Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục và hướng học sinh tìm đến môn Ngữ văn

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục và hướng học sinh tìm đến môn Ngữ văn

 A. LỜI MỞ ĐẦU

 I / Lí do chọn đề tài:

 Cùng với sự tác động của cơ chế thị trường trong thời kì mở cửa với những ảnh hưởng phức tạp của xã hội, do thực tế giáo dục trong nhà trường từ những năm trước vẫn còn không ít giáo viên , các bậc cha mẹ học sinh coi nặng môn học này mà xem nhẹ môn học kia; thậm chí có cả bản thân giáo viên- người trực tiếp dạy văn, vẫn chưa thiết tha đến bộ môn này nên chưa có giải pháp tích cực để hướng học sinh tìm đến môn ngữ văn, vì thế còn nhiều học sinh xem nhẹ bộ môn này. Trong khi đó, môn ngữ văn là một môn học có vị trí đặc biệt trong việc góp phần hình thành nhân cách con người và thực hiện mục tiêu chung của nhà trường .

 Chúng ta đang đứng trước thời đại của sự bùng nổ về công nghệ thông tin, năng lực tư duy của học sinh càng hiện đại hơn ,tâm lí của học sinh ngày nay cũng đồng hành với sự phát triển ấy, đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải có hướng đi đúng đắn cho học sinh; Đặc biệt người thầy dạy văn cũng phải có cái đổi mới về phương pháp dạy để giúp các em học tốt bộ môn mình.Trong thời gian qua, tôi đã cùng nhà trường phối hợp tổ chức nhiều hoạt động với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục .Song đó, tôi cũng đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực trong quá trình dạy, hầu hướng cho học sinh ham thích học bộ môn ngữ văn.

 Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và góp phần thúc đẩy quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, thì vấn đề đặt ra cho những người làm công tác giáo dục là phải“Nâng cao chất lượng giáo dục”. Với những lí do trên nên tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục và hướng học sinh tìm đên môn ngữ văn”.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giáo dục và hướng học sinh tìm đến môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 
VÀ HƯỚNG HỌC SINH TÌM ĐẾN MÔN NGỮ VĂN
 A. LỜI MỞ ĐẦU
 I / Lí do chọn đề tài: 
 Cùng với sự tác động của cơ chế thị trường trong thời kì mở cửa với những ảnh hưởng phức tạp của xã hội, do thực tế giáo dục trong nhà trường từ những năm trước vẫn còn không ít giáo viên , các bậc cha mẹ học sinh coi nặng môn học này mà xem nhẹ môn học kia; thậm chí có cả bản thân giáo viên- người trực tiếp dạy văn, vẫn chưa thiết tha đến bộ môn này nên chưa có giải pháp tích cực để hướng học sinh tìm đến môn ngữ văn, vì thế còn nhiều học sinh xem nhẹ bộ môn này. Trong khi đó, môn ngữ văn là một môn học có vị trí đặc biệt trong việc góp phần hình thành nhân cách con người và thực hiện mục tiêu chung của nhà trường . 
 Chúng ta đang đứng trước thời đại của sự bùng nổ về công nghệ thông tin, năng lực tư duy của học sinh càng hiện đại hơn ,tâm lí của học sinh ngày nay cũng đồng hành với sự phát triển ấy, đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải có hướng đi đúng đắn cho học sinh; Đặc biệt người thầy dạy văn cũng phải có cái đổi mới về phương pháp dạy để giúp các em học tốt bộ môn mình.Trong thời gian qua, tôi đã cùng nhà trường phối hợp tổ chức nhiều hoạt động với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục .Song đó, tôi cũng đã thực hiện nhiều giải pháp tích cực trong quá trình dạy, hầu hướng cho học sinh ham thích học bộ môn ngữ văn.
 Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và góp phần thúc đẩy quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, thì vấn đề đặt ra cho những người làm công tác giáo dục là phải“Nâng cao chất lượng giáo dục”. Với những lí do trên nên tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục và hướng học sinh tìm đên môn ngữ văn”.
II/ Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu đề tài:
1 Mục tiêu: - Góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Thực hiện tốt quan điểm đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo.
 2. Phương pháp nghiên cứu:
 + Khảo sát thực tế
 + Tham khảo tài liệu
 + Điều tra
 + Pháp vấn
 III/Giới hạn của đề tài: 
 Thực hiện trong đơn vị trường THCS TT Mỹ Thọ
 IV/ Kế hoạch thực hiện:
 Bắt đầu từ năm học 2011- 2012 .
 - Tháng 9/2011 đăng kí đề tài.
 - Tìm tài liệu để nghiên cứu.
 - Tháng 10 bắt đầu thực hiện.
 - Đến tháng 03/2012 hoàn chỉnh đề tài.
B. NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận:
Nhận thức tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân Việt Nam trong xã hội hiện đại . Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành ,trường THCS TT Mỹ Thọ đã thực hiện chủ trương cải tiến phương pháp dạy học ở tất cả các môn học.
Trước đây người ta ít than phiền về “sản phẩm” giáo dục do số lượng ít nhưng hiện nay việc phát triển ào ạt về qui mô các loại hình giáo dục và đào tạo thì vấn đề chất lượng giáo dục được mọi người có tâm huyết về giáo dục đặt ra để xem xét sự yếu kém của nó. Là giáo viên dạy Văn,tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về cách thức nâng cao chất lượng giáo dục và đặc biệt hướng học sinh tìm đến môn ngữ văn .
Như chúng ta đã biết, môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt, góp phần hình thành nhân cách con người; đồng thời nó còn là môn nghệ thuật ngôn từ, nó đem đến tâm hồn người đọc những rung động, những ngỡ ngàng, những tình cảm, cùng với thái độ yêu ghét và lời phê phántừ mỗi tác phẩm. Từ đó, ta thấy rõ hơn những gì mà tác giả muốn gửi gấm vào người đọc , làm người đọc có suy nghĩ thêm về cuộc sống của mình và sẽ có ý thức trước vấn đề đặt ra.Vì thế, con đường đến với văn học là con đường tình cảm.Người thầy cần phải hướng cho học sinh tìm đến con đường tình cảm ấy, tức là hướng học sinh đến với văn học.
 2. Cơ sở thực tiễn:
Trường THCS TT Mỹ Thọ là một trường nằm ven Quốc lộ 30, gần khu vực chợ,gia đình học sinh thuộc đủ dạng thành phần: là nông dân , lao động làm thuê , buôn bán nhỏ , tạm trú do địa bàn có nhiều nhà trọ và nhiều khu dân cư mới .
Tỉ lệ Hs yếu môn văn của các năm trước còn thấp.Nhiều em chưa nhận ra sứ mệnh cao cả của bộ môn văn nên còn thờ ơ, vô tình chưa thiết tha học văn, dù biết đây là bộ môn thi tuyển vào lớp 10.
  - Nhu cầu về kinh tế , mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập “ Lo cái ăn trước rồi đến cái học”. Bên cạnh tệ nạn xã hội, những thói quen xấu vẫn tồn tại khá phổ biến và những bất cập khác.
- Một số PHHS chưa nắm rõ quan điểm giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục HS chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường. Giáo dục HS ở một bộ phận gia đình mang tính áp đặt, ít để HS thể hiện quan điểm của mình, sử dụng mệnh lệnh, roi vọt, và thiếu làm gương tốt cho HS noi theo.Đặc biệt phụ huynh chưa chú ý đến những bộ môn của xã hội.
-Việc quan tâm chăm sóc con em của một bộ phận phụ huynh học sinh chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay.
  - Điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, các loại phòng thực hành,phòng thí nghiệm còn thiếu.
        Từ những thực trạng nêu trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một một số giải pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị theo hướng đi của riêng mình nhằm giúp đơn vị giảm bớt yếu kém về chất lượng chuyên môn, đặc biệt với bộ môn văn.
 III/ Thực trạng và những mâu thuẫn: 
 a. Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm tối đa của các cấp lãnh đạo từ Bộ GD, Sở GD, Phòng GD, BGH nhà trường và chính quyền địa phương trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
 - Nhà trường thường xuyên chú ý đến việc mở những chuyên đề “Nâng cao chất lượng GD” đối với mỗi môn học.Trong chuyên đề , BGH để giáo viên mạnh dạn góp ý nhiều giải pháp và có đưa ra hướng giải quyết tích cực cho mục tiêu chung.
 - Nhà trường luôn triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên về“Nâng cao chất lượng GD” và tạo điều kiện để giáo viên được tham gia các chuyên đề của các đơn vị khác tổ chức.
 b. Khó khăn: 
- Về phía đội ngũ Giáo viên: Hiện nay vẫn còn một số chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm; chưa có hướng làm cho học sinh ham thích học môn ngữ văn; chưa tích cực trong đổi mới phương dạy.
- Về phía học sinh: Nhiều em chưa quen với cách học chủ động, tích cực, vào lớp chỉ trông chờ vào lời giảng của giáo viên hoặc chỉ được ghi bài vào vở là đủ.
- Về phía phụ huynh: Còn nhiều bậc cha mẹ thiếu quam tâm, nhắc nhở, kiểm tra việc học của con mình; chỉ giao khoán việc học cho nhà trường, thầy cô là đủ.
 IV// Giải pháp thực hiện và kết quả:
 1. Giải pháp:
 1.1- Muốn nâng cao chất lượng giáo dục cần: 
 a -Bồi dưỡng về công tác nhận thức cho đội ngũ :
     Nhận thức của đội ngũ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Mọi suy nghĩ đều dẫn dắt hành động của chúng ta, do đó nếu nhận thức đúng thì việc làm đúng là điều tất nhiên.
 Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào tập thể sư phạm, yếu tố con người đóng vai trò quyết định mà các văn kiện của Đảng & nhà nước đã nêu rõ trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện hoàn hảo nhiệm vụ của mình, thực sự là những “ Kĩ sư tâm hồn”.
     Theo tôi,bản thân người quản lí không nên hài lòng về những gì đạt được ,mà phải luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn cho CB-GV-CNV. Luôn tìm cách tác động vào đội ngũ như đưa ra nhiều đợt thi đua ( chú ý phần chuyên môn phải đặt cao hơn ;Thay đổi hình thức thi đua : kết hợp xét thi đua theo tổ khối với các phong trào chung của nhà trường ). 
     Trong cách quản lí đối với đội ngũ tri thức cũng lưu ý : Góp ý xây dựng cho mọi người hơn là ghi nhận những sai sót họ đã làm. Và đặc biệt hạn chế nêu những khuyết điểm cá nhân không đáng ra tập thể sư phạm, điều đó dễ gây sự xúc phạm, bất mãn và họ cảm thấy thiếu sự tôn trọng.
     Tóm lại ngoài công tác giáo dục về nhận thức chính trị tư tưởng, truyền thống dân tộc phải biết khơi dậy ở mỗi con người lòng tự trọng , ước muốn phát triển và xác định hướng đi phù hợp.
 b-Tăng cường về điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học :
          Trường lớp , thư viện thiết bị dạy học trong nhà trường rất quan trọng trong hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhiều mặt cho cả thầy và trò. Chẳng hạn trường lớp không đúng qui cách,các phòng chức năng thiếu, hàng rào trường chưa  có để quản lí HSDo đó một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định nâng cao chất lượng dạy và học là trang thiết bị CSVC để phục vụ công tác dạy học. Quá trình dạy học luôn gắn liền với việc sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học. Một thầy giáo giỏi phải biết tổ chức cho học sinh một môi trường hoạt động để trong đó có sự tương tác giữa các tri thức sẵn có và phương tiện học tập thì mới phát sinh tri thức cho người học.
 c - Bồi dưỡng về công tác chuyên môn :
 Bố trí nhận sự trong các nhóm chuyên môn phải có trẻ có già & có người có kinh nghiệm lẫn thiếu kinh nhiệm xen kẻ, phân công đội ngũ phù hợp sở trường và năng lực của mỗi người. Ví dụ : ưu tiên lớp cuối cấp và đầu cấp học bố trí giáo viên có năng lực và điều kiện về thời gian để dạy lớp này.Việc bố trí GV cũng cần phải lưu ý phân công số tiết cho đồng đều , không để người thừa , kẻ thiếu , dẫn đến tình trạng so bì.
 Đặt ra những yêu cầu đối với Giáo viên và Học sinh : Giáo viên phải thay đổi cách dạy cũ, học sinh phải có kỉ luật thì mới dạy tốt & học tốt “ thầy ra thầy- trò ra trò”, khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo,tổ chức hướng dẫn học sinh học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình tự tin và có niềm vui trong học tập.Cụ thể:
 * Đối với thầy :
     Soạn kế hoạch lên lớp , xác định trọng tâm kiến thức , kĩ năng bài học và các hình thức tổ chức hoạt động trong tiết dạy .
     Chuẩn bị hệ thống câu hỏi: những nội dung khó , mục đích giải quyết ở lớp, ở nhà chú ý phát triển kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi, khá, năng khiếu bộ môn. Dự kiến những sai lầm của học sinh (nếu có ) và cách khắc phục .
     Khai thác nội dung giáo dục tư tưởng tình cảm thẩm mĩ , .
     Để tổ chức tốt một tiết dạy phải tùy nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác nhận cách tổ chức học tập cho học sinh làm thế nào để có kết quả cao nhất.     
     Ví dụ : Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu để rèn luyện kỉ năng hoặc kiểm tra kiến thức đã học thì coi trọng cách học cá nhân của học sinh.. Nếu đối tượng nhận thức quá mới mẽ với học sinh cần vai trò chủ đạo của giáo viên trong việc thông báo, giải thích thì nên tổ chức cho các em học tập theo lớp.Còn đối với những bài có đối tượng nhận thức mà bản thân học sinh ít nhiều có kinh nghiệm hoặc chứa đựng các hiểu biết khác nhau, dễ phân hóa thành các nhóm ý kiến để tranh luận, bàn cải chúng ta tổ chức cho học sinh học nhóm để kích thích ... p nhà trường liên kết với mỗi gia đình học sinh tốt hơn.
     - GV phải luôn tâm niệm : “ Làm sao cho mỗi phụ huynh luôn có tinh thần hợp tác giáo dục học sinh hơn là chỉ trích, phản bác chúng ta”.
 e – Thực hiện tốt công tác xây dựng qui chế dân chủ cơ sở :
 Phối hợp tổ chức HN CB-GV–CNV đầu năm. Đây là hình thức phát huy dân chủ và tích cực của Công đoàn viên vào tất cả các mặt hoạt động trong nhà trường.
 * Đối với hiệu trưởng:
 Đảm bảo thực hiện tốt công khai :  Kế hoạch hoạt động ; Vấn đề tiếp nhận học sinh; Các khoản thu chi từ các nguồn ngân sách; Đánh giá & xếp loại thi đua khen thưởng.
 * Đối với công đoàn :
 Đảm bảo thực hiện tốt công khai :  Kế hoạch hoạt động; Các khoản thu chi; Đánh giá & xếp loại thi đua khen thưởng.
 Kinh nghiệm cho thấy ở bất kì một đơn vị có tổ chức công đoàn, nếu công đoàn lủng củng, mất đoàn kết nội bộ thì hiệu quả công việc của đơn vị đó rất thấp.
    Do đó Công đoàn và nhà trường phải phối hợp ,thống nhất cao trong công việc; đồng thời tạo bầu không khí cởi mở, thẳng thắn. Muốn tạo nên bầu không khí tích cực người quản lí chú ý đến :
    + Thống nhất các kế hoạch và các biện pháp – Phân công hợp tình, hợp năng lực – Đãi ngộ công bằng – Giải quyết tốt các dư luận – Gương mẫu và phát huy đúng mức vai trò các tổ chức đoàn thể.
    +Cần chú ý hoàn thiện phong cách lãnh đạo, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí tập thể. Mỗi phong cách lãnh đạo điều có ưu , nhược điểm riêng của nó. Nếu như mặt trái của nguyên tắc là máy móc, rập khuôn cứng nhắc thì mặt trái của độc đoán là áp đặt, thiếu bình đẳng; còn mặt trái của tự do là tùy tiện và mặt trái cuả dân chủ là dễ bị lôi kéo, lạm dụng.
 Bầu không khi vui vẻ, thoải mái sẽ làm cho tinh thần mọi người hăng hái hơn trong công tác.Từ đó hiệu quả sẽ cao hơn. Nếu bầu không khí tốt thì mọi người sẽ làm việc tốt, tiếp xúc với nhau vui vẻ, có sự hiểu biết lẫn nhau và tất cả mọi người đều có ý thức tự giác làm việc cao. Ngược lại, nếu bầu không khí tập thể tiêu cực có thể dẫn đến xung đột sẽ làm suy giảm sức lao động của tập thể, thái độ làm việc của mọi người sẽ dè dặt cầm chừng, đặc biệt giáo viên xin chuyển đi nơi khác nhiều và thiếu tinh thần sáng tạo, năng động để hoàn thành công việc.
      Theo nghiên cứu của các nhà khoa học quản lí , bầu không khí tích cực sẽ làm tăng năng suất lao động 20% và ngược lại làm giảm 20% năng suất lao động do thiếu tinh thần hợp tác, tự giác và chỉ lo đối phó lẫn nhau.
     Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục, người lãnh đạo phải nắm các dấu hiệu sau để xem xét tích chất của bầu không khí tập thể của đơn vị mình phụ trách :
      Sự hài lòng – Sự tôn trọng hiểu biết lẫn nhau- Tâm trạng tập thể, cá nhân – Năng suất lao động- Ý thức tổ chức kỉ luật- Tinh thần đoàn kết .
 Tóm lại truyền thống lãnh đạo tập thể hiện nay tiếp tục được phát huy theo nguyên tắc “ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
 Trên đây là những điều mà tôi cho là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên chất lượng giáo dục chung của nhà trường, cách lãnh đạo của người quản lí ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của từng môn dạy, đến tâm lí của mỗi người thầy.Trong thời gian qua, Trường THCS TT Mỹ Thọ luôn rất chú ý đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt lãnh đạo nhà trường đã dồn hết tâm huyết của mình vào công tác giáo dục, đã hướng cho giáo viên những giải pháp trong quá trình dạy học có kết quả.Từ đó,mỗi giáo viên luôn có ý thức tìm cho mình phương pháp dạy tốt để học sinh dễ dàng nắm vững kiến thức. Riêng tôi, là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn, dù chỉ dạy những lớp với học sinh ở trình độ trung bình yếu; một lớp chỉ một vài học sinh loại khá, nhưng tôi đã cố gắng hướng học sinh ham thích học môn ngữ văn với mục đích chung là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
 1.2-Muốn hướng học sinh tìm đến bộ môn văn , trước hết:
 - Người giáo viên phải thực sự có đam mê với bộ môn văn, thực sự yêu nghề, yêu học sinh; phải luôn có trăn trở tìm ra giải pháp tích cực trong hứơng đi của học sinh, để học sinh tự tìm tòi, khai thác thêm nhiều kiến thức mới lạ. Vì vậy trước khi lên lớp, người giáo viên phải soạn bài, xem bài thật kỹ, có tham khảo thêm nhiều tài liệu liên quan để trong quá trình giảng bài giáo viên đưa thêm dẫn chứng mới lạ; Từ đó tạo sự ham thích trong lòng học sinh đối với bộ môn văn( tránh gò ép hoặc sáo rổng trong khi giảng bài).
 - Hướng học sinh cách tìm đến với một bài văn, bài thơ: Phải đọc trước từ 2-3 lần để nắm được nội dung- nghệ thuật trong bài.
 * Đối với tác phẩm thơ yêu cầu học sinh đọc diễn cảm để bước đầu cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài thơ, nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài.Vào lớp giáo viên đọc diễn cảm và hướng dẫn các em đọc. Sau đó cho học sinh trình bày từng nội dung theo sự chuẩn bị sẵn ở nhà; giáo viên cho thảo luận góp ý và cuối cùng chốt lại vấn đề.Cần tuyên dương khen thưởng những học sinh tiến bộ hoặc có giọng đọc tốt để khích lệ tinh thần ham học của các em.
 * Đối với tác phẩm truyện: hướng học sinh đọc ít nhất 02 lần ở nhà; sau đó tóm tắt ngắn gọn nội dung, tìm cấu trúc văn bản như: phương thức biểu đạt; trình tự vấn đề, nhân vật chính.
 - Người giáo viên phải biết hướng học sinh cách cảm thụ một bài văn, bài thơ một cách chủ động, có sáng tạo.Nghĩa là, phải hướng dẫn các em phương pháp phân tích, bình giảng theo cách riêng của mình. Trong giờ lên lớp, cho học sinh thảo luận, tranh luận vấn đề theo nhóm. Giáo viên chỉ theo dõi và gợi mở, bổ sung thêm kiến thức cho học sinh. Từ cách làm như vậy, học sinh sẽ nhanh chóng hiểu bài và hiểu rất sâu vấn đề; đồng thời qua đó , các em tự khẳng định được mình về kiến thức, được chia sẻ ý kiến với bạn bè, các em cảm thấy vui hơn, thân thiện hơn.
 - Đồ dùng dạy học đóng vai trò rất quan trong trong quá trình hướng học sinh khám phá môn văn, giải quyết nhanh việc truyền thụ kiến thức, làm lớp học sinh động, tích cực. Hiện nay đồ dùng dạy học còn nhiều hạn chế, giáo viên phải tự làm , tự tìm tòi như: tranh ảnh của tác giả, những đồ dùng vừa học vừa chơi, bảng phụĐối với lớp dạy ứng dụng CNTT, giáo viên có thể khai thác từ trên mạng, trình chiếu một cách nhanh chóng. Nhưng những lớp học bình thường thì giáo viên phải khéo léo trong việc sử dụng tranh ảnh tự làm ( tranh phải đẹp, rõ, chữ viết trong bảng phụ phải được nắn nót). Vì vậy, giáo viên cần khai thác triệt để đồ dùng sẵn có. Chú ý nhiều đến nghệ thuật trình bày bảng khi dạy.
Cần lưu ý: Việc sử dụng thiết bị dạy học không được tùy tiện. Nghĩa là phải đúng lúc, đúng chỗ.
 - Để tạo sự lôi cuốn và học sinh ham thích tìm hiểu một tác phẩm văn học, mỗi người giáo viên có nghệ thuật riêng như: cách vào bài,cách đọc tác phẩm, giọng điệu, ngữ điệu, cách xử lí tình huống, cách đặt câu hỏi hoặc lời nói ,cử chỉ, lời tán thưởng đúng lúc.
 -Người giáo viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới đưa vào bài dạy,đặc biệt những nội dung có tính thời sự nóng bỏng để bài dạy thêm phong phú.Chú ý đến đối tượng học sinh khi ra câu hỏi; Tạo bầu không khí nhẹ nhàng, thoải mái, không để học sinh sợ giáo viên, mà phải làm cho học sinh thương yêu tôn trong mình. Giáo viên không cho học sinh ra ngoài khi học sinh vi phạm; vì làm như thế học sinh sẽ không được học tiết đó, sẽ không nắm kiến thức, và đến tiết sau các em lại vi phạm vì làm bài sai hoặc không làm bài. Cứ thế dần các em sẽ chán và bỏ học.Thay vào đó, giáo viên tìm hiểu nguyên nhân, có khuyên nhủ, nhắc nhở với những lời thân mật có thể làm học sinh có ý thức hơn trong học tập.
 V. Hiệu quả áp dụng:
 Từ việc phối hợp với nhà trường “ Nâng cao chất lượng giáo dục” và việc bản thân chủ động tìm hướng đi cho học sinh ham thích học bộ môn ngữ văn. Tính từ đầu năm học đến nay 02 lớp văn mà tôi dạy đạt kết quả như sau:
Lớp
Sỉ số
Giỏi (%)
Khá (%)
TB (%)
Yếu (%)
Đầu năm
Đến nay
Đầu năm
Đến nay
Đầu năm
Đến nay
Đầu năm
Đến nay
 9A1
37/16 nữ
00%
13.5%
13.5%
37.8%
67.6%
40.5%
18.9%
8.1
%
 9A2
36/15 nữ
00%
16.7%
13.9%
36.1%
66.6%
36.1%
19.4%
11.1
%
 Như đã trình bày ở trên, đây là 02 lớp học với trình độ học sinh ở dạng yếu nhiều,không có học sinh loại giỏi, nên bản thân dù đã áp dụng giải pháp mới những vẫn còn số ít học sinh mắc phải loại này. Bản thân cố gắng đem hết khả năng để hướng học sinh tìm đến bộ môn văn, từ nay đến cuối năm học sẽ hạn chế tối đa số học sinh loại yếu và nâng cao số học sinh loại khá giỏi. 
 C. KẾT LUẬN
 I/ Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
 Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và bộ môn ngữ văn nói riêng. Hướng học sinh ham thích học bộ môn văn.
 II/ Khả năng áp dụng:
 Với đề tài này sẽ áp dụng cho tất cả học sinh ở các khối lớp với trình độ học lực từ yếu kém đến loại giỏi.
 III/ Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
 - Giáo dục nhận thức về chính trị tư tưởng cho đội ngũ phải đặt lên hàng đầu và không thể thiếu được trong một tổ chức.
    - Trong công tác dạy và học hiện nay, ai cũng thấy cần phải có sự đổi mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc học, của sự nghiệp đào tạo trước những đòi hỏi bức xúc của sự phát triển xã hội.Tuy nhiên ta không thể đổi mới về phương pháp, SGK, cách đánh giá một cách vội vã, mà phải tiến hành từng bước , dần dần thoát ra những ràng buộc còn chưa hợp lí trong hòan cảnh mới. Chú ý đến điều kiện CSVC phục vụ cho công tác giảng dạy.
    - Luôn tìm tòi đổi mới các hình thức tổ chức trong qúa trình tổ chức hoạt động sư phạm nhằm tăng hưng phấn cho học sinh, tránh sự nhàm chán.
    - Giáo viên vận dụng hài hòa các phương pháp thì kết quả học tập của học sinh sẽ nâng cao. Giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, sưu tầm tài liệu phục vụ bộ môn. Tự động viên khuyến khích, đặt ra yêu cầu mới và sáng tạo không ngừng.
 *Hướng phát triển:
 Hướng tới bản thân sẽ tích cực tìm ra nhiều giải pháp trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và cùng đồng nghiệp trong tổ mạnh dạn tổ chức những câu lạc bộ “Em yêu văn học”và sẽ tiếp tục thực hiện đề tài này, tuy nhiên sẽ có điều chỉnh sao cho phù hợp và có sức thuyết phục hơn.
	Rất mong được sự góp ý xây dựng của đồng nghiệp và các cấp quản lý. Xin chân thành cảm ơn.
 Thị trấn Mỹ Thọ, ngày 08 tháng 3 năm 2012
 Người viết đề tài
 Cao Thị Thu Loan
 Xác nhận của HĐ xét duyệt SKKN cấp trường.
 .
	 .	.
	.	.
	..	.
	 ..	.
		.
	 .	..
 Xác nhận của HĐ xét duyệt SKKN cấp PGD&ĐT
 .
 ..
 .
 .
 .
 ..
 .
* Để hoàn chỉnh đề tài này, tôi đã tham khảo những tài liệu sau :
Chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
Báo giáo dục thời đại.
Một số ý trong “ văn kiện ĐH Đảng toàn quốc” ( phần bàn về công tác GD)
Một số ý kiến trong các bài báo nhân dân.
Một số ý trong các chuyên đề “nâng chất GD” ở đơn vị tổ chức

Tài liệu đính kèm:

  • docGiai phap Nang cao chat luong GDhuong HS tim den mon v.doc