thay quan  ... gười lão nông thương con mênh mông, sâu nặng ấy mãi mãi toả sáng. Tìm hiểu về sự việc này, chúng ta thử hoá thân vào nhân vật ông giáo để lắng nghe lời lão Hạc nói và chứng kiến công việc ông lão làm. Sau những lời đắng cay về việc bán chó, lão Hạc rề rà, nhỏ nhẹ mà tha thiết, chân thành giãi bày hoàn cảnh của mình để nhờ ông giáo giúp cho hai việc. Việc thứ nhất: gửi ba sào vườn, khi anh con trai lão trở về thì ông giáo giao lại để anh có đất ở, có vốn mà sinh nhai. Việc thứ hai: gửi ba mươi đồng bạc (hai mươi nhăm đồng tích cóp tằn tiện hơn một năm trời và năm đồng vừa bán chó) để khi ông lão chết, nhờ hàng xóm chi tiêu cho việc ma chay Những điều lão Hạc thu xếp, nhờ cậy ông giáo thật là chu đáo. Nghĩ đến con, ông cụ luôn mong ước con được sống yên ổn, hạnh phúc. Nghĩ về mình cụ luôn luôn tự trọng, không muốn phiền lụy ai. Khi nghe lão Hạc trình bày, ông giáo bật cười bảo: “Sao cụ lo xa thế, cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ. Cụ cứ để tiền đấy mà ăn”. Ông giáo không thể biết được rõ ý nghĩa việc lão Hạc nhờ cậy. Còn chúng ta, đọc truyện, nhận rõ ông cụ lão nông đó đã chuẩn bị cho cái chết của mình từ khi bán “cậu Vàng”, đúng như lời lão nói với ông giáo: “Tôi đã liệu đâu vào đấy Thế nào rồi cũng xong”. Như vậy trong tình cảnh đói khổ, túng quẫn, lão Hạc đã định liệu cho “cậu Vàng” – con vật thân thương nhất – và bản thân mình một sự giải thoát. Với con chó thì hoá kiếp cho “để thành kiếp người”. Còn với mình, lão chết để thành kiếp gì? Thật mịt mờ, bế tắc. Nhà văn Nam Cao cứ nhẹ nhàng dẫn dắt câu chuyện theo lời kể của ông giáo, đưa người đọc chúng ta từ sự việc này sang sự việc khác đầy hấp dẫn, bất ngờ. Sauk hi nghe lời lão Hạc nói rằng “Tôi đã liệu đâu vào đấy”, ông giáo đã cảm động bởi cách lo toan chu đáo, tấm lòng thành thực, vừa thương con, vừa tự trọng của lão Hạc thì được nghe Binh Tư kể việc lão Hạc xin bả chó Ông giáo đã thốt lên: “Hỡi ôi! Lão Hạc”. Người đọc cũng ngỡ ngàng, song sốt, tưởng rằng lão Hạc sẽ làm một việc xấu xa, đáng buồn như việc Binh Tư thường làm: đánh bả chó, rồi thịt chó uống rượu. Vẻ đẹp của hình tượng lão Hạc bỗng mờ đi, như cuộc sống lúc bấy giờ “cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Câu chuyện tưởng chừng ngoặt sang hướng khác. Những dòng chữ lời văn như ngưng đọng lại, căng thẳng, hồi hộp!
Nhưng rồi, đến phần cuối của câu chuyện, tất cả đã ùa ra. Lão Hạc đã chọn một cái chết dữ dội, bất ngờ. Chúng ta hãy vào nhà lão Hạc. Một cảnh tượng ring rợn thảm thương bày ra trước mắt ta: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”. Dồn dập trong mấy câu miêu tả là ngót chục từ tượng hình, tượng thanh “vật vã”, “rũ rượi”, “xộc xệch”, “long sòng sọc”, “tru tréo”, “sùi ra”, “giật mạnh”, “nảy lên”, “đè lên”, đã cực tả một cái chết thật dữ dội, đau đớn. Tại sao lão Hạc không chọn một cái chết khác êm dịu, lặng lẽ, âm thầm? Đối chiếu với cái chết thứ nhất của “cậu Vàng”, nhìn thoáng bên ngoài, ta cảm thấy cái chết của lão Hạc như có những nét tương tự. “Cậu Vàng” bị lão Hạc đánh lừa cho ăn cơm, rồi bị hai người (“thằng Mục” và “thằng Xiên”) đè xuống, trói lại. Lão Hạc cũng bị hai người đàn ông lực lưỡng “đè lên người”. Biết là mình sẽ chét, “cậu Vàng” kêu ư ử, lão Hạc thì “tru tréo”, vật vã Phải chăn khi chọn cho mình cái chết dữ dội thảm thương này, người lão nông ấy như có ý tự trừng phạt mình, chia sẻ nỗi đau với con vật thân yêu như ruột thịt. Bởi vi, cả đời ông lão sống trung thực, chưa đánh lừa ai. Lần đầu tiên lão làm một việc xấu xa là đánh lừa “cậu Vàng”, người bạn thân thiết, niềm hạnh phúc, niềm vui của chính mình. Lão đã lừa để con chó bị chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu con chó bị lừa. Điều này càng chứng tỏ lão Hạc có lòng tự trọng rất cao, ứng xử trung thực vô ngần. Và cũng chứng tỏ ngòi bút của nhà văn Nam Cao sắc lạnh, tỉnh táo vô cùng. Nam Cao rất thương con người, tôn trọng con người, đồng thời luôn đòi hỏi cao ở con người. Ông đã đặt nhân vật lão Hạc vào những cuộc lựa chọn khắc nghiệt: chọn hai cái chết. Cái chết thứ nhất tuy không đau đớn về thể xác nhưng lại đau đớn, day dứt về tinh thần. Còn cái chết thứ hai tuy đau đớn về thể xác nhưng dường như ông lão đã được giải thoát và thah thản về tinh thần vì lão đã trả hết nợ đời, nợ với con chó Vàng, nợ với đứa con trai tội nhgiệp phải bỏ nhà ra đi.
Có thể nói, đọc truyện Lão Hạc, chúng ta thấy nổi bật lên, ấn tượng mạnh mẽ nhất là câu chuyện về hai cái chết: cái chết của con chó Vàng do lão Hạc gây nên và cái chết của lão Hạc do tự lão lựa chọn. Cả hai cái chết này đều bắt nguồn từ tình cảm người cha thương con mênh mông, sâu nặng. Lão Hạc phải bán “cậu Vàng” – cũng là cách tự huỷ một niềm vui, một khát vọng để không phải tiêu lẹm vào số tiền dành cho con. Lão Hạc tự vẫn cũng nhằm không muốn sống thừa, sống lay lắt, vô vị mà ăn lẹm vào số vốn liếng, mảnh đất đợi con về Người cha ấy đã hi sinh cả cuộc đời mình cho hạnh phúc của con. Người lão nông ấy đã sống một cuộc đời đau khổ nhưng thật trong sáng, đáng cảm thương và trân trọng.
Bên cạnh nhân vật lão Hạc, chúng ta bắt gặp nhân vật ông giáo (có thể coi là tác giả). Nhờ ông giáo, nhờ nhà văn kể chuyện, chúng ta càng thấm thía hơn cuộc đời đau khổ của lão Hạc. Khi ông giáo nghĩ “Cuộc đời đáng buồn, nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”, “chúng ta hiểu rằng Nam Cao rất xót xa, căm giận cái xã hội tối tăm ngột ngạt bấy giờ. Xã hội ấy đã đẩy những con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc và tình cảnh đói nghèo, bế tắc, phải chết thảm thương. Khi ông giáo than thở “Chao ôi, đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố ý mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn không bao giờ ta thương”, chúng ta càng thấu hiểu suy nghĩ sâu sắc, mang tính triết lí và tình thương bao la đậm chất nhân văn của Nam Cao. Và chúng ta cũng rút ra được bài học thiết thực về cách nhìn, cách ứng xử mà các nhà nghiên cứu gọi là “vấn đề đôi mắt”
Tóm lại, truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong cuộc đời cũ. Cuộc đời ấy là cái xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta, giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà “hạnh phúc chỉ là một cái chăn quá hẹp. Người này co thì người kia bị hở”(1). Lão Hạc, vì tình thương con sâu nặng đã chấp nhận những giá lạnh cuộc đời để nhường chút hơi ấm của tấm chăn hạnh phúc cho người con xa nhà. Cũng qua câu chuyện về lão Hạc, nhà văn Nam Cao thể hiện lòng thương yêu, thái độ trân trọng đối xới những con người bất hạnh mà biết sống cao thượng. Tác phẩm này cho thấy tài năng của nhà văn qua nghệ thuật xây dựng tình huống truyện; kể các sự việc, khắc hoạ nhân vật sinh động, có chiều sâu tâm lí, cách kể linh hoạt, hấp dẫn, ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và trĩu nặng những cảm xúc và suy nghĩ lắng sâu.
III. Những thuận lợi và khó khăn khi giảng dạy tác phẩm truyện kí Việt Nam trong sách Ngữ văn 8
 1.Thuận lợi
 Hầu hết các tác phẩm truyện kí đều có dung lượng nhỏ nên người đọc dễ dàng nắm bắt được cấu trúc tác phẩm, nội dung tác phẩm để truyền tải đến học sinh
 Chương trình tích hợp đổi mới kết hợp với thể loại tự sự trong tập làm văn cũng là điều kiện tốt để khắc sâu kiến thức phục vụ phần phân tích tìm hiểu tác phẩm.
 Các tác phẩm sắp xếp ngay đầu chương trình sách Ngữ văn và sắp xếp tập trung nên dễ dàng thuận lợi cho việc liên hệ trong quá trình tìm hiểu tác phẩm
 Hệ thống sách tham khảo chuyên sâu phong phú cũng là một điều kiện tốt cho tiếp cận tác phẩm
 2 . Khó khăn
 Là chương trình sách giáo khoa mới áp dụngtrong chương trình THCS nên không khỏi bỡ ngỡ ngay đối với chính giáo viên là những người trực tiếp giảng dạy hoặc giảng dạy lần đầu tiên
 Hệ thống sách giáo khoa và sách tham khảo đôi khi có điểm không đồng nhất. Có nhiều sách người biên soạn sách tham khảo không chịu thay đổi quan niệm khi viết sách nên khi lựa chọn sách tham khảo lại là vấn đề khó khăn cần chú tâm của người dạy.
 Đối với học sinh nếu không nắm bắt tốt thể loại tự sự ở các lớp dưới thì việc tiếp cận với vấn đề hiểu văn bản và áp dụng thể loại tập làm văn là khó khăn rất nhiều.
Phần III
Kết quả cụ thể và giá trị lợi ích của sáng kiến
 I. Kết quả 
Trong quá trình giảng dạy bộ môn, việc đổi mới phương pháp mang lại hiệu quả cao trong giáo dục là điều nên làm.Tuy đâylà kinh nghiệm của cá nhân nhưng khi áp dụng vào thực tế tôi nhận thấy phương pháp tiếp cận tác phẩm truyện kí trong sách Ngữ văn 8 đã giúp cho học sinh hình thành, củng cố và khắc sâu kiến thức về bố cục cũng như phương pháp làm bài làm văn tự sự.
 Kết quả kiểm tra đánh giá đã có 97 % học sinh làm đúng thể loại tự sự khi viết bài tập làm văn,có 68 % học sinh có bài viết mạch lạc súc tích và có chiều sâu nhận thức.
 Riêng bản thân tôi cũng nhận thấy việc khai thác vấn đề trong các tác phẩm bằng phương pháp tiếp cận trên có hiệu quả hơn.
 II.Đánh giá về lợi ích của việc thực hiện sáng kiến. 
 Sáng kiến kinh nghiệm của tôi mong rằng sẽ được sự ủng hộ và đón nhận của mọi người, bởi đây là một ý kiến nhỏ trong một phạm vi hẹp nhưng qúa trình áp dụng sẽ mang lại hiệu quả nhất định, giúp cho học sinh cảm thụ sâu hơn vấn đề, phục vụ cho bài làm văn thể loại tự sự tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8.
 Vì vậy mặc dù không thể thay đổi được nhiều nhưng sẽ góp phần giúp cho những người trực tiếp giảng dạy một vài kinh nghiệm nho nhỏ để đưa chất lượng môn Ngữ văn ngày càng tốt hơn
 Phần IV
những đề xuất, kiến nghị để áp dụng và phát huy sáng kiến.
 1. Đối với đơn vị trường
 	 Để thực hiện tốt những kinh nghiệm này của bản thân tôi ,về chủ quan, tôi thiết nghĩ việc cần và phù hợp nhất, đạt được giá trị hiệu quả cao nhất của phương pháp tiếp cận tác phẩm truyện kí Việt Nam trong sách Ngữ Văn 8 đòi hỏi việc sắp xếp chuyên môn phải nắm bắt được cấu trúc việc xây dựng chương trình đồng tâm của sách giáo khoa.Vì vậy tổ chuyên môn nên sắp xếp tạo điều kiện để các đồng chí dạy môn Ngữ văn phải đảm trách dạy môn Ngữ văn bắt đầu từ lớp 6 đến lớp 9, để thâm nhập chương trình, đồng thời nắm bắt chương trình để đạt chất lượng cao trong dạy và học bộ môn Ngữ văn.
 2. Đối với đơn vị cấp trên 
Phòng Giáo dục Đào tạo huyện phát động cuộc thi soạn giáo án dùng chung để biên soạn ra một bộ giáo án lưu hành nội bộ vừa có cơ hội để các giáo viên phát huy năng lực,đồng thời thống nhất được nội dung và cấu trúc giáo án cho bộ môn Ngữ văn.
Tổ chức các đợt hội giảng vào nhiều thời điểm khác nhau giữa các năm để cho giáo viên toàn huyện dễ thâm nhập chương trình sâu hơn.
Đánh giá xếp loại của cơ quan đơn vị Tác giả sáng kiến
 HĐKH Trường THCS Xuân Hùng
	 Hoàng Thọ Hữu

Tài liệu đính kèm:

  • docSAng kien kinh nghiem Ngu van 8(1).doc