Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy vật lí

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy vật lí

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài:

Không ai có thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của môi trường đối với đời sống con người. Bởi môi trường không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên, các chất thải của đời sống và sản xuất, đồng thời là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Nhưng môi trường hiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, môi trường cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Ở nước ta, đó cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc của tất cả các ngành, các cấp. Năm 2005, ngành giáo dục đã có Chỉ thị về việc tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khoá.

Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đề ra, cùng với các môn học khác, trong quá trình giảng dạy Vật lí việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu.

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG :THCS BèNH THẠNH
TỔ: TOÁN - LI
--- –¯— ---
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHáP TíCH HợP GIáO DụC bảo vệ 
MÔI trường trong giảng dạy vật lí
 HỌ VÀ TấN GIÁO VIấN : NGUYỄN NGỌC THANH
Bỡnh Thạnh, tháng 2 năm 2012
SáNG KIếN KINH NGHIệM
PHƯƠNG PHáP TíCH HợP GIáO DụC bảo vệ MÔI trường trong giảng dạy vật lí
phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài: 
Không ai có thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của môi trường đối với đời sống con người. Bởi môi trường không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên, các chất thải của đời sống và sản xuất, đồng thời là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Nhưng môi trường hiện nay đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, môi trường cần được bảo vệ, bảo vệ môi trường hiện nay đang là vấn đề mang tính toàn cầu. ở nước ta, đó cũng là vấn đề được quan tâm sâu sắc của tất cả các ngành, các cấp. Năm 2005, ngành giáo dục đã có Chỉ thị về việc tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp như thông qua các môn học và hoạt động ngoại khoá... 
Vì vậy, để đáp ứng những yêu cầu đề ra, cùng với các môn học khác, trong quá trình giảng dạy Vật lí việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề không thể thiếu.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu: 
1. Mục đích nghiên cứu:
Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí nhằm mục đích để tất cả các em hiểu được bản chất của các vấn đề về môi trường như tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, tính hữu hạn của tài nguyên, thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Bên cạnh đó nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường như một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển. Từ đó có thái độ, có ý thức trách nhiệm, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề môi trường.
Phương pháp nghiên cứu:
- Dựa vào thực tế giảng dạy, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, thông qua tham khảo sách báo, các thông tin đại chúng: 
- Dựa vào công tác điều tra, khảo sát, tham quan, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương, thảo luận phương án xử lí.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục: Dựa vào kinh nghiệm thực tế, các hoạt động thực tiễn, từ đó phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống bảo vệ môi trường: là khả năng ứng xử một cách tích cực đối với các vấn đề của môi trường.
III. Giới hạn đề tài
Đề tài “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ môn Vật lí” được nghiên cứu và viết dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của các đối tượng học sinh các khối lớp 8, 9 THCS và dựa vào hoạt động dạy của thầy và học của học sinh THCS được áp dụng cho học sinh các khối lớp 8,9.
IV Kế hoạch thực hiện
Sáng kiến được ứng dụng trong quá trình giảng dạy ở học kì II năm học 2010-2011 môn vật lý 8 và học kì I năm học 2011-2012 môn vật lý 9. 
Trong quá trình thực hiện việc tích hợp bảo vệ môi trường sẽ được tiến hành theo các bước như sau: 
Chuẩn bị nội dung trước mỗi bài dạy.
2. Thu thập thông tin và hình ảnh trên mạng internet
3. Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp 
B. NộI DUNG Đề TàI: “PHƯƠNG PHáP TíCH HợP GIáO DụC bảo vệ MÔI trường trong giảng dạy vật Lý”
I. Cơ sở lí luận:
Sự phát triển nhanh chóng về Kinh tế- xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới XHVN, chỉ số kinh tế không ngừng nâng cao. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường, những hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ môn Vật lí là việc làm cần thiết giúp học sinh hiểu biết được mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và vai trò của con người trong đó. Từ đó sẽ có thái độ thân thiện với môi trường, yêu quý tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng di sản văn hóa và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường nảy sinh.
II. Cơ sở thực tiễn: 
Hiện nay con người đã khai thác quá mức và sử dụng không hợp lí các nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng và đang đe dọa đến cuộc sống con người như: Ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô nhiễm, rừng bị suy giảm. Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung, để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
III. Thực trạng và những mâu thuẩn của đề tài
Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Bảo vệ môi trường hiện nay đang là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có học sinh. Tuy nhiên, rất nhiều học sinh không mấy quan tâm, thậm chí thờ ơ đối với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần giáo dục học sinh biết cách bảo vệ môi trường, trước hết là môi trường sống xung quanh các em.
Trong quá trình dạy học Vật lí, tôi chắc rằng các giáo viên đã đề cập đến các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên việc làm này còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần gũi với đời sống thực tế học sinh. Trong khi đó, Vật lí là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường liên quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với sự hiểu biết của học sinh. Chính điều này sẽ có tác dụng kích thích óc tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ đó biết cách bảo vệ môi trường.
Những mâu thuẩn của đề tài
- Thời lượng của một tiết học còn hạn chế (45ph) do đó giáo viên giảng dạy ngại đi sâu vào việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường.
- Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu, tài liệu, sách báo cho GV và HS tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu và hấp dẫn học sinh.
	- Kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ việc dạy học hiện đại của giáo viên còn hạn chế. Như việc sử dụng máy vi tính để chuẩn bị bài, cập nhật lưu trữ thông tin; sử dụng máy chiếu projecter để giảng dạy, sưu tầm các tư liệu điện tử, tranh ảnh, phim liên quan đến môi trường ... 
IV. Giải pháp chủ yếu để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Vật lí.
1. Cơ sở đề xuất giải pháp:
Hiện nay chúng ta đang đứng trước tình trạng môi trường bị suy thoái nghiêm trọng. Nguyên nhân do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp đã thải ra môi trường một lượng khí thải rất lớn, làm ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường sống. Tuy nhiên việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường như trên sẽ không đem lại hiệu quả, học sinh sẽ không hiểu biết về tác động của môi trường đối với loài người, như thế sẽ làm môi trường ngày càng mất cân bằng về sinh thái, đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống con người. Để cho nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường có hiệu quả tôi mạnh dạn trình bày một số phương pháp tích hợp.
2. Các giải pháp chủ yếu: 
2.1. Xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với nội dung bài học
Để học sinh nhận thức đúng về vai trò của môi trường đối với cuộc sống, từ đó có những hành động cụ thể phù hợp thì trước hết cần đưa học sinh đến những vấn đề gần gũi hoặc phù hợp với nhận thức của các em. Đối với bộ môn Vật lí, việc giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh cần thông qua các nội dung của từng bài học cụ thể trong chương trình học. 
2.2. Thu thập tài liệu sinh động và có sức thuyết phục.
	- Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc tích hợp bảo vệ môi trường nói riêng.
	- Sau khi xây dựng được nội dung tích hợp giáo viên tìm và lựa chọn những hình ảnh sinh động, ấn tượng phù hợp với yêu cầu để đưa vào bài giảng.
2.3. Sử dụng máy chiếu projecter để dạy nội dung tích hợp.
	Việc sử dụng máy vi tính kết hợp với máy chiếu để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt phần tích hợp bảo vệ môi trường đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ trước các vấn đề về môi trường, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được chứng kiến những hình ảnh về thực trạng cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường. 
3. Tổ chức triển khai thực hiện:
3.1. Chuẩn bị nội dung trước mỗi bài dạy
	Trước hết giáo viên tìm hiểu vấn đề cần tích hợp, chọn lựa chủ đề thật gần gũi, thiết thực và sát với nội dung bài học.
Ví dụ: Trong bài “Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu - Vật lí 8”. Giáo viên chọn chủ đề khai thác, sử dụng nguồn nhiên liệu hoá thạch dẫn đến những thảm hoạ về môi trường và những biện pháp khắc phục.
* Đối với mỗi nội dung cần tích hợp, giáo viên có thể yêu cầu học sinh: 
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
Học sinh tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường hoặc giáo viên đưa ra để học sinh tìm hiểu.
Giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống của các em. 
3.2. Thu thập thông tin và hình ảnh trên mạng internet
	Cách thông dụng nhất để tìm kiếm hình ảnh trên mạng là vào trang web www.google.com.vn , gõ từ khoá liên quan đến chủ đề ta đang cần tìm.
Khi chọn được hình ảnh thích hợp nên lưu lại trong một tập tin với định dạng cỡ ảnh to nhất (khi đưa vào giáo án điện tử hình ảnh sẽ đạt chất lượng cao hơn).
3.3. Lựa chọn thời điểm thích hợp trong tiến trình giảng dạy để tích hợp
	Việc lựa chọn thời điểm và nội dung để tích hợp hết sức quan trọng. Một mặt nó làm cho bài dạy trở nên sinh động và có ý nghĩa, mặt khác nếu lựa chọn không phù hợp sẽ làm cho bài dạy bị đứt quãng và xa rời trọng tâm kiến thức. ý thức được điều này giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng các phương án tích hợp để vừa đảm bảo dạy đúng, dạy đủ vừa đạt được mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường. 
* Ví dụ: Khi dạy bài: Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? - Vật lí 8
Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh nắm được khái niệm hiện tượng khuếch tán.
Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau. Hiện tượng khuếch tán có thể xảy ra ở chất lỏng, chất khí, giữa chất lỏng và chất khí, thậm chí còn xảy ra ở chất rắn.
Mặc dù không khí nhẹ hơn nước biển nhưng ở trong nước biển vẫn có không khí. Nếu thiếu không khí, các loài sinh vật trong ... ề nhiên liệu thường gặp.
Hiện nay, than đá, dầu mỏ, khí đốt đang là các nhiên liệu chủ yếu của con người. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng các nhiên liệu này đã và đang gây những hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường sống của con người: Hạn hán, lũ lụt, bão, sóng thần, khí thải từ nhà máy, xe cộ làm ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất gây mưa axít, thủng tầng ôzôn...
Hậu quả của việc khai thác và sử dụng năng lượng hoá thạch
Vậy con người cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Chúng ta biết rằng, các nguồn năng lượng nói trên không phải vô tận mà chỉ trong vòng khoảng năm mươi năm nữa các nguồn nhiên liệu này sẽ cạn kiệt. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ vô cùng cấp bách của con người là phải tiết kiệm các nhiên liệu sẵn có, đồng thời phải nghiên cứu tìm ra các nhiên liệu mới thay thế.
	Hiện nay con người đã tìm ra nhiều nguồn năng lượng sạch, dồi dào phục vụ cho sản xuất và cuộc sống:
 Năng lượng từ đại dương (nước biển): phong phú nhất là các quốc gia có biển lớn. Sóng và thuỷ triều làm quay tuabin máy phát điện.
Năng lượng Mặt Trời: Dùng chạy pin Mặt Trời
Bắt chước quá trình quang hợp của thực vật, hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm cách biến đổi năng lượng của ánh nắng (nguồn nguyên liệu vô tận) thành nguồn nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường.
 Năng lượng gió: Sử dụng sức gió để quay tuabin máy phát điện. Đây là nguồn năng lượng dồi dào, có ở mọi nơi.
Dầu thực vật dùng để chạy xe, chẳng hạn cải dầu.
Năng lượng từ sự lên men sinh học: Được tạo từ sự lên men sinh học của đồ phế thải sinh hoạt nhằm tạo khí mêtan.
* Một trong những nhiên liệu có triển vọng thay thế cho dầu và khí đốt là hiđrô, vì:
- Hiđrô có năng suất tỏa nhiệt cao hơn dầu và khí đốt. Đây là khí có nhiệt cháy cao nhất trong tất cả các nhiên liệu có trong thiên nhiên, đã được sử dụng làm nhiên liệu phóng các tàu vũ trụ. 
- Hiđrô được điều chế bằng cách dùng năng lượng Mặt Trời để điện phân nước biển. Như vậy, nguồn nguyên liệu để điều chế hiđrô có thể coi là vô tận.
- Hiđrô lỏng có thể vận chuyển dễ dàng bằng các bình chứa hoặc ống dẫn.
- Hiđrô khi bị đốt cháy không toả ra các khí độc như các nhiên liệu khác.
* Ví dụ: Khi dạy bài: Bài 28: Động cơ nhiệt
Vị trí tích hợp: Sau khi học sinh trả lời C5 phần vận dụng
Động cơ nhiệt được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Tuy nhiên, động cơ nhiệt lại gây ra những tác hại rất lớn đối với môi trường sống của chúng ta:
- Gây ra tiếng ồn
- Xả vào môi trường sống các khí độc sinh ra từ việc đốt cháy nhiên liệu.
*Biện pháp khắc phục:
Hạn chế sử dụng động cơ nhiệt.
Cải tiến động cơ nhiệt thân thiện với môi trường.
Nghiên cứu, thử nghiệm để đưa vào sử dụng rộng rãi loại xăng ethanol, đây là loại nhiên liệu tiết kiệm và giảm bớt khí thải CO2 ra môi trường. Hiện ở Việt Nam mới thử nghiệm cho xe Taxi.
Thay thế động cơ nhiệt bằng những động cơ khác không làm hoặc ít làm ô nhiễm môi trường: Vừa qua hãng GM và Segway đã phối hợp sản xuất thành công loại ôtô 2 bánh đầu tiên trên thế giới với 2 chỗ ngồi. Loại xe này sử dụng một bộ pin để hoạt động, vì vậy rất thân thiện với môi trường. Loại xe này có thể chạy với vận tốc 56km/h. Chỉ cần mất vài phút cho một lần sạc pin, chiếc xe có thể chạy được tới 56km.
* Ví dụ: Khi dạy bài: Bài 12: Công suất điện
Vị trí tích hợp: sau khi học sinh trả lời xong câu C3
Khi sử dụng dụng cụ điện gia đình cần sử dụng đúng công suất định mức. Để sử dụng đúng công suất điện mức thì ta cần sử dụng hiệu điện thế đúng bằng với hiệu điện thế định mức.
- Vì một số đồ dùng khi sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế định mức có thể làm giảm tuổi thọ của chúng.
- Vì một số đồ dùng khi sử dụng hiệu điện thế lớn hơn hiệu điện thế định mức có thể làm giảm tuổi thọ của chúng hoặc gây ra cháy nổ
*Biện pháp khắc phục:
Sử dụng ổn áp để bảo vệ thiết bị và đồ dùng điện
Ta cần sử dụng đồ dùng điện đúng hiệu điện thế định mức của chúng.
* Ví dụ: Khi dạy bài: Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng
Vị trí tích hợp 1: sau khi học sinh nắm được “ cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, nhất là đối với mạng điện dân dụng vì mạng điện này có hiệu điện thế 220V nên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.”
* Sống gần dây điện cao áp rất nguy hiểm, người sống gần dây điện cao áp thường dễ bị suy giảm trí nhớ, bị nhiễn điện do hưởng ứng. Mặc dù ngày càng được nâng cáp đôi lúc sự cố vẫn xảy ra như là: chập điện, rò điện, nổ sứ, đứt đường dây, cháy nổ trạm biến áp, . . . .
*Biện pháp khắc phục:
Để an toàn di dời hộ dân sống dưới đường dây cao áp và tuân thủ các quy tác an toàn khi sử dụng điện.
Chuyển đường dây điện cao áp xuống lòng đất
Vị trí tích hợp 2: Sau khi học sinh nắm được “ Cần lựa chọn sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp và chỉ sử dụng chúng trong thời gian cần thiết.”
- Các bóng đèn sợi đốt thông thường có hiệu quả phát quang rất thấp: 3%, các bóng đèn neon có hiệu suất phát quang cao hơn:7%.
- Để tiết kiệm điện cần nâng cao hiệu suất phát quang của các bóng đèn điện.
*Biện pháp khắc phục:
Thay các bóng đèn thông thường bằng các bóng đèn tiết kiệm năng lượng như đèn compac,....
Chỉ sử dụng trong thời gian cần thiết.
V. Hiệu quả áp dụng
* Qua quá trình tổ chức triển khai thực hiện chuyên đề trên tôi nhận thấy rằng học sinh yêu thích môn học hơn, chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt, số học sinh khá giỏi tăng. Cụ thể học kì I năm học 2011-2012 chất lượng bộ môn Vật lí tăng lên, học sinh yếu giảm, không có học sinh kém. Tuy nhiên việc quan trọng nhất là hầu hết tất cả các học sinh đều có ý thức tự giác bảo vệ môi trường xung quanh, làm cho khuông viên trường trở nên xanh, sạch, đẹp hơn.Thông qua kết quả khảo sát như sau:
Câu 1: Em thích học môn vật lí không?
 Rất thích 	 Thích 	Bình thường 	Không thích
Câu 2: Môn vật lí có được ứng dụng nhiều trong cuộc sống không?
 Nhiều 	 ít 	 Không
Câu 3: Học vật lí em biết nhiều về môi trường xung quanh chúng ta không?
 	 Nhiều 	 ít 	Không biết 
Câu 4: Môi trường có cần được bảo vệ không?
Rất cần 	Cần 	Không cần
Kết quả:
Trước khi áp dụng đề tài: (tháng 2 năm 2011)
Học sinh lớp 8A1, 8A2, 8A3, A4 : 146 học sinh
Câu 1: Em thích học môn vật lí không?
 Rất thích: 20 	 Thích: 52	Bình thường: 50	Không thích:24
Câu 2: Môn vật lí có được ứng dụng nhiều trong cuộc sống không?
 Nhiều: 35	 ít: 85	Không: 26 
Câu 3: Học vật lí em biết nhiều về môi trường xung quanh chúng ta không?
 	 Nhiều: 41	 ít : 75	Không : 30
Câu 4: Môi trường có cần được bảo vệ không?
Rất cần : 38	Cần: 87 	Không cần: 21
áp dụng ở học kì II năm học 2010-2011 (tháng 5 năm 2011)
Học sinh lớp 8A1, 8A2, 8A3, 8A4 : 137 học sinh
Câu 1: Em thích học môn vật lí không?
 Rất thích: 38 	 Thích : 65	Bình thường: 30	Không thích: 4
Câu 2: Môn vật lí có được ứng dụng nhiều trong cuộc sống không?
 Nhiều: 55	 ít: 73	 Không: 9
Câu 3: Học vật lí em biết nhiều về môi trường xung quanh chúng ta không?
 	 Nhiều: 62	 ít: 68	Không: 7
Câu 4: Môi trường có cần được bảo vệ không?
Rất cần: 60	Cần: 72 	 Không cần: 5
Sau khi áp dụng (tháng 01năm 2012)
Học sinh lớp 8A1, 8A2, 8A3, 8A4 được lên lớp 9A1, 9A2, 9A3, 9A4: 129 học sinh
Câu 1: Em thích học môn vật lí không?
 Rất thích: 62 	 Thích: 42	Bình thường: 25	Không thích: 0
Câu 2: Môn vật lí có được ứng dụng nhiều trong cuộc sống không?
 Nhiều: 76	 ít: 53	Không: 0
Câu 3: Học vật lí em biết nhiều về môi trường xung quanh chúng ta không?
 	 Nhiều: 81	 ít: 48	Không: 0
Câu 4: Môi trường có cần được bảo vệ không?
Rất cần: 89	 Cần: 40	Không cần: 0
C. KếT LUậN 
 I. ý nghĩa
Trong quá trình dạy học, tôi rất chú trọng tới việc giáo dục cho học sinh các biện pháp bảo vệ môi trường. Tôi nhận thấy, việc học sinh được tiếp cận với những vấn đề hết sức gần gũi trong cuộc sống đã làm cho các em học tập sôi nổi, chủ động và tích cực hơn. Các em rất hứng thú trong việc tìm hiểu, đưa ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, đồng thời đưa ra các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và một điều quan trọng mà tôi nhận thấy là các em đã biết quan tâm đến môi trường nhiều hơn, có ý thức tham gia bảo vệ môi trường tốt hơn.
II. Khả năng áp dụng
Đề tài “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ môn Vật lí” được nghiên cứu và viết dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của các đối tượng học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9 THCS và dựa vào hoạt động dạy của thầy và học của học sinh THCS nên không những áp dụng cho học sinh các khối lớp 8,9 mà còn có thể áp dụng cho khối 6 và 7.
III. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển
Qua đề tài “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ môn Vật lí” sẽ giúp học sinh có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm, có kĩ năng nhận thức, có cách ứng xử đúng đắn, tích cực với các vấn đề môi trường nảy sinh. Đồng thời sẽ có hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
 Đề tài “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ môn Vật lí” không chỉ được ứng dụng trong bộ môn vật lí mà có thể ứng dụng cho các bộ môn khác trong nhà trường như: sinh học, địa lý, văn học . . . .
V. Đề xuất và kiến nghị:
	- Các cấp lãnh đạo có kế hoạch cấp thêm cho trường đầu chiếu projecter để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử.
	- Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức học tập chuyên đề “Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường” và nên tổ chức thêm chuyên đề “Sử dụng tiết kiệm năng lượng có hiệu quả” đối với bộ môn Vật lí.
	Bình Thạnh, ngày 10 tháng 2 năm 2012
	Người viết
	Nguyễn Ngọc Thanh
DANH MUẽC TAỉI LIEÄU THAM KHAÛO
Phửụng phaựp nghieõn cửựu khoa hoùc giaựo duùc
 ( Nhaứ xuaỏt baỷn giaựo duùc ) 
Những vaỏn ủeà chung veà ủoồi mụựi giaựo duùcTHCS moõn vaọt lớ 
(Nhaứ xuaỏt baỷn giaựo duùc ) 
Phaựt huy tớnh tớch cửùc hoaùt ủoọng cuỷa hoùc sinh 
 ( Nhaứ xuaỏt baỷn giaựo duùc ) 
Phửụng phaựp daùy hoùc vaọt lớ ( Nhaứ xuaỏt baỷn giaựo duùc ) 
Saựch giaựo khoa vaõt lớ 8, 9THCS ( Nhaứ xuaỏt baỷn giaựo duùc ) 
 Giáo dục bảo vệ mụi trường trong mụn Vọ̃t lí THCS
 ( Nhaứ xuaỏt baỷn giaựo duùc) 
MỤC LỤC	
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU 
I. Lý do chọn đờ̀ tài 
2
II. Mục đích và phương phỏp nghiờn cứu 
2+3
III. Giới hạn của đề tài
3
IV. Kế hoạch thực hiện
3+4
B. Nệ̃I DUNG Đấ̀ TÀI
I. Cơ sở lý luọ̃n 
4
II. Cơ sở thực tiờ̃n 
4
III. Thực trạng và những mõu thuẩn của đờ̀ tài nghiờn cứu
5
IV Cỏc biện phỏp giải quyết vấn đề
6 ->14
V. Hiệu quả ỏp dụng
14->15
C KẾT LUẬN
I. í nghĩa
16
II. Khà năng ỏp dụng của đề tài
16
III. Bài học kinh nghiệm và hướng phỏt triển
16
IV Đề xuất – kiến nghị
17
 Tài liệu tham khảo
18
 Mục lục 
19
Nhận xét của tổ chuyên môn
Nhận xét của ban giám hiệu trường 
Nhận xét của phòng giáo dục và đào tạo 

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Tich hop giao duc moi truongtrong giang day Vatli.doc