Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng học tập địa lí lớp 6 thông qua việc hướng dẫn học sinh cách“tự nghiên cứu trước bài học” trong sách giáo khoa

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng học tập địa lí lớp 6 thông qua việc hướng dẫn học sinh cách“tự nghiên cứu trước bài học” trong sách giáo khoa

Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông là một yêu cầu cấp thiết và là cuộc vận động xuyên suốt, rộng khắp ở các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường phổ thông. Tuy nhiên, việc thực hiện đổi mới phương pháp có thành công hay không là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như: cơ sở vật chất, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy một trong những điều kiện tối cần thiết để giúp người giáo viên thành công đó chính là khả năng hợp tác giữa người dạy và người học ( giữa giáo viên và học sinh), điều đó lại càng thể hiện rõ khi thực tế hiện nay không ít giáo viên phàn nàn về thái độ hợp tác của học sinh trong mỗi tiết học đặc biệt là các môn khoa học xã hội như: Lịch sử, Địa lí

Qua khảo sát thực tế hiện nay, ở môn Địa lí có hơn 60% học sinh lớp 6 của trường THCS Mỹ Long chưa có thói quen nghiên cứu sách giáo khoa ở nhà trước khi đến lớp và phần lớn học sinh trong số đó thường xuyên không thuộc bài cũ, ( do chưa đọc qua nội dung bài học mới, nên trong quá trình giảng dạy của giáo viên học sinh khó tiếp thu bài) vì rất khó để học sinh có thể đáp ứng những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học như: Giáo viên đặt hệ thống câu hỏi để học sinh đóng góp xây dựng bài thì rất ít những cánh tay xin trả lời hoặc ngay khi giáo viên gọi tên học sinh thì các em cũng không biết phải trả lời như thế nào, có khi đọc cả đoạn nhưng chẳng đi vào trọng tâm câu hỏi hay khi thảo luận nhóm thì các em cứ loay hoay nhưng vẫn không hoàn thành Từ đó dẫn đến hậu quả tiết học thụ động, học sinh thường tỏ ra thờ ơ không chú ý, lười tiếp thu bài. Trong khi giáo viên thì cố gắng hết sức để cung cấp kiến thức mới, nhưng cuối cùng thì kết quả tiết dạy – kết quả bộ môn cũng chậm được nâng cao.

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1042Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng học tập địa lí lớp 6 thông qua việc hướng dẫn học sinh cách“tự nghiên cứu trước bài học” trong sách giáo khoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất
BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA 
HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
TÓM TẮT ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP ĐỊA LÍ LỚP 6 THÔNG QUA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH“TỰ NGHIÊN CỨU TRƯỚC BÀI HỌC” TRONG SÁCH GIÁO KHOA .
---
	Hiện nay, việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông là một yêu cầu cấp thiết và là cuộc vận động xuyên suốt, rộng khắp ở các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường phổ thông. Tuy nhiên, việc thực hiện đổi mới phương pháp có thành công hay không là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như: cơ sở vật chất, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy một trong những điều kiện tối cần thiết để giúp người giáo viên thành công đó chính là khả năng hợp tác giữa người dạy và người học ( giữa giáo viên và học sinh), điều đó lại càng thể hiện rõ khi thực tế hiện nay không ít giáo viên phàn nàn về thái độ hợp tác của học sinh trong mỗi tiết học đặc biệt là các môn khoa học xã hội như: Lịch sử, Địa lí 
Qua khảo sát thực tế hiện nay, ở môn Địa lí có hơn 60% học sinh lớp 6 của trường THCS Mỹ Long chưa có thói quen nghiên cứu sách giáo khoa ở nhà trước khi đến lớp và phần lớn học sinh trong số đó thường xuyên không thuộc bài cũ, ( do chưa đọc qua nội dung bài học mới, nên trong quá trình giảng dạy của giáo viên học sinh khó tiếp thu bài) vì rất khó để học sinh có thể đáp ứng những yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học như: Giáo viên đặt hệ thống câu hỏi để học sinh đóng góp xây dựng bài thì rất ít những cánh tay xin trả lời hoặc ngay khi giáo viên gọi tên học sinh thì các em cũng không biết phải trả lời như thế nào, có khi đọc cả đoạn nhưng chẳng đi vào trọng tâm câu hỏi hay khi thảo luận nhóm thì các em cứ loay hoay nhưng vẫn không hoàn thành  Từ đó dẫn đến hậu quả tiết học thụ động, học sinh thường tỏ ra thờ ơ không chú ý, lười tiếp thu bài. Trong khi giáo viên thì cố gắng hết sức để cung cấp kiến thức mới, nhưng cuối cùng thì kết quả tiết dạy – kết quả bộ môn cũng chậm được nâng cao.
	Xuất phát từ những thực tế trên, giải pháp của tôi đưa ra là: Giáo viên cần chú trọng việc đặt ra vấn đề mới - gợi ý và giao việc cho học sinh để giải quyết ở nhà mỗi khi kết thúc tiết học trên lớp, thông qua việc giáo viên yêu cầu, hướng dẫn học sinh tập thói quen tốt là phải đọc và nghiên cứu kĩ bài học mới trong sách giáo khoa địa lí lớp 6 ở nhà từ đó các em có hướng giải quyết tốt các vấn đề giáo viên đặt ra trước khi đến lớp, qua đó giáo viên thực hiện tốt các phương pháp dạy học tích cực đồng thời nâng dần chất lượng giảng dạy của bộ môn. Muốn thực hiện giải pháp nêu trên, bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm tương đương là 2 lớp 6A3 và 6A4 của trường THCS Mỹ Long. Lớp 6A4 là lớp thực nghiệm và lớp 6A3 là lớp đối chứng, lớp thực nghiệm được thực hiện các giải pháp thay thế kể từ ngày 27/ 01 đến ngày 24/ 2/ 2011 khi dạy từ bài 17. Lớp Vỏ Khí đến bài 20. Hơi Nước Trong Không Khí- Mưa. 
Kết quả kiểm chứng T-Test sau tác động cho thấy tác động đã mang lại một số biểu hiện tích cực, cụ thể như: đa số học sinh có thái độ học tập tích cực, thường xuyên đóng góp ý kiến xây dựng bài, tình cảm của các em dành cho môn học ngày càng nhiều từ đó học sinh hứng thú hơn đối với môn học và vấn đề quan trọng nhất là chất lượng của bộ môn địa lí ở lớp 6 của các lớp thực nghiệm đã có sự nâng lên so với trước đó.
GIỚI THIỆU
Trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay, rất nhiều nguồn thông tin hữu ích có liên quan đến nội dung bài học trên lớp nhưng phần lớn học sinh nông thôn thì việc có thể tiếp cận với nguồn tri thức phổ biến đó chính là sách giáo khoa do Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo ban hành. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng được quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông. 
Sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục duyệt để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở trường trung học. Đã qua nhiều lần cải cách biên soạn, sách giáo khoa hiện nay là nguồn tư liệu không thể thiếu cho mỗi học sinh. Tuy vậy, thực tế hiện nay rất nhiều học sinh lại ít chú ý đến việc tạo thói quen đọc sách trước khi đến lớp mà chỉ dành nhiều thời gian vui chơi và giải trí không lành mạnh điều đó có ảnh hưởng xấu đến chất lượng học tập của học sinh và chất lượng bộ môn của giáo viên nên giáo viên phải là người hướng dẩn, chỉ đạo cho học sinh dần có được những phẫm chất, năng lực, thói quen thích ứng với các phương pháp tích cực như: giác ngộ mục đích học tập, tự nguyện tham gia các hoạt động học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập, và quan trọng là các em tích lũy đủ kiến thức để hoàn thành tốt các bài tập và những bài kiểm tra của giáo viên ngay sau đó.
Qua thực tế giảng dạy và những tiết dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy rằng phần đông học sinh lớp 6 của trường chưa chuẩn bị tốt tâm thế trước khi vào tiết học mới, điều đó được thể hiện ở những vấn đề như: học sinh không thuộc bài cũ, thụ động, không chú ý sách giáo khoa, ít phát biểu, lười ghi bài  hay biểu hiện thường thấy là trong các giờ giải lao hoặc đổi tiết chỉ có vài ba em của mỗi lớp có tư thế chuẩn bị cho tiết học kế tiếp như: đọc sách, dò bài cũ) còn lại số đông học sinh khác thì chỉ đến khi giáo viên sắp vào lớp thì các em mới ùa vào theo. Có những tiết dạy, khi giáo viên đặt câu hỏi và gọi thì học sinh mới loay hoay lấy sách ra đọc cả đoạn để trả lời thậm chí có em còn không biết đọc chổ nào cả 
Trao đổi với tôi, nhiều đồng nghiệp cho rằng hiện nay phần đông học sinh kể cả học sinh lớp 8&9 cũng vậy, các em vẫn chưa có ý thức tự giác trong việc đọc sách giáo khoa để nghiên cứu bài học trước ở nhà đâu, phần đông các em chỉ ham chơi – lười học, ý thức phấn đấu trong học tập không cao dù cho đã rất nhiều lần khi dạy xong tiết học giáo viên đã tác động đến tư tưởng và tình cảm của học sinh về tầm quan trong của môn học và căn dặn học sinh phải học thuộc bài cũ nhưng rồi đâu cũng vào đấy, và việc học sinh không thuộc bài, chán học, lười phát biểu vẫn xảy ra thường xuyên trong mỗi tiết học. 
 * VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này Tôi đã dùng phương pháp đặt ra vấn đề mới - gợi ý và giao việc cho học sinh để giải quyết ở nhà mỗi khi kết thúc tiết học trên lớp. Xem đó là phương pháp giúp học sinh tiếp cận nội dung kiến thức bài học mới một cách chủ động và thiết thực từ đó dần hình thành trong học sinh ý thức tự học, lòng đam mê và sự hứng thú đối với môn địa lí lớp 6 của trường THCS Mỹ Long.
Trong nghiên cứu này, Tôi cố gắng tìm câu trả lời cho những tình huống sư phạm sau:
 - Vì sao một số học sinh lại tỏ thái độ mệt mỏi, thiếu tập trung và thậm chí còn không chú ý đến môn học của mình? ( dù cho cả trong và ngoài tiết dạy, giáo viên đã cố gắng làm rất nhiều cách: dùng tình cảm và phương pháp dạy nhưng tình hình ít biến chuyển).
 - Vì sao khi giáo viên đặt ra các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học có trong sách giáo khoa để học sinh phát biểu, đóng góp xây dựng bài nhưng học sinh lại tỏ ra thờ ơ và không biết trả lời như thế nào cả?
= > Việc giúp học sinh hình thành ý thức tự học – tự nghiên cứu sách giáo khoa trước ở nhà có làm cho học sinh đam mê, hứng thú hơn đối với môn học và nâng cao kết quả học tập của môn Địa lí lớp 6 hay không?
 * GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: Có mang lại hiệu quả; Việc giúp học sinh hình thành ý thức tự học – tự nghiên cứu sách giáo khoa trước ở nhà có làm cho học sinh đam mê, hứng thú hơn đối với môn học và nâng cao kết quả học tập của môn Địa lí lớp 6. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Khách thể nghiên cứu:
- Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là học sinh lớp 6A3 và lớp 6A4 Trường THCS Mỹ Long.
 Lớp thực nghiệm là lớp 6A4 có 20 nam, 16 nữ
 + Thống kê điểm kiểm tra tháng 10 có 12HS Giỏi, 6hs Khá, 8hs TB, 7hs Yếu, 3hs Kém.
 + Thái độ học tập: lớp thụ động, nhiều học sinh không thuộc bài, 
 Lớp đối chứng là lớp 6A3 có 19 nam, 16 nữ
 + Thống kê điểm kiểm tra tháng 10 có 12HS Giỏi, 4hs Khá, 10hs TB, 6hs Yếu, 1hs Kém.
 + Thái độ học tập: Học sinh ít phát biểu xây dựng bài, một số học sinh thường xuyên không thuộc bài.
 - Lớp 6A3 và 6A4 là 2 lớp tương đương về sĩ số, kết quả kiểm tra tháng 10 và thái độ học tập đối với môn địa lí của trường.
 a. So sánh kết quả điều tra về thái độ chuẩn bị cho môn học và hứng thú học tập của học sinh trước và sau tác động, ghi nhận những thay đổi của học sinh trong quá trình tác động.
Bảng theo dõi số lượt học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài trong mỗi tiết học của lớp Thực Nghiệm 6A4 và lớp Đối Chứng 6A3 
trong 4 tiết dạy từ bài 17 đến bài 20.
Lớp / Bài học
17
18
19
20
Số lượt/ lớp thực nghiệm
8
7
9
10
Số lượt/ lớp đối chứng
5
4
5
6
 b. Thiết kế nghiên cứu: Tôi đã sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau tác động
6A4
Bài KT tháng 10
Giáo viên đặt ra vấn đề mới -gợi ý và giao việc cho học sinh buộc học sinh phải đọc sách để giải quyết ở nhà mỗi khi kết thúc tiết học trên lớp.
Bài KT tháng 3
6A3
Bài KT tháng 10
Dạy bình thường như trước.
Bài KT tháng 3
Rút ra kết luận
Nghiên cứu đã sử dụng kết quả của bài kiểm tra trước tác động để xác định sự tương đương giữa các nhóm.
Nghiên cứu đã sử dụng phép T-test độc lập để khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình giữa các nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa.
* Quy trình nghiên cứu
 + Giáo viên chuẩn bị bài dạy.
 + Tiến hành dạy thực nghiệm( GV chuẩn bị những vấn đề hấp dẫn, kích thích sự tò mò của học sinh nhưng đáp án lại có liên quan đến nội dung bài học có trong tiết sau) vào giảng dạy từng bài cụ thể trong phạm vi những bài dạy thực nghiệm.
Bảng thời gian thực hiện
Thời gian
Lớp
Tiết PPCT
Tên bài dạy
Tuần 23
6A3, 4
23
Bài 17. Lớp Vỏ Khí
Tuần 24
6A3, 4
24
Bài 18. Thời Tiết – Khí Hậu. Nhiệt độ KK
Tuần 25
6A3, 4
25
Bài 19. Khí áp và Gió
Tuần 26
6A3, 4
26
Bài 20. Hơi Nước trong Không Khí. Mưa
* Đo lường: 
 Đo kết quả hoạt động dạy và học của môn Địa lí lớp 6 thông qua bài kiểm tra trước và sau tác động.
 - Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra tháng 10 môn Địa Lí lớp 6.
 - Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học sinh học xong từ bài 17 đến bài 20 với bộ đề và đáp án đính kèm ở phần phụ lục.
 * Mục tiêu: Kiểm tra việc giáo viên tác động đến học sinh, giúp học sinh hình thành ý thức tự học – tự nghiên cứu sách giáo khoa trước ở nhà có làm cho học sinh nâng cao kết quả học tập của môn Địa lí lớp 6 hay không? 
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 
Phân tích dữ liệu:
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Trước Tác động
Sau Tác động
Trước Tác động
Sau Tác động
Mốt
10
9
6
8
Trung vị
6
9
6
7
Giá trị TB
6
8
6
7
Độ lệch chuẩn
2.72671
2.27839
2.14319
1.94817
Giá trị p độc lập
0.39909
0.01559
SMD
-0.06962
0.56769
Hệ số
 tương quan
1
1
* Bàn luận kết quả:
 - Giá trị TB của lần kiểm tra trước tác động của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là: nhóm thực nghiệm gía trị TB là 6 và nhóm đối chứng gía trị TB là 6 cho thấy hai nhóm có sự tương đương về thái độ học tập( kết quả học tập). 
 - Giá trị T-test độc lập của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước tác động p=0,39909>0,05 khẳng định giá trị TB của hai nhóm không có ý nghĩa( chênh lệch có khả năng xảy ra ngẫu nhiên).
 - Giá trị TB của lần kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 8 và nhóm đối chứng là 7, cho thấy tác động đã mang lại ý nghĩa thiết thực.
 - Giá trị T-test độc lập của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau tác động p= 0.01559 < 0,05 khẳng định giá trị TB của nhóm thực nghiệm cao hơn giá trị TB của nhóm đối chứng. Điều đó có nghĩa là tác động có ý nghĩa.
 - Mức độ ảnh hưởng trước tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (SMD= -0.06962) là không đáng kể.
 - Mức độ ảnh hưởng sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (SMD= 0.56769) là trung bình.
 - Hệ số tương quan r giữa kết quả điểm kiểm tra trước và sau tác động của nhóm thực nghiệm là 1. Theo Bảng Hopkins, mức độ tương quan này là gần như hoàn toàn.
 - Hệ số tương quan ( r) giữa kết quả điểm kiểm tra trước và sau tác động của nhóm đối chứng là 1. Theo Bảng Hopkins, mức độ tương quan này là gần như hoàn toàn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* Kết luận: 
 - Nghiên cứu sử dụng kết quả bài kiểm tra sau tác động đã chứng minh được sự tiến bộ của nhóm thực nghiệm sau tác động. thể hiện:
 + Số lượt học sinh phát biểu ý kiến xây dựng bài trong mỗi tiết học của lớp Thực Nghiệm 6A4 tăng lên đáng kể so với lớp Đối Chứng 6A3 trong 4 tiết dạy từ bài 17 đến bài 20.
 + Thống kê điểm kiểm tra sau tác động lớp 6A4 có 25HS Giỏi, 2hs Khá, 5hs TB, 3hs Yếu, 1hs Kém.( Tăng số học sinh giỏi từ 12 lên 25, giảm số học sinh yếu, kém từ 10 xuống 4).
 + Thống kê điểm kiểm tra tháng sau tác động lớp 6A3 có 15HS Giỏi, 7hs Khá, 6hs TB, 7hs Yếu.( Số học sinh giỏi có tăng nhưng chậm hơn từ 12 lên 15, số học sinh Yếu, Kém vẫn còn cao: 7).
* Khuyến nghị:
 - Đối với giáo viên bộ môn của nhà trường: cần dành nhiều thời gian và công sức hơn nữa trong việc yêu cầu, hướng dẫn học sinh đọc và nghiên cứu sách giáo khoa bộ môn, kể cả việc đặt ra những tình huống hay có liên quan đến nội dung bài học mới để kích thích học sinh về nhà tìm tòi, nghiên cứu, từ đó các em thêm yêu thích môn học, khả năng đóng góp ý kiến xây dựng bài nhiều và chất lượng hơn, kết quả học tập cũng được nâng cao từ đó.
 - Đối với giáo viên dạy các môn khoa học xã hội, khi lên lớp không nên đặt câu hỏi rồi sau đó mặc nhiên cho học sinh cầm sách giáo khoa đọc cả đoạn trả lời( có khi trả lời dư củng không hay biết hay những em được gọi nhưng trả lờii không được thì giáo viên cũng cho ngồi xuống mà không nhắc nhỡ, hướng dẫnsẽ dẫn đến lớp học chán nản, buồn tẻ, thụ động.
 Với kết quả nghiên cứu của đề tài này, tôi rất mong được sự quan tâm, chia sẻ và đóng góp từ đồng nghiệp ( đặc biệt là giáo viên cùng tổ bộ môn Khoa Học Xã Hội) để giúp cho đề tài được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi trong thực tế giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
* Khuyến nghị:
Phần thứ hai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Điều lệ trường Trung Học.
- Tài liệu tập huấn giáo viên môn Địa Lí triển khai thực hiện chương trình sach giáo khoa ở trường THCs năm 2002 của Bộ giáo dục và Đào Tạo.
- Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực của Bộ GD – ĐT năm 2009.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập Địa Lí lớp 6.
- Mạng Internet: Thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net..
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
KẾ HOẠCH BÀI HỌC: Phần tác động của giáo viên ở cuối tiết học: báo, trước khi học bài mới giáo viên sẽ mời học sinh nhắc lại 
Bài 19. Sau khi học xong ( bài 18 Thời Tiết và Khí Hậu. Nhiệt Độ Không Khí) giáo viên yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm tên của các loại gió mà dân gian thường hay gọi và cho biết thời gian xuất hiện của chúng? Tại sao có lúc gió nhẹ( ta cảm thấy như không có gió) nhưng lai có những lúc ngoài trời gió rất mạnh, những lúc đó thường thì chúng ta gọi là gì?
Bài 20. Sau khi học xong ( bài 19 Khí Áp và Gió trên Trái Đất) giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu trước các vấn đề:
Trong không khí có chứa hơi nước, vậy nguồn cung cấp hơi nước cho không khí là từ đâu?
 Bài 17. Sau khi học xong (bài 16. Thực hành), giáo viên hướng dẫn các em về nhà:
 - Tìm hiểu xem: 
 + Hằng ngày chúng ta hít thở không khí vào phổi để duy trì sự sống, vậy trong không khí có những thành phần chủ yếu nào?
 + Các hiện tượng chúng ta thường thấy: Mưa, gió, sấm chớpxảy ra trong tầng nào của lớp vỏ khí, ngoài ra còn có những tầng nào khác( nêu độ cao của mỗi tầng?
 + Trên bề mặt Trái Đất có những khối không khí nào? Nơi chúng hình thành ở đâu? Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu, nghiên cứu tư liệu, báo chí, xem ti vi và đặc biệt là xem sách giáo khoa để tìm câu trả lời vào tiết học sau.
Bài 18. Sau khi học xong (bài 17. Lớp Vỏ Khí), giáo viên đặt ra vấn đề: Tại sao có khi chúng ta lại cảm thấy không khí quá nóng( vào lúc giữa trưa hay vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Vậy sức nóng đó do đâu mà có? Quá trình làm cho không khí nóng lên diễn ra như thế nào? Hay chúng ta có thể dùng dụng cụ gì để đo nhiệt độ  Sau đó yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm, đọc kĩ sách ở nhà, khi vào lớp sẽ cho học sinh chơi trò chơi có thưởng vào lúc bắt đầu học bài mới.
 Hay để chuẩn bị cho bài học mới, các em về nhà vào buổi tối khi xem thời sự trên tivi xong hãy nán lại xem chương trình dự báo thời tiết của Đài truyền hình Việt Nam và ghi nhớ những điều người dẫn chương trình đã dự
Mây đen ta thường thấy trên bầu trời được hình thành như thế nào? Chúng có thể gây ra những hiện tượng gì?...
 --------
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG:
TRƯỜNG THCS MỸ LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Tổ: Sử - Địa – AV Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA sau tác động – Nhóm:
Khối: 6
- Lớp: 
Nhận xét
Điểm TN
Điểm TLuận
Tổng điểm:
- Họ & tên học sinh: ..
I. Trắc nghiệm: (04đ)
 A. Khoanh tròn nội dung trả lời đúng nhất.( 1.0 đ/câu)
 1. Lớp vỏ khí gồm những thành phần không khí nào?Tỉ lệ mỗi thành phần?
 A. Khí Oxy 78%, khí Ni tơ 21%, hơi nước và các khí khác 1%
 B. Khí Oxy 21%, khí Ni tơ 78%, hơi nước và các khí khác 1%
 C. Khí Oxy 1%, khí Ni tơ 21%, hơi nước và các khí khác 78%
 2. Vào mùa Đông nước ta luôn chịu ảnh hưởng của khối khí hình thành trên đất liền có tính chất tương đối khô, khối khí đó là:
 A. Khối khí nóng
 B. Khối khí đại dương
 C. Khối khí lục địa
 D. Khối khí lạnh
 3. Ở xích đạo, nhiệt độ không khí quanh năm nóng nhưng càng về 2 cực nhiệt độ không khí thay đổi giảm dần ( lạnh dần) là do:
 A. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao
 B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ
 C. Nhiệt độ không khí khác nhau do trên biển và trên đất liền.
 4. Xác định tên các tầng của khí quyển dựa vào độ cao cho sẳn sau:
 A. 0 ----> 16Km: .................................
 B. 16 ---> 80Km: ................................ 
 C. 80Km trở lên: ...............................
II. Tự luận: (06đ)
 5. Nêu các đặc điểm của không khí trong tầng đối lưu? (2đ).
 6. Em hiểu như thế nào là Thời tiết – Khí hậu? (2đ).
 7. Cho biết dụng cụ đo và cách đo nhiệt độ không khí trong một ngày? (2đ).
Đáp án đề kiểm tra sau tác động:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
A
C
B
Câu 4 A. Tầng đối lưu; B. Tầng bình lưu; C. Các tầng cao của khí quyển
Câu 5 - Là tầng không khí nằm gần mặt đất( chiếm 90%)
 - Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
 - là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm, chớp ...
 - Là nơi sinh sống của con người và sinh vật
 - Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6Oc
Câu 6 - Thời tiết: là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong thời gian ngắn.
 - Khí hậu: là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết của một địa phương trong nhiều năm.
Câu 7 - Dụng cụ đo: Nhiệt kế
 - Cách đo: Đo ít nhất 3 lần trong ngày vào 3 thời điểm( 5, 13, 21 giờ) sau đó tính trung bình; đặt nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m.
Bảng Điểm:
LỚP 6A 4
Nữ
KT trước tác động
KT sau tác động
Nguyễn Ngọc Ánh
X
4
8
Lê Trường An
5
9
Lại Hùng Anh
5
7
Võ Thị Hạnh
X
5
8
Cao Ngọc Huy
6
8
Nguyễn Quốc Khang
4
9
Nguyễn Minh Khang
9
10
Võ Thành Lam
7
10
Bùi Đức Linh
4
6
Trương Ngọc Yến Linh
X
5
8
Ngô Quốc Lợi
7
9
Phạm Minh Luân
7
9
Trần Thị Thảo Ly
X
10
9
Nguyễn Anh Minh
10
10
Thiệu Công Minh
9
9
Nguyễn Hà My
X
10
10
Phạm Thị Hồng Ngân
X
10
10
Nguyễn Thị Bảo Ngọc
X
6
7
Ngô Minh Nhí
8
9
Phan Thị Quỳnh Như
X
10
10
Nguyễn Trọng Phúc
3
5
Phạm Trung Quý
7
9
Nguyễn Văn Tài
10
10
Nguyễn Thúc Tề
7
9
Võ Thị Thảo
X
3
5
Trương Triệu Thiên
9
9
Cao Phước Thiện
3
1
Ngô Lê Anh Thư
X
1
3
Võ Văn Tín
2
6
Võ Lê Trung Tín
6
8
Phan Thị Ngọc Trân
X
7
8
Trần Thị Thùy Trang
X
4
6
Nguyễn Thị Thanh Trúc
X
6
9
Đỗ Thị Cẩm Tú
X
3
4
Nguyễn Thanh Tuyền
X
10
10
Nguyễn Thiện Luân
2
4
LỚP 6A3
Nữ
KT trước tác động
KT sau tác động
Nguyễn Thị Thúy An
X
10
10
Trần Quốc An
7
7
Lê Chí Bằng
5
4
Nguyễn Du
6
8
Hồ Thị Trúc Giang
X
6
9
Phan Ngọc Thảo Hiền
X
3
5
Nguyễn Minh Hiếu
6
8
Nguyễn Ngọc Hoa
X
6
7
Nguyễn Văn Khan
8
8
Phạm Huỳnh Khánh
10
8
Nguyễn Thị Hồng Ngân
X
10
9
Nguyễn Hữu Nghĩa
2
3
Võ Văn Ngon
5
3
Trương Văn Nhân
6
7
Trần Thị Trúc Nhi
X
9
6
Hồ Thị yến Nhi
X
8
8
Nguyễn Thị Huỳnh Như
X
6
4
Lê Thanh Phong
9
9
Nguyễn Thanh Phong
6
6
Nguyễn Thái Phụng
3
3
Nguyễn Thị Thúy Phương
X
7
7
Võ Thanh Tâm
8
9
Lê Chí Tâm
9
9
Nguyễn Thị Kim Thoa
X
6
6
Võ Thị Minh Thư
X
6
8
Phạm Thành Tiếp
6
8
Phan Minh Toàn
3
4
Nguyễn Thị Diễm Trinh
X
5
7
Lê Nguyễn Hiếu Trọng
4
4
Nguyễn Thanh Trúc
X
8
6
Phạm Hoàng Tuấn
5
5
Ngô Thị Thanh Tuyền
X
6
7
Nguyễn Hữu Vinh
8
8
Phan Trường Vũ
3
7
Nguyễn Thị Thúy Vy
X
8
8
 --- Hết ---
 Mỹ Long, ngày 30 tháng 3 năm 2011
 Người thực hiện
 Nguyễn Thanh Thoại
 Thông qua tổ trưởng tổ chuyên môn
 ..
 Nguyễn Thị Thanh Nguyệt 
 Duyệt của Hiệu Trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docNANG CAO CHAT LUONG HOC TAP DIA LI LOP 6 THONG QUAVIEC HUONG DAN HOC SINH C.doc