Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên chạy 100m lứa tuổi 14 – 15 trường THCS Tân Hội Trung Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp

Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên chạy 100m lứa tuổi 14 – 15 trường THCS Tân Hội Trung Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Trong chiến lực phát triển kinh tế xã hội của Đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng vị trí con người, xem đó là động lực quan trọng. Điều đó cũng khẳng định cần phải có chính sách chăm sóc giáo dục cải tạo con người Việt Nam phát triển hài hoà tất cả các mặt thể chất, tinh thần và đạo đức.

 TDTT còn là một trong những mặt cơ bản của GDTC. Sự kết hợp thể dục và trí dục với lao động sản xuất không chỉ là một trong những phương tiện để nâng cao sản xuất xã hội mà còn là một phương thức duy nhất để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện.

 Thể dục thể thao (TDTT) là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống văn hóa xã hội. Tập luyện TDTT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn và tăng cường sức khỏe, đồng thời TDTT có tác dụng rèn luyện con người một cách toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Đặc biệt TDTT đem lại cho con người sức khỏe tốt đạt được hiệu quả trong lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thật vậy, đầu tư cho việc nâng cao sức khoẻ con người là vấn đề trọng tâm của mọi học thuyết tiên tiến là cốt lõi của mô hình phát triển quốc gia, các chế độ chính trị, xã hội, xây dựng và phát triển con người là quốc sách hàng đầu đất nước có lớp người trẻ phát triển cao về mọi mặt.

 

doc 26 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1255Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên chạy 100m lứa tuổi 14 – 15 trường THCS Tân Hội Trung Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
dc&dc
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong chiến lực phát triển kinh tế xã hội của Đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng vị trí con người, xem đó là động lực quan trọng. Điều đó cũng khẳng định cần phải có chính sách chăm sóc giáo dục cải tạo con người Việt Nam phát triển hài hoà tất cả các mặt thể chất, tinh thần và đạo đức.
	TDTT còn là một trong những mặt cơ bản của GDTC. Sự kết hợp thể dục và trí dục với lao động sản xuất không chỉ là một trong những phương tiện để nâng cao sản xuất xã hội mà còn là một phương thức duy nhất để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện.
	Thể dục thể thao (TDTT) là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống văn hóa xã hội. Tập luyện TDTT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn và tăng cường sức khỏe, đồng thời TDTT có tác dụng rèn luyện con người một cách toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Đặc biệt TDTT đem lại cho con người sức khỏe tốt đạt được hiệu quả trong lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thật vậy, đầu tư cho việc nâng cao sức khoẻ con người là vấn đề trọng tâm của mọi học thuyết tiên tiến là cốt lõi của mô hình phát triển quốc gia, các chế độ chính trị, xã hội, xây dựng và phát triển con người là quốc sách hàng đầu đất nước có lớp người trẻ phát triển cao về mọi mặt.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó mà Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm đến công tác TDTT. Nghị quyết IV TW Đảng khóa VII đã nêu “Thể dục thể thao là biện pháp hàng đầu tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật “Sự coi trọng và quan tâm tới công tác TDTT và phát triển thể chất cho nhân dân không chỉ ở những năm gần đây mà ngay khi mới ra đời Đảng và Nhà nước đã rất chú trọng, vào những năm đầu mới giành được độc lập, đất nước đang phải đương đầu với muôn vàn khó khăn: Chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Ngày 27 tháng 3 năm 1946 Bác Hồ đã ra lời “Kêu gọi toàn dân tập thể dục” động viên nhân dân rèn luyện sức khỏe để bảo vệ Tổ quốc.
Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội - xã hội công nghệ đòi hỏi người thầy phải thật sự chuẩn mực về tư cách, nhà giáo, vừa phải chuẩn mực về kiến thức, kỹ năng. Đạt được vấn đề này người giáo viên dạy môn giáo dục thể chất phải không ngừng trao dồi kiến thức, thường xuyên rèn luyện thể lực, kỹ chiến thuật để đáp ứng với những tiến bộ kĩ thuật của người học và đạt được chuẩn mực như chỉ thị 36CT/TW của ban bí thư Trung ương Đảng khoá VIII về: “Công tác TDTT trong tình hình mới, ghi rõ: “Phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về giáo dục thể chất trong trường học, đồng thời cần. kiệm toàn hệ thống đào tạo Cán bộ giáo viên, huấn luyện viên, vận động viên trẻ, nâng cao thành tích thể thao”.
Hiện nay, Điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản của nước ta. Điền kinh giữ vai trò chủ đạo trong chương trình giáo dục thể chất (GDTC) ở trường học và trong chương trình huấn luyện thể lực cho lực lượng vũ trang cũng như trong chương trình thể thao cho mọi người. Tập luyện Điền kinh một cách hệ thống, khoa học từ lâu đã được khẳng định là có tác dụng tốt trong việc củng cố và tăng cường sức khỏe cho con người cùng với việc phát triển toàn diện các tố chất thể lực là nhiệm vụ cơ bản trong quá trình giảng dạy và huấn luyện nó bao gồm cả huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn.
Chạy 100m đòi hỏi vận động viên (VĐV) sử dụng tốc độ tối đa trên toàn bộ cự ly chạy. Bởi vậy việc phát triển thể lực chuyên môn giúp cho cơ thể VĐV chịu đựng được toàn bộ lượng vận động lớn trong khoảng thời gian ngắn. Nếu các VĐV không có thể lực chuyên môn tốt trong chạy cự ly 100m thì không thể đạt được thành tích thể thao cao. Vì vậy phát triển thể lực chuyên môn trong chạy cự ly 100m là không thể thiếu.
 Trường THCS Tân Hội Trung Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp là nơi có tiềm năng về TDTT, trường đã đạt được khá nhiều thành tích trong các môn như Bóng đá, bóng chuyền, điền kinh qua các kỳ HKPĐ các cấp. Tuy nhiên những thành tích đạt được chỉ dừng lại ở phong trào và một trình độ nhất định, vì thế chưa đạt thành tích cao trong tỉnh và toàn quốc. Một phần do trình độ, phương tiện tập luyện cũng như công tác huấn luyện còn khiêm tốn.
Trong mấy năm gần đây lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến công tác GDTC và đã có sự chỉ đạo nhằm nâng cao công tác GDTC và TDTT nhằm tuyển chọn bồi dưỡng học sinh có năng khiếu tham gia “Hội khỏe Phù Đổng”, để nâng cao được hiệu quả công tác GDTC nói chung và thành tích chạy 100m của nam nói riêng thì cần phải chú trọng vào việc huấn luyện làm cho phát triển thể lực chuyên môn phù hợp với trình độ.
Quá trình nắm vững kỹ thuật các môn thể thao nói chung và môn Điền Kinh nói riêng là kỹ thuật khó nên cần có những biện pháp tập luyện đúng để nâng cao kỹ thuật phát triển sức nhanh một cách có hiệu quả cao.
Từ những quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, giáo dục thể chất là những môn học bắt buộc được day chính thức trong chương trình học của Nhà trường phổ thông từ mầm non đến Đại học, nó được thể hiện rõ nét nhất ở các giải thi đấu thể thao học sinh, đặc biệt là Hội Khỏe Phù Đổng các cấp, đã góp phần tích cực trong việc rèn luyện thể lực cho lứa tuổi học sinh. Giáo Dục Thể Chất trong các trường THCS, có ý nghĩa quan trọng góp phần phát triển toàn diện các tố chất thể lực, cho học sinh có một trạng thái thể lực dồi dào, nâng cao hoạt động của các cơ quan, hệ thống cơ phát triển và hoàn thiện các kĩ năng, kĩ são vận động, nhất là các kĩ năng vận động như: đi, chạy, nhảy, mang vác, bơi lội.
	Xác định được tầm quan trọng của việc năng cao thể chất của học sinh THCS. Vì lý do đó chúng tôi mạnh dạng chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên chạy 100m lứa tuổi 14 – 15 trường THCS Tân Hội Trung Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : 
Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu nhằm lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển thể lực, nâng cao thành tích chạy cự ly 100m của các em học sinh lứa tuổi 14 - 15 Trường THCS Tân Hội Trung Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU : 
	Để đạt được mục đích trên, chúng tôi tiến hành các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng thể lực của các em học sinh lứa tuổi 14 - 15 trường THCS Tân Hội Trung Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển thể lực, nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m.
Nhiệm vụ 3: Thực hiện các bài tập đã lựa chọn.
Nhiệm vụ 4: Đánh giá kết quả thực nghiệm các bài tập đã lựa chọn.	
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
NHỮNG QUAN ĐIỂM HUẤN LUYỆN VĐV CHẠY 100M.
Trong quá trình huấn luyện VĐV Điền kinh nói chung và chạy 100m nói riêng đều có 4 giai đoạn.
Giai đoạn huấn luyện ban đầu.
Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. 
Giai đoạn chuyên môn hóa sâu
Giai đoạn hoàn thiện thể thao.
Mỗi giai đoạn đảm bảo các chức năng và nhiệm vụ riêng biệt đáp ứng với nhu cầu và mục đích huấn luyện VĐV.
Giai đoạn huấn luyện ban đầu: Là huấn luyện chuẩn bị thể lực toàn diện và còn có các bài tập nhằm tăng tổng hợp các tố chất thể lực của VĐV.
 Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu: Là huấn luyện thể lực toàn diện nâng cao mức độ chung của cơ thể tạo được vốn kỷ năng vận động tăng tri thức để hình thành nền tảng ban đầu của tài năng thể thao. Giai đoạn này sử dụng rộng rãi phương tiện huấn luyện có tính toán đến các đặc thù của chạy ngắn.
Giai đoạn chuyên môn hóa sâu: Giai đoạn này là tính chuyên môn hóa được thể hiện rõ hơn tỷ lệ huấn luyện chuyên môn về thể lực kỹ thuật, tâm lý tăng lên đáng kể nhằm phát triển thành tích thể thao cao và làm cơ sở cho việc phát triển đỉnh cao ở giai đoạn tiếp theo. 
Giai đoạn hoàn thiện thành tích thể thao: Là trình độ chuyên môn của VĐV chạy ngắn đạt đến trình độ đỉnh cao. Lượng vận động trong huấn luyện tương ứng với thi đấu càng lớn và việc tuân thủ theo nguyên tắc thích hợp càng nghiêm ngặt cho nên huấn luyện viên (HLV) phải đặc biệt thận trọng điều hòa mối quan hệ giữa khối lượng và cường độ của lượng vận động trong huấn luyện. Qua nghiên cứu các nhà lý luận chuyên ngành Điền kinh khẳng định rằng: 
Giai đoạn huấn luyện ban đầu là giai đoạn làm cơ sở nền tảng và giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu, là giai đoạn huấn luyện cơ bản trong quá trình huấn luyện bởi vì giai đoạn huấn luyện ban đầu là phát triển kỹ năng khéo léo phối hợp động tác phát triển sức nhanh, nắm được kỹ thuật sơ bộ còn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu là giảng dạy kỹ thuật phát triển sức mạnh của động tác và tốc độ chạy tăng sức mạnh tốt độ củng cố sức khỏe và rèn luyện sự bền bỉ dẻo dai của cơ thể.
Giai đoạn chuyên môn hóa sâu: Đây là giai đoạn VĐV tập kuyện thể thao tích cực nhất đồng thời bộc lộ khả năng thể thao và đạt trình độ điêu luyện về thể thao. Trong quá trình tập luyện thể hiện rõ các đặc điểm của chuyên môn hóa sâu như thể lực kỹ chiến thuật, tâm lý cũng được nâng lên đáng kể nhờ tăng khối lượng đào tạo chung và cả khối lượng các bài tập chuyên môn cũng như các bài tập thi đấu, tổng khối lượng và cường độ tăng nhiều hơn so với giai đoạn trước, số lượng các cuộc kiểm tra thi đấu cũng tăng lên rõ rệt và trở thành nội dung không thể thiếu được trong kế hoạch huấn luyện. Hệ thống tập luyện và thi đấu ngày càng trở nên cá biệt hóa, đào tạo phần lớn gắn liền với thành tích thể thao, do đó đòi hỏi VĐV phải dành nhiều thời gian và công sức, dồn nhiểu tâm trí để tập luyện và thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp có kế hoạch để đạt được thành tích cao nhất.
Giai đoạn hoàn thiện thành tích thể thao là đạt được kỷ lục đối với bản thân phối hợp hài hòa tất cả các mặt huấn luyện thể lực, kỹ thuật, chiến thuật cũng như trên cơ sở lý luận của VĐV trong chạy 100m.
 Trong chạy 100m bao gồm các tốt chất nhanh, sức mạnh tốtc độ, sức bền tốt độ. Các tốt chất này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tốt chất này góp phần củng cố cho tố chất kia phát triển nếu như thiếu một trong ba tốt chất trên thì ảnh hưởng không tốt cho việc nâng cao thành tích trong chạy 100m.
Tố chất sức nhanh giúp cho VĐD đạt được tốt độ trong khi chạy.
Tố chất sức mạnh tốc độ giúp mỗi bước chạy có lực đạp ở chân sau, tăng khả năng thực hiện động tác có hiệu quả.
Tố chất sức bền tốc độ giúp cho VĐV luôn duy trì được tốc độ trên  ... giữa 4 – 5 phút/lần, trọng lượng tạ 40-45kg.
10
50
Gánh tạ đạp sau 30m x 5 tổ, nghỉ 3 phút, trọng lượng tạ 15kg
18
90
Gánh tạ bật nhảy đổ chân ở độ cao 20cm, 3 tổ x 20 lần, nghỉ giữa 3 – 5 phút, trọng lượng tạ 20kg.
16
80
Gánh tạ nâng cao đùi 3 tổ x 10’’/tổ, nghỉ giữa 2-3 phút, trọng lượng tạ 15kg
18
90
Cõng nhau đứng lên ngồi xuống: 10 lần x 3 tổ, nghỉ giữa 2 phút, trọng lượng tương ứng cơ thể
10
50
Gánh tạ đứng lên ngồi xuống 10 lần/tổ, nghỉ giữa 3-5phút, trọng lượng tạ 50kg
12
60
Gánh tạ ngồi sâu và bật kiễng gót cao, thẳng người 5 lần/tổ x 3 tổ, nghỉ giữa 1-3 phút, trọng lượng tạ 35kg
18
90
Chạy tốc độ cao 30m x 3 lần x 2 tổ, nghỉ giữa 2’-5’, yêu cầu 95- 100%.
18
90
Chạy xuất phát cao 30m x 3 lần x 2 tổ, nghỉ giữa 2’-5’, yêu cầu 95- 100%.
18
90
Chạy xuất phát cao 60m x 4 lần x 1 tổ, nghỉ giữa 5’-7’, yêu cầu 90- 98%.
14
70
Chạy xuất phát cao 80m x 3 lần x 2 tổ, nghỉ giữa 5’-9’, yêu cầu 90- 97%.
12
60
Chạy tốc độ cao 10m x 6 lần x 2 tổ, nghỉ giữa 2’-5’, yêu cầu 100%.
19
95
Chạy 120m xuất phát cao x 3 lần x 2 tổ, nghỉ giữa 7’- 10’, yêu cầu 90- 95%.
16
80
Chạy 100m xuất phát thấp x 3 lần x 1 tổ, nghỉ giữa 5’-7’, yêu cầu 85- 95%.
18
90
Chạy 150m xuất phát cao x 3 lần x 1 tổ, nghỉ giữa 7’-10’, yêu cầu 85-90%
16
80
Chạy 250m xuất phát cao x 2 lần x 1 tổ, nghỉ giữa 10’-15’ yêu cầu 80-90%
12
60
Thực hiện bài tập tín hiệu như còi, vỗ tay.
14
35
Xuất phát nghe khẩu lệnh ở các tư thế
15
45
Thực hiện các bài tập phản xạ
10
30
Bảng 3.6: Nội dung bài tập phát triển thể lực chuyên môn 
cho VĐV chạy 100m
TT
Nội dung bài tập
Khối lượng
Số tổ
QN
Tổng
Bật cao liên tục trên hố cát 20 lần
3
2’
60 lần
Bật nhảy qua 5 rào
5
2’
Bật xa tại chỗ 5 lần
2
1’/lần
5’/tổ
Bật xa 3 bước tại chỗ 3 lần
2
1’/lần
3-5’/lần
10 lần
Bật cóc 20m
3
2-3’
60m
Gánh tạ bật nhảy 20 lần, trọng lượng tạ 20kg
3
3-5’
60 lần
Gánh tạ đạp sau 30m, trọng lượng tạ 15kg
5
3’
150 lần
Gánh tạ bật nhảy đổi chân ở độ cao 20cm 20 lần, trọng lượng tạ 20kg
3
3-5’
60 lần
Gánh tạ nâng cao đùi 10’’
3
3-5’
30-50’’
Gánh tạ ngồi sâu 1/2 gối và bật kiễng gót cao thẳng người 5 lần, trọng lượng tạ 35kg
3
2-3’
24 lần
Chạy tốc độ cao 30m
2
2-5’
6 lần
Chạy xuất phát cao 60m
2
2-5’
6 lần
Chạy TĐC 10m
1
2-3’
6 lần
Chạy 120m xuất phát cao
2
7-10’
4 lần
Chạy 100m xuất phát thấp
1
5-7’
3 lần
Chạy 150m xuất phát cao
1
7-10’
3 lần
3.2.2. Đánh giá hiệu quả bài tập phát triển thể lực chuyên môn:
a. Tổ chức thực nghiệm:
Để đánh giá hiệu quả bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV chạy 100m nam trường Trường THCS Tân Hội Trung, Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm trên 14 VĐV.
Căn cứ vào trình độ tập luyện, mục đích quỹ thời gian và chương trình huấn luyện chúng tôi đã tiến hành xây dựng tiến trình thực nghiệm trong thời gian 12 tuần, mỗi tuần là 6 buổi, mỗi buổi là 90 phút, trong đó thực hiện nội dung bài tập thể lực chuyên môn từ 45 - 60 phút.
Đối tượng thực nghiệm được chia 2 nhóm: thực nghiệm và đối chứng. Nhóm thực nghiệm gồm 7 VĐV và nhóm đối chứng gồm 7 VĐV được phân chia một cách ngẫu nhiên. Nhóm thực nghiệm tập theo bài tập của chúng tôi, nhóm đối chứng tập theo bài tập của HLV địa phương. Chúng tôi tiến hành kiểm tra sư phạm các test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn trong chạy 100m của 2 nhóm và sau khi kết thúc thời gian thực nghiệm. Từ đó chúng tôi so sánh để khẳng định hiệu quả của bài tập.
b. Trước thực nghiệm:
Trước khi bước vào thực nghiệm ứng dụng 16 bài tập phát triển thể lực chuyên môn, chúng tôi tiến hành kiểm tra các Test lần 1 (trước thực nghiệm): Qua thu nhập và xử lý số liệu cho chúng tôi kết quả ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra các Test trước thực nghiệm của 2 nhóm
(nA = nB = 7)
Test
Bật xa tại chỗ (cm)
60m XPT (s)
30m TĐC (s)
Chạy 100m (s)
Chạy 120m (s)
Đối tượng
Chỉ số
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
244
242
7’’60
7’’57
3’’40
3’’38
12’’07
12’’04
14’’09
14’’05
±d
5,7
5,8
0,07
0,08
0,06
0,05
0,16
0,14
0,24
0,18
ttính
1,87
1,94
1,42
1,56
1,68
tbảng
2,3
p
> 0,05
Sau khi có kết quả kiểm tra ban đầu chúng tôi đã thu thập tất cả các số liệu và xử lý theo phương pháp toán học thống kê. Kết quả bảng 3.7 thấy thành tích BXTC 
của nhóm đối chứng là 244cm, của nhóm thực nghiệm 242cm, với ttính = 1,87 < tbảng = 2,3.
Như vậy sự khác biệt thành tích của 2 nhóm là không ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p > 0,05. Tương tự ta thấy thành tích trung bình của tất cả các Test như sau: Xuất phát thấp 60m, TĐC 30m, chạy 100m và chạy 120m của hai nhóm trước thực nghiệm là khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, chúng ta khẳng định trước thực nghiệm trình độ thể lực chuyên môn của hai nhóm là tương đương nhau biểu hiện ttính 0,05.
Sau khi có kết quả kiểm tra ban đầu, chúng tôi tiến hành đưa vào thực nghiệm các bài tập phát triển thể lực chuyên môn được trình bày ở bảng 3.8.
Bảng 3.8: Lịch trình ứng dụng bài tập thể lực chuyên môn cho nam VĐV chạy 100m Trường THCS Tân Hội Trung Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp.
TT
Nội dung bài tập
Tuần
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Bật cao liên tục trên hố cát 
x
x
x
x
x
Bật nhảy qua 5 rào
x
x
x
x
Bật xa tại chỗ 5 lần
x
x
x
x
x
Bật xa 3 bước 3 lần
X
x
x
x
x
Bật cóc 20m
x
x
x
x
x
Gánh tạ bật nhảy 20 l, trọng lượng tạ 20kg
x
x
x
x
Gánh tạ đạp sau 30m, trọng lượng tạ 15kg
x
x
x
x
x
Gánh tạ bật nhảy đổi chân ở độ cao 20cm, 20 lần, trọng lượng tạ 20kg
x
x
x
x
Gánh tạ nâng cao đùi 10’’
x
x
x
x
Gánh tạ ngồi sâu 1/2 gối và bật kiễng gót cao thẳng người 5 lần, trọng lượng tạ 35kg
x
x
x
x
Chạy TĐC 30m
x
x
x
x
x
Chạy XPC 60m
x
x
x
x
x
Chạy TĐC 10m
x
x
x
x
x
Chạy 120m XPC
x
x
x
x
Chạy 100m XPT
x
x
x
x
Chạy 150m XPC
x
x
x
x
Sau khi tập luyện với các bài tập và lịch trình mà chúng tôi xây dựng để đánh giá hiệu quả của các bài tập chúng tôi kiểm tra trình độ thể lực chuyên môn thực nghiệm kết quả được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra các Test sau thực nghiệm của 2 nhóm
(nA = nB = 7)
Test
Bật xa tại chỗ (cm)
60m XPT (s)
30m TĐC (s)
Chạy 100m (s)
Chạy 120m (s)
Đối tượng
Chỉ số
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC
TN
250
262
7’’55
7’’45
3’’37
3’’29
11’’95
11’’80
13’’90
13’’70
±d
5,7
7,9
0,07
0,05
0,05
0,03
0,23
0,26
0,13
0,18
ttính
2,73
2,96
2,89
2,85
2,98
tbảng
2,3
p
< 0,05
Qua bảng 3.9 ta có thể nhận thấy rõ sự phát triển thành tích của nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng.
Thành tích trung bình của BXTC của nhóm đối chứng là 250cm, trong khi đó thành tích trung bình của nhóm thực nghiệm là 262cm với ttính = 2,73 > tbảng= 2,3. Như vậy, chứng tỏ một điều rằng năng lực sức mạnh tốc độ của nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng, đảm bảo ở ngưỡng xác suất p < 0,05.
Tương tự chúng ta thấy: thành tích XPT 60m, TĐC 30m, chạy 100m và chạy 120m của nhóm thực nghiệm đều tốt hơn so với nhóm đối chứng, thể hiện kết quả ttính > tbảng đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng xác suất p < 0,05.
Như vậy, trình độ phát triển thể lực chuyên môn của nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn nhóm đối chứng. Từ kết quả nghiên cứu đã chứng minh việc vận dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn đã đem lại hiệu quả, như vậy đã thấy có dấu hiệu phù hợp với trình độ tập luyện của VĐV chạy 100m nam thuộc Trường THCS Tân Hội Trung.
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận.
Từ những kết quả nghiên cứu trên của đề tài, cho phép chúng tôi rút ra những kết luận sau:
1. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được 4 test kiểm tra đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho VĐV chạy 100m đảm bảo tính thông báo và độ tin cậy, các test là:
- Chạy 60m XPT (s)
- Chạy 30m TĐC (s)
- Bật xa tại chỗ (cm)
- Chạy 120m (s)
Qua đánh giá thực trạng trình độ thể lực chuyên môn của nam VĐV chạy 100m tuổi 14 - 15 Trường THCS Tân Hội Trung Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, thấy những bài tập chuyên môn ứng dụng chưa hợp lý, chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và quy luật phát triển tự nhiên của lứa tuổi.
2. Đề tài đã lựa chọn được 16 bài tập để đưa vào huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV chạy 100m. Các bài tập đó là:
-
Bật cao liên tục trên hố cát 
-
Bật nhảy qua 5 rào
-
Bật xa tại chỗ 5 lần
-
Bật xa 3 bước 3 lần
-
Bật cóc 20m
-
Gánh tạ bật nhảy 20 l, trọng lượng tạ 20kg
-
Gánh tạ đạp sau 30m, trọng lượng tạ 15kg
-
Gánh tạ bật nhảy đổi chân ở độ cao 20cm, 20 lần, trọng lượng tạ 20kg
-
Gánh tạ nâng cao đùi 10’’
-
Gánh tạ ngồi sâu 1/2 gối và bật kiễng gót cao thẳng người 5 lần, TL tạ 35kg
-
Chạy TĐC 30m
-
Chạy XPC 60m
-
Chạy TĐC 10m
-
Chạy 120m XPC
-
Chạy 100m XPT
-
Chạy 150m XPC
3. Thông qua ứng dụng bài tập thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu thấy hợp lý và có tính khoa học, bởi kết quả đã đem lại sự phát triển về thể lực chuyên môn cho nhóm thực nghiệm đảm bảo ngưỡng thống kê cần thiết p < 0,05.
2. Kiến nghị.
1. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cần được ứng dụng trong thực tiễn huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV chạy 100m lứa tuổi 14 - 15 Trường THCS Tân Hội Trung Huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp và đây là tư liệu chuyên môn cho các HLV trong huấn luyện VĐV chạy cự ly ngắn. 
2. Đề tài cần phải được các tác giả nghiên cứu trên diện rộng, trên các đối tượng khác nhau và trong các giai đoạn huấn luyện khác nhau của chu kỳ huấn luyện nhiều năm đối với VĐV chạy cự ly ngắn để có kết quả hoàn chỉnh hơn.
3. Do điều kiện và thời gian có hạn nên việc tiến hành nghiên cứu còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đóng góp để đề tài này tiếp tục được nghiên cứu sâu, rộng hơn.
Danh mục các tài liệu tham khảo
1. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1984), Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Sở TDTT Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, NXB TDTT Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB TDTT Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Dương Nghiệp Chí (2004), Đo lường thể thao, NXB TDTT Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Cừ (1997), Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao, Tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thể thao Hà Nội.
6. Hoàng Mạnh Cường (2002), Chương trình định hướng dành cho đối tượng năng khiếu mục tiêu (nhóm tập luyện 2 năm đầu), NXB TDTT Hà Nội.
7. Nguyễn Đại Dương (2002), Chạy cự ly ngắn, NXB TDTT Hà Nội.
8. Phạm Tuấn Phượng (1994), Đo đạc thể hình, NXB TDTT Hà Nội.
9. Phạm Danh Tốn (1996), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT.
10. Nguyễn Toán (1998), Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo VĐV, NXB TDTT Hà Nội.
11. Nguyễn Đức Văn (2002), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, NXB TDTT.

Tài liệu đính kèm:

  • docNghien cuu lua chon bai tap phat trien the lucchuyen mon cho nam van dong vien chay 100m.doc