A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngôn ngữ là một sáng tạo kì diệu của loài người. Đặc biệt hơn con người đã biết dùng hệ thống các kí tự để ghi lại lời nói, hệ thống các kí tự đó chính là chữ viết. Từ khi có chữ viết mọi thông tin liên lạc và giao lưu của con người đã vượt không gian và thời gian. Theo đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ chữ viết đã giúp lưu giữ những tri thức của nhân loại. Trên thế giới có nhiều hệ thống ngôn ngữ cũng như có nhiều hình thức, nhiều kiểu chữ viết khác nhau. Song dù có là kiểu chữ viết nào (chữ tượng hình, ghi ý hay ghi âm ) thì yêu cầu quan trọng nhất đó vẫn là sự chuẩn xác. Sự chuẩn xác của chữ viết giúp người đọc không hiểu sai nội dung, sai ý người viết. Do đó yêu cầu viết đúng, viết đẹp, viết nhanh luôn được đặt ra với bất kì thứ ngôn ngữ nào.
Chữ viết và việc dạy chữ viết luôn được xã hội quan tâm nhất là giai đoạn hiện nay. Chúng ta đã có nhiều lần cải cách thay đổi mẫu chữ, phương pháp dạy viết với mục đích duy nhất là giúp học sinh viết đúng, viết đẹp và viết nhanh. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều thế hệ học sinh viết chữ xấu, cẩu thả gãy nát và rất chậm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và nghiên cứu.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KỸ NĂNG – PHƯƠNG PHÁP VIẾT CHỮ ĐẸP -Người viết: Nguyễn Thuý Hằng -Chức vụ: Giáo viên dạy lớp Bốn -Đơn vị: Trường TH-THCS Mỹ Xương – HCL – ĐT A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngôn ngữ là một sáng tạo kì diệu của loài người. Đặc biệt hơn con người đã biết dùng hệ thống các kí tự để ghi lại lời nói, hệ thống các kí tự đó chính là chữ viết. Từ khi có chữ viết mọi thông tin liên lạc và giao lưu của con người đã vượt không gian và thời gian. Theo đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ chữ viết đã giúp lưu giữ những tri thức của nhân loại. Trên thế giới có nhiều hệ thống ngôn ngữ cũng như có nhiều hình thức, nhiều kiểu chữ viết khác nhau. Song dù có là kiểu chữ viết nào (chữ tượng hình, ghi ý hay ghi âm) thì yêu cầu quan trọng nhất đó vẫn là sự chuẩn xác. Sự chuẩn xác của chữ viết giúp người đọc không hiểu sai nội dung, sai ý người viết. Do đó yêu cầu viết đúng, viết đẹp, viết nhanh luôn được đặt ra với bất kì thứ ngôn ngữ nào. Chữ viết và việc dạy chữ viết luôn được xã hội quan tâm nhất là giai đoạn hiện nay. Chúng ta đã có nhiều lần cải cách thay đổi mẫu chữ, phương pháp dạy viết với mục đích duy nhất là giúp học sinh viết đúng, viết đẹp và viết nhanh. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều thế hệ học sinh viết chữ xấu, cẩu thả gãy nát và rất chậm, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và nghiên cứu. Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Có nhiều thế hệ thầy cô giáo nhất là các thầy cô giáo bậc Tiểu học đã trăn trở, suy nghĩ góp nhiều công sức nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm sáng tạo phương pháp dạy viết cho học sinh. Song để dạy tốt môn tập viết, với các thầy cô chỉ có phương pháp và kinh nghiệm là chưa đủ mà cần trang bị thêm cho mình kĩ năng viết chữ đẹp. Từ những tiền đề lý luận và thực tiễn như đã trình bày, tôi lựa chọn đề tài: “Một số kĩ năng và phương pháp viết chữ đẹp” II. NGUYÊN TẮC QUY TRÌNH LUYỆN VIẾT: Dạy học tập viết, luyện viết chữ đẹp cũng như dạy học các môn khoa học khác cần đảm bảo các nguyên tắc sau: -Nguyên tắc thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục. -Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. -Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức. -Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc của tri thức với tính mềm dẻo của tư duy. -Nguyên tắc đảm bảo tính tự giác, tích cực, sáng tạo của học sinh và vai trò tổ chức hoạt động của giáo viên. -Đảm bảo chính xác, khách quan, kịp thời trong kiểm tra đánh giá. Đặc biệt, đối với phân môn tập viết và luyện chữ ta cần chú ý hai nguyên tắc dạy học rất quan trọng như sau: *Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp thống nhất các bộ phận trong cơ thể tham gia viết chữ Khi viết, cùng một lúc, bộ phận của cơ thể hoạt động. Tư thế ngồi có quan hệ đến cột sống, đến phổi và đến lưng. Cách cầm bút có quan hệ đến bàn tay, ngón tay, cổ tay. Hình dáng chữ viết có quan hệ đến mắt, miệng. Nếu học sinh không tuân theo các quy định thì có thể để lại nhiều di hại suốt đời như: Mắt bị cận thị do viết ở nơi thiếu ánh sáng hoặc do tư thế viết ngồi cúi đầu quá sát vở. Cột sống bị cong vẹo, lưng bị gù, phổi bị ảnh hưởng do tư thế ngồi viết không đúng. Vì vậy, khi rèn chữ viết cho học sinh, chúng ta cần chú ý nhắc nhở cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi và hoạt động viết của các em cho đúng. Việc đánh giá sản phẩm chữ viết cần được theo dõi với quá trình viết của các em. * Nguyên tắc coi việc dạy tập viết là dạy hình thành một kỹ năng. Việc rèn luyện kỹ năng đòi hỏi phải tri giác chính xác đối tượng, nắm vững các thao tác kỹ thuật và kiên trì lặp lại các thao tác đó. Khi rèn luyện kỹ năng viết chữ, học sinh phải nắm được hình dáng, đặc điểm, quy trình viết từng chữ cái và từng nhóm chữ cái. Sự luyện tập phải liên tục, nhiều lần lặp lại để khắc sâu vào trí nhớ học sinh. Quá trình dạy học tập viết luyện chữ đẹp phải trai qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1: Hình thành và xây dựng biểu tượng chữ giúp các em nắm được hình dáng, kích thước, quy trình viết từng chữ cái, từ, câu, bài. Giai đoạn 2: Luyện viết các chữ cái, liên kết thành từ, câu, bài thơ, bài văn.. III. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP DAY HỌC LUYỆN CHỮ 1. Mục đích dạy – học luyện chữ Gần đây chữ viết của ta còn được thể hiện dưới một dạng thức nghệ thuật: Thư pháp. Chữ viết còn thể hiện thái độ, tính cách của người viết. Không thể tự nhiên mà một số người có thể dựa vào chữ viết của người khác mà đoán tính cách vận mệnh của người đó. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tinh cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình” Đối với học sinh: Các em luôn sử dụng chữ viết để học tập và tiếp thu kiến thức khoa học (thường xuyên phải ghi chép bài học....) nên việc luyện viết chữ rõ ràng, nhanh, đẹp là rất cần thiết. Đối với giáo viên: Viết đẹp là một trong những yêu cầu quan trọng và cần thiết vì chữ viết là phương tiện dạy học chủ yếu. Khi giảng bài chữ viết đẹp thì chất lượng bài giảng được tốt hơn, học sinh tiếp thu bài hứng thú hơn. Như vậy, mỗi giáo viên cần quan tâm đến việc luyện chữ cho bản thân đồng thời rèn chữ viết cho học sinh góp phần xây dựng và đẩy mạnh phong trào thi đua “ Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” ở đơn vị mình. 2. Phương pháp dạy luyện chữ 2.1. Nhóm phương pháp dùng lời, gây hứng thú cho học sinh Dạy tập viết và luyện chữ đẹp cho học sinh, điều quan trọng là phải gây được hứng thú cho học sinh. Khi các em yêu thích chữ đẹp thì các em sẽ say mê và quyết tâm luyện chữ cho đẹp. Giáo viên nêu những gương sáng về rèn chữ như: Thần Siêu luyện chữ, Chữ người tử tù, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu... những gương người thật việc thật để động viên các em cố gắng, kiên trì rèn luyện.Giáo viên nên phô tô các bài viết của học sinh đạt giải thi viết chữ đẹp các cấp để làm tư liệu. Khi đã gây được hứng thú cho học sinh, các em đã thích rèn viết chữ đẹp lúc này ta cung cấp các bài tập để học sinh rèn kỹ năng viết. Ngoài ra, nhóm phương pháp này còn được dùng khi hướng dẫn quy trình viết chữ, phân tích cấu tạo chữ và hướng dẫn các kỹ năng viết... 2.2. Nhóm phương pháp trực quan Khi dạy viết chữ, việc đưa giáo cụ trực quan là chữ viết được mẫu in sẵn từng chữ cái, bảng chữ cái là việc làm để cung cấp cho học sinh biểu tượng về chữ viết, chưa cung cấp được kỹ năng viết. Nếu trực quan là chữ của cô giáo viết mẫu thì càng giá trị hơn, học sinh dễ tiếp thu biểu tượng chữ viết hơn. Giáo viên vừa viết vừa phân tích được từng nét chữ hoặc từng kỹ thuật nối các con chữ. Chữ viết mẫu của các giáo viên còn có tác dụng tạo niềm tin cho học sinh. Khi chấm bài, chữa bài, chữ viết của giáo viên được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu. Vì vậy, giáo viên phải chú ý viết đúng mẫu, rõ ràng, đẹp. Ngoài ra, khi dạy viết chữ giáo viên cũng chú ý đọc mẫu các chữ đó đọc đúng cũng góp phần quan trọng để đảm bảo viết đúng. 2.3. Nhóm phương pháp luyện tập thực hành Đây là nhóm phương pháp cực kỳ quan trọng. Tập viết chữ có tính chất thực hành. Các bài tập cho học sinh luyện tập cần chú ý: Chỉ cho học sinh luyện tập kĩ năng đúng. Số lượng bài tập ít nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần với yêu cầu cao dần. Việc cho học sinh viết đi viết lại nhiều lần một bài sẽ dễ nhận ra lỗi sai của học sinh đồng thời cũng dễ nhận xét sự tiến bộ của học sinh. Có nhiều hình thức cho học sinh luyện tập thực hành: + Tập viết trên bảng lớp. + Tập viết trên bảng con của học sinh. + Tập viết trong vở tập viết. + Tập viết khi học các môn khác. Phải thường xuyên nhắc nhở học sinh ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ ở môn tập viết mà còn ở tất cả các môn khác. Khi luyện tập thực hành để giảm số lượng bài tập ta căn cứ vào đặc điểm của từng chữ cái, các nét đồng dạng, quy trình viết, chia nhóm chữ như sau: Khi dạy quy trình chữ chúng ta cần chú ý cho học sinh phân tích kỹ ít nhất một chữ đại diện nhóm, từ đó học sinh có thể phân tích và tự rèn các chữ cái còn lại. IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Thời gian Nội dung thực hiện - Vào buổi chào cờ đầu năm và hàng tuần. - Phối hợp BGH và TPT phát dộng cuộc thi: “Vở sạch chữ đẹp” trong toàn trường. - Buổi sinh hoạt lớp đầu tiên. - Phát động cuộc thi: “Rèn chữ giữ vở”, trong lớp. - Tuần thứ tư mỗi tháng. - Kiểm tra, đánh giá hàng tháng. - Tháng 12/2012 - Học sinh tham gia thi viết chữ đẹp vòng trường. - Thứ 3,5, 7 hàng tuần. - Bồi dưỡng học sinh tham dự vòng huyện. - Tháng 3/2012 - Học sinh tham gia thi vòng huyện. - Tổng kết phong trào thi trong lớp. - Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. B. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG CHỮ VIẾT HIỆN NAY 1. Kết quả khảo sát: Qua hội thi viết chữ đẹp vòng trường, tôi nhận thấy các em học sinh thường mắc số lỗi cơ bản sau: * Tổng số học sinh dự thi là : 59 học sinh + Thiếu nét: 5 + Thừa nét: 2 + Sai nét: 20 + Khoảng cách: 20 + Dấu: 12 + Mầu chữ: 15 + Cỡ chữ: 2 + Chính tả: 1 + Trình bày: 4 + Tốc độ viết: 5 2.Một số ưu điểm và tồn tại * Ưu điểm -Có sự quan tâm của BGH nhà trường, đầu năm đã phát động cuộc thi: “Vỡ sạch chữ đẹp” nên ngay từ những ngày đầu các em có ý thức giữ tập vỡ luôn sạch đẹp. -Có sự quan tâm và đầu tư của phụ huynh học sinh về tập đúng mẫu, viết bút mực và nhiệt tình cho các em tham gia rèn chữ, giữ vở hàng ngày. - Phong trào “Vở sạch chữ đẹp” đang được phát động trong toàn trường, trong huyện và trong cả tỉnh. - Các cuộc thi Viết chữ đẹp những năm trước do các cấp tổ chức đã có nhiều giáo viên, học sinh viết đẹp, chuẩn mẫu. * Tồn tại - Tỷ lệ học sinh viết xấu rất cao, đặc biệt là nhiều học sinh viết xấu ngay từ lớp 1, lớp 2. - Cấp học càng cao chữ viết càng xấu - Không chỉ học sinh viết xấu mà nhiều đối tượng khác viết xấu - Một số giáo viên Tiểu học dạy lớp 1,2 là những lớp đầu đời của các em nhưng chữ viết chưa chuẩn, viết bảng chưa đúng, chưa kể đến giáo viên các lớp 3,4,5. 3. Nguyên nhân của chữ viết xấu -Nguyên nhân khách quan là do mẫu chữ viết qua nhiều lần cải cách trước đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thẩm mĩ, khoa học. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cải cách vào năm 2002 (Theo Quyết định 31 ngày 14/6/2002) -Các giáo trình luyện chữ chưa thống nhất giữa các cấp học. -Giáo viên chưa được đào tạo sâu về chữ viết và phương pháp dạy học luyện chữ. Trong các trường sư phạm không có giáo viên chuyên về luyện chữ và thời lượng sinh viên sư phạm được học về phương pháp luyện chữ là rất ít, chỉ mang tính chất giới thiệu. -Nhiều giáo viên vẫn viết mẫu chữ cải cách năm 1981 vì viết chưa chuẩn mẫu chữ 31. Đó có thể là một nguyên nhân vì sao các trường Tiểu học đa phần dạy mẫu chữ đứng mà ít quan tâm dạy chữ nghiêng. -Do quan điểm của phụ huynh: Chữ viết không quan trọng nên chỉ đầu tư cho con em học Toán, Văn, ... Tuy nhiên đó là quan điểm phiến diện bởi khi chữ viết đẹp góp phần học ... đơn vị. -Chữ s: Đặt bút giống chữ r viết nét xiên, tạo nét thắt trên đường kẻ 1, viết nét cong trái dừng bút phía trong cao 1/3 đơn vị. -Chữ l: Đặt bút cao 1/2, lệch 3/4 sang phải đơn vị đưa một nét xiên, lượn cong cao 2,5 đơn vị uốn cong và kéo nét xổ trùng với đường kẻ dọc đến đường kẻ đậm tạo nét móc, dừng bút cao 1/2 đơn vị. -Chữ b : Viết giống chữ l, kéo dài nét móc đưa lên đến đường kẻ 1 tạo nét thắt giống chữ v, dừng bút dưới đường kẻ ngang 1. -Chữ h: Viết nét khuyết trên đến đường kẻ đậm viết nét móc hai đầu liền mạch dừng bút tại 1/2 đơn vị chữ. -Chữ k: Tương tự chữ h nhưng đến giữa nét móc hai đầu ta đưa bút sang trái tạo nét thắt của chữ. -Chữ o, ô, ơ: Viết nét cong kín cao 1 đơn vị, rộng 3/4 đơn vị rồi đánh dấu chữ. -Chữ a, ă, â: Viết nét cong kín rồi đặt bút trên đường kẻ 1 viết 1 nét móc tiếp xúc với nét cong, dừng bút cao ½ đơn vị sau đó đánh dấu chữ. -Chữ d, đ: tương tự chữ a nhưng khi viết nét móc đặt bút trên đường kẻ 2. -Chữ q: tương tự chữ a, d khi viết xong nét cong thì viết nét xổ từ đường kẻ ngang 1 kéo theo đđường kẻ dọc qua đường kẻ đậm xuống dưới 1 đơn vị. -Chữ g: Viết nét cong kín sau đó viết 1 nét khuyết dưới tiếp xúc vào nét cong và dừng bút tại giữa đơn vị chữ. -Chữ c: Đặt bút dưới đường kẻ ngang 1 là 1/4 đơn vị, viết nét cong hở phải rộng 3/4 đơn vị. b.Chữ số Lưu ý tất cả các chữ số đều có độ cao 2 đơn vị và rộng 1 đơn vị riêng chữ số 1 là rộng 0,5 đơn vị. -Nhóm 1: 1 4 7 bao gồm tất cả các số có nét thẳng. -Nhóm 2: 2 3 5 gồm các số có nét cong phối hợp với nét thẳng. -Nhóm 3: 0 6 8 9 các số có nét cong. c.Chữ hoa -Các chữ hoa cao 2,5 đơn vị, có chữ G,Y cao 4 đơn vị chữ. -Chữ A: Đặt bút đường kẻ ngang 1 giữa hai đường dọc -Hướng di chuyển: Viết nét cong trái 1/2 ô xuống đến đường đậm, đưa lượn phải lên trên đến vị trí cao 2,5 đơn vị tới đường kẻ dọc xổ thẳng theo đường kẻ dọc đến đường kẻ đậm rồi móc lên dừng bút ở 1/2 đơn vị chữ. -Viết nét ngang là nét lượn chia đôi chiều cao của chữ A. +Tương tự viết N, M Chú ý: - Nét thứ nhất của chữ N, M dừng giữa ô thứ 3. -Chữ P: Đặt bút giữa ô đơn vị thứ 3, sổ lượn trái 1 nét đậm, cong hết 1 ô đơn vị thứ nhất, dừng bút giữa ô. Nét 2 đặt bút đường kẻ ngang 2, điểm góc ô, đưa xuống dưới 3/4 đơn vị uốn cong trái, cong lên cao 2,5 đơn vị, tiếp tục cong phải tiếp xúc đường kẻ dọc xuống dưới đến giữa ô thứ 2 rồi tạo móc. -Tương tự viết R B D -Chú ý: + Chữ R khác chữ P là tạo nét thắt ở giữa chữ và móc + Chữ B khác chữ P, R nét xổ lùi về bên trái trùng vào đường kẻ dọc, nét cong chỉ cong xuống 1/2 đơn vị. + Chữ D chỉ viết một nét liền mạch -Chữ C: Đặt bút cao 2,5 đv đúng đường kẻ dọc viết nét cong sang trái 1 đơn vị tiếp xúc với đường kẻ dọc, tiếp tục cong xuống đến điểm giữa chiều cao của chữ, cong phải lên 2,5 đơn vị tiếp xúc với đường kẻ dọc rồi cong liên tục đến đường đậm, cong lên 1 đơn vị cong xuống dừng bút giữa ô. -Tương tự viết các chữ G S L E T +Chữ G viết như chữ C rồi thêm nét khuyết dưới. +Chữ S L chiều rộng hẹp hơn chữ C một chút, viết xong nét cong thì viết nét sổ lượn. +Chữ E nét cong trên hỏ hơn C, G, điểm thắt chữ E là ở giữa chiều cao của chữ. +Chữ T khác chữ C ở điểm đặt bút, nét cong thứ hai chữ T cong hơn chữ C. -Chữ I: Điểm đặt bút đường kẻ ngang 2 sang phải 3/4. Viết cong trái, cong lên độ cao 2,5 rồi sổ lượn giống như nét sổ lượn của chữ B -Tương tự viết K V H +Chữ K: Giống chữ I nhưng nét cong trên bằng nét cong dưới (1đơn vị) thêm nét móc 2 đầu, điểm thắt ở giữa chữ. -Chữ O: Đặt bút đúng đường kẻ dọc cao 2,5 đơn vị viết nét cong từ điểm đặt bút sang trái tiếp xúc vào đường kẻ dọc, cong xuống đường kẻ đậm, sang phải đến đường kẻ dọc, khi đến điểm đặt bút vòng vào trong một nét cong tròn . -Tương tự viết chữ Q Chú ý nét thứ hai của chữ Q giống hình dấu ~ -Chữ U: - Đặt bút như chữ nhóm 4: I, K, V, viết nét cong tròn đều lên đến 2,5 đơn vị sau đó sổ thẳng đến đường đậm rồi móc lên vào góc ô vuông đơn vị, đưa bút đến vị trí cao 2,5 đơn vị trùng đường kẻ dọc sổ thẳng viết nét móc thứ hai. Hai nét móc chữ U cách nhau 1 đơn vị trùng với 2 đường kẻ dọc. -Tương tự viết Y, X +Chữ Y nét thứ hai là nét khuyết +Chữ X hai nét cong trái, phải đều liền mạch, hai nét khuyết cân đối. 3. Các kĩ thuật a. Các nét nối cơ bản (viết liền mạch) -Nét nối thuận lợi: Trong khi viết nối các con chữ có những trường hợp điểm dừng bút của chữ trước trùng với điểm đặt bút của chữ tiếp theo, ta chỉ cần đưa bút lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải liền mạch, viết xong chữ rồi đánh dấu chữ, dấu thanh. -Nét nối không thuận lợi khi điểm dừng bút của con chữ trước không trùng với điểm đặt bút của con chữ sau. Những trương hợp này khi viết ta cần dùng các kĩ thuật tạo ra nét nối để các con chữ được nối liền mạch. -Thay đổi, kéo dài nét, thêm nét nối -Thay đổi quy trình viết của chữ Có các trường hợp nối không thuận lợi như sau: -(Một nét móc nối với một nét cong) Kéo dài nét móc của chữ n đến đường kẻ ngang 1 là điểm đặt bút của chữ o rồi tiếp tục viết chữ o bình thường. -Từ điểm đặt bút của chữ o (dưới đường kẻ ngang 1, góc trên ô đơn vị) viết xong chữ o tạo thêm nét xoắn, kéo dài nét xoắn nối vào nét móc của chữ n. -Tương tự như nối ta tạo thêm nét xoắn của chữ o, kéo dài nét xoắn đến điểm đặt bút của nét cong tiếp theo, viết nét cong sau đó viết nét móc của chữ a. -Tạo nét xoắn của chữ o đưa lên đến đường kẻ ngang 1 rồi lia bút đến điểm đặt bút của chữ c viết chữ c bình thường. Đối với tất cả các trường hợp nối với chữ c từ điểm dừng bút của chữ đứng trước ta đều phải lia bút đến điểm bắt đầu của chữ c. Ngoài ra ta cần phải chú ý các trường hợp nối từ chữ hoa hay một số chữ đứng trước có điểm dừng phía bên trái mà chữ tiếp theo không có nét nối như: Ba, Ca, Sa, sa Ta cần thêm vào nét nối để đảm bảo sự liền mạch, tính thẩm mĩ và khoảng cách giữa các con chữ. b. Khoảng cách *Quy định về khoảng cách +Khoảng cách giữa hai chữ là 1 đơn vị đây là khoảng cách cố định không thay đổi. +Khoảng cách giữa các con chữ không cố định mà thay đổi tùy theo nét chữ. (dao động từ 1/3 đến 3/4 đơn vị) thông thường tương đương với việc cộng các nét móc, nét hất giữa hai con chữ. Một số trường hợp khi viết ta nên điều chỉnh khoảng cách cho phù hợp, đảm bảo tính thẩm mĩ. c. Dấu chữ, dấu thanh -Tên gọi: Thống nhất dấu chữ gọi theo tên của chữ. Có 6 thanh điệu nhưng biểu thị 5 dấu thanh: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. -Kích thước: Dấu thanh bằng 1/2 đơn vị chữ, nằm trong ô 1/4 đơn vị. -Vị trí: Dấu thanh đánh vào âm chính của vần và không vượt quá đơn vị chữ (li) thứ hai. Nếu chữ có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ. *Quy tắc đặt dấu thanh Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đơn: Đặt dấu thanh vào vị trí của chữ cái ghi âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng... Với các âm tiết có âm đệm được biểu diễn bằng "o, u" có âm chính là nguyên âm đơn thì cũng đặt dấu thanh vào vị trí chữ cái ghi âm chính. Ví dụ: hoà, hoè, quỳ, quà, quờ, thuỷ, nguỵ, hoàn, quét, quát, quỵt, suýt... Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi: Nếu là âm tiết có nguyên âm đôi được viết là: "iê, yê, uô, ươ"; có âm cuối được viết bằng: "p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i" thì đặt dấu thanh vào con chữ thứ hai. Ví dụ: yếu, uốn, ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn, thiện, thuộm, người, viếng, muống, cường... Nếu là âm tiết có nguyên âm đôi được viết là: "ia, ya, ua, ưa" không có âm cuối thì đặt dấu vào vị trí chữ cái thứ nhất. Ví dụ: tỉa, tủa, cứa, thùa, khứa.. Hai trường hợp đặc biệt "ua" và "ia": Với "ia" có "g" thì đặt vào "a" (già, giá, giả...), không có "g" thì đặt vào "i" (bịa, chìa, tía...). Với "ua" có "q" thì đặt vào "a" (quán, quà, quạ...), không có "q" thì đặt vào "u" (túa, múa, chùa...). B. Kĩ năng viết bảng 1. Tư thế đứng, cầm phấn, cách viết thanh đậm trên bảng -Tư thế đứng: Khi viết bảng cần đứng đứng nghiêng để quan sát lớp và người học quan sát trên bảng được nhiều nhất. Khoảng cách từ vị trí đứng tới bảng từ 30cm đến 40 cm. -Cầm phấn bằng 3 ngón tay, ngón cái phía dưới, ngón trỏ và ngón giữa phía trên. Viên phấn hướng xuống dưới tạo với mặt bảng một góc 45 độ, tay cầm phấn ngang với tầm mắt và dưới dòng đang viết, hông tì tay vào bảng. +Viết nét đậm: Để viết được nét đậm thì mặt phẳng của phấn phải tiếp xúc nhiều với bảng, mặt phẳng này được duy trì trong khi viết. Nét đậm thường là nét sổ từ trên xuống nên khi viết cần nhấn tay hơn. +Viết nét thanh: Để viết được nét thanh thì cạnh của viên phấn tiếp xúc với bảng, cần phải xoay cổ tay cho nghiêng viên phấn. C. PHẦN KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TRONG TRƯỜNG Qua quá trình rèn luyện từ đầu năm đến nay, tôi đã nhận được kết quả khá khả quan như sau. -Kết quả thi vòng trường đạt: 35/59 em, đạt 59,3 % -Qua hội thi vòng trường tuyển chọn 5 học sinh đạt giải xuất sắc nhất về dự thi vòng huyện sắp tới. -Tổng số học sinh của lớp chủ nhiệm có: 36/36 em có tập vỡ sạch - đẹp và đều có ý thức rèn chữ viết ngay đầu năm, trong đó: -Tham dự vòng trường: 2 đạt 2 tỉ lệ 100%. Xếp loại VSCĐ trong lớp: Loại A: 30 đạt 83,3 % Loại B: 6 đạt 16,7% II. KINH NGHIỆM DẠY HỌC LUYỆN VIẾT -Muốn rèn cho học sinh viết chữ đẹp cần: -Chữ viết của giáo viên phải viết chữ đúng mẫu và đẹp. Chữ viết đẹp cũng là một trong những biểu hiện của năng khiếu của một con người, nhưng nếu có lòng kiên trì và tính nhẫn nại, chịu khó tập luyện thì sẽ thành công. -Phải tâm huyết với công sức rèn luyện của mình, cẩn thận, tỉ mỉ, không chán nãn những khi các em viết sai, viết xấu, quá trình rèn luyện cho các em cũng là giây phút rèn luyện tính kiên trì của bản thân mình. -Không một lúc rèn luyện nhiều từ, nhiều câu, như thế sẽ làm cho các em rối, phải bắt đầu rèn từ nét, cách liên kết nét, nối nét, nối chữ và khoảng cách đúng quy định. -Giáo dục và rèn luyện cho các em lòng đam mê và tự phấn đấu rèn luyện, vì chỉ có lòng đam mê thì các em mới có thể tự nỗ lực phấn đấu rèn luyện đến đỉnh của sự thành công. III. KẾT LUẬN Trên đây là một số phương pháp, kỹ năng và hình thức dạy của tôi đã áp dụng thực nghiệm vào công tác bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh viết chữ đẹp của trường tôi. Các em rất hứng thú sai mê việc rèn chữ viết. Tôi nhận thấy các em rất có ý thức giữ vở, rèn viết ngay đầu năm. Qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, chắc hẳn những biện pháp tôi vừa nêu trên cũng còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô và quý đồng nghiệp nhiệt tình góp ý. Mỹ Xương, ngày 28 tháng 02 năm 2012 Người viết Xác nhận BGH Hiệu trưởng. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nguyễn Thuý Hằng
Tài liệu đính kèm: