I. Tóm tắt đề tài
Đa số các nhà quản lý giáo dục ở các trường phổ thông băn khoăn, lo lắng về chất lượng các hội thi của trường. Hằng năm, các trường đều có học sinh tham gia nhưng kết quả đạt chưa cao. Đặc biệt, đối với các trường có nhiều cấp học thì số lượng học sinh ở từng khối lớp không nhiều nên việc tuyển chọn đội tuyển dự thi cũng là một điều nan giải.
Nâng cao chất lượng giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Trường Tiểu học và THCS Mỹ Xương cũng như các trường học khác cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng. Vì vậy, ở trường phổ thông để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc nâng cao chất lượng các hội thi cũng không kém phần quan trọng. Hiện nay, rất nhiều loại sách có khá nhiều bài tập, khá nhiều kiến thức. Nhiều giáo viên có tâm huyết cũng đã tìm hiểu, tham khảo đề thi các cấp, hệ thống bài tập, hệ thống kiến thức, kỹ năng rèn luyện năng khiếu, trên các hệ thống thông tin đại chúng: sách, báo, đài, internet, Giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệt tình tham mưu, tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều phía để phối hợp nhịp nhàng với giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh tham gia các hội thi. Từ đó, giáo viên nhiệt tình hơn trong việc hướng dẫn học sinh học tập tích cực thông qua các hệ thống kiến thức, hệ thống bài tập, kỹ năng tập luyện từ đơn giản đến phức tạp. Dần dần các em học sinh có hứng thú hơn trong học tập và có kỹ năng làm bài tốt trong các hội thi. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, cha mẹ học sinh hỗ trợ, học sinh tích cực nhưng cấp lãnh đạo nhà trường không quan tâm, không hỗ trợ, không chỉ đạo kịp thời thì kết quả đạt được chắc chắn không cao và ngược lại. Hiện tại, trong những năm qua chất lượng các hội thi của trường chưa đạt kết quả cao. Xếp hạng chung cho trường về các mặt hoạt động năm qua: thứ 7/7 trường trong huyện
MỤC LỤC I. Tóm tắt đề tài 4 II. Giới thiệu 5 III. Phương pháp 7 a/ Khách thể nghiên cứu 7 b/ Thiết kế nghiên cứu 8 c/ Quy trình nghiên cứu 8 d/ Đo lường và thu thập dữ liệu 9 IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 9 V. Kết luận và khuyến nghị 11 VI. Tài liệu tham khảo 12 Phụ lục 13 I. Tóm tắt đề tài Đa số các nhà quản lý giáo dục ở các trường phổ thông băn khoăn, lo lắng về chất lượng các hội thi của trường. Hằng năm, các trường đều có học sinh tham gia nhưng kết quả đạt chưa cao. Đặc biệt, đối với các trường có nhiều cấp học thì số lượng học sinh ở từng khối lớp không nhiều nên việc tuyển chọn đội tuyển dự thi cũng là một điều nan giải. Nâng cao chất lượng giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Trường Tiểu học và THCS Mỹ Xương cũng như các trường học khác cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng. Vì vậy, ở trường phổ thông để nâng cao chất lượng giáo dục thì việc nâng cao chất lượng các hội thi cũng không kém phần quan trọng. Hiện nay, rất nhiều loại sách có khá nhiều bài tập, khá nhiều kiến thức. Nhiều giáo viên có tâm huyết cũng đã tìm hiểu, tham khảo đề thi các cấp, hệ thống bài tập, hệ thống kiến thức, kỹ năng rèn luyện năng khiếu,trên các hệ thống thông tin đại chúng: sách, báo, đài, internet, Giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệt tình tham mưu, tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều phía để phối hợp nhịp nhàng với giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh tham gia các hội thi. Từ đó, giáo viên nhiệt tình hơn trong việc hướng dẫn học sinh học tập tích cực thông qua các hệ thống kiến thức, hệ thống bài tập, kỹ năng tập luyện từ đơn giản đến phức tạp. Dần dần các em học sinh có hứng thú hơn trong học tập và có kỹ năng làm bài tốt trong các hội thi. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, cha mẹ học sinh hỗ trợ, học sinh tích cực nhưng cấp lãnh đạo nhà trường không quan tâm, không hỗ trợ, không chỉ đạo kịp thời thì kết quả đạt được chắc chắn không cao và ngược lại. Hiện tại, trong những năm qua chất lượng các hội thi của trường chưa đạt kết quả cao. Xếp hạng chung cho trường về các mặt hoạt động năm qua: thứ 7/7 trường trong huyện Giải pháp của tôi là phải có sự chủ động phối hợp nhịp nhàng giữa lãnh đạo nhà trường – giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn – cha mẹ học sinh – học sinh. Từ đó, giáo viên tăng cường đầu tư bồi dưỡng học sinh với những nội dung bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học sinh thay vì chỉ sử dụng các nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. Nghiên cứu này được thực hiện trong hai lớp 9 tại trường Tiểu học và THCS Mỹ Xương. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả hội thi các cấp: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Trung bình các giải đạt được trong các hội thi của lớp thực nghiệm là: 8,8; của lớp đối chứng là: 3,00. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc chủ động phối hợp nhịp nhàng giữa lãnh đạo nhà trường – giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn – cha mẹ học sinh – học sinh làm nâng cao chất lượng các hội thi. II. Giới thiệu Chất lượng giáo dục giữ vai trò quan trọng trong các trường phổ thông. Là nhiệm vụ vô cùng khó thực hiện đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của các cấp quản lý, đội ngũ giáo viên và toàn thể học sinh. Chính vì vậy, việc tìm hiểu cấu trúc chương trình, nội dung giảng dạy, hệ thống các kiến thức, hệ thống các bài tập, kỹ năng tập luyện, để từ đó tìm ra biện pháp giảng dạy phù hợp, có kết quả cao trong các hội thi là một việc mà bản thân mỗi giáo viên thường xuyên phải làm. Tuy nhiên, cũng còn một số bộ phận còn trông chờ, chưa nhiệt tình khi công tác quản lý còn lỏng lẻo. Tại trường Tiểu học và THCS Mỹ Xương, hầu hết giáo viên chỉ bồi dưỡng học sinh trong số thời gian quy định chưa có động lực nào thúc đẩy giáo viên tăng cường thêm thời gian bồi dưỡng học sinh. Qua thực tế, kết quả hội thi của các năm học trước, tôi thấy giáo viên chỉ làm việc theo đúng định mức thời gian của mình. Hệ thống kiến thức, bài tập đa dạng, kỹ năng chưa thông thạo, mặc dù cố gắng đến mấy thì họ cũng không thể nào giải quyết hết và đầy đủ để tham gia hội thi các cấp. Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã chủ động phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường – giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn – cha mẹ học sinh – học sinh để tổ chức cho giáo viên bồi dưỡng học sinh nhằm đạt kết quả cao nhất trong các hội thi của trường, của ngành tổ chức. Giải pháp thay thế: Tôi nghiên cứu và tìm ra cách thu hút học sinh tham gia ôn tập và rèn luyện đạt kết quả trong các hội thi các cấp đã tổ chức. Bắt đầu bằng việc liệt kê các cách làm có thể cải thiện hành vi thực hiện nhiệm vụ của học sinh, tôi quyết định lựa chọn hoạt động “chủ động phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường – giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn – cha mẹ học sinh – học sinh” nhằm nâng cao chất lượng các hội thi. Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đã có nhiều bài viết được trình bày trong các hội thảo liên quan. Ví dụ: - Giải pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu – kém của thầy giáo Hồ Đắc Khanh, trường THCS Gáo Giồng, Cao lãnh, Đồng Tháp. - Một vài giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của thầy giáo Đặng Văn luận, trường Tiểu học Bình Thạnh, Hồng Ngự, Đồng Tháp. - Giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay của Phạm Quang Huân, viện nghiên cứu sư phạm. Các đề tài này đều đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc nâng cao chất lượng giáo dục thông qua sự phối hợp, sự hỗ trợ của các đoàn thể, của cấp lãnh đạo. Nhiều báo cáo kinh nghiệm và đề tài khoa học của các thầy cô giáo trường phổ thông cũng đã đề cập đến vấn đề này. Các đề tài trên chủ yếu bàn về việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung mà chưa có tài liệu nào đi sâu vào việc chủ động phối hợp để chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng hội thi nói riêng ngày được nâng cao. Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá hiệu quả hơn việc nâng cao chất lượng hội thi thông qua việc chủ động phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường – giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn – cha mẹ học sinh – học sinh. Qua đó, giáo viên và học sinh an tâm hơn trong việc bồi dưỡng và rèn luyện. Đồng thời, cũng tự khám phá ra kiến thức khoa học để bổ sung vào những kiến thức của từng hội thi. Vấn đề nghiên cứu: việc chủ động phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường – giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn – cha mẹ học sinh – học sinh có nâng cao kết quả các hội thi của học sinh lớp 9 trường Tiểu học và THCS Mỹ Xương không? Giả thuyết nghiên cứu: chủ động phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường – giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn – cha mẹ học sinh – học sinh sẽ nâng cao kết quả các hội thi của học sinh lớp 9 trường Tiểu học và THCS Mỹ Xương. III. Phương pháp a/ Khách thể nghiên cứu Tôi thực hiện nghiên cứu trên đối tượng học sinh hai lớp của trường Tiểu học và THCS Mỹ Xương vì bản thân tôi đang công tác ở đó nên có điều kiện thuận lợi cho việc NCKHSPUD. * Giáo viên: Hai giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau và đều là giáo viên trẻ, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 1. Nguyễn Văn Nữa – Giáo viên chủ nhiệm lớp 9A2 (lớp thực nghiệm) 2. Đỗ Tình Thương – Giáo viên chủ nhiệm lớp 9A1 (lớp đối chứng) * Học sinh: hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ học sinh, giới tính, thành tích học tập năm học 2010 – 2011 như sau: Số HS các nhóm Kết quả năm học 2010 - 2011 Tổng số Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp 9A2 (TN) 37 20 17 9 20 9 0 0 Lớp 9A1 (ĐC) 35 14 21 6 19 10 0 0 Về ý thức học tập, còn một số học sinh ở hai lớp này chưa có ý thức trong học tập. b/ Thiết kế Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 9A2 là lớp thực nghiệm và lớp 9A1 là lớp đối chứng, tôi dùng kết quả học tập của năm học 2010 – 2011 làm cơ sở để đảm bảo sự tương đương trình độ của hai nhóm. Sử dụng thiết kế 4: kiểm tra sau tác động với các nhóm phân chia ngẫu nhiên. Nhóm Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm Chủ động phối hợp O1 Đối chứng Không chủ động phối hợp O2 c/ Quy trình nghiên cứu Vào đầu năm học, với sự chỉ đạo chung của nhà trường, các lớp tiến hành họp cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm thông tin về cách tổ chức, quản lý của nhà trường. Đối với lớp thực nghiệm: tôi trực tiếp tham gia họp cùng đồng thời đưa ra vấn đề phối hợp để nâng cao chất lượng các hội thi. Cuối cùng, 100% thống nhất cách quản lý học sinh ở trường cũng như ở nhà bằng cách chủ động phối hợp với nhau giữa lãnh đạo trường – giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn – cha mẹ học sinh – học sinh. Qua kết quả của từng hội thi bản thân cũng rút ra kinh nghiệm và tác động ngay đến đối tượng để kết quả hội thi sau cao hơn trước. Sau mỗi học kỳ, tổ chức họp cha mẹ học sinh (có giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cùng tham dự) để báo cáo kết quả đạt được và những mặt hạn chế, đồng thời đề ra biện pháp để khắc phục. Đối với lớp đối chứng: tiến hành các hoạt động bình thường. d/ Đo lường Bài kiểm tra sau tác động là kết quả các hội thi của lớp tham gia các cấp. Sau khi tham gia các hội thi khoảng 1 tuần sẽ có kết quả chính thức do những giáo viên có kinh nghiệm chấm (tham gia thi cấp nào thì cấp đó chấm). Cuối cùng, tôi thống kê tất cả các kết quả đạt được trong năm. IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Điểm trung bình 3,00 8,80 Độ lệch chuẩn 3,16 5,84 Giá trị p của T-test 0,048 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) 1,83 Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm ngẫu nhiên đã chọn là tương đồng nhau về kết quả học tập. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả p = 0,048, cho thấy sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị chuẩn SMD = 1,83 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc chủ động phối hợp ảnh hưởng đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn. Giả thuyết của đề tài “nâng cao chất lượng hội thi thông qua việc chủ động phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường – giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn – cha mẹ học sinh – học sinh” đã được kiểm chứng. Biểu đồ so sánh điểm trung bình sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 8,80; kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm trung bình là 3,00. Độ lệch của hai nhóm là 5,80. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,83. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0,048 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động nghiêng về nhóm thực nghiệm. * Hạn chế Nghiên cứu này thực hiện với sự phối hợp thật chủ động giữa lãnh đạo nhà trường – giáo viên chủ nhiệm – giáo viên bộ môn – cha mẹ học sinh – học sinh là giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả cần phải nhiệt tình, kiên trì, phải có nhiều thời gian chăm lo cho giáo dục, có kỹ năng thiết kế các hoạt động phù hợp, hợp lý. V. Kết luận và khuyến nghị Nghiên cứu của tôi là bước đầu trong việc khám phá các hoạt động dạy học mang lại sự cải thiện trong hành vi thực hiện nhiệm vụ lớp học. Tôi đã áp dụng chu trình nghiên cứu: “Nhìn lại quá trình, lập kế hoạch, thực hiện tác động, quan sát” trong NCKHSPUD vào nghiên cứu này. Việc thu thập dữ liệu tập trung vào kết quả các hội thi của học sinh. Tăng cường chủ động phối hợp là một phương pháp giúp cho lãnh đạo nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh được thân thiện hơn, gần gũi hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ. Họ cảm thấy an tâm công tác, an tâm cho con em mình đến trường hơn, an tâm học tập hơn. Cuối cùng tôi xin đề xuất một số kiến nghị: Đối với cấp lãnh đạo: cần quan tâm đến cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và giáo dục học sinh; quan tâm đến tinh thần của giáo viên. Nhằm động viên, thúc đấy tinh thần giáo viên giảng dạy có chất lượng; đồng thời thu hút được nhân tài cho giáo dục. Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học, có kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. Phải có tâm huyết với nghề: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Đối với cha mẹ học sinh: cần quan tâm, chăm sóc con em mình đúng mức hơn, thường xuyên phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục. Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ, có thể ứng dụng vào từng đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. VI. Tài liệu tham khảo - Mạng internet: , - Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt Bỉ – Bộ GD&ĐT, 2010. - Nghiệp vụ quản lý trường THCS – tập 4 – trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh năm 2003. - Lý luận quản lý giáo dục và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trường THCS – tập 2 – trường cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003. PHỤ LỤC I. DANH SÁCH HỌC SINH ĐẠT GIẢI HỘI THI CÁC CẤP LỚP THỰC NGHIỆM TT Họ và tên Cấp trường Cấp huyện Cấp tỉnh Tổng 1. Học sinh giỏi lớp 9 9 4 0 13 1 Đoàn Anh Minh 1 1 2 2 Trần Đức Cần 1 1 2 3 Huỳnh Thanh Toàn 1 1 4 Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 1 1 5 Huỳnh Thúy Diễm 1 1 2 6 Nguyễn Hoàng Phúc 1 1 7 Hồ Hoàng Oanh 1 1 8 Nguyễn Thị Thão Nhi 1 1 9 Lê Văn Quốc Cường 1 1 2 2. Văn hay chữ tốt 4 0 0 4 10 Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 1 1 11 Đoàn Thị Ánh Nguyệt 1 1 12 Nguyễn Hoàng Duy 1 1 13 Phạm Thị Ngọc Hân 1 1 3. Giải toán trên máy tính Casio 5 0 0 5 14 Đoàn Anh Minh 1 1 15 Trần Đức Cần 1 1 16 Huỳnh Thanh Toàn 1 1 17 Nguyễn Thế Hiễn 1 1 18 Trần Thị Cẩm Tiên 1 1 4. Kỹ thuật - Mỹ thuật 5 0 0 5 19 Đoàn Anh Minh 1 1 20 Nguyễn Ngọc Huyền 1 1 21 Nguyễn Bích Ngọc 1 1 22 Nguyễn Hoàng Duy 1 1 23 Võ Thị Kim Anh 1 1 4. Hội khỏe phù đổng 11 5 1 17 24 Nguyễn Thành Văn 2 2 1 5 25 Đỗ Thị Thùy Trang 3 3 26 Lê Trương Ngọc Ánh 1 1 2 27 Nguyễn Văn Trãi 1 1 28 Huỳnh Thúy Diễm 1 1 29 Nguyễn Huỳnh Đức 1 1 2 30 Lê Văn Quốc Cường 1 1 31 Tập thể nam 1 1 2 Tổng cộng giải 34 9 1 44 LỚP ĐỐI CHỨNG TT Họ và tên Cấp trường Cấp huyện Cấp tỉnh Tổng 1. Học sinh giỏi lớp 9 6 2 0 8 1 Huỳnh Thanh Thoại Mỹ 1 1 2 Trần Kim Phụng 1 1 3 Nguyễn Ngọc Minh Thư 1 1 4 Lê Phong Bình 1 1 5 Trịnh Nguyễn Yến Nhi 1 1 2 6 Nguyễn Ánh Phương 1 1 2 2. Văn hay chữ tốt 1 0 0 1 7 Trịnh Nguyễn Yến Nhi 1 1 3. Kỹ thuật - Mỹ thuật 1 1 0 2 8 Đinh Thị Thanh Tuyền 1 1 2 4. Hội khỏe phù đổng 4 0 0 4 9 Lê Chí Tâm 1 1 10 Trần Thị Cẩm Tiên 1 1 11 Huỳnh Thị Huỳnh Như 1 1 12 Tập thể nữ 1 1 Tổng cộng giải 12 3 0 15 II. BẢNG ĐIỂM LỚP THỰC NGHIỆM TT Tên hội thi Kết quả sau tác động Ghi chú 1 Học sinh giỏi lớp 9 13 2 Văn hay chữ tốt 4 3 Giải toán trên máy tính Casio 5 4 Kỹ thuật - Mỹ thuật 5 5 Hội khỏe phù đổng 17 LỚP ĐỐI CHỨNG TT Tên hội thi Kết quả sau tác động Ghi chú 1 Học sinh giỏi lớp 9 8 2 Văn hay chữ tốt 1 3 Giải toán trên máy tính Casio 0 4 Kỹ thuật - Mỹ thuật 2 5 Hội khỏe phù đổng 4
Tài liệu đính kèm: