Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghịêm dạy văn bản nhật dụng lớp 8, 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghịêm dạy văn bản nhật dụng lớp 8, 9

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài.

1. Cơ sở lí luận.

 Kính thưa quý đồng nghiệp thân mến !

 Như tất cả quý đồng nghiệp đã biết “văn học là nhân học”.Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như trong sự phát triển tư duy của con người nói chung, thế hệ học sinh nói riêng.

Bởi văn học là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Văn học luôn giáo dục ý thức, hình thành nhân cách, phẩm chất tốt cho người học sinh. Không những thế mà văn học còn là môn học thuộc nhóm công cụ, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác như: Sử học, sinh học, địa lí, hoá học, giáo dục công dân,. Vì thế học sinh học tốt môn văn thì có thể hỗ trợ các kiến thức của môn học khác cũng được tốt hơn. Ngược lại học tốt các môn học khác cũng có thể giúp học sinh học tốt môn văn.

 Tuy nhiên để đạt được điều đó, hơn ai hết mỗi giáo viên giảng dạy phải biết kết hợp chặt chẽ giữa biện pháp “học đi đôi với hành”, phải biết gắn kết kiến thức giữa lý thuyết với thực tiễn của cuộc sống gần gũi hằng ngày, bằng cách tăng cường tiết thực hành, giảm tải giờ học lý thuyết. Có thế trong giờ học văn mới gây hứng thú, thu hút học sinh say mê, chăm chú nghe giáo viên truyền đạt nội dung bài học một cách sâu sắc.

 Đặc biệt khi Bộ giáo dục tiến hành đổi mới đồng loạt giáo dục THCS cùng với việc biên soạn lại SGK các môn học tư tưởng theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thì Bộ giáo dục đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học ở các môn. Riêng đối với chương trình Ngữ văn ở THCS được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với chúng là thể loại tác phẩm, chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội dung. Vì thế chương trình đòi hỏi ngoài yêu cầu về tính tư tưởng phù hợp tâm lí với từng đối tượng lứa tuổi của học sinh THCS mà cần phải có nội dung cập nhật, gắn kết với đời sống thực tại, để giúp học sinh tiếp xúc, tập làm quen, hiểu sâu sắc đúng đắn về những vấn đề gần gũi, quen thuộc trong đời sống ngày nay đã và đang được mọi người đặc biệt quan tâm như: Vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng, các tệ nạn xã hội đến mức báo động, sự gia tăng dân số, hút thuốc có hại cho sức khoẻ, quyền trẻ em,. Do đó, không có kiểu văn bản nào khác ngoài văn bản nhật dụng mới đủ tiêu chuẩn hướng bạn đọc đến những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng hiện nay đang được các ban ngành, các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương cũng như cộng đồng xã hội hết sức quan tâm.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghịêm dạy văn bản nhật dụng lớp 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAO LÃNH
Trường THCS Bình Thạnh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI 
“ Một số kinh nghịêm dạy văn bản nhật dụng lớp 8, 9”
Giáo viên thực hiện: Lê Ngọc Thuỷ
 Tổ: Văn – Nhạc – Hoạ - GDCD
 Năm học: 2011- 2012.
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. Lí do chọn đề tài.
 	2.Cơ sở lí luận.
 	3.Cơ sở thực tiễn.
II. Mục đích và phương pháp nghiêng cứu.
 	1.Mục đích nghiên cứu.
2.Phương pháp nghiên cứu.
III. Giới hạn của đề tài.
IV. Kế hoạch thực hiện.
B. PHẦN NỘI DUNG.
I. Cơ sở lí luận.
II. Cơ sở thực tiễn.
III. Thực trạng và mâu thuẫn của vấn đề.
 	1.Thực trạng của vấn đề.
 	2.Mâu thuẫn của vấn đề.
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
 	a.Về kiến thức.
 	b.Về phương tiện dạy học.
 	c.Xác định mục tiêu đặc thù của văn bản nhật dụng.
 	d.Về phương pháp dạy học.
 	e.Vận dụng linh hoạt các phương pháp đặc trưng của văn bản.
V. Hiệu quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
C. PHẦN KẾT LUẬN.
I. Ý nghĩa của nhan đề đối với công tác.
II. Bài học kinh nghiệm.
III. Khả năng áp dụng.
IV. Những đề xuất và kiến nghị.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
1. Cơ sở lí luận.
 Kính thưa quý đồng nghiệp thân mến !
 Như tất cả quý đồng nghiệp đã biết “văn học là nhân học”.Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như trong sự phát triển tư duy của con người nói chung, thế hệ học sinh nói riêng.
Bởi văn học là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Văn học luôn giáo dục ý thức, hình thành nhân cách, phẩm chất tốt cho người học sinh. Không những thế mà văn học còn là môn học thuộc nhóm công cụ, nó có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác như: Sử học, sinh học, địa lí, hoá học, giáo dục công dân,... Vì thế học sinh học tốt môn văn thì có thể hỗ trợ các kiến thức của môn học khác cũng được tốt hơn. Ngược lại học tốt các môn học khác cũng có thể giúp học sinh học tốt môn văn.
 Tuy nhiên để đạt được điều đó, hơn ai hết mỗi giáo viên giảng dạy phải biết kết hợp chặt chẽ giữa biện pháp “học đi đôi với hành”, phải biết gắn kết kiến thức giữa lý thuyết với thực tiễn của cuộc sống gần gũi hằng ngày, bằng cách tăng cường tiết thực hành, giảm tải giờ học lý thuyết. Có thế trong giờ học văn mới gây hứng thú, thu hút học sinh say mê, chăm chú nghe giáo viên truyền đạt nội dung bài học một cách sâu sắc.
 Đặc biệt khi Bộ giáo dục tiến hành đổi mới đồng loạt giáo dục THCS cùng với việc biên soạn lại SGK các môn học tư tưởng theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh thì Bộ giáo dục đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học ở các môn. Riêng đối với chương trình Ngữ văn ở THCS được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với chúng là thể loại tác phẩm, chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội dung. Vì thế chương trình đòi hỏi ngoài yêu cầu về tính tư tưởng phù hợp tâm lí với từng đối tượng lứa tuổi của học sinh THCS mà cần phải có nội dung cập nhật, gắn kết với đời sống thực tại, để giúp học sinh tiếp xúc, tập làm quen, hiểu sâu sắc đúng đắn về những vấn đề gần gũi, quen thuộc trong đời sống ngày nay đã và đang được mọi người đặc biệt quan tâm như: Vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng, các tệ nạn xã hội đến mức báo động, sự gia tăng dân số, hút thuốc có hại cho sức khoẻ, quyền trẻ em,... Do đó, không có kiểu văn bản nào khác ngoài văn bản nhật dụng mới đủ tiêu chuẩn hướng bạn đọc đến những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng hiện nay đang được các ban ngành, các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương cũng như cộng đồng xã hội hết sức quan tâm.
 Riêng đối với tôi là một giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 8, lớp 9 nên bản thân nhận thấy và hiểu được những thực tế trên, tôi luôn bận tâm, trăn trở, cố gắng suy nghĩ nghiên cứu sâu hơn về đề tài này để trang bị cho mình những phương pháp dạy học văn bản nhật dụng trong chương trình SKG Ngữ văn lớp 8, lớp 9 có hiệu quả tốt nhất, gây hứng thú cho học sinh yêu thích học giờ văn.
2. Cơ sở thực tiễn.
 Hiện nay, không ít học sinh có xu hướng không thích học hoặc xem nhẹ các môn học xã hội nói chung, môn ngữ văn nói riêng. cũng chính vì thế chất lượng kiến thức mà học sinh tiếp thu ngày càng có chiều hướng giảm sút. Phần đông các học sinh không say mê, yêu thích học môn văn mà chỉ say mê học những môn tự nhiên (toán, lí, hoá,...) nhằm chạy theo nhu cầu thực tế của thời đại. Chính điều đó lại càng đòi hỏi người giáo viên dạy ngữ văn phải sáng tạo, tìm ra những biện pháp truyền thụ nội dung bài học đến với học sinh một cách dễ hiểu nhất hay phải tạo được giờ học thu hút, làm học sinh thêm yêu thích học môn văn và luôn mong chờ đến giờ học văn. Để làm được việc này thì người giáo viên phải có tâm huyết, nhiệt tình với nghề, phải tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu trong tiết học để kịp thời khắc phục những thiếu xót, rút kinh nghiệm cho bản thân vào những tiết giảng dạy sau.
 Trong chương trình SGK THCS có đưa vào một số văn bản mới, đó chính là văn bản nhật dụng. Văn bản nhật dụng chiếm số lượng không nhiều (chỉ chiếm 10% trong chương SGK THCS (tổng số gồm 13 bài, riêng ở khối 8, 9 chiếm 6/10 bài).Với số lượng ít ỏi như thế, nhưng trước kia lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề phương pháp dạy học văn bản nhật dụng. Vì thế trong giờ giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng gặp không ít khó khăn, dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa đạt được kết quả cao.
 Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn lớp 8, 9 được 5 năm và trong quá trình giảng dạy của mình cũng như khi dự giờ quý đồng nghiệp, tôi nhận thấy còn rất nhiều hạn chế cả về phương pháp dạy học và kiến thức truyền đạt nội dung bài giảng đến đối tượng học sinh. 
 Cũng từ những lí do trên, tôi đã cố gắng nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm dạy văn bản nhật dụng ở khối 8, 9 ” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy văn bản nhật dụng và cũng để học sinh thêm yêu thích học giờ văn ngày càng nhiều hơn. 
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu.
1. Mục đích nghiên cứu.	
 Nhằm đưa ra hướng giải quyết một số thắc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học, để từ đó bản thân có thêm kinh nghiệm dạy tốt phần văn bản nhật dụng, đồng thời cũng đáp ứng được nhu cầu đổi mới của chương trình Ngữ văn lớp 8, 9 THCS hiện nay.
 Sáng kiến kinh nghiệm này có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy văn bản nhật dụng lớp 8, 9 THCS.
 Ngoài ra còn có thể bổ sung thêm lí luận về phương pháp dạy học văn bản nhật dụng.
2. Phương pháp nghiên cứu.
 Để nghiên cứu đề tài này tôi đã dùng một số biện pháp sau:
 Phương pháp quan sát: Thông qua những tiết dự giờ quý đồng nghiệp, từ đó bản thân có thể thấy được những ưu điểm- khuyết điểm trong bài dạy của quý đồng nghiệp.
 Phương pháp so sánh: Với phương pháp này tôi có thể phân loại, đối chiếu kết quả nghiên cứu. 
 Ngoài ra tôi còn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác: Đọc tài liệu tham khảo qua cuốn “ Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt” của tác giả Trần Đình Chung; Sách thiết kế bài giảng của tiến sĩ Nguyễn Minh Đường; Quyển dạy học Ngữ văn của Nguyễn Trọng Hoàn- Hà Thanh Huyền. Thống kê kết quả học tập của học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng quý đồng nghiệp. 
III. Giới hạn của đề tài.
 Khái quát những vấn đề có liên quan đến văn bản nhật dụng.
 Đề tài nghiên cứu trọng tâm là dựa vào 6 văn bản nhật dụng trong chương trình SGK lớp 8, 9 (Thông tin trái đất năm 2000; Ôn dịch thuốc lá; Bài toán dân số; Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giới hoà bình; Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em).
IV. Kế hoạch thực hiện.
 Thời gian: + Bắt đầu thực hiện nghiên cứu vào 10/ 11/2011.
 + Hoàn thành sáng kiến vào 07/03/2012.
 Địa điểm: Trường THCS Bình Thạnh.
 Đối tượng nghiên cứu: Tất cả học sinh khối 8, 9 của trường THCS Bình Thạnh.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
 Như chúng ta đã hiểu, văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hay là một kiểu văn bản mà nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi. Đấy là những văn bản có nội dung gần gũi, mang tính thời sự kịp thời đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của cuộc sống trước mắt con người và cộng đồng xã hội ngày nay như: Vấn đề về môi trường, dân số, tác hại thuốc lá, quyền trẻ em,...Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
 Mục tiêu của việc học văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS nói chung, ở khối 8, 9 nói riêng, thứ nhất là góp phần giúp các em học sinh có trình học vấn cấp Trung học cơ sở và cũng để chuẩn bị nền tảng cho các em tiếp tục nâng cao trình độ học vấn bước vào cấp THPT. Thứ hai là giúp các em tự rèn luyện ý thức, nhân cách để trở thành người có ích cho xã hội. Đó là những con người biết hướng tới những tư tưởng tốt đẹp, có tinh thần tự lập, có tấm lòng yêu thương, biết quý trọng tình cảm gia đình, bạn bè, tôn trọng sự công bằng, lẽ phải, biết đem tài trí của mình cống hiến, phục vụ lợi ích chung cho xã hội, cho đất nước.
 Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn lớp 8, 9 tồn tại dưới nhiều kiểu văn bản khác nhau. Đó có thể là văn bản nghị luận ( Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giới hoà bình; Tuyên bố thế giới về quyền sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em), hoặc có thể là một bài báo thuyết minh khoa học (Thông tin về trái đất năm 2000; Ôn dịch thuốc lá) hay từ một câu chuyện vui ( Bài toán dân số),... Từ các hình thức đó, những vấn đề thời sự cập nhật của cá nhân và cộng đồng hiện đại được khơi dậy, sẽ đánh thức và làm giàu tình cảm trong mỗi con người giúp các em học sinh dễ hoà nhập hơn với cuộc sống xã hội mà chúng ta đang sinh sống.
II. Cơ sở thực tiễn.
 Nghiên cứu thực trạng của việc dạy văn bản nhật dụng ở khối 8, 9 THCS Bình Thạnh. Tôi nhận thấy về mặt ý nghĩa , nội dung của các văn bản nhật dụng đều đề cập đến những vấn đề quen thuộc, gần gũi, bức thiết đối với đời sống xã hội ngày nay. Đồng thời cùng với sự phát triển về tâm lí và nhận thức của học sinh, các vấn đề được đề cập trong văn bản nhật dụng ngày càng một phức tạp hơn. 
 Do văn bản nhật dụng mới được đưa vào học ở chương trình cải cách 5 năm nay, nhưng việc thi cử ít đề cập đến, kết quả là cho học sinh học để biết mà thôi. Căn cứ vào tình hình hiện tại, khi học sinh học các văn bản nhật dụng trong chương trình thì học sinh thường có thái độ chủ quan, lơ là, không ham học. Song song đó, chủ yếu phương thức biểu đạt của các văn bản nhật dụng thường là nghị luận xã hội, nên tính lí luận nhiều, khô khan giờ học thường căng thẳng, nặng nề mang tính áp đặt, vì thế học sinh khó tiếp thu nội dung bài học, giáo viên dạy văn bản này cũng không kém phần nặng nề.
 Học văn bản nhật dụng không chỉ để mở rộng sự hiểu biết toàn diện mà còn rút ngắn khoảng cách giữa nhà trườ ... nh hoạt các phương pháp đặc trưng của văn bản:
 Trong dạy học văn bản nhật dụng có nhiều phương pháp: phương pháp đàm thoại, đọc diễn cảm, giảng bình,...Trong đó chú trọng nhất là phương pháp đàm thoại bằng cách đặt hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh theo mức độ từ dễ đến khó, rồi liên hệ với thực tế đời sống.
 VD: Khi dạy bài: “Phong cách Hồ Chí Minh”, giáo viên có thể đặt câu hỏi sau: 
 - Văn bản cho ta thấy những vẻ đẹp nào của Bác ?
 -Vì sao có thể nói phong cách của Bác là sự nhào nặn của 2 nguồn văn hóa ?
 -Trong tình hình hội nhập và giao thoa nền văn hóa ngày nay, em học tập được điều gì từ Bác?
 Khi dạy văn bản nhật dụng, giáo viên không nên quá coi trọng phương pháp giảng bình. Bởi bình văn là bày tỏ lời hay ý đẹp trong văn chương, đối tượng bình phải là những tác phẩm mang vẻ đẹp văn chương. Theo tôi, một số văn bản giàu chất văn chương như “ Phong cách Hồ Chí Minh giáo viên có thể sử dụng lời bình giảng nhưng không nên đi qúa sâu. Còn đối với những văn bản nhật dụng không nhằm mục đích cảm thụ văn chương thẩm mĩ như “ Bài toán dân số; Thông tin về trái đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá” thì giáo viên không thể bình phẩm được những vẻ đẹp hình thức nào cũng như những nội dung sâu kín nào trong đó. Do vậy, khi dạy giáo viên cần chú ý điều này để tránh sa vào tình trạng khai thác kĩ lưỡng văn bản mà giảm đi tính chất thực tiễn, gần gũi và cập nhật của văn bản nhật dụng. Giaó viên cần hướng học sinh biết liên hệ những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế hằng ngày.
 Như vậy ta thấy mục đích của việc học văn bản nhật dụng chủ yếu là giúp cho học sinh dễ dàng hoà nhập với đời sống thực tế xã hội ngày nay. Chính vì thế giáo viên khi dạy lớp cần phải tạo ra giờ học thoải mái, sinh động, không gây cảm giác gò ép hay ức chế học sinh. Có như thế thì tiết học mới thu hút, kích thích sự hào hứng, gây hứng thú cho học sinh thêm yêu thích học giờ văn.
V. Hiệu quả áp dụng sáng kiến. 
 Áp dụng từ những giải pháp trên vào tiết dạy văn bản nhật dụng lớp 8a3, a5 và lớp 9a5, a6 năm học 2011- 2012 cũng tại điểm trường THCS Bình Thạnh đạt kết quả như sau:
Lớp
Điểm 8-> 10
Điểm 5-> 7
Điểm 1-> 4
Lớp 8a3, a5 (73 HS)
16-> 21,9%
45-> 61,6%
12-> 16,5%
Lớp 9a5, a6 (63 HS)
12-> 19,1%
41-> 65,1%
10->15,8%
 Như vậy qua kết quả kiểm tra trên, tôi nhận thấy khi áp dụng những giải pháp dạy mà tôi nêu lên trong đề tài hoàn toàn có thể thực hiện đựơc đối với học sinh Trường THCS Bình Thạnh. Đồng thời khi áp dụng như thế thì học sinh học hứng thú hơn, bởi tạo được tâm lí thoải mái cho học sinh học.
C. PHẦN KẾT LUẬN SÁNG KIẾN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác.
 Nhìn chung khi Bộ giáo dục đào tạo đưa vào chương trình SGK Ngữ văn THCS nói chung, lớp 8, 9 nói riêng về một số văn bản nhật dụng là rất cần thiết. Vì qua việc học tập các căn bản đó đã giúp cho học sinh vừa cập nhật được những vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng của xã hội đòi hỏi mọi người chung tay giải quyết, vừa giúp học sinh tập làm quen, tiếp xúc được rất nhiều điều từ bài học để có thể áp dụng vào cuộc sống tốt hơn và học sinh cũng có thể tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức tự lập, lòng nhân ái, biết yêu quý gia đình, bạn bè, cùng cộng đồng tạo lập một cuộc sống văn minh, tất cả vì tương lai thế giới ngày mai trong sạch không ô nhiễm môi trường, không chất chứa các tệ nạn xã hôi, Do đó việc vận dụng các giải pháp trên vào bài giảng là hoàn toàn hợp lí, sẽ góp phần giúp giáo viên dạy tốt hơn và học sinh học tốt hơn. 
II. Bài học kinh nghiệm.
 Qua thực hiện đề tài trên tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
 - Giáo viên cần tăng cường sưu tầm thêm tranh ảnh, đọan phim, bài ca dao, dân ca, khúc nhạc, sơ đồ tư duy, tư liệu có liên quan đến văn bản nhật dụng.
 - Giáo viên cần chọn giải pháp dạy học thích hợp áp dụng riêng cho từng văn bản, chứ không dạy cho tất cả các văn bản.
 - Giáo viên không nên gò ép học sinh trong giờ học mà trái lại cần động viên, khuyến khích học sinh tham gia tiết học với tâm lí vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng.
 - Khi dạy giáo viên cần làm rõ trọng tâm nội dung bài học, tránh để học sinh hiểu sai vấn đề mà văn bản muốn đề cập đến.
 - Khích lệ học sinh nên sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học của mình.
III. Khả năng áp dụng.
 Hiện nay không ít giáo viên đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy của mình. Điều đó cho thấy khả năng áp dụng những phương pháp giảng dạy trong đề tài này rất khả thi. Vì vậy chúng ta nên mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm mang lại hiệu quả cao trong tiết dạy của mình cũng như chất lượng học tập của học sinh ngày càng được nâng cao. 
III. Những đề xuất và kiến nghị.
 - Thư viện nhà trường cần đầu tư thêm tranh ảnh, tư liệu, băng hình dành giảng dạy cho văn bản nhật dụng.
 - Cần tạo ra nhiều sân chơi hơn nữa để học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học áp dụng vào cuộc sống thực tế.
 - Trang bị thêm máy chiếu để khi giáo viên giảng dạy không bị trùng tiết với giaó viên khác. 
 	 Bình Thạnh ngày 10 tháng 03 năm 2012
 	 Người viết 
 	 Lê Ngọc Thuỷ
Ý kiến nhận xét của HĐKH trường
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ý kiến nhận xét của HĐKH cấp trên
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so kinh nghiem day van ban nhat dung lop 8 9.doc