PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Trong thời đại ngày nay thời đại của công nghệ, hội nhập và phát triển nhân loại đều hướng đến chân trời tri thức mà hạt nhân là giáo dục. Sự nghiệp xây dựng đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến đến mục tiêu Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi đó là con người là nguồn lực người Việt Nam. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông. Trong xu thế đó sản phẩm đào tạo có khả năng học thường xuyên, học suốt đời nhằm thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ và yêu cầu trong lao động.
- Hóa học là bộ môn khoa học quan trọng, rất phức tạp trong nhà trường phổ thông. Những kiến thức của bộ môn rất mới mẻ đối với học sinh. Môn hóa học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học.
- Việc dạy và học hóa học ở các trường hiện nay đã và đang được đổi mới tích cực nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của trường THCS. Giáo viên bộ môn hóa học cần hình thành ở các em một số kĩ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập và làm việc khoa học, có những phẩm chất cần thiết như: cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực, chính xác, yêu nhân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, có thể hòa hợp với môi trường thân thiện, chuẩn bị đi vào cuộc sống cộng đồng.
- Hóa học là môn khoa học thực nghiệm kết hợp với lý thuyết, thực tế việc giài bài tập hóa học đối với học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Đa số học sinh còn lúng túng trong việc giải bài tập hóa học và chủ yếu là học sinh chưa phân loại được các bài tập và chưa định hướng được phương pháp giải bài tập gặp phải. Tôi nhận thấy việc cần thiết là phải hướng dẫn cho học sinh cách phân loại và các phương pháp giải các bài tập thuộc mỗi loại. Từ đó giúp học sinh học tốt hơn và khi gặp một bài tập hóa học tương tự học sinh có thể phân loại và đưa ra phương pháp giải thích hợp.
PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Trong thời đại ngày nay thời đại của công nghệ, hội nhập và phát triển nhân loại đều hướng đến chân trời tri thức mà hạt nhân là giáo dục. Sự nghiệp xây dựng đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến đến mục tiêu Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi đó là con người là nguồn lực người Việt Nam. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông. Trong xu thế đó sản phẩm đào tạo có khả năng học thường xuyên, học suốt đời nhằm thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của khoa học, công nghệ và yêu cầu trong lao động. - Hóa học là bộ môn khoa học quan trọng, rất phức tạp trong nhà trường phổ thông. Những kiến thức của bộ môn rất mới mẻ đối với học sinh. Môn hóa học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học. - Việc dạy và học hóa học ở các trường hiện nay đã và đang được đổi mới tích cực nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của trường THCS. Giáo viên bộ môn hóa học cần hình thành ở các em một số kĩ năng cơ bản, phổ thông và thói quen học tập và làm việc khoa học, có những phẩm chất cần thiết như: cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực, chính xác, yêu nhân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, có thể hòa hợp với môi trường thân thiện, chuẩn bị đi vào cuộc sống cộng đồng. - Hóa học là môn khoa học thực nghiệm kết hợp với lý thuyết, thực tế việc giài bài tập hóa học đối với học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Đa số học sinh còn lúng túng trong việc giải bài tập hóa học và chủ yếu là học sinh chưa phân loại được các bài tập và chưa định hướng được phương pháp giải bài tập gặp phải. Tôi nhận thấy việc cần thiết là phải hướng dẫn cho học sinh cách phân loại và các phương pháp giải các bài tập thuộc mỗi loại. Từ đó giúp học sinh học tốt hơn và khi gặp một bài tập hóa học tương tự học sinh có thể phân loại và đưa ra phương pháp giải thích hợp. - Trong việc phân loại các dạng bài tập hóa học và phương pháp giải cho từng loại, kinh nghiệm làm bài của học sinh đó là những kinh nghiệm có giá trị thực tiễn giúp học sinh rèn luyện cách tập trung cho từng kĩ năng, kĩ xảo làm bài từ đó các em có thể sử dụng kĩ năng, kĩ xảo một cách linh hoạt. Trong quá trình giải bài tập theo từng dạng học sinh được ôn tập, củng cố kiến thức lý thuyết đã được học theo từng chủ đề giúp học sinh nắm vững các kiến thức đã học để vận dụng linh hoạt kiến thức vào làm các bài tập cụ thể. - Việc phân dạng bài tập và phương pháp giải chung cho từng loại bài tập hóa học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và kết quả học tập của học sinh đặc biệt là học sinh giỏi. Ngoài nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà, các trường còn chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp, coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh, cần rèn luyện cho học sinh có thói quen, ý thức tự học, trong đó việc xây dựng phong cách học tập tự giác, tích cực, sáng tạo để làm các bài tập thành thạo hơn trong việc sử dụng các kiến thức để làm các bài tập tạo cho học sinh hứng thú, say mê học tập bộ môn là biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học. Từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh nhằm phát triển tư duy của học sinh THCS giúp các em tự lực hoạt động tìm chiếm lĩnh tri thức, tự mình tham gia các hoạt động để củng cố vững chắc kiến thức, rèn luyện được kỹ năng, phát huy tốt năng lực tư duy, độc lập suy nghĩ cho đối tượng học sinh giỏi tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp học cao hơn, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo. Nên tôi đã đưa ra kinh nghiệm: “Phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học lớp 9” II/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1/ MỤC ĐÍCH: - Phân dạng các bài tập hóa học nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hóa học của học sinh lớp 9 - Giúp học sinh nắm chắc được phương phải giải một số dạng bài tập từ đó rèn cho học sinh kỹ năng phân loại bài tập giải nhanh một số dạng bài tập hóa học. - Phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập đặc biệt là trong giải bài tập hóa học. - Là tài liệu rất cần thiết cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 và giúp giáo viên hệ thống hóa được kiến thức và phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao. 2/ NHIỆM VỤ: - Nêu lên được những cơ sở lý luận của việc phân dạng bài tập hóa học trong quá trình dạy và học. - Hệ thống bài tập hóa học theo từng dạng. - Bước đầu sử dụng việc phân loại các dạng bài tập hóa học nhằm giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức một cách vững chắc, rèn luyện tính độc lập hành động và trí thông minh của học sinh. - Thực trạng về trình độ và điều kiện học tập của học sinh lớp 9 đặc biệt là học sinh trong đội đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 trước và sau khi vận dụng đề tài. - Từ việc nghiên cứu vận dụng đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đặc biệt là viêc bồi dưỡng học sinh giỏi. III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Để hoàn thành tốt đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích lý thuyết, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm sư phạm và sử dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm. - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa hóa học lớp 9 và các sách nâng cao về phương pháp giải bài tập tham khảo các tài liệu đã được biên soạn và phân tích hệ thống các dạng bài toán hóa học theo nội dung đã đề ra. - Rút kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học. - Tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của một số đồng nghiệp - Áp dụng đề tài vào chương trình giảng dạy đối với học sinh lớp 9 đại trà và ôn thi học sinh giỏi. IV/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 38 học sinh lớp 9A2 Trường Tiểu Học và THCS Mỹ Xương V/ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: - Đề tài sáng kiến kinh nghiệm chỉ nghiên cứu giới hạn trong phạm vi học sinh lớp 9A2 ở Trường TH & THCS Mỹ Xương. - Bài toán trong chương trình sách giáo khoa, sách bài tập lớp 9, và các sách bài tập nâng cao hóa học lớp 9. VI/ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: 1/ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Từ ngày 15 tháng 08 năm 2011 đến ngày 10 tháng 3 năm 2012 2/ CHUẨN BỊ NỘI DUNG THỰC HIỆN: - Để áp dụng đề tài này vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã thực hiện một số khâu quan trọng sau:. + Điều tra tình hình nắm vững các kiến thức cơ bản của học sinh, tình cảm thái độ của học sinh về nội dung của đề tài, điều kiện học tập của học sinh. Đưa ra yêu cầu về bộ môn, hướng dẫn sử dụng sách tham khảo và giới thiệu một số sách hay của các tác giả để những học sinh có điều kiện tìm mua, các học sinh khó khăn sẽ mượn sách bạn để học. + Nghiên cứu sách giáo khoa lớp 9 và các sách nâng cao về phương pháp giải bài tập hóa học, xác định mục tiêu, chọn lọc và phân dạng các bài tập biên soạn bài tập mẫu và các bài tập vận dụng và nâng cao. Ngoài ra còn phải dự đoán những tình huống có thể xảy ra khi bồi dưỡng mỗi dạng bài tập. + Chuẩn bị đề cương bồi dưỡng, lên kế hoạch về thời lượng cho mỗi dạng bài tập. + Sưu tầm tái liệu, trao đổi kinh nghiệm cùng các bạn đồng nghiệp nghiên cứu các đề thi học sinh giỏi của huyện ta, tỉnh ta và một số tỉnh, thành phố khác. PHẦN B – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 9” I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: - Như chúng ta đã biết các bài tập hóa học khá phong phú và đa dạng, mỗi dạng bài tập đều có phương pháp giả đặc trưng riêng. Tuy nhiên do việc phân loại bài tập chỉ mang tính tương đối, vì vậy trong mỗi loại bài tập này thường chứa đựng vài yếu tố của bài tập kia. - Bài tập hóa học là phương tiện cơ bản để dạy học sinh tập vận dụng các kiến thức hóa học vào thực tế đời sống và tập nghiên cứu khoa học. - Trong quá trình dạy học hóa học ở Trường THCS việc phân dạng và giải các bài tập theo từng dạng là việc làm rất quan trọng. Công việc này có ý nghĩa đối với cả giáo viên và học sinh. Việc phân dạng các bài tập hóa học, giúp giáo viên sắp xếp các bài tập này vào những dạng nhất định và chia ra được phương pháp giải chung cho từng dạng. Phân loại dạng bài tập giúp học sinh nghiên cứu tìm tòi, tạo cho học sinh thói quen tư duy, suy luận và kỹ năng làm bài khoa học, chính xác, giúp học sinh có thói quen nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách khác nhau, từ đó học sinh có thể dùng những kiến thức cùng giải quyết một vấn đề. - Trong việc phân loại các bài tập hóa học và phương pháp giải cho từng dạng giúp học sinh rèn luyện một cách tập trung từng kỹ năng, kỹ xảo làm bài, từ đó các em sử dụng một cách thành thạo linh hoạt. Trong quá trình giải các bài tập theo từng dạng học sinh được ôn tập củng cố lại các kiến thức đã học theo từng chủ đề giúp học sinh nắm vững kiến thức đã học để vận dụng trong các bài tập cụ thể và có hiệu quả. II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: Hóa học là môn học thực nghiệm kết hợp lý thuyết. Thực tế việc giải quyết các bài tập đối với học sinh khối 9 còn gặp nhiều khó khăn vì đây là môn học khá phức tạp. Qua quá trình dạy học nhiều năm tôi nhận thấy: chất lượng đối tượng học sinh ở đây chưa đồng đều về phương pháp giải bài tập, nhiều em học sinh còn yếu, lúng túng về cách làm một bài tập hóa học và đa số học sinh chưa phân dạng được các bài tập, chưa định dạng được phương pháp giải các bài tập gặp phải. Trước tình hình học tập của học sinh lớp 9 hiện nay là giáo viên phụ trách bộ môn, tôi nhận thấy việc cần thiết là phải hướng dẫn học sinh cách phân dạng các bài tập và phương pháp chung để giải các bài tập thuộc mỗi dạng. Từ đó giúp học sinh học tốt hơn và khi gặp một bài tập hóa học thì tự học sinh có thể phân dạng và đưa ra phương pháp giải thích hợp. Từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, chúng ta đã nhận thấy việc rèn luyện phương pháp giải các dạng bài tập hóa học 9 là một việc làm cấp bách và cần thiết. Nó như một chìa khóa mở ra nhằm nâng cao chất lượng học tập môn hóa học, giúp học sinh chủ động giải được các dạng bài tập cơ bản. III/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1/ THỰC TRẠNG CHUNG: - Khi chuẩn bị thực hiện đề tài, năng lực giải các bài tập hóa học của học sinh còn rất yếu. - Phần lớn các em chưa xác định, phân dạng được cac bài tập nên tìm cách giải sai. - Rất ít học sinh có sách tham khảo về các loại bài tập. Việc giáo viên mở rộng kiến thức cho học sinh đặc biệt là kiến thức khó trong các giờ học còn hạn chế. Học sinh thường rất lúng túng khi gặp các dạng bài tập phức tạp. - Nhiều học sinh chưa biết giải các bài tập hóa học, chưa hiểu được đầy đủ ý nghĩa định tính và định lượng, lý do là học sinh chưa nắm phương pháp chung để giải ho ... it + Viết sơ đồ hợp phức + Kê khối lượng + Tính H = ? Giải Lượng S trong 80 tấn quặng pirit tấn S SO2 SO3 H2SO4 32 tấn 98 tấn CÁC BÀI TẬP MINH HỌA Bài 1/ Từ 60kg quặng pirit. Tính lượng H2SO4 96% thu được từ quặng trên nếu hiệu suất là 85% so với lý thuyết ĐS: m (H2SO4 96% thu được) = 86,77kg Bài 2/ Nung 500kg đá vôi (chứa 20% tạp chất) thì thu được 340kg vôi sống. Tính hiệu suất phản ứng. ĐS: H = 85% V/ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG: - Qua đề tài này, kiến thức, kỹ năng của học sinh được củng cố một cách vững chắc và sâu sắc, kết quả học tập của học sinh luôn được nâng cao. Từ chổ lúng túng, thì nay phần lớn các em đã tự tin hơn, biết vận dụng kỹ năng và phương pháp để giải thành thạo các dạng bài tập mang tính phức tạp. Đặt biệt có một số em đã biết giải các bài tập một cách sáng tạo, có nhiều cách giải hay và nhanh chính xác. - Trong năm 2011 – 2012 tôi đã vận dụng đề tài để giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Những kinh nghiệm nêu trong đề tài đã phát huy rất tốt năng lực tư duy, độc lập suy nghỉ cho đối tượng học sinh giỏi. Các em đã tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động, xác định hướng giải và tìm kiếm hướng giải cho các bài tập. - Qua 2 năm vận dụng đề tài, tôi đã đạt kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện (đạt 2 giải III) và được chọn dự thi cấp tỉnh trong thời gian sắp tới. - Qua việc phân loại từng dạng bài tập định tính và định lượng, tôi đã nhận thấy chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt, khi gặp các dạng bài tập hóa học, học sinh tích cực hoạt động một cách chủ động, hứng thú học tập của học sinh được nâng lên nhiều. Kết quả khảo sát chất lượng luôn đạt tỉ lệ cao thông qua kết quả kiểm tra chất lượng học kì I/2011 và tháng điểm thứ I học kì II/2012. * Kết quả kiểm tra (đợi 1): Thông qua kết quả chất lượng tháng điểm thứ I học kì I/2011 của học sinh lớp 9A2 chất lượng chỉ đạt được: Lớp TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 9A2 38 5 13,16 8 21,05 19 50 6 15,79 0 0 * Kết quả kiểm tra (đợt 2): Thông qua kết quả chất lượng học kì I/2011 của học sinh lớp 9A2 Lớp TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 9A2 38 9 23,68 14 36,84 12 31,58 3 7,89 0 0 * Kết quả kiểm tra (đợt 3): Thông qua kết quả chất lượng tháng điểm thứ I học kì II/2012 của học sinh lớp 9A2 Lớp TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 9A2 38 12 31,58 16 42,11 8 21,05 2 5,26 0 0 Nhìn vào số liệu giỏi, khá, trung bình, yếu của lớp 9A2 qua 3 đợt kiểm tra từ đầu năm đến tháng 3, khi chưa áp dụng và đã áp dụng phương pháp phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua bài tập hóa học ta thấy: Số học sinh khá giỏi tăng, số học sinh trung bình, yếu giàm, đặc biệt là số học sinh yếu đã vươn lên trung bình, chứng tỏ phương pháp đã có hiệu quả rõ rệt. PHẦN C – KẾT LUẬN I/ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC: - Bài tập hóa học rất đa dạng và phong phú, việc giải bài tập hóa học là yếu tố hết sức quan trọng trong cả quá trình dạy và học hóa học. Thực tế đã chứng minh rằng, chỉ có thể đạt được hiệu quả cao trong dạy học hóa học, nếu biết sử dụng hệ thống bài tập một cách hợp lý, khoa học. - Cơ sở của các phương pháp giải các bài tập hóa học là sự thống nhất giữa các mặt định tính và định lượng của các hiện tượng hóa học. Bài tập hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc học tập và giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc ôn luyện kiến thức củ, bổ sung thêm những thiếu sót về lý thuyết và thực hành hóa học. - Khi phân loại được các dạng bài tập và có phương pháp giải chung cho từng loại học sinh sẽ dễ hiểu bài hơn, thao tác thành thạo các dạng bài tập hóa học ngay tại lớp chiếm tỉ lệ cao. - Giáo viên tiết kiệm được thời gian, học sinh tự giác, độc lập làm bài. Phát huy được tính tích cực của học sinh. - Dựa vào sự phân dạng các bài tập giáo viên có thể dạy nâng cao được nhiều đối tượng học sinh và có thể phân loại được học sinh. II/ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: - Việc phân loại bài tập và phương pháp giải chung cho từng loại bài tập hóa học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức đã được học đồng thời rèn luyện được kỹ năng, kỹ xảo để học sinh thành thạo hơn trong việc sử dụng các kiến thức để làm các bài tập tạo cho học sinh hứng thú say mê học tập bộ môn là biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học. - Trong quá trình giảng dạy các dạng bài tập hóa học, nếu chú trọng rèn luyện tốt tư duy cho học sinh thì các em sẽ hiểu, nhớ, vận dụng kiến thức tốt hơn, học sinh sẽ được củng cố, hệ thống quá, mở rộng nâng cao kiến thức đồng thời các kỹ năng cũng được rèn luyện tốt hơn. - Rèn tốt cho học sinh tư duy sáng tạo thông qua phương pháp giải các dạng bài tập hóa học đều góp phần rất tích cực vào việc hình thành nhân cach cho học sinh gồm: tính chủ động, sáng tạo, niềm tin và ý chí quyết tâmđó củng chính là mục tiêu giáo dục con người trong thời đại mới. - Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh THCS: Với học sinh đại trà, với các đối tượng học sinh khá, giỏi. - Sáng kiến kinh nghiệm này được ra đời trước tình hình dạy học môn hóa học ở trường và kinh nghiệm của bản thân nhằm đáp ứng một phần nhỏ những yêu cầu trong dạy và học môn hóa học ở nhà trường hiện nay và trong những năm sắp tới. - Tuy nhiên đề tài khó áp dụng vào việc giảng dạy trực tiếp trên lớp mà chủ yếu áp dụng vào việc phụ đạo, bồi dưỡng học sinh ngoài giờ hoặc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN: 1/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trong quá trình vận dụng đề tài này tôi đã rút ra một số kinh nghiệm thực hiện như sau: * ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN: - Phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng say mê nhiệt tình trong công việc. - Phải thường xuyên trao dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng giải toán, phải chuẩn bị thật kỹ nội dung cho mỗi dạng bài tập cần bồi dưỡng cho học sinh xây dựng được phương pháp giải các dạng bài tập đó. - Tiến trình bồi dưỡng kỹ năng được thực hiện theo hướng đảm bảo tính kế thừa và phát triển vững chắc. Thường bắt đầu từ một bài tập mẫu hướng dẫn phân tích đầu bài cận kẽ để học sinh xác định hướng giải và tự giải. Từ đó các em có thể rút ra phương pháp chung để giải các bài tập cùng loại, sau đó tổ chức học sinh giải bài tập tương tự mẫu, phát triển vượt mẫu và cuối cùng nêu ra các bài tập tổng hợp. - Mỗi dạng bài tập đều đưa ra nguyên tắc nhằm giúp các em dễ nhận dạng bài tập và dễ vận dụng các kiến thức, kỹ năng một cách chính xác, hạn chế được những nhằm lẫn có thể xảy ra trong cách nghĩ và cách làm của học sinh. - Sau mỗi dạng tôi luôn chú trọng đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả sửa chữa rút kinh nghiệm và nhấn mạnh những sai sót mà học sinh thường mắc phải. * ĐỐI VỚI HỌC SINH: - Có ý thức và động cơ học tập tích cực. - Rèn luyện tính tư duy sáng tạo, ý thức tự giác, hứng thú với môn học, đồng thời cần phải rèn luyện tính tập thể và ý thức tham gia trong các hoạt động, nắm bắt được kiến thức cơ bản ngay trên lớp và có thể áp dụng vào thực tiễn. 2/ HƯỚNG PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: - Bổ sung thêm các dạng bài tập định tính và định lượng ở mức độ dành cho học sinh đại trà và học sinh khá, giỏi. - Áp dụng điều chỉnh những thiếu sót vào giảng dạy tại nơi công tác. - Vân dụng các kinh nghiệm giảng dạy, tiếp thu các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để đưa đề tài này có tính thực tiễn cao. IV/ ĐỀ XUẤT VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ: - Đối với nhà trường: + Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. + Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho trường (phòng thực hành thí nghiệm, phương tiện dạy học) - Đối với giáo viên: Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng tham khảo nhiều tài liệu để nâng cao kiến thức, đưa các phương pháp giải bài tập hóa học vào giảng dạy, luôn học tập các bạn đồng nghiệp để không ngừng nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ cho bản thân. TỰ NHẬN XÉT CỦA BẢN THÂN VỀ ĐỀ TÀI: Trong quá trình thực hiện đề tài này không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp chỉ bảo ân cần của các đồng nghiệp để bản thân tôi được hoàn thiện hơn trong giảng dạy cũng như SKKN này có tác dụng cao trong việc dạy và học. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS MỸ XƯƠNG .. .. .. .. .. .. .. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LÃNH .. .. .. .. .. .. .. .. Xác nhận của Hiệu Trưởng Mỹ Xương, ngày 10 tháng 3 năm 2012 Giáo viên thực hiện Nguỵ Thị Ngọc Diễm MỤC LỤC NỘI DUNG Trang PHẦN A – ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Lý do chọn đề tài II/ Mục đích và nhiệm vụ của đề tài III/ Phương pháp nghiên cứu IV/ Đối tượng nghiên cứu V/ Giới hạn của đề tài VI/ Kế hoạch thực hiện PHẦN B – NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “PHÂN DẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 9” I/ Cơ sở lý luận II/ Cơ sở thực tiễn III/ Thực trạng trước khi thực hiện các biện pháp của sáng kiến kinh nghiệm 1/ Thực trạng chung 2/ Điểm mới của đề tài 3/ Điểm hạn chế của đề tài IV/ Các biện pháp giải quyết vấn đề: A – Dạng bài tập định tính B – Dạng bài tập định lượng DẠNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH A – Dạng 1: Nhận biết các chất B – Dạng 2: Viết phương trình phản ứng – Bổ túc và cân bằng phương trình phản ứng C – Dạng 3: Giải thích các hiện tượng hóa học D – Dạng 4: Tinh chế và tách hỗn hợp thành chất nguyên chất DẠNG BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG A – Dạng 1: Dung dịch và nồng độ dung dịch B – Dạng 2: Xác định công thức hóa học của một chất C – Dạng 3: Toán về hỗn hợp D – Dạng 4: Bài toán tăng, giảm khối lượng E – Dạng 5: Bài toán về hiệu suất phản ứng V/ Hiệu quả áp dụng PHẦN C – KẾT LUẬN I/ Ý nghĩa của đề tài đối với công tác II/ Khả năng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm III/ Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển IV/ Đề xuất và những kiến nghị 1 2 2 3 3 3 4 4 4 5 5 5 6 6 6 6 7 – 10 10 – 14 14 – 15 15 – 17 17 – 23 23 – 34 34 – 36 36 – 37 37 – 41 42 – 43 43 43 – 44 44 – 45 45 NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS – NXB Giáo dục 2/ Sách giáo khoa hóa học lớp 9 – Lê Xuân Trọng (chủ biên) – Ngô Ngọc An – Ngô Văn Vụ. 3/ Sách Bài tập Hoá học 9 - Lê Xuân Trọng (chủ biên) – Cao Thị Thăng – Ngô Văn Vụ. 4/ Bồi dưỡng hóa học THCS – Vũ Anh Tuấn (chủ biên) – Phạm Tuấn Hùng. 5/ 364 bài tập hóa học nâng cao THCS – Hoàng Vũ – Nguyễn Thanh Nam – Lê Ngọc Tuấn. 6/ 200 Bài tập tuyển chọn – nâng cao hóa học lớp 9 – Ngô Ngọc An. 7/ Phân loại và hướng dẫn giải hóa học 9 – Quan Hán Thành. 8/ Chuyên đề bồi dưỡng Hoá học 8- 9 của Hoàng Vũ.
Tài liệu đính kèm: