Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giảng dạy âm nhạc cho học sinh lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giảng dạy âm nhạc cho học sinh lớp 5

 A. PHẦN MỞ ĐẦU :

 I. Lý do chọn đề tài :

 1. Lý luận :

 Nhân dân ta vốn có truyền thống yêu ca hát, tiếng hát đã gắn liền với cuộc sống lao động và đấu tranh từ bao đời nay, tiếng hát là tiếng nói của trái tim, là bình minh của ngày mới nó đã trở thành môn nghệ thuật âm nhạc luôn được mọi người yêu thích. Âm nhạc không chỉ mang lại những cảm xúc vui sướng trong đời sống tinh thần mà còn tạo cho chúng ta tìm hiểu, biết về thế giới con người tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện.

 2. Thực tiển :

 Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường tiểu học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn âm nhạc vào giảng dạy trong chương trình chính khoá. Nó đã trở thành một trong chín môn học bắt buộc trong trường Tiểu học để đào tạo con người toàn diện cũng như các môn học khác trong hệ thống Giáo dục. Âm nhạc bao gồm kiến thức kĩ năng, cơ sở kĩ năng, phương pháp dạy học. Điều đặc biệt hơn cả là những kiến thức kĩ năng phương tiện của bộ môn âm nhạc không phải là kho học tự nhiên hay xã hội đơn thuần mà nó là môn nghệ thuật âm nhạc. Vì vậy tiến trình dạy học phải tuân theo những quy luật, những nguyên tắc sư phạm vừa phải, đảm bảo tính vừa sức về truyền thụ kiến thức và sự phát triển của nghệ thuật âm nhạc. Song thực tế việc giảng dạy bộ môn âm nhạc trong nhà trường tiểu học hiện nay chưa có sự quan tâm đúng mức với quan niệm dạy cho đủ số tiết, đủ số giờ theo quy định của chương trình, chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả giờ dạy, chưa kết hợp các phương pháp dạy học cho trẻ ở từng độ tuổi với các dạng hoạt động của từng môn học để giờ dạy phong phú, đạt hiệu quả để đáp ứng với yêu cầu cải cách giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc đã được ưu tiên và chú ý hơn về thời gian, chương trình bộ môn đã được đem thảo luận ở nhiều tổ bộ môn âm nhạc, ở nhiều hội thảo khoa học với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường.

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1928Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giảng dạy âm nhạc cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG TH & THCS MỸ XƯƠNG
..o0o..
é
SÁNG KIẾN 
Năm học 2011 - 2012
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
ÂM NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 5
- HỌ VÀ TÊN: Huỳnh Thanh Long 
- CHỨC VỤ : Giáo viên
 - ĐƠN VỊ : Trường TH & THCS Mỹ Xương 
	 Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp
 Mỹ Xương, tháng 03 năm 
 A. PHẦN MỞ ĐẦU :
 I. Lý do chọn đề tài :
 1. Lý luận :	
	Nhân dân ta vốn có truyền thống yêu ca hát, tiếng hát đã gắn liền với cuộc sống lao động và đấu tranh từ bao đời nay, tiếng hát là tiếng nói của trái tim, là bình minh của ngày mới nó đã trở thành môn nghệ thuật âm nhạc luôn được mọi người yêu thích. Âm nhạc không chỉ mang lại những cảm xúc vui sướng trong đời sống tinh thần mà còn tạo cho chúng ta tìm hiểu, biết về thế giới con người tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện. 
	 2. Thực tiển :
	Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường tiểu học, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn âm nhạc vào giảng dạy trong chương trình chính khoá. Nó đã trở thành một trong chín môn học bắt buộc trong trường Tiểu học để đào tạo con người toàn diện cũng như các môn học khác trong hệ thống Giáo dục. Âm nhạc bao gồm kiến thức kĩ năng, cơ sở kĩ năng, phương pháp dạy học. Điều đặc biệt hơn cả là những kiến thức kĩ năng phương tiện của bộ môn âm nhạc không phải là kho học tự nhiên hay xã hội đơn thuần mà nó là môn nghệ thuật âm nhạc. Vì vậy tiến trình dạy học phải tuân theo những quy luật, những nguyên tắc sư phạm vừa phải, đảm bảo tính vừa sức về truyền thụ kiến thức và sự phát triển của nghệ thuật âm nhạc. Song thực tế việc giảng dạy bộ môn âm nhạc trong nhà trường tiểu học hiện nay chưa có sự quan tâm đúng mức với quan niệm dạy cho đủ số tiết, đủ số giờ theo quy định của chương trình, chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả giờ dạy, chưa kết hợp các phương pháp dạy học cho trẻ ở từng độ tuổi với các dạng hoạt động của từng môn học để giờ dạy phong phú, đạt hiệu quả để đáp ứng với yêu cầu cải cách giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc đã được ưu tiên và chú ý hơn về thời gian, chương trình bộ môn đã được đem thảo luận ở nhiều tổ bộ môn âm nhạc, ở nhiều hội thảo khoa học với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường. 
	Là giáo viên được giảng dạy bộ môn âm nhạc tại trường tiểu học, qua thực tế dự giờ ở một số trường, qua trao đổi tiếp xúc với đồng nghiệp, qua khảo sát chất lượng học nhạc của học sinh, tôi đã rút ra một số phương pháp giảng dạy với yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho thầy và trò trong chương trình giảng dạy bộ môn âm nhạc lớp 5. 
	II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu :
Mục đích nghiên cứu :
- N¾m được khả năng tiếp thu của học sinh lớp 5 để rút ra một số phương pháp giảng dạy phù hợp. 
	- Phân tích các ưu, nhược điểm trong các tiết dạy. 
- Đề xuất các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn âm nhạc lớp 5. 
Phương pháp nghiên cứu :
+ Phương pháp dạy hát: 
	- Phương pháp sử dụng đàn (nhạc cụ)
	- Phương pháp sử dụng bản đồ.
	- Phương pháp luyện thanh trước khi học hát.
	- Phương pháp uốn nắn những sai sót.
	- Phương pháp dạy hát hoà hợp trong tập thể. 
	+ Phương pháp tập đọc, chép nhạc.
	- Phương pháp tổ chức trò chơi qua hình, tiết tấu. 
	- Phương pháp luyện thanh âm trước khi đọc nhạc.
	- Phương pháp tập chép nhạc. 
III. Giới hạn của đề tài :
- Nghiên cứu có những tài liệu liên quan. 
 - Khảo sát chất lượng để nắm được khả năng học nhạc của học sinh lớp 5. 
IV. Kế hoạch thực hiện :
- Nội dung chương trình, tài liệu sách giáo khoa, giáo trình giảng môn âm nhạc lớp 5.
	- Dạy thực hành tại lớp 5/1 và lấy lớp 5/2 làm đối chứng, dự các giờ học bộ môn có liên quan. 
	- Hình thức và thể loại bao gồm: tập hát, tập đọc, chép nhạc trong chương trình âm nhạc lớp 5. 
 	B. PHẦN NỘI DUNG :
I. Cơ sở lý luận :
Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Chính vì vậy trong chương trình giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục âm nhạc được coi là một trong những nội dung quan trọng của lứa tuổi học sinh. Hoạt động âm nhạc có những nét đặc trưng riêng, các em được học nhạc, được tham gia vào các hoạt động phong phú hơn như: nghe nhạc, đọc nhạc, chép nhạc, trò chơi âm nhạc vì vậy hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào năng lực tổ chức và hoạt dộng của thầy. 
	Nhiệm vụ dạy nhạc trong nhà trường là nhằm đưa âm nhạc đến với trẻ thơ, là điều kiện ban đầu trẻ cảm thụ âm nhạc, hiểu biết nghệ thuật, đó chính là những mắt xích đầu tiên, quan trọng nhất để khơi dạy ở trẻ những cảm xúc với 
âm nhạc và còn giữ mãi trong tâm hồn trẻ suốt cuộc đời. Song quá trình giáo 
dục âm nhạc là một quá trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn và liên tục cùng với quá trình đào tạo con người xuất phát từ nhân cách phát triển toàn diện của trẻ, căn cứ vào đặc điểm của môn nghệ thuật âm nhạc và trên cơ sở lứa tuổi của trẻ mà nhiệm vụ giáo dục âm nhạc của trẻ bao gồm:
	- Giáo dục âm nhạc bằng phát triển năng lực cảm thụ tai nghe thông qua tập hát, tập đọc nhạc, tập ghi chép nhạc để trẻ cảm nhận sâu sắc về nội dung tác phẩm.
	- Mở rộng âm nhạc gây ấn tượng cho trẻ để trẻ làm quen với những tác phẩm đa dạng, sự lựa chọn nhận xét mỗi tác phẩm theo cảm xúc của mình. 
	- Để thực hiện được nhiệm vụ và nội dung chương trình giảng dạy môn âm nhạc phải đảm bảo những yêu cầu: 
	+ Cung cấp kiến thức cơ sở âm nhạc cần thiết, những kĩ năng hoạt động âm nhạc cho giáo viên dạy chuyên nhạc. 
	+ Trang bị phương pháp giảng dạy kết hợp các phân môn trong chương trình bồi dưỡng tình cảm và thị hiếu nghệ thuật, khả năng tổ chức các hoạt động âm nhạc trong nhà trường, phương pháp dạy âm nhạc phải tuân theo những nguyên tắc chung của phương pháp dạy học, phương pháp dạy hát và dạy nhạc cho trẻ phải dạy đại trà cho tất cả mọi học sinh không chỉ bồi dưỡng và dạy cho các em có năng khiếu, có những năng lực đặc biệt về âm nhạc.
II. Cơ sở thực tiển :
Trong quá trình giảng dạy và tìm hiểu phương pháp dạy hát nhạc của rất nhiều đồng nghiệp tôi được biết: đa số giáo viên lên lớp với hình thức thầy truyền thụ kiến thức có sẵn trong tài liệu, sách giáo khoa với các phương pháp dạy học cũ, chủ yếu là truyền miệng, hát, đọc nhạc mẫu, học sinh không hiểu, thụ động nghe và bắt trước theo thầy. Bên cạnh đó một số trường vẫn chưa đủ giáo viên dạy riêng cho bộ môn này, do vậy giáo viên chủ nhiệm vẫn phải kiêm nhiệm dạy bộ môn này, đến giờ học hát giáo viên chủ nhiệm chỉ cho học sinh ghi đầu bài và dạy học sinh hát theo cách truyền miệng, vẫn còn hiện tượng học sinh hát sai nhiều, phần tập đọc, chép nhạc bỏ qua coi như không có trong chương trình vì giáo viên không chuyên chỉ biết sơ qua về nốt nhạc chứ không dựa vào giai điệu chính có trong bài để dạy học sinh sao cho đúng. Một số trường có giáo viên chuyên nhạc thì lên lớp không có đồ dùng dạy học, không sử dụng được nhạc cụ dạy học sinh theo phương pháp cũ: thầy hát mẫu, trò hát theo lối bắt trước, giáo viên chuyên nhạc vẫn chưa chú trọng vào việc giảng dạy phân môn này, chỉ có một số rất ít có giáo viên có ý thức nghiên cứu bài dạy trước khi lên lớp và sử dụng hợp lý đồ dùng dạy học. Nhìn chung các giáo viên chuyên chưa đi sâu nghiên cứu để khám phá phương pháp dạy học cho phù hợp, đạt hiệu quả, hay nói một cách khác là giáo viên dạy hát nhạc chưa biết đổi mới phương pháp dạy học để phát huy khả năng vốn có của học sinh. Có thể nói đây là vấn đề bức xúc, là trở ngại lớn để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, phát huy năng khiếu bẩm sinh của các em. Đối với học sinh lớp 5 thì việc học hát,
học nhạc có lợi hơn vì các em đã lớn, cơ quan phát âm của các em phát triển hơn, có ý thức học tập và tiếp thu bài tốt hơn. 
	Để nắm bắt tình hình học bộ môn âm nhạc của học sinh lớp 5 tôi đã theo dõi quá trình học của các em thấy chất lượng còn rất thấp, phần lớn các em vẫn chưa cảm thụ hết môn nghệ thuật này.Qua trao đổi với học sinh lớp 5 tôi thấy hầu hết các em rất thích học nhạc, học hát nhưng lại không hiểu thế nào là hát đúng nhạc, hát có truyền cảm... còn phần đọc, chép nhạc thì các em chỉ biết đọc theo thầy và chép theo thầy chứ không hiểu theo cách: đọc hiểu, chép hiểu. 
	Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2011 – 2012 về bộ môn âm nhạc ở trường Tiểu học, tôi đã đi xâm nhập thực tế và dự giờ ở một số trường có giáo viên chuyên, khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh tại trường, từ đó rút ra một số phương pháp áp dụng giảng dạy bộ môn âm nhạc lớp 5 đạt hiệu quả. 
	Ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học hát nhạc của các em khối 5 và đi sâu nghiên cứu thực nghiệm ở lớp 5/1 và lớp 5/2 tại trường làm đối chứng. 
Trên cơ sở đặt câu hỏi qua phiếu điều tra trắc nghiệm: Em có thích học bộ môn Âm nhạc không ? Vì sao thích ? Vì sao không ? Kết quả thu được như sau:
TT
Nguyên nhân
Kết quả
Lớp 5/1
Lớp 5/2
1
Do môn Âm nhạc hấp dẫn, dễ học
13/22 hs = 59,1%
11/19hs = 57,9%
2
Do môn Âm nhạc khó học, dễ quên
01/22 hs = 4,5%
1/19hs = 5,3%
3
Do thầy dạy hay, dễ hiểu
08/22 hs = 36,4%
7/19 hs = 36,8%
1. Khảo sát trình độ học sinh.
	a) Nội dung: Kiểm tra chất lượng đầu năm qua việc trình bày một bài hát mà em ưa thích.
	b) Kết quả:
Lớp
Số HS
Hoàn thành tốt (A+)
Hoàn thành (A)
Chưa hoàn thành (B)
5/1
22
22 hs = 100%
5/2
19
19 hs = 100%
2. Đánh giá kết quả khảo sát. 
	- Kết quả khảo sát của 2 lớp, xét về mặt bằng tôi thấy kết quả đạt được như vậy là chưa cao, Xét về hứng thú học tập thì các em học sinh đều không thích học môn này vì sợ lên biểu diễn còn ngượng ngùng, e ngại, sợ sệt, đây là một thực trạng rất đáng lo ngại trong tiết dạy hát vì đó là môn nghệ thuật đáng lẽ phải thu hút được sự hứng thú yêu thích học môn này của học sinh. Nếu đội ngũ giáo viên của chúng ta không biết đổi mới phương pháp dạy học, không biết phát huy khả năng vốn có và khám phá năng khiếu bẩm sinh của các em thì sẽ không có được tiết dạy hát đạt kết quả cao.
- Từ những vấn đề trên tôi đã tìm hiểu ra nguyên nhân để có hướng khắc phục những tồn tại trong việc dạy và học. 
	* Nguyên nhân: 
	- Nguyên nhân lớn vẫn là giáo viên chưa biết phối kết hợp các phương pháp sao cho hợp lý để áp dụng vào trong bài dạy, truyền thụ kiến thức phải mang tính vừa sức, phù hợp với lứa tuổi để giúp các em học yếu, các em không có năng khiếu xoá bỏ những mặc cảm tự ti thì đều có thể học được bộ môn âm nhạc. 
	- Trong quá trình giảng dạy đa số giáo viên vẫn sử dụng các phương pháp cũ trong tiết dạy không biết sử dụng đồ dùng dạy học, nhất là đánh đàn, chưa thu hút được sự yêu thích, ham muốn của học sinh đối với môn nghệ thuật này. 
	- Do học sinh không nắm bắt kiến thức từ lớp dưới lên hát còn sợ, ngại ngùng không biểu diễn được mà còn hát sai nhiều, thiếu tự tin khi đứng trước tập thể. Phần tập đọc nhạc còn lúng túng về cao độ ...  tập trong từng tiết dạy phải tạo được sự hứng thú tập bộ môn của học sinh. Muốn vậy các kiến thức kĩ năng và thực hành âm nhạc trong mỗi bài học phải được biên soạn có hệ thống, sao cho dung lượng kiến thức và kĩ năng thực hành của mỗi bài học phải mang tính vừa sức. Phương pháp giảng dạy các phân môn phải được cải tiến sáng tạo, áp dụng linh hoạt cho phù hợp với thời lượng tiết học, điều kiện dạy và học đặc biệt phù hợp với trình độ và khả năng học tập của từng lớp học và từng học sinh. Sau đây tôi sẽ đi cụ thể vào một tiết dạy hát ở lớp 5/1 trong đó tôi áp dụng các phương pháp đổi mới về việc dạy môn âm nhạc, để thấy được hiệu quả và chất lượng học hát của học sinh lớp 5/1, tôi thực nghiệm và lấy 5/2 làm đối chứng. 
Bài 25
Ôn tập bài hát “Màu xanh quê hương”
Tập đọc nhạc số 7.
	I/ YÊU CẦU
	1. Kiến thức: Hát bài “Màu xanh quê hương” với một tình cảm nhẹ nhàng, duyên dáng, biết hát và biểu diễn một vài động tác múa phụ hoạ đơn giản. 
	Học sinh đọc chuẩn xác bài tập đọc nhạc số 7
	Cho chuẩn cao độ, áp dụng tập đọc hình tiết tấu chơi trò chơi âm nhạc. 
	2. Kĩ năng.
	Sử dụng kĩ năng nghe hiểu, đọc hiểu và ghi hiểu. 
	3. Giáo dục.
	Qua bài hát giáo dục học sinh phải biết yêu thích âm nhạc và đặc biệt là các bài dân ca của các vùng trong cả nước phải biết giữ gìn nền văn hoá dân tộc. 
	II/ CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên
- Đàn, bảng phụ (luyện thanh, luyện giọng và bài tập đọc nhạc)
	- Bản đồ, tranh ảnh về quê hương
	- Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy.
	2. Về phía học sinh. 
	- Vở chép nhạc.
	- Xem trước bài học ở nhà.
	- III/ LÊN LỚP.
	A- KIỂM TRA BÀI CŨ.
	Hoạt động của thầy
Giáo viên hỏi: Giờ trước của các em đã học bài gì?
Của dân ca nào?
Gọi 2 học sinh lên bảng đưa nốt lên khuông.
Hoạt động của trò
- Học sinh xung phong trả lời câu hỏi bài: “Màu xanh quê hương” của dân tộc Khơ Me Nam Bộ
- Học sinh lên bảng trình bày đưa vị trí các nốt trên khuông và hình nốt nhạc đã học
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng hát bài: “Màu xanh quê hương”
Giáo viên nhận xét.
Một học sinh lên trình bày bài “Màu xanh quê hương”.
	B- DẠY BÀI MỚI.
	1. Giới thiệu bài: Giáo viên treo bản đồ.
	Dẫn bài: Giờ trước thầy đã hướng dẫn các em học hát bài “Màu xanh quê hương” dân ca Khơme Nam Bộ. Bây giờ thầy cùng các em đi du lịch đến thăm vùng đồng bằng Nam Bộ qua bản đồ. Như các em đã biết vùng Nam Bộ với diện tích rất lớn, nằm ở phía gần cuối của Tổ quốc, nhân dân ở đây sống chủ yếu là dựa vào cây lúa nước. Vậy em nào lên chỉ cho thầy biết vùng Nam Bộ nằm ở đâu trên bản đồ? Tiếp theo thầy giới thiệu với cả lớp bài tập đọc nhạc số 7 với bài “Em tập lái ô tô”.
	2. Phát triển bài. 
Hoạt động của thầy
Ôn tập bài hát “Màu xanh quê hương”
- Hát và biểu diễn mẫu theo đàn 1-2 lần
- Luyện thanh: (giáo viên nhắc học sinh đứng dậy)
- Treo bảng phụ
Cho học sinh ngồi xuống. Gọi một em đứng dậy đọc lại lời ca.
- Bật đàn cho học sinh hát lại bài hát.
- Giáo viên hướng dẫn các động tác
a/ Luyện thang âm (luyện giọng)
Hoạt động của trò
- Học sinh ngồi đúng tư thế nghe thầy hát mẫu 1 – 2 lần.
- Cả lớp đứng dậy luyện thanh theo các mẫu âm giáo viên đánh trên đàn.
- Đọc đúng cao độ, trường độ.
- Học sinh đứng dậy đọc lời ca bài “Màu xanh quê hương”
- Học sinh đứng dậy luyện thang âm 
theo đàn
- Treo bảng phụ: 
+ Giáo viên nhắc học sinh đứng dậy luyện thang âm. 
+ Đọc thang âm chính
+ Đọc âm ổn định
b/ Tập tiết tấu (bài tập đọc nhạc số 7)
- Giáo viên treo bảng phụ
- Giáo viên đọc mẫu tiết tấu vài lần sau đó cho học sinh đọc hình nốt và gõ đệm theo tiết tấu. 
Đơn đơn đơn đơn đen lặng, Đơn đơn đơn đơn đen lặng.
Đơn đơn đơn đơn đen nghỉ, Đơn đơn đơn đơn đen nghỉ.
Đơn đơn đen, Đơn đơn đen Đơn đơn
Đơn đơn đen nghỉ
- Giáo viên hướng dẫn cho 1 dãy học hình nốt, 1 dãy tập gõ đệm theo tiết tấu.
c/ Tập đọc nhạc số 7: Giáo viên treo bảng 
 Em tập lái ô tô
 Nhạc và lời: Đoàn Phi
- Luyện thang âm theo độ cao của đàn: ĐRMSLĐ`
 ĐLSMRĐ`
- Luyện âm ổn định theo bảng phụ và đàn: ĐMSĐSMĐ
- Học sinh quan sát và lắng nghe
- Giáo viên đọc và gõ đệm theo tiết tấu
Học sinh thực hiện theo điều khiển của giáo viên
- Học sinh nhớ lại các bài tập tiết tấu vừa đọc và luyện
- Giáo viên hỏi: Trong bài có mấy loại hình nốt gì?
- Cho biết độ dài của các hình nốt đó>
- Bài tập đọc nhạc viết ở nhịp nào? (nhịp 2/4)
- Giáo viên đọc mẫu khuông 1, 2 sau đó hướng dẫn lớp thực hiện.
- Xem trong bài tập trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời nhịp 2/4
- Các dãy nhóm thực hiện bài tập theo thầy.
C/ TỔNG KẾT BÀI HỌC.
	- Giáo viên hệ thống lại những nội dung đã học. 
	- Nhận xét giờ học (ưu, khuyết điểm)
	- Nhắc nhở học sinh về nhà học bài.
V. Hiệu quả áp dụng :
- Sau khi áp dụng các phương pháp đổi mới vào trong quá trình dạy thực nghiệm tại lớp 5/1, tôi tiến hành kiểm tra chất lượng và cho đối chứng với lớp 5/2. 
	Qua kiểm tra khảo sát lần này đối chiếu với kết quả khảo sát đợt trước tôi thấy chất lượng học hát nhạc của cả hai lớp đều tiến bộ, học sinh đã trang bị sơ qua cho mình kiến thức học hát nhạc đơn giản. Song điều đáng chú ý là đa số học sinh lớp 5/1 tôi dạy thực nghiệm đã chuyển biến tốt về chất lượng và hứng thú học tập, các em đã hiểu biết khá vững chắc kiến thức âm nhạc, một số học sinh kém đã có ý thức tự học và thích học môn hát nhạc. Bên cạnh đó vẫn còn số ít học sinh còn chưa tự tin khi lên hát và biểu diễn, phần tập chép nhạc vẫn còn sai nhiều, hiểu biết còn máy móc để khắc phục một số yếu điểm đó của học sinh tôi tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy tại lớp 5/1 biết phát huy điểm mạnh, hạn chế những yếu điểm, nắm bắt được khả năng học nhạc của học sinh để truyền đạt kiến thức cho các em hát hiểu, nghe hiểu và đọc hiểu. 
	Sau quá trình giảng dạy tại lớp 5/1 tôi lại tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng ở lớp 5/1 và lớp 5/2, kết quả học tập thu được như sau: 
Lớp
Số HS
Hoàn thành (A+)
Hoàn thành (A)
Chưa hoàn thành(B)
5/1
22
3 = 13,6 %
19 = 86,4 %
5/2
19
2 = 10,5 %
17 = 89,5%
Qua so sánh kết quả khảo sát và theo dõi quá trình học tập của hai lớp, lớp 5/2 làm đối chứng và lớp 5/1 tôi trực tiếp dạy thực nghiệm, tôi thấy lớp 5/1 được dạy theo phương pháp đổi mới kết quả đạt được thường xuyên cao và tiến độ rất nhanh vì các em được hoạt động một cách tích cực, chủ động sáng tạo được tiếp xúc với kiến thức một cách khoa học, sinh động, dễ hiểu, thường xuyên được rèn luyện kĩ năng học tập. Hầu hết học sinh lớp 5/1 rất có hứng thú học hát nhạc, trong giờ học hát các em đã vận dụng tốt kiến thức của thầy, biến cái không có thành kiến thức thực sự của mình, đa số các em hát và biểu diễn tốt, tự tin vào khả năng, kể cả các em yếu kém cũng thích học nhạc vì các em đã được sử dụng kĩ năng nghe hiểu, đọc hiểu và ghi hiểu. Như vậy kết quả khảo sát là rất khả quan và tiến triển tốt. 
	 C. KẾT LUẬN :
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác :
Qua một số phương án “giúp học sinh lớp 5 học tốt môn hát nhạc” mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng giảng dạy tại trường. Trong quá trình áp dụng tôi được biết: vì kiến thức âm nhạc trong trường Tiểu học là rất rộng, có liên quan đến một số bộ môn khác như: môn địa, môn văn cho nên phương pháp mà tôi đưa ra chắc chắn sẽ có nhiều hạn chế, trong thời gian tới tôi cố gắng tìm hiểu và khắc phục những hạn chế đó và tiếp tục đi sâu nghiên cứu về phương pháp giảng dạy bộ môn hát nhạc trong trường Tiểu học nói chung và của lớp 5 nói riêng ngày một hoàn thiện hơn. Với tôi, mỗi ngày lên lớp tôi mong muốn tìm được phương pháp giảng dạy hay và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp để trang bị cho mình một kho tàng kiến thức âm nhạc phục vụ cho nền giáo dục trồng người, đồng thời giúp học sinh học tốt môn âm nhạc này, tạo một cái “nền âm nhạc” vững chắc cho học sinh trong cuộc sống cũng như trong học tập. 
II. Khả năng áp dụng :
Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đổi mới phương pháp và phương pháp giảng dạy thực nghiệm tại lớp 5/1 tôi thấy các em hát rất tốt, yêu thích âm nhạc, hoạt động âm nhạc hứng thú và rất mong muốn được học bộ môn này. Vậy làm thế nào để học sinh lớp 5 học tốt môn hát nhạc? Điều đó còn phụ thuộc phần lớn vào phương pháp, kĩ năng truyền đạt kiến thức của thầy, đòi hỏi mỗi người giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài dạy, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, biết tổng hợp các phương pháp dạy học mới. Trong giờ dạy cần sử dụng linh hoạt các phương pháp phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, thực sự biết đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng các loại hình hoạt động trong tiết dạy hát như tổ chức trò chơi, tập đọc tiết tấu, đọc nhạc lời giảng của giáo viên cần cô đọng, ngắn gọn, súc tích để thu hút sự chú ý của học sinh.
	Nắm chắc yêu cầu của từng loại bài đề ra phương pháp giảng dạy phù hợp để giờ dạy đạt hiệu quả. 
	Biết kết hợp với phân môn sao cho hợp lý (thường là một tiết bao gồm 2 hoặc 3 phân môn: tập hát, đọc và ghi chép nhạc).
	Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, ghi hiểu và nghe hiểu giúp học sinh bạo dạn và tự tin hơn. 
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển :
Với tình hình thực tế hiện nay, một số trường vẫn chưa đủ giáo viên dạy hát nhạc, nhưng tôi vẫn đưa ra một số vấn đề và cải thiện phương pháp dạy học “Hướng dẫn học sinh lớp 5 học tốt môn hát nhạc”. Xét về khả năng nhận thức thì sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi với các khối như: khối 1, 2, 3, 4. Song để áp dụng tốt và đạt hiệu quả cao thì cần có các điều kiện sau: 
	1. Đối với nhà trường. 
	- Phải trang bị đàn Organ, bản đồ, tranh ảnh, sách tham khảo, đồ dùng tập đọc nhạc, các loại nhạc cụ gõ (thanh phách, song loan, trống con)
	- Phải có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ việc dạy và học môn âm nhạc như: tăng âm, loa đài. 
	- Phải có phòng giáo dục nghệ thuật để phục vụ dạy và học cho bộ môn. 
	2. Đối với giáo viên chuyên môn. 
	- Phải có trình độ đào tạo chuyên ngành Trung học sư phạm âm nhạc. 
	- Giáo viên phải biết sử dụng những nhạc cụ quen dùng, có phương pháp dạy âm nhạc cho học sinh một cách cơ bản, dễ hiểu, dễ tiếp thu. 
	3. Đối với học sinh. 
	- Phải có đầy đủ sách giáo khoa môn âm nhạc. 
	- Phải có một số nhạc cụ gõ.
	- Phải có vở ghi chép nhạc.
IV. Đề xuất, kiến nghị :
Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau:
	Tiếp tục bổ xung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy đặc biệt là phòng chức năng của bộ môn để đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của xã hội.
	Tăng cường chỉ đạo công tác phong trào văn hoá văn nghệ hơn nữa, tạo cơ hội để các em có thêm điều kiện giao lưu, học hỏi thể hiện mình trong lĩnh vực nghệ thuật.
	Thường xuyên động viên, khích lệ các em trong học tập, trong công tác văn hoá văn nghệ, đặc biệt là các em có năng khiếu nổi trội. 
Tất cả những điều trên sẽ góp phần giúp các em học tập tốt hơn.
Mỹ Xương, ngày 04 tháng 03 năm 2012
	 Người.thực.hiện
 Huỳnh.Thanh.Long

Tài liệu đính kèm:

  • docMOT SO PHUONG PHAP GIANG DAY AM NHAC CHO HOC SINHLOP 5.doc