Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả học tập dưới hình thức thi đố vui để học lồng ghép trong tiết sinh hoạt chào cờ

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả học tập dưới hình thức thi đố vui để học lồng ghép trong tiết sinh hoạt chào cờ

A. Phần mở đầu

 I. Lý do chọn đề tài :

Trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, hơn bao giờ hết phong trào học tập trên đất nước ta phát triển rất mạnh mẽ. Nền giáo dục của đất nước có nhiều đổi mới; có nhiều hình thức giáo dục đa dạng. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Những thành tựu về giáo dục, đào tạo trong những năm qua đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để phát huy hơn nữa vai trò của giáo dục Việt Nam. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo xác định nhiều giải pháp quan trọng về đổi mới quản lý giáo dục; phát triển nhân lực ngành giáo dục; tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, đổi mới trong kiểm tra đánh giá. Cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn hiện nay. Để góp phần nâng cao chất lượng học tập ở nhà trường phổ thông thì chúng ta cần tạo cho các em một sân chơi bổ ích vừa vui chơi ,vừa trao đổi kiến thức đã học, vừa phát huy được tính thông minh, nhanh nhẹn trong học tập Chính vì thế mà bản thân đã suy nghĩ và chọn đề tài “NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP DƯỚI HÌNH THỨC THI ĐỐ VUI ĐỂ HỌC LỒNG GHÉP TRONG TIẾT SINH HOẠTCHÀO CỜ”

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả học tập dưới hình thức thi đố vui để học lồng ghép trong tiết sinh hoạt chào cờ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI:  
NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP DƯỚI HÌNH THỨC THI ĐỐ VUI ĐỂ HỌC LỒNG GHÉP TRONG TIẾT SINH HOẠT CHÀO CỜ
 Tác giả : Đỗ Văn To
Phó Hiệu Trưởng trường THCS Phương Trà
A. Phần mở đầu
   I. Lý do chọn đề tài :
Trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa-hiện  đại hóa và hội nhập quốc tế, hơn bao giờ hết phong trào học tập trên đất nước ta phát triển rất mạnh mẽ. Nền giáo dục của đất nước có nhiều  đổi mới; có nhiều hình thức giáo dục đa dạng. Con  người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Những thành tựu về giáo dục, đào tạo trong những năm qua đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để phát huy hơn nữa vai trò của giáo dục Việt Nam. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo xác định nhiều giải pháp quan trọng về đổi mới quản lý giáo dục; phát triển nhân lực ngành giáo dục; tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, đổi mới trong kiểm tra đánh giá. Cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn hiện nay. Để góp phần nâng cao chất lượng học tập ở nhà trường phổ thông thì chúng ta cần tạo cho các em một sân chơi bổ ích vừa vui chơi ,vừa trao đổi kiến thức đã học, vừa phát huy được tính thông minh, nhanh nhẹn trong học tậpChính vì thế mà bản thân đã suy nghĩ và chọn đề tài “NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP DƯỚI HÌNH THỨC THI ĐỐ VUI ĐỂ HỌC LỒNG GHÉP TRONG TIẾT SINH HOẠTCHÀO CỜ”
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu :
+   Mục đích :
Thực hiện đề tài nhằm giúp các em phát huy tính thông minh , nhanh nhẹn trong học tập, phát huy khả năng tư duy cao độ, trong không khí vui tươi phấn khởi; rèn luyện kỹ năng sống cho các em dám mạnh dạng phát biểu trước đám đông. Đồng thời giúp các em vừa củng cố lại những kiến thức đã học, vừa tiếp thu thêm mhững kiến thức được nâng cao và kiến thức cơ bản sẽ được nhớ lâu hơn dẫn đến kết quả kiểm tra các em được tốt hơn. Từ đó kết quả học tập của các em sẽ được nâng cao lên, góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường .
+  Các phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài:
- Phương pháp tìm hiểu.
- Phương pháp kiểm tra .
-Phương pháp điều tra và trao đổi.
-Phương pháp đối chứng và so sánh.
Vận dụng các phương pháp trên, khi tập hợp xong kết quả khảo sát đầu năm, rút ra nhận xét thực tế về tình hình chất lượng học sinh. Qua họp hội đồng sư phạm trình bày kế hoạch thực hiện tổ chức thi đố vui để học ở hai khối, buổi sáng khối 6 và khối 8 buổi chiều.
   III. Giới hạn của đề tài : 
Đề tài nầy chỉ thực hiện trong phạm vi trường THCS Phương Trà. Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 6 và khối 8. Nội dung nghiên cứu là thực hiện những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
  IV. Kế hoạch thực hiện : 
* Thời gian thực hiện đề tài từ tuần chuyên môn thứ 4 đến hết tuần 35 (Cụ thể : Tuần 7 thực hiện trận I, thi đấu giữa hai đội với nhau. Khối 6 buổi sáng, khối 8 buổi chiều, Tuần 16 thực hiện thi đấu trận II; Tuần 24 thực hiện thi trận III; Tuần 34 thực hiện thi trận IV) . Sau mỗi tháng điểm có tổng hợp đối chiếu so sánh. 
* Các bước thực hiện :
- Triển khai kế hoạch trong hội đồng sư phạm nhà  trường.
- Giáo viên chủ nhiệm bốc thăm thi đấu giữa các lớp và triển khai thể lệ cuộc chơi đố vui. 
- Phân công giáo viên ra câu hỏi theo nội dung, số lượng qui định. 
- Biên soạn bộ đề thi. 
- Thành lập ban tổ chức , ban giám khảo của mỗi trận thi đấu. 
- Thông báo Giáo viên và học sinh tập trung chào cờ sớm hơn thường lệ 20 phút để chào cờ, nhận xét tuần qua và nêu phương hướng tuần sau. 
- Tiến hành tổ chức cuộc thi 
B. Phần nội dung
   I. Cơ sở lý luận
Căn cứ vào Đề án nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2010-2015 và thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 của phòng GD&ĐT huyện Cao lãnh. Tăng cường các biện pháp để tiếp tục giảm tỷ lệ học sinh (HS) yếu kém và HS bỏ học, tăng tỷ lệ HS khá, giỏi. Tổ chức nghiêm túc, an toàn kỳ thi thi HS giỏi cấp huyện. 
 Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tiếp tục đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp; chú trọng giáo dục giá trị, giáo dục kỹ năng sống cho HS. 
   II. Cơ sở thực tiễn : 
Qua thực  tế khảo sát chất lượng  đầu năm của nhà trường cho thấy ở một số bộ môn như : Văn , Toán và Tiếng Anh thì tỉ lệ học sinh yếu kém chiếm khoảng 24%, chất lượng học sinh đạt mức khá, giỏi còn hạn chế. Hàng năm, Nhà trường thường giao giáo viên bộ môn tự vạch kế hoạch sắp xếp phụ đạo, tự đề ra biện pháp khắc phục, làm giảm tỉ lệ học sinh yếu kém. Tuy nhiên, dù giáo viên bộ môn có nhiều cố gắng, nhưng kết quả đạt được cũng không được cao, nguyên nhân chính ở đây là một số các em chưa nhận thức được động cơ học tập, ngán ngại học bài, làm bài, chưa tự giác tư duy những kiến thức đã học, chưa tìm được  sự thích thú trong học tập  .
 	Mặt khác đối với cái thông lệ ở các trường THCS thường trong tiết chào cờ đầu tuần là  báo cáo kết quả thi đua tuần qua, sau đó tuyên dương những lớp, những học sinh tích cực, phê bình những học sinh vi phạm, phê phán tất cả các lớp còn mắc phải hạn chế ở một số mặt hoạt động nào đó, thậm chí phê bình có vẽ bực bội làm ức chế tinh thần học tập của các em và tiết sinh hoạt dưới cờ trở  thành một cực hình đối với các em.Với hiện trạng và  nguyên nhân vừa nêu cũng là lí do và là động lực mà trường THCS Phương Trà đã thực hiện lồng ghép đề tài đố vui để học vào tiết sinh hoạt dưới cờ nhằm tạo điều kiện cho học sinh tự ôn lại những kiến thức đã học, tạo sự hưng phấn trong tư thế sẳn sàng đón nhận những câu hỏi mà dẫn chương trình đưa ra để cùng nhau bàn bạc thảo luận trả lời để được đón nhận món ăn tinh thần là tràng vổ tay hoặc nhận ngay phần thưởng danh dự mặc dù đó chỉ là một quyển tập có đóng dấu của nhà trường , đồng thời các em luôn trong tư thế náo nhiệt, lắng nghe bạn trả lời để giơ tay được bổ sung nội dung , để được tình bày những hiểu biết của mình cho tất cả mọi bạn đều nghe . Nhìn chung những kiến thức mà tất cả các em nghe được, biết được, nói được và đã nhìn thấy được trên màn hình trong buổi đố vui để học trong tiết sinh hoạt dưới cờ như thế nầy sẽ lưu giữ mãi trong trí nhớ của các em, các em không bao giờ quên từ đó kết quả học tập cũng như kết quả kiểm tra của các em sẽ được nâng lên rỏ rệt. 
III. Thực trạng và những mâu thuẫn
Ban giám Hiệu nhà trường ; Công đoàn; Đoàn thanh niên; Tổng phụ trách đội và toàn thể giáo viên bộ môn phụ trách các khối lớp rất nhiệt tình; rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Nhu cầu học sinh rất thích có một sân chơi, vừa vui, vừa học vừa được học ở bạn, vừa có điều kiện được chia sẽ những hiểu biết của mình trước mọi người. 
Khảo sát đầu năm tỉ lệ học sinh yếu kém chiếm đến 24% , những học sinh nầy lại thiếu tập trung trong lúc thầy cô giảng bài.
Trong một tháng đã thực hiện tiết sinh hoạt dưới sân cờ ba lần với các nội dung : nhận xét tuyên dương, phê bình, động viên nhắc nhở và nêu ra phương hướng thực hiện cho tuần sau. Thì cần có một lần sinh hoạt dưới cờ ngắn gọn để tổ chức cho các em thi đố vui để học, phát huy tính năng động trong thi đua, rèn luyện kỹ năng sống trong môi trường thân thiện .
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
1/ Tổ chức bốc thăm lập sơ đồ thi đấu:
KHỐI 6
6A3
6A4
A
6A3
6A4
A
6A3
6A4
6A1
6A
6A
6A5
6A4
Trận 1
6A5
6A2
6A
Trận 2
6A
Trận 3
Chung kết
	KHỐI 8
6A3
6A4
A
6A3
6A4
A
6A3
6A4
8A1
8A
8A
8A3
8A5
Trận 1
8A4
8A2
8A
Trận 2
8A
Trận 3
Chung kết
2/ Phân công giáo viên soạn câu hỏi (Giáo viên đang dạy khối 6 và 8)
Số câu hỏi cho mỗi trận thi là :
Môn :Văn, Toán ,Tiếng Anh giáo viên soạn câu hỏi theo số lượng: Trắc nghiệm:03; Trả lời nhanh :06; Kiến thức tổng hợp :Câu 10 điểm: 02, Câu 20 điểm:03 
Các môn còn lại soạn câu hỏi theo số lượng: Trắc nghiệm:02; Trả lời nhanh : 03; Câu 10 điểm: 02; Câu 20 điểm: 02
3 /Thành lập Ban tổ chức và giám khảo
3.1 Trận I - khối 6:
 Dẫn chương trình: Bích Tuyền –Huyền Trang 
Phong màng :Anh bảo vệ.
Chuẩn bị máy chiếu, ghi bảng, trợ giúp hoạt động gồm quý thầy: Thầy Thắng, Thầy Tám, Thầy Đức
Âm thanh: Thầy Tiến
Ban giám khảo
+ Thầy Hiển: Văn, Nhạc
+ Cô Thu Hương : Toán
+ Cô T- Hương: Lý
+ Cô Nhị: Sử, Địa
+ Thầy Tòng: Sinh
+ Cô Xuân Trang : Tiếng Anh
+ Cô N-Loan: GDCD- Công nghệ
Đại biểu: Ban giám hiệu, Công đoàn
Thư ký tổng hợp: Cô Ngọc Tuyền
Tính giờ: Thầy Tiến 
GVCN: Hướng dẫn học sinh làm bảng tên cá nhân.
3.2 Trận I- khối 8
Dẫn chương trình: Mai Uyên – Mỹ Liên 7A1 
Phong màng :Anh bảo vệ.
Bộ phong chữ “Đố vui để học Khối 8 –Trận 1 Lớp 8A và 8A ”: Thầ y Tiến
Chuẩn bị máy chiếu, ghi bảng, trợ giúp hoạt động gồm quý thầy: Thầy Nhơn, Thầy Hoàng; Thầy Dũng; Thầy Thắng
Âm thanh: Thầy Tiến
Ban giám khảo
+ Cô Phượng : Văn, Nhạc
+ Cô K Tuyền : Toán
+ Thầy Mai: Lý – Công nghệ
+ CôThu Ba: Sử, Địa
+ Thầy Nàng: Hóa - Sinh
+ Cô X Trang : Tiếng Anh
+ Thầy Hoàng: GDCD
Đại biểu: Ban giám hiệu, Công đoàn
Thư ký tổng hợp: Cô Xuân
Tính giờ: Thầy Tiến 
GVCN: Hướng dẫn học sinh làm bảng tên cá nhân
Giải thưởng: 
 * Vòng loại: + 01 giải nhất tập thể: 15 quyển tập và 5 cây viết bích
 + 01 giải khuyến khích: 5 quyển tập
 : + 01 giải nhất cá nhân: 3 quyển tập
3.3. Phiếu chấm điểm
PHIẾU CHẤM ĐIỂM
Trận: 
Đội A Lớp:.
Đội B Lớp:.
Ngày: .. Giám khảo:
VÒNG 1: Trắc nghiệm
 Câu
Đội
1
2
3
4
5
Tổng Cộng
A (8A )
B (8A )
VÒNG 2: Trả lời nhanh
 Câu
Đội
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng Cộng
Tên HS1
Tên HS2
A (8A )
B (8A )
VÒNG 3: Kiến thức tổng hợp
Đội
Tên học sinh
Câu 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Tổng Cộng
(8A2)
1)Nguyễn Thị Ngọc
2)Trần Phong Dinh
3)Phạm Văn Phi
4)Trần Văn Cảnh
5)Phạm Văn Thành 
Tổng cộng
(8A4)
1)Nguyễn Văn Sơn
2)Huỳnh Thị Ngọc Hân
3)Lê Minh Hiếu
4)Phan Văn Phúc
5)Phạm Trọng Xuyên
Tổng cộng
 Thư ký tổng hợp
4/ Sinh hoạt thể lệ cuộc thi
4.1. Thành phần trong đội :
Mỗi đội chọn 5thành viên (cử một làm đội trưởng). Trước khi thi đấu, đội trưởng giới thiệu các thành viên của đội mình (giới thiệu tên). Đội trưởng nói ngắn gọn mục đích tham gia dự thi.
4.2.Nội dung thực hiện: Tiến hành qua ba vòng thi 
Vòng 1: Trắc nghiệm (gồm 05 câu hỏi )
Mỗi câu trả lời đúng đạt 10đ, thời gian suy nghĩ để trả lời trong vòng 30 giây khi dẫn chương trình đọc xong câu hỏi. Nghe thông báo hết giờ t ... h một câu hoàn chỉnh
 I / ten / years / am / old 
Đáp án: I am ten years old
Câu 9: (Văn) Tự sự là gì?
Đáp án: Tự sự (là kể chuyện) là phương thức trình bày một chuổi sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đên một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Câu 10: (Toán) Tính tổng S = 1 + 2 + 3 + 4 +  + 30
Đáp án: S = 31.20:2 = 310
5.2- Khối 8 ( Trận 1 )
ĐỀ THI ĐỐ EM KHỐI 8
(Trận I )
I /Trắc Nghiệm : Hai đội chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: (Văn ) Văn bản “Tôi đi học” cua Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
1) Bút kí 	2) Tiểu thuyết 	
3) Truyện ngắn 	4) Tùy bút
Đáp: 3 )Truyện ngắn
Câu 2: (Lý )Một người ngồi trên xe ô tô bổng nhiên bị ngã người nghiêng sang trái vì sao ?
 Do xe tăng vận tốc đột ngột .
 Do xe giảm vận tốc đột ngột .
 Do xe rẻ qua trái 
 Do xe rẻ qua phải 
Đáp án: ) Do xe rẻ qua phải 
Câu 3: (Toán ) Kết quả của phép tính 2x(3x2 + 6x – 4) là
3x2 + 8x – 4
6x3 + 12x2 – 8x
6x3 + 6x – 4
3x2 + 12x – 4
	Đáp án :2) 6x3 + 12x2 – 8x
Câu 4: (T. Anh ) Phong isn’t downstairs and he isn’t.
Inside 2) outside 3) upstairs 4) downstairs
 Answer: upstairs
Câu 5: (Hóa) Chọn câu trả lời đúng
Trong nguyên tử ta luôn có:
Số proton bằng số nơtron
Số proton bằng số electron
Khối lượng electron bằng khối lượng proton
Khối lượng nơtron bằng khối lượng electron
Đáp án: 2) Số proton bằng số electron
II / Trả lời nhanh :
Đội A (8A )
Câu 1: (Sử) Cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra ở đâu?
Đáp án: 2) Anh
Câu 2: (Toán) Hình thang vuông có 1 góc tù bằng 1000, hỏi góc nhọn còn lại có số đo bao nhiêu độ?
Đáp án : 800
Câu 3: (Địa) Dãy núi nào cao nhất châu Á?
à Dãy Himalaya
Câu 4: (Nhạc) Bài hát “Lý dĩa bánh bò” là dân ca miền nào?
Đáp án: Dân ca Nam Bộ
Câu 5: (Công nghệ ) Hình cầu được tạo thành như thế nào?
Đáp án: khi quay nữa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định ta được hình cầu
Câu 6: (GDCD) Bản nội quy của nhà trường không thể coi là pháp luật được? Vì sao?
ĐÁP ÁN: Bản nội quy của nhà trường không thể coi là pháp luật . Bởi vì không phải do nhà nước ban hành 
Câu 7: (Văn) Nhân vật chính trong tác phẩm “Trong lòng mẹ” có tên gọi là gì?
Đáp án: Chú bé Hồng.
 Câu 8: (Lý )Một xe chạy với vận tốc 40km/h. Quảng đường xe đi được trong 2giờ là bao nhiêu ? 
Đáp: 80km
Câu 9: (T. Anh ) Bell was born .March 3,1847 
 Answer: on
Câu 10: (Sinh ) Boä phaän naøo giöõ chöùc naêng ñieàu khieån moïi hoaït ñoäng soáng cuûa teá baøo ?
 -Ñaùp aùn : Nhaân teá baøo 
Đội B (8A)
Câu1: (Sử) Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên diễn ra ở đâu?
Đáp án: Hà Lan
Câu 2: (Toán) Hình bình hành có 1 góc bằng 500. Góc kề của nó bằng bao nhiêu độ?
Đáp án : 1300
Câu 3: (Địa) Cho biết tên con sông dài nhất châu Á?
àTrường Giang
Câu 4: (Nhạc) Dân ca là gì?
Đáp án: Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác không rõ tác giả
Câu 5: (Công nghệ) Hình cắt dùng để làm gì?
Đáp án: Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể
Câu 6: (GDCD) Nêu một biểu hiện của giữ chữ tín ?
Đáp án: - Giữ lời hứa, đã nói là làm, có trách nhiệm , hành vi và việc làm của bản thân
Câu 7: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của lão Hạc?
Đáp án: Do trúng độc bã chó
Câu 8: (Lý ) Một xe chạy hết quảng đường dài 1000m hết 20 giây.Tìm vận tốc trung bình của xe ?
Đáp án: 50 m/s
Câu 9: (T. Anh ) Tell me the synonym of “How do you do”
Answer: Hi ,Hello
Câu 10: (Sinh ) Maùu thuoäc loaïi moâ gì ?
Đáp án: Moâ lieân keát 
?
Câu hỏi dành cho khán giả:
Câu 1: Nêu điểm khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật
Đáp án: Màng Xenlulô (Vách tế bào)
Câu 2: Ta đã biết các chất nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Tuy nhiên sự nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt, có khoảng khi nhiệt độ tăng thì nước co lại. em hãy cho biết khoảng đó từ mấy độ đến mấy độ?
Đáp án: Từ 00c đến 40c
III. Kiến thức tổng hợp: Từ câu1 đến câu 5(10điểm); Từ câu 6 đến câu 10(20điểm)
Câu 1: (Sử) Đặc trưng của Pháp là gì?
Đáp án: Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
Câu 2: (Hóa) Thế nào là đơn chất, hợp chất?
Đáp án: 
Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học
Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học 
Câu 3: (Sinh) Phaûn xaï laø gì ? 
-Ñaùp aùn : * Phaûn xaï laø phaûn öùng cuûa cô theå traû lôøi kích thích cuûa moâi tröôøng thoâng qua heä thaàn kinh .
Câu 4: (T.Anh) Use the reflexive pronouns
 They like to look at ..in the mirror 
Answer: themselves
Câu 5: (Địa ) Sông Mê Công chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào?
àSơn nguyên Tây Tạng
Câu 6: (Toán) Hình thang ABCD có AB // CD, . Số đo của góc D là bao nhiêu độ?
Đáp án : 450
Câu7: (Văn) Có mấy phương tiện để liên kết các đoạn văn trong văn bản? Kể ra?
Đáp án: 2 phương tiện
+ Dùng từ nối.
+ Dùng câu nối.
Câu 8: (T.Anh ) Put the correct order words
 ought to/ harder/ Tuan /study 
 Answer: Tuan ought to study harder
Câu 9: (Văn ) Trong truyện Cô bé bán diêm, cô bé đã có mấy lần quẹt que diêm? Mỗi lần quẹt que diêm, mộng tưởng nào đã hiện ra trước mắt cô bé?
Đáp án: 
Cô bé có 5 lần quẹt que diêm:
Lần quẹt que diêm
Mộng tưởng
Lần I
Lò sưởi
Lần II
Bàn ăn
Lần III
Cây thông Nô-en
Lần IV
Gặp lại người bà đã mất
Lần V
Cùng bà bay lên trời
Câu10: (Toán ) Giá trị của biểu thức (x - 3)(x2 + 3x + 9) – x3 là bao nhiêu?
Đáp án : -27
6/ Bộ đề thi : ( Trận 2 ) Thực hiện vào tuần chuyên thứ 16
7/ Bộ đề thi : ( Trận 3) Thực hiện vào tuần chuyên thứ 25
V. Hiệu quả áp dụng 
KẾT QUẢ HỌC LƯC KHẢO SÁT ĐẦU NĂM. NĂM 2011-2012
(KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI )
KHỐI
TSHS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6
190
19
10%
58
31%
66
34%
47
24%
8
150
8
5.3%
51
32%
59
36%
33
22%
KẾT QUẢ HỌC LƯC HỌC KỲ I. NĂM 2011-2012
(KHI ĐÃ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI )
KHỐI
TSHS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU-KÉM
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6
190
25
13%
61
32%
73
38%
31
16%
8
144
10
6.9%
53
37%
60
42%
21
14.6%
KẾT QUẢ HỌC LƯC THÁNG ĐIỂM ĐẦU HKII. NĂM 2011-2012
(KHI ĐÃ VÀ ĐANG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI )
KHỐI
TSHS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU-KÉM
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6
190
26
13.6%
65
34%
83
43.6%
16
8.4%
8
144
10
6.9%
55
38%
68
47%
11
7.6%
Khi áp dụng đề tài thì thấy kết quả học tập của học sinh được nâng lên rỏ rệt, so kết quả đầu năm với học kỳ I của hai khối 6 và 8 . Cụ thể :
Khối 6 : 
+ Loại Giỏi tăng 3%
+Loại Khá tăng 1%
+Loại Trung bình tăng 4%
+ Loại Yếu giảm 8%
Khối 8: 
+ Loại Giỏi tăng 1.6%
+Loại Khá tăng 5%
+Loại Trung bình tăng 6%
+ Loại Yếu giảm 8.9%
Điều đáng phấn khởi là tháng điểm đầu ở học kỳ II tỉ lệ học sinh yếu kém giảm đáng kể chỉ còn 8.4% đối với khối 6 và 7.6% đối với khối 8 .
C. Kết luận:
  I. Ý nghĩa của đề tài :
Qua thực hiện đề tài tổ chức đố vui để học trong tiết sinh hoạt dưới cờ trong thời gian học kỳ I và đầu học kỳ II vừa qua đã được sự thống nhất cao của chi bộ, của hội đồng sư phạm nhà trường với lòng nhiệt quyết của toàn thể giáo viên và sự hợp tác tốt của tất cả học sinh ở toàn trường, đã tạo nên một sân chơi bổ ích, học sinh có điều kiện hoạt động tích cực sôi nổi tạo nên được môi trường thân thiện, cũng từ đây các em rèn luyện được kỹ năng sống cho mình, biết tự phán đoán , biết tự nhận xét trước đám đông và cũng lĩnh hội được những kiến thức mới mà các bạn khác đã chia sẽ cho. Nhìn chung những kiến thức mà tất cả các em nghe được, biết được, nói được và đã nhìn thấy được trên màn hình trong buổi đố vui để học trong tiết sinh hoạt dưới cờ như thế nầy sẽ lưu giữ mãi trong trí nhớ của các em, các em không bao giờ quên từ đó kết quả học tập, cũng như kết quả kiểm tra của các em sẽ được nâng lên rỏ rệt. Nên chất lượng các bộ môn văn hoá đã được nâng lên đáng kể so với kết quả kảo sát ở đầu năm. 
II. Khả năng áp dụng: 
Trong thực hiện đề tài ,tổ chức cho các em học sinh sân chơi lành mạnh vừa vui vừa học. Được sự ủng hộ nhiệt tình của toàn thể các thành viên trong nhà trường và sự hợp tác tích cực của tất cả các em học sinh , nên đề tài áp dụng rất đạt hiệu quả.
Trong đà phát triển ở HKI vùa qua, nhà trường cũng sẽ tiếp tục phát huy thực hiện mô hình ở HKII để giúp các em càng nắm vững kiến thức hơn nữa , càng đẩy lùi học lực yếu kém đến một tỉ lệ phần trăm thấp nhất và chúng tôi tin rằng đến cuối năm học :2011-2012 tỉ lệ học sinh có học lực từ Trung bình trở lến sẽ đạt ở tỉ lệ lý tưởng là 97%.đến 99%.đối với khồi 6 và 8 
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển 
Bài học kinh nghiệm:
– Trong quá trình lên kế hoạch, chuẩn bị cho đến khi tổ chức thực hiện các trận thi đố vui giữa các lớp, bản thân rút ra được một bài học kinh nghiệm là :
+ Sinh hoạt chào cờ bình thường 6giờ 45 tập trung; 7giờ chào cờ. Khi lồng ghép thi đố vui thì các em tập trung 6giờ 35, sinh hoạt dưới cờ 6giờ 40, đến 7giờ tiến hành thi đố vui đến 7giờ 45 cũng vừa hoàn thành chương trình phần thi . Tuy nhiên phần câu hỏi dành cho khán giả còn ít so với nhu cầu các em còn đang hưng phấn. Có thể phần câu hỏi khán giả tăng lên khoảng 6 câu và thời gian tăng thêm khoảng 10 phút, như thế mới đáp ứng được nhu cầu các em.
+ Được sự đồng tình, thống nhất cao từ Hiệu trưởng; Chủ tịch Công đoàn; Đoàn thanh niên và toàn thể giáo viên bộ môn của nhà trường nên việc thực hiện đề tài gặp nhiều thuận lợi và thành công.
+ Giáo viên bộ môn ra câu hỏi đảm bảo được nội dung; kiến thức từ tuần các em đang học trở về trước, nổi bậc được kiến thức trọng tâm, kiến thức căn bản, có mức độ tư duy cao đối với câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi kiến thức tổng hợp, còn đối với câu trả lời nhanh phải mang tính dí dỏm và ngắn gọn. 
+ Người dẫn chương trình sinh hoạt thể lệ cuộc thi thật cụ thể nên các đội dự thi ít mắc phải sai phạm; nhạy bén linh hoạt, theo dõi các đội trả lời, quyết định đúng sai kịp thời (theo đáp án) . Nếu câu trả lời không xác định rỏ, phải mời ban giám khảo cho ý kiến .
 	+Thu hút được toàn thể học sinh tham gia trong không khí vui tươi, phấn khởi . Hầu hết tất cả các học sinh đều chú ý theo dõi và muốn được tham gia trả lời câu hỏi.
 2. Hướng phát triển :
- Trên đà thực hiện đề tài đối với hai khối 6 và 8 đã đạt được hiệu quả rất tốt,góp phần nâng cao chất lượng cho đơn vị. Năm học :2012-2013 sẽ đề nghị nhà trường thảo luận, đưa vào nghị quyết thực hiện áp dụng đề tài cho cả bốn khối 6;7;8và 9.
  IV. Đề xuất, kiến nghị : 
Qua thực hiện đề tài từ đầu năm học đến nay, bản thân tôi nhận thấy thật sự đã tạo được cho các em một sân chơi bổ ích; các em rất thích thú; rất phấn khởi và chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ nét. Đề nghị Phòng Giáo Dục xem xét đồng ý cho đơn vị Trường THCS Phương Trà tiếp tục áp dụng đề tài “ Tổ chức thi đố vui để học lồng ghép trong tiết sinh hoạt dưới cờ” cho cả 4 khối và đồng thời thống nhất cho nhà trường duyệt kinh phí dự chi cho các trận tổ chức thi, góp phần tăng thêm hiệu quả của việc thực hiện đề tài ./.

Tài liệu đính kèm:

  • docNANG CAO KET QUA HOC TAP DUOI HINH THUC THI DO VUIDE HOC LONG GHEP TRONG TIET SINH HOAT CHAO CO.doc