Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả ôn tập của học sinh thông qua sơ đồ tư duy

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả ôn tập của học sinh thông qua sơ đồ tư duy

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ trước đến nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các kí tự, đường thẳng hay con số. Với cách ghi chép như vậy, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa bộ não – não trái, mà chưa hề sử dụng kĩ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lí các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng của bộ não. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của chính mình, Tony Buzan đã đưa ra Sơ đồ tư duy để giúp mọi người phát huy đến mức cao nhất vai trò, tác dụng của cả hai bán cầu não. Nhiều người đã ứng dụng Sơ đồ tư duy và đã bị chinh phục hoàn toàn trong công việc cũng như trong học tập.

Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến söï phát triển năng lực sáng tạo vaø gaây höùng thuù cho học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta phát huy được hiệu quả thật sự tuyệt vời của Sô ñoà tö duy. Và làm thế nào để các em học sinh vùng sâu, nơi m điều kiện kinh tế – x hội còn nhiều khó khăn như trường THCS Bình Thạnh, hưởng thụ được lợi ích to lớn từ “sản phẩm” của Buzan, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để dần dần biến Sơ đồ tư duy thành người bạn thân thiết – giúp các em có đủ kiến thức, kĩ năng, niềm tin vượt qua các kì thi, đặc biệt là kì thi Tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới.

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả ôn tập của học sinh thông qua sơ đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS BÌNH THẠNH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN TẬP
CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA SƠ ĐỒ TƯ DUY
Người thực hiện: Nguyễn Thị Đoan Trang
Tổ: Sử - Địa – Ngoại Ngữ
Năm học : 2011 - 2012
MUÏC LUÏC
PHAÀN MỞ ĐẦU
1. Lyù do choïn ñeà taøi	Trang 2
2. Ñoái töôïng nghieân cöùu	Trang 3
3. Phaïm vi nghieân cöùu	Trang 3
4. Phöông phaùp nghieân cöùu	Trang 3
PHAÀN NOÄI DUNG
1. Côû sôû lyù luaän	Trang 4
2. Cô sôû thöïc tieãn	Trang 4
3. Các biện pháp giải quyết vấn ñeà	Trang 5
	a. Giôùi thieäu và cách thực hiện Sô ñoà tö duy 
	b. Tổ chức, höôùng daãn hoïc sinh söû duïng sô ñoà tö duy trong lónh vöïc oân taäp, cuûng coá 
 c. Một số Sơ đồ tư duy do học sinh vẽ dưới sự hướng dẫn của giáo viên
4. Hiệu quả áp dụng	Trang 10
5. Bài học kinh nghiệm	Trang 11
PHAÀN KEÁT LUAÄN
1. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác	Trang 12
2. Khả năng áp dụng	Trang 12
3. Đề xuất kiến nghị	Trang 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ tröôùc đến nay, chuùng ta ghi cheùp thoâng tin baèng caùc kí töï, ñöôøng thaúng hay con soá. Vôùi caùch ghi cheùp nhö vaäy, chuùng ta môùi chæ söû duïng moät nöûa boä naõo – naõo traùi, maø chöa heà söû duïng kó naêng naøo beân naõo phaûi, nôi giuùp chuùng ta xöû lí caùc thoâng tin veà nhòp ñieäu, maøu saéc, khoâng gian vaø söï mô moäng. Hay noùi caùch khaùc, chuùng ta vaãn thöôøng ñang chæ söû duïng 50% khaû naêng cuûa boä naõo. Vôùi muïc tieâu giuùp chuùng ta söû duïng toái ña khaû naêng cuûa chính mình, Tony Buzan ñaõ ñöa ra Sô ñoà tö duy ñeå giuùp moïi ngöôøi phaùt huy ñeán möùc cao nhaát vai troø, taùc duïng cuûa caû hai baùn caàu naõo. Nhieàu ngöôøi ñaõ öùng duïng Sô ñoà tö duy vaø ñaõ bò chinh phuïc hoaøn toaøn trong coâng vieäc cuõng nhö trong hoïc taäp.  
Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến söï phát triển năng lực sáng tạo vaø gaây höùng thuù cho học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu chúng ta phát huy được hiệu quả thật sự tuyệt vời của Sô ñoà tö duy. Vaø laøm theá naøo ñeå caùc em hoïc sinh vuøng saâu, nơi mà ñieàu kieän kinh teá – xã hội coøn nhieàu khoù khaên nhö tröôøng THCS Bình Thaïnh, höôûng thuï ñöôïc lôïi ích to lôùn töø “saûn phaåm” cuûa Buzan, baûn thaân toâi luoân suy nghó, tìm toøi ñeå daàn daàn bieán Sô ñoà tö duy thaønh ngöôøi baïn thaân thieát – giuùp caùc em coù ñuû kieán thöùc, kó naêng, nieàm tin vöôït qua caùc kì thi, ñaëc bieät laø kì thi Tuyeån sinh vaøo lôùp 10 saép tôùi.
Xuất phát từ những trăn trở trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cho học sinh THCS, tôi nhận thấy mình phải có một phần trách nhiệm với các em, làm một cầu nối ñöa caùc em tieáp caän nhöõng thaønh töïu tö duy tieân tieán cuûa nhaân loaïi.
2. Đối tượng nghiên cứu
	Đối tượng nghiên cứu của tôi trong đề tài nầy là kỹ năng ứng dụng, khai thác hiệu quả lợi ích của Sô ñoà tö duy vào việc học Tiếng Anh của học sinh lớp 9. Đặc biệt là trong giai đoạn ôn tập, củng cố trước các kì thi.
3. Phạm vi nghiên cứu
	Năm học 2011 – 2012 tôi được phân công giảng dạy ở các lớp 9A1, 9A2, 9A3 của nhà trường vì thế tôi quyết định chọn học sinh của 3 lớp học này để đầu tư nghiên cứu hoàn thiện đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu.
	Điều tra trực tiếp qua phiếu thăm dò học sinh các lớp mà tôi giảng dạy có trên 85% học sinh gaëp khoù khaên trong vieäc hoïc Tieáng Anh, đặc biệt là học sinh lớp 9. Các em cho rằng có quá nhiều điểm ngữ pháp khác nhau được bao phủ bằng một lượng từ vựng “khổng lồ” khiến nhiều em bối rối. Một số ít học sinh dường như rơi vào tình trạng “khủng hoảng”, “bế tắc”. Các em không xác định được rằng mình phải bắt đầu học từ đâu. Một số đang “ngụp lặn” trong bể kiến thức mênh mông trước các kì thi quan trọng. Số còn lại buông xuôi chờ may rủi.
Từ thực tế giảng dạy trong những năm học vừa qua và từ sự tìm tòi nghiên cứu về phương pháp dạy - học Tiếng Anh từ các diễn đàn được đăng tải trên Internet, năm học này bản thân tôi đã cố gắng ứng dụng đồng thời hướng dẫn học sinh sử dụng Sơ đồ tư duy trong những trường hợp có thể. Và thử nghiệm này đã đạt được thành tựu nhất định.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Từ khi hoạt động “học” được xác định là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy – học, người học không còn được xem là “cái bình cần đổ đầy kiến thức mà là ngọn đuốc cần được thắp lên”. Trong mỗi tiết học, những mục tiêu nho nhỏ cần được chinh phục và những sự sáng tạo cần được khơi nguồn. 
Thi hào William A. Ward đã từng nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, còn người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. Thế thì, tại sao chúng ta không truyền cho các em nguồn cảm hứng rằng bản thân mỗi em là một họa sĩ vẽ nên những điều mình hiểu, mình biết và những gì mình muốn biết. Những đường cong mềm mại cũng như những sắc màu tươi tắn sẽ kích thích sự sáng tạo tiềm tàng và giúp các em ghi nhớ sâu hơn kiến thức mình đã học.
Sơ đồ tư duy là cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Chúng không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ. Từ đó học sinh có cái nhìn khái quát hơn về các điểm ngữ pháp hay các từ vựng liên quan trong một chủ điểm. Khi đã vẽ Sơ đồ tư duy, các em sẽ nhận ra điểm tương đồng và khác biệt của những cấu trúc ngữ pháp, làm tăng hiệu quả của phương pháp so sánh đối chiếu dữ liệu để biến chúng thành “sản phẩm” của riêng mình.
2. Cơ sở thực tiễn.
	Hiện nay trong nhà trường phổ thông, cũng giống như các bộ môn khác, việc dạy và học tiếng Anh đang diễn ra cùng với sự đổi mới phương pháp giáo dục, cải cách sách giáo khoa, nội dung chương trình học nhằm làm phù hợp với nhận thức của học sinh, taïo cho học sinh cô hoäi tiếp cận với các nội dung, kiến thức hiện đại. Löôïng kieán thöùc cuûa töøng moân hoïc taêng leân trong khi thôøi gian daønh cho hoïc taäp, sinh hoaït, nghæ ngôi vaãn giöõ nguyeân coá ñònh. Laøm sao caùc em coù theå theo kòp chöông trình hoïc maø vaãn ñaûm baûo coù đủ khoâng gian ñeå soáng vaø ñuû thôøi gian ñeå chieâm nghieäm cuoäc ñôøi, ñeå tröôûng thaønh veà nhaân caùch? Phaûi chaêng giaûi phaùp toái öu laø giuùp caùc em söû duïng, phaùt huy toái ña boä naõo trong cuøng moät ñôn vò thôøi gian daønh cho hoïc taäp. Khaùi nieäm “hoïc caùch hoïc” caàn ñöôïc ñaët leân treân heát. 
Tuy nhieân, treân thực tế bản thân giáo viên chúng ta đã thật sự đổi mới chưa? Chúng ta đã làm gì để đổi mới? Học sinh của chúng ta có thật sự có được một phương pháp học tập đúng nghĩa với sự dẫn dắt một cách khoa học của người thầy, có tận dụng được hiệu quả và lợi ích của caùc thaønh töïu “trí tueä” mang tính chaát öùng duïng hay chưa? Ñoù laø nhöõng vaán ñeà caàn ñöôïc suy nghó một cách thấu đáo vaø thöïc hieän moät caùch trieät ñeå.
Là giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng học sinh còn rất nhiều khiếm khuyết trong việc tận dụng hiệu quả “caùch hoïc khoa hoïc” để học tập. Bên cạnh đó, giáo viên đôi lúc còn dè dặt trong việc tiếp cận cũng như ứng dụng phương pháp tư duy mới. Chính thực tế này đã thôi thúc tôi tích cực nghiên cứu về vai trò, khả năng ứng dụng, hiệu quả của Sơ đồ tư duy trong dạy học, nhằm giúp học sinh nắm lấy “cơ hội vàng” để nâng cao chất lượng học tập của bản thân các em.
3. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
a. Giới thiệu và cách thực hiện Sơ đồ tư duy
a.1. Giới thiệu
Tony Buzan là tác giả và đồng tác giả của hơn 92 đầu sách được dịch ra trên 30 thứ tiếng với ba triệu bản đang được bán ở 100 quốc gia. Ông được cả thế giới biết đến bởi những công trình nghiên cứu về não bộ và phương pháp tư duy. Là cha đẻ của Mindmap (Sơ đồ tư duy - SĐTD), tháng 12 năm 2006 ông chính thức giới thiệu đến toàn thế giới phần mềm iMindmap, một công cụ giúp vẽ SĐTD trên máy tính dễ dàng và nhanh chóng.
Sơ đồ tư duy không có gì là khó. Bất kì ai cũng có thể tạo một SĐTD ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận.
Theo Buzan cách thể hiện của SĐTD gần như trùng khớp hoàn toàn với cơ chế hoạt động của bộ não. Vì vậy, SĐTD sẽ giúp chúng ta:
1. Sáng tạo hơn
2. Tiết kiệm thời gian
3. Ghi nhớ tốt hơn
4. Nhìn thấy bức tranh tổng thể
5. Giúp tăng sự liên tưởng giữa các vấn đề
6. Làm nổi bật sự việc
7. Giúp hiểu sâu kiến thức hơn..
Cũng theo Buzan, các thiên tài có khả năng xuất chúng vì họ tận dụng được cả hai bán cầu não cùng một lúc. Trong khi phương pháp ghi chú truyền thống là cách thức học tập dành cho não trái. Nó không tận dụng được các chức năng của não phải và do đó không tối ưu hóa sức mạnh não bộ của chúng ta.
a.2. Cách thực hiện Sơ đồ tư duy
* Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm
Bước đầu tiên trong việc tạo ra một SĐTD là vẽ chủ đề trung tâm (nên đặt giấy nằm ngang).
Các quy tắc vẽ chủ đề:
- Vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý bằng cỡ chữ tương đối lớn, nổi bật, dễ nhớ.
- Có thể sử dụng tất cả màu sắc mình yêu thích.
- Có thể sử dụng cả biểu tượng, hình ảnh lẫn từ ngữ làm chủ đề.
* Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ
Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
Các quy tắc vẽ tiêu đề phụ:
	- Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
	- Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với chủ đề trung tâm.
	- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc (không nằm ngang) để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
* Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ
	Các quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ:
Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
Nên tận dụng những cách viết tắt và kí hiệu theo thói quen của riêng mình.
Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu.
b. Tổ chức, hướng dẫn học sinh söû duïng Sô ñoà tö duy trong lónh vöïc oân taäp, cuûng coá 
	Sau khi dạy xong những điểm ngữ pháp quan trọng tôi luôn yêu cầu học sinh vẽ SĐTD để củng cố lại kiến thức đồng thời lưu lại những sơ đồ ấy để làm tư liệu ôn tập trong các kì thi. Thông thường, tôi thực hiện công việc này theo các bước sau:
- Hoạt động 1: Học sinh lập SĐTD theo nhóm hay cá nhân với sự gợi ý của giáo viên.
- Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về SĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
- Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về kiến thức của bài học đó.
- Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc sơ đồ mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa, cho học sinh trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
	Tuy nhiên, ta cũng cần quán triệt điều này: SĐTD là một sơ đồ mở, ta không nên yêu cầu các nhóm học sinh có chung một kiểu nhất định. Giáo viên chỉ nên chỉnh sửa, góp ý cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu cần).
	Có thể tóm lược tổ chức hoạt động và lợi ích của việc dạy học với SĐTD như sau:
c. Một số Sơ đồ tư duy do học sinh vẽ dưới sự hướng dẫn của giáo viên
c.1. Một cái nhìn tổng thể về các điểm ngữ pháp lớp 9
Rõ ràng là qua SĐTD trên, tất cả giáo viên dạy Tiếng Anh bậc Trung học cở sở đều đồng ý rằng bốn quyển sách Tiếng Anh từ lớp 6 – 9 đang hiển hiện một cách đầy đủ, chính xác trên một tờ A4. Hơn nữa, chúng ta lại nhận ra mối quan hệ chính phụ của các điểm ngữ pháp rất dễ dàng. Tôi tin rằng bất kì một học sinh nào cho dù thật sự yếu cũng có đủ niềm tin đương đầu với các kì thi một khi các em đứng trên vai “người khổng lồ” – SĐTD. Cảm giác “choáng ngộp” vì núi kiến thức sẽ dần lùi xa khi các em đã dựng lên được “rườn cột” vững chãi từ những nhánh lớn của SĐTD.
If + S1 + V2, S2 + would + V inf...
S1 + wish + S2 + V2
If + S1 + had + V3, S2 + would have V3...
S1 + wish + S2 + had V3
c.2. Một sự giao thoa đầy ý nghĩa giữa “wish clause” và “if clause” qua lăng kính SĐTD
Trước khi yêu cầu học sinh vẽ SĐTD, thật sự bản thân tôi chưa từng nhận ra sự tương đồng giữa “wish clause” và “if clause” ở nhánh phụ số 2 và số 3. “Ước muốn trái ngược với hiện tại” và “điều kiện trái ngược với hiện tại” có quan hệ mật thiết. Cũng vậy, “ước muốn trái ngược với quá khứ” và “điều kiện trái ngược với quá khứ” rất tương đồng khi xét về mặt ngữ pháp và ý nghĩa. 
Vì vậy, với việc áp dụng SĐTD giáo viên không chỉ giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về các điểm ngữ pháp mà còn giúp các em nhận ra sự liên hệ mật thiết của chúng. Đây là “bí quyết” giúp các em chuyển hình thức viết câu mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu (một dạng bài tập phổ biến của Writing). 
4. Hiệu quả áp dụng
	Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài nầy, tôi chia làm 3 giai đoạn để khảo sát thông qua 3 thời điểm (đầu HKI, giữa HKI, Thi HKI) với việc kết hợp số liệu điểm số của học sinh ở 3 lớp (9A1, 9A2, 9A3) của trường THCS Bình Thạnh để làm cơ sở khoa học.
BAÛNG THOÁNG KEÂ
TSHS
Ñaàu naêm
Giöõa HK I
Thi HK I
Khaù
 gioûi
TB
Yeáu Kém
Khaù gioûi
TB
Yeáu Kém
Khaù gioûi
TB
Yeáu Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
100
50
50%
33
33%
27
27%
73
73%
23
23%
4
4%
82
82
%
15
15%
3
3%
Kết quả học tập của học sinh được thể hiện theo biểu đồ sau:
Dựa vào bảng thống kê, ta thấy tỉ lệ khá giỏi tăng lên khi học sinh đã sử dụng thành thạo SĐTD. Đặc biệt, học sinh khá giỏi tăng lên vượt bậc ở thời điểm thi HKI trong khi học sinh yếu kém giảm đi rõ rệt. (Sở GD-ĐT Đồng Tháp ra đề thi HK1; Trường tổ chức chấm thi tập trung). Chứng tỏ ứng dụng SĐTD vào giảng dạy thật sự mang lại hiệu quả, đặc biệt lúc học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức trước các kì thi.
5. Bài học kinh nghiệm
	Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tôi nhận thấy cái khó nhất trong việc ứng dụng SĐTD không phải là bước chúng ta hướng dẫn học sinh cách sử dụng, mà là làm sao hình thành thói quen sử dụng SĐTD trong các hoạt động học tập hàng ngày cho các em. Phân tích những lợi ích thiết thực cũng như chứng minh những kết quả cụ thể thông qua từng tháng điểm sẽ là cách tốt nhất mà giáo viên có thể làm để biến SĐTD thành “người bạn” tích cực, hỗ trợ các em trong việc học tập hiện tại và tương lai. 
PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
	Ứng dụng Sơ đồ tư duy vào giảng dạy và học tập Tiếng Anh giờ đây không còn là chuyện xa vời nhưng cũng chưa phải là chuyện dễ thực hiện một cách đồng bộ. Lãnh đạo nhà trường và nhất là các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy cần quan tâm đúng mức, cần ứng dụng những lợi ích mà Sơ đồ tư duy mang lại vào việc dạy và học từ mọi góc độ khác nhau. Khi đó chúng ta mới có một xã hội phát triển thật sự vì ở đó mọi người đang sở hữu phương pháp tư duy tiên tiến, hiệu quả nhất.
	Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này bản thân tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn, chủ quan lẫn khách quan. Thay đổi thói quen đã từng làm trong quá khứ khi chưa vận dụng Sơ đồ tư duy, thay đổi suy nghĩ trong việc tiếp cận Sơ đồ tư duy không phải là chuyện dễ. Thầy cô giáo chúng ta có thể sẽ phải bỏ ra nhiều công sức, thời giờ thậm chí cả sự nổ lực rất lớn từ việc tập vẽ Sơ đồ tư duy để lên kế hoạch tuần, tháng và dần dần chuyển sang áp dụng chúng trong việc học tập nâng cao trình độ. Biết vận dụng khéo léo và hướng dẫn học sinh một cách có khoa học, thầy cô chúng ta sẽ xây dựng được niềm đam mê học tập ở học sinh của mình. Đó là chìa khoá dẫn đến thành công.
2. Khả năng áp dụng
	Hiện nay không ít giáo viên đã và đang ứng dụng SĐTD vào công tác giảng dạy của mình, các phần mềm, chương trình hỗ trợ vẽ SĐTD trên máy tính cũng đã được phổ biến rộng rải. Những thành công ban đầu đã được khẳng định. Những “sản phẩm” của các em học sinh đã được giáo viên ghi nhận về tính khoa học, chính xác và sự sáng tạo. Điều này cho thấy khả năng áp dụng của đề tài mang tính phổ quát, hiệu quả cao không những ở bộ môn Tiếng Anh mà còn ở các bộ môn khác nữa.
	Mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập dù hoàn cảnh có thể còn nhiều khó khăn, luôn chủ động với hoàn cảnh thực tế và xem đó như một tiêu chuẩn đánh giá bản thân. Mỗi thầy cô chúng ta cũng cần nhận thức rõ ràng việc sử dụng SĐTD trong giảng dạy và học tập mang lại lợi ích to lớn cho các em học sinh và thành công cho sự nghiệp của chính mình. 
3. Đề xuất kiến nghị
a. Đối với các cấp lãnh đạo
	Cần tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị để việc đổi mới phương pháp dạy và học được dễ dàng, đạt hiệu quả cao.
b. Đối với giáo viên
	Bản thân giáo viên không ngừng học tập nâng cao trình độ, trau dồi các kĩ năng sư phạm, đồng thời mạnh dạn tiếp thu, áp dụng những cái mới, tiên tiến vào giảng dạy để góp phần tích cực giúp học sinh có đủ kiến thức để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống.
c. Đối với học sinh
	Học sinh cần tích cực, chủ động hơn nữa trong học tập nhằm phát huy đến mức cao nhất khả năng tiềm tàng trong mỗi cá nhân để có đầy đủ kiến thức làm hành trang bước vào thời đại mới – thời đại của nền kinh tế tri thức.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
Trần Đình Châu, Sử dụng Bản đồ tư duy, Tạp chí giáo dục, kì 2, tháng 9 – 2009.
Tony Buzan, Bản đồ tư duy trong công việc, NXB Lao Động – Xã hội.
 Người thực hiện đề tài
 Nguyễn Thị ĐoanTrang
Ý kiến nhận xét của Tổ chuyên môn:
Ý kiến nhận xét của Hội đồng khoa học nhà trường:

Tài liệu đính kèm:

  • docNang cao hieu qua on tap cua hoc sinh thong qua so dotu duy.doc