Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học

A- PHẦN MỞ ĐẦU

I) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Theo chỉ thị số: 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Công nghệ thông tin (CNTT) là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước.

Để thực hiện mục tiêu đó, chúng ta sẽ tiến theo con đường công nghiệp hóa rút ngắn, trên cơ sở kết hợp linh hoạt và hợp lý những bước đi tuần tự và nhảy vọt, nhanh chóng đạt tới trình độ tiên tiến về khoa học và công nghệ, đặc biệt chú trọng các ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng, cần ứng dụng ngày càng nhiều tri thức mới để công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Song, nếu không có nguồn nhân lực ở ‘’trình độ lao động cao’’ phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi nhanh chóng, cách mạng khoa học công nghệ phát triển, sự phân công hợp tác, cạnh tranh quốc tế, khu vực ngày càng diễn ra gay gắt, thì ngay cả những kỹ thuật hoàn thiện nhất cũng trở nên vô dụng.

Do vậy, để đảm bảo cho đất nước ta phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cần coi trọng hai lĩnh vực trọng yếu là giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ. Văn kiện Đại hội IX đã khẳng định: “Phát triển Giáo dục - Đào tạo được coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3725Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
A- Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
3
Mục đích và phương pháp nghiên cứu
3
Giới hạn của đề tài
3
Kế hoạch thực hiện
3
B- Phần nội dung đề tài
Những vấn đề nhận thức và thực tiễn đặt ra cần giải quyết.
4
+ Quan điểm, nhận thức về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học
+ Những vấn đề thực tiển đặt ra liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học
Thực trạng ban đầu về tình hình địa phương và Nhà trường.
5
+ Vài nét về tình hình chung của trường TH&THCS Ba Sao.
+ Tình hình riêng về điều kiện để áp dụng công nghệ thông tin trong trường học.
Nội dung và những giải pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học .
6
+ Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để mọi người hiểu tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở đơn vị
+ Đầu tư và xây dựng những điều kiện để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở đơn vị
+ Bồi dưỡng đội ngũ để làm tốt nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở đơn vị.
+ Tổ chức thực hiện và quản lý chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học
 Kết quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
9
C- Phần Kết luận:
I. Ý nghĩa của đề tài với công tác
10
II. Khả năng áp dụng
11
III. Bài học kinh nghiệm
13
IV. Đề xuất, kiến nghị
12
Tài liệu tham khảo:
14
A- PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Theo chỉ thị số: 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Công nghệ thông tin (CNTT) là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước. 
Để thực hiện mục tiêu đó, chúng ta sẽ tiến theo con đường công nghiệp hóa rút ngắn, trên cơ sở kết hợp linh hoạt và hợp lý những bước đi tuần tự và nhảy vọt, nhanh chóng đạt tới trình độ tiên tiến về khoa học và công nghệ, đặc biệt chú trọng các ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng, cần ứng dụng ngày càng nhiều tri thức mới để công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Song, nếu không có nguồn nhân lực ở ‘’trình độ lao động cao’’ phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi nhanh chóng, cách mạng khoa học công nghệ phát triển, sự phân công hợp tác, cạnh tranh quốc tế, khu vực ngày càng diễn ra gay gắt, thì ngay cả những kỹ thuật hoàn thiện nhất cũng trở nên vô dụng. 
Do vậy, để đảm bảo cho đất nước ta phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cần coi trọng hai lĩnh vực trọng yếu là giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ. Văn kiện Đại hội IX đã khẳng định: “Phát triển Giáo dục - Đào tạo được coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Thực tiễn đã khẳng định: Chỉ có một chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đúng đắn mới giúp các nước thuộc thế giới thứ ba thoát khỏi thứ nô lệ mới về kinh tế và công nghệ. Vì vậy, giáo dục và đào tạo giữ vai trò, vị trí quan trọng đối với mỗi quốc gia.
Thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo và giảng dạy ở trường học trong những năm gần đây còn có những bất cập, đặc biệt là việc ứng dụng những thành tựu về công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý và đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cốt lõi để nâng cao chất lượng. Đây là vấn đề mới chưa được tổng kết, nghiên cứu một cách đúng mức, với tư cách là một người quản lý chuyên môn trường, tôi đã đi đầu trong việc áp dụng tin học trong quản lý và giảng dạy nhằm tìm ra hướng đi đúng, góp phần vào việc đào tạo nhân tài cho quê hương đất nước. Đây cũng chính là lý do để chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ". 
MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1- Mục đích:
Xuất phát từ những mục đích, ý nghĩa nêu trên, chúng tôi tự xác định cho mình một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
 - Tìm hiểu, nhận thức đúng mức về vai trò, vị trí của cán bộ, giáo viên đối với vấn đề quản lý và ứng dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của Nhà trường.
- Nghiên cứu lý luận về công tác quản lý, dạy học nói chung và vai trò của nó trong việc ứng dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của Nhà trường.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu về tăng cường công tác quản lý, việc ứng dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của Nhà trường theo từng giai đoạn cụ thể.
- Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm qua từng thời kỳ để rút kinh nghiệm thực hiện các bước sau cao hơn.
Để làm được điều đó, bản thân tôi không chỉ tìm hiểu những vấn đề có tính lý luận liên quan mà quan trọng hơn là qua đó phân tích, đánh giá một cách sâu sắc thực trạng ứng dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của đơn vị trong những năm qua.
2- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là dựa trên việc ứng dụng trong thực tiễn, vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của trường TH&THCS Ba Sao và khái quát thành lý luận mới.
- Quá trình áp dụng hệ thống các biện pháp đều có theo dõi và tổng kết kinh nghiệm sau khi tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và những người trực tiếp với nội dung của đề tài.
- Đánh giá kết quả việc áp dụng đề tài dựa trên kết quả có được từ thực tế công tác quản lý và giảng dạy của trường TH&THCS Ba Sao. 
GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài này chỉ nghiên cứu việc tổ chức ứng dụng CNTT trong quản lý, hoạt động dạy và học ở trường TH&THCS Ba Sao, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong năm học 2011-2012.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
Qua các năm học thực hiện việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học từng bước nhưng vẫn còn mức độ hạn chế. Do đó để nghiên cứu tìm giải pháp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị tôi tự xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
Từ tháng 9 năm 2011 chọn và đăng ký tên đề tài.
Từ tháng 10 xây dựng và hoàn chỉnh đề cương ( nội dung, cấu trúc đề tài)
Từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012 viết nội dung và hoàn chỉnh đề tài.
B- PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Những vấn đề nhận thức và thực tiễn đặt ra cần giải quyết.
Quan điểm, nhận thức về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học:
Chị thị Số: 55/2008/CT- BGDĐT của Bô giáo dục và đào tạo có nêu các nội dung sau: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT và triển khai có kết quả cao yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT; Xây dựng hệ thống đơn vị công tác chuyên trách về CNTT trong ngành; Phát triển mạng giáo dục (EduNet) và các dịch vụ công về thông tin giáo dục trên Internet; Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục; Tăng cường giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu ứng dụng về CNTT; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và xã hội hoá ; Công tác thi đua, đánh giá kết quả ứng dụng CNTT.
Mặt khác, chiến lược phát triển giáo dục đã chỉ rõ các quan điểm phát triển: "Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại...; Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ, cũng cố quốc phòng an ninh..."
Mục tiêu chung "...ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao..."
Mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông: " Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ phát triển của các nước trong khu vực..."
Như vậy về quan điểm và nhận thức, đảng ta và ngành giáo dục đã chỉ rõ, không có lý do gì để các trường học chậm triển khai việc đưa tin học vào trường học và áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để phục vụ việc quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Những vấn đề thực tiển đặt ra liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học:
Nhận thức đúng là vấn đề đơn giản, từ nhận thức đó để vận dụng vào điều kiện của từng trường là việc khó khăn và phức tạp, bởi khó khăn lớn nhất hiện nay của chung cho các trường là trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên đẩy mạnh ứng dụng CNTT còn hạn chế, điều kiện về máy móc thiết bị còn thiếu thốn. Cụ thể:
- Đơn vị TH&THCS Ba Sao các năm trước đây ứng dụng tin học vào giảng dạy trong trường chỉ có một, hai máy tính và một vài giáo viên biết soạn và dạy ứng dụng công nghệ thông tin.
- Việc quản lý hồ sơ nhân sự của nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian thống kê lý lịch viên chức, việc tính điểm, thống kê điểm của học sinh,
- Nhận thức của mọi người còn chưa rõ, nhiều người thiếu tin tưởng ở bộ môn mới - vừa khó, vừa không thấy được lợi ích thực sự của nó do chưa hiểu hết, trong khi đó tốn kém rất nhiều do phải đầu tư máy móc thiết bị. 
- Chính từ việc giảng dạy, đòi hỏi người thầy giáo phải học hỏi, tìm tòi và đi đến ứng dụng vào điều kiện công tác của mình.
- Đặc biệt khi các cơ quan, đơn vị như: Ngân hàng, Bưu điện... đã ứng dụng máy tính rất sớm, không lẽ một đơn vị đã từng mệnh danh là: "Trung tâm văn hoá-khoa học ở địa phương" lại từng bước tìm hiểu về tin học. 
- Nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lý nhà trường lại đặt ra cho cán bộ giáo viên yêu cầu phải sử dụng máy tính trong mọi hoạt động.
Từ thực tiển trên, tuy giáo viên chưa thạo, với điều kiện vật chất còn hạn chế. Cán bộ, giáo viên bắt đầu tìm tòi học hỏi, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy ở đơn vị.
Thực trạng ban đầu về tình hình địa phương và Nhà trường.
Vài nét về tình hình thực tế trường TH&THCS Ba Sao : 
Trường TH&THCS Ba Sao là một trường vùng sâu, được thành lập từ năm 2008. Khó khăn nniều hơn so với các trường khác trong huyện.
Nhà trường được sự quan tâm rất lớn của Đảng Ủy, Chính quyền địa phương, đặc biệt nơi đây, nhân dân có truyền thống hiếu học, các Ban ngành, đoàn thể có sự phối hợp, tạo điều kiện rất lớn.
Đội ngũ Cán bộ giáo viên nhiệt tình Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Chất lượng giáo dục có tiến bộ, tuy nhiên chưa sánh kịp với các trường khác trong huyện.
CSVC của nhà trường ban đầu cũng còn nhiều hạn chế chẳng hạn thiếu phòng học, chưa trang bị được phòng học ứng dụng CNTT.
Đặc biệt về việc ứng dụng công ...  trong việc sửa chữa máy móc, thiết bị khi bị hư hỏng...
Quản lý và chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường phổ thông rất đa dạng, nhiều lĩnh vực khác nhau:
Ứng dụng trong công tác quản lý: 
	Trong quản lý, Nhà trường đã nghiêm túc tham gia tập huấn chương trình quản lý, cố gắng tìm những phần mềm hữu dụng đơn giản để giúp cán bộ nhân viên và giáo viên ứng dụng vào công việc hàng ngày của mình. Do điều kiện có hạn nên nhà trường chỉ mới ứng dụng một số công tác như:
Quản lý nhân sự và quản lý học sinh bằng chương trình PEMIS.
Chương trình nhập điểm trực tuyến: Vietschool.
Hợp thư điện tử ( gmail): Mỗi cán bộ, giáo viên đều biết tạo và sử dụng hợp thư điện tử trong công việc. 
Lưu trữ thông tin, báo cáo:
	Hiện nay khá nhiều đơn vị đã dùng máy tính để lưu trữ thông tin, báo cáo. Vấn đề quan trọng là cần lưu trữ các thông tin và báo cáo đó như thế nào sao cho khoa học, dễ tìm kiếm và mọi người ai cũng có thể sử dụng được.
	Tổ chức lưu trữ thông tin trên máy tính cũng đòi hỏi theo một trật tự quy định, nhà trường đã quy ước cho mọi thành viên phải thực hiện. Mọi thông tin phải được lưu trữ trong ổ đĩa D (tránh sự cố phải cài lại máy tính sẽ mất thông tin), Có thư mục cho việc chung, việc riêng, trong thư mục việc riêng là các thư mục con chứa tên từng cán bộ giáo viên, trong mỗi thư mục của cá nhân đều chia thành các thư mục chứa các lọai thông tin khác nhau: Đề kiểm tra, giáo án, các lọai khác...Những thông tin lưu trữ không đúng quy định sẽ bị xóa bỏ (Đây là biện pháp để cán bộ, giáo viên phải lưu trữ đúng vị trí quy định).
Sử dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint để tổ chức các buổi ngoại khóa cho học sinh:
Được nhà trường ứng dụng nhiều năm nay, tổ chức các buổi chuyên đề, các chủ đề sinh hoạt ngoài giờ, ngoại khóa, lôi cuốn được phần lớn học sinh rất thích tham gia.
Tổ chức cho toàn thể giáo viên thiết kế và sử dụng giáo án điện tử để giảng dạy: 
	Có thể nói đây là thành công nhất của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS. Hiện nay, mọi CBGV đã sử dụng thành thạo phần mềm trình chiếu Powerpoint để thiết kế giáo án điện tử, các phần mềm như: Sketpat, maple, mindmap,đều được giáo viên sử dụng thành thạo và có hiệu quả vào các môn học.
Hiệu quả áp dụng:
1- Xây dựng các điều kiện:
 Từ những năm đầu ứng dụng CNTT đến nay nhà trường đã trang bị các thiết bị như sau:
	+ Máy tính văn phòng các loại: 5 cái, trong đó có 2 máy xách tay hỗ trợ dùng cho giáo viên dạy chuyên đề, thao giảng trên lớp.
	+ Máy chụp ảnh kỷ thuật số: 1 cái.
	+ Máy Scaner: 1 cái. 
+ Thư viện điện tử: tự tích lũy, xây dựng với dung lượng trên 10 GB.
	+ TV 29 inch: 01 cái;
	+ Máy chiếu projector: 01 cái
2- Kết quả việc ứng dụng:
Công tác quản lý: Nhà trường đã sử dụng và cập nhật các phần mềm để quản lý như: Phần mềm quản lý nhân sự và quản lý học sinh PEMS. Đây là chương trình quản lý rất cần thiết, nhờ đó mà người được phân công quản lý nắm cũng như trích xuất rất nhanh về hồ sơ lý lịch cán bộ, giáo viên toàn trường. Do vậy công tác báo cáo đúng và đảm bảo thời gian qui định.
Từ đầu năm học 2011-2012 giáo viên đã được tập huấn và biết sử dụng chương trình nhập điểm Vietschool. Được sự cho phép sử sụng của ngành nên công việc thống kê báo cáo điểm của mỗi giáo viên nhẹ nhàng hơn, ít tốn thời gian hơn so với cách làm thủ công trước đây.
Tất cả giáo viên biết tạo và cập nhật, sử dụng hộp thư điện tử thường xuyên( Mỗi cán bộ giáo viên có một địa chỉ gmail hoặc yahoo mail). Do đó nhà trường thuận tiện trong việc gởi thông báo cũng như các nội dung cần thiết nhanh nhất và kịp thời.
100% GV đã thành thạo việc soạn giảng biết sử dụng được máy tính trong việc thiết kế giáo án điện tử, soạn bài. Bình quân mỗi giáo soạn và dạy trên lớp ít nhất 2 tiết giáo án điện tử trong năm. Đồng thời sử dụng phần mềm trình chiếu Powerpoint để tổ chức ngoại khóa, các chuyên đề hoạt động ngoài giờ lên lớp, tìm hiểu luật giao thông, đố vui để học...có tác dụng giáo dục và lôi cuốn rất nhiều học sinh tham gia.
Ngoài ra Cán bộ, giáo viên còn khai thác có hiệu quả mạng Internet , trong các môn học giáo viên sử dụng các phầm mềm hỗ trợ dạy học như: Bản đồ tư duy( Mindmap), sketpat, maple, 
C- PHẦN KẾT LUẬN
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI VỚI CÔNG TÁC:
	Mặc dù với những khó khăn nhất định trên, nhưng việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí và dạy học tại đơn vị bước đầu thu về những kết quả nhất định. Việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin này cũng đã thúc đẩy mọi lực lượng khác trong nhà trường cùng đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động như sinh hoạt Tổ chuyên môn, hoạt động của Đoàn thanh niên, hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Và đặc biệt là đối với đội ngũ giáo viên, họ đã trực tiếp gia công những giờ dạy của mình có đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào tuy còn ở mức đơn giản nhưng phù hợp với đối tượng học sinh mà không phải tốn tiền thuê mướn. Còn đối với học sinh, việc đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục nói chung đã hỗ trợ các em rất nhiều. Cụ thể có những khái niệm, những cách thức khám phá qui luật khá mới mẻ nếu được hỗ trợ bằng các ứng dụng của Công nghệ thông tin đúng cách (cách xuất hiện, hướng di chuyển và kết thúc của một hiệu ứng hay một đoạn Video Clip hay một đoạn hoạt cảnh hay một hiện tượng.,nào đó) có sự hướng dẫn của giáo viên các em sẽ hiểu khái niệm, các qui luật đó một cách nhanh hơn, rõ hơn, chính xác hơn. Từ việc các em học sinh say mê, tích cực hơn trong khi học có sự ứng dụng công nghệ thông tin cũng phần nào thúc đẩy giáo viên ngày càng tìm tòi những cái mới, cái bổ ích để phục vụ các hoạt động giáo dục nói chung và phục vụ cho tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng.
	Việc đưa công nghệ thông tin vào trường học thể hiện rõ một chính sách mang tính chiến lược trong giai đoạn hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi phải tạo ra một lực lượng lao động chất lượng cao, một thế hệ tương lai phải có khả năng giải quyết các vấn đề mới đặt ra. Điều đó có nghĩa là giáo dục phải tạo ra sản phẩm là con người phải có khả năng tự học, học tập suốt đời; trước yêu cầu đó không gì khác hơn ngành giáo dục phải đưa công nghệ thông tin vào trường học. Mặt khác, việc đưa công nghệ thông tin vào trong trường học là con đường ngắn nhất để phổ cập tin học đến với mọi người dân.
	Với ý nghĩa lớn lao của việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lí và dạy học như trên thì một lần nữa khẳng định việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học ở trường TH&THCS Ba Sao trong thời gian qua và những năm tiếp theo là hết sức đúng đắn và phù hợp.
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Đề tài có khã năng áp dụng có hiệu quả đối với công tác tại đơn vị. Đồng thời với những giải pháp trên cũng là vấn đề một số các trường THCS đang ứng dụng.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
Bài học kinh nghiệm:
	Qua việc nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học”, bản thân tôi đã tự rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm bổ ích sau:
	- Kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học phải được xây dựng dựa trên thực trạng chung của nhà trường. 
	- Sức mạnh của tập thể bao giờ cũng mang về những thành công nhất định cho dù có nhiều khó khăn, thách thức trước mắt.
	- Người quản lí phải “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” và phải đi đầu trong hoạt động ứng dụng CNTT.
	- Nghệ thuật quản lý là làm sao cho tất cả các thành viên trong nhà trường phải cùng tham gia các hoạt động chung của đơn vị.
	- Trong quá trình làm việc mọi người đều phải tâm niệm “học, học nữa, học mãi!” và “học thì không bao giờ là muộn” để không ngừng học hỏi những điều mới, điều hay góp phần thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình.
Hướng phát triển:
Với một số giải pháp nêu trên, đơn vị tiếp tục nghiên cứu vận dụng và phát huy có hiệu quả hơn nữa. Đồng thời tham khảo, học hỏi tiếp thu và bổ sung những giải pháp hữu hiệu từ các trường bạn để ngày một đưa đơn vị ngang với mặt bằng chung trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục.
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: 
Kiến nghị với cấp trên quan tâm hơn nữa đối với trường TH&THCS Ba Sao trong việc trang bị thêm máy móc thiết bị để phục vụ dạy học tốt hơn, do phải tích lũy và mua sắm trong nhiều năm, máy nhiều chủng loại khác nhau, thiếu đồng bộ, đã lỗi thời nên rất cần sự giúp đỡ đầu tư của các chương trình như những trường bạn.
Cán bộ giáo viên trường TH&THCS Ba Sao chúng tôi rất ham thích khoa học, thời gian vừa qua chúng tôi đã phải mò mẩm tìm kiếm tài liệu để học, tự giúp nhau thực hành, ứng dụng... trong lúc nơi khác lại được đào tạo kỹ càng.
Những nơi làm tốt cần có sự đầu tư mang tính động viên, khuyến khích. tránh việc đầu tư ồ ạt cho một số trường để không sử dụng được.
Tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường không còn bàn cãi. Kiến nghị cấp trên cho ứng dụng rộng rãi trong nhiều trường, mặt khác cần có kế hoạch sớm bồi dưỡng đội ngũ cán bô, giáo viên để họ có thể ứng dụng ngay vào công tác của mình.
Những phần mềm mang tính chất quy chế như: Phần mềm quản lý nhân sự, quản lí học sinh, quản lí điểm,... Cần có sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ . Đặc biệt khi đã ứng dụng phần mềm cần cho phép sử dụng kết quả của nó. Ví dụ: ứng dụng phần mềm quản lí điểm thì cho sử dụng việc in sổ điểm luôn, không dùng sổ điểm, sổ liên lạc ghi bằng tay. Với kết quả sau các năm tổ chức thực hiện từ điều kiện một trường vùng sâu có những khó khăn, tôi mạnh dạn chọn đề tài này để tổng kết thành những bài học kinh nghiệm, khái quát thành lý luận mới với mong muốn có được những sự chỉ đạo của các cấp và sự góp ý kiến của các đồng nghiệp để bản thân có thêm những kinh nghiệm quản lý chuyên môn trong trường tốt hơn. 
	Người viết
 	Huỳnh Quốc Dũng
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để hoàn thành đề tài trên, các phần cơ sở lý luận và hướng dẫn nội dung bản thân tôi đã tham khảo các tài liệu sau:
Tài liệu tập huấn quản lý chuyên môn năm học 2011-2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Khoa học quản lý Nhà trường phổ thông của tác giả Trần Kiểm - Nhà Xuất bản Đại Học Quốc gia Hà Nội - Xuất bản năm 2002.
Một số vấn đề cơ bản về giáo dục THCS của Bộ GD-ĐT, Nhà xuất bản Giáo dục năm 1998.
Các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Ngành GD các cấp.
Chỉ thị số: 55/2008/CT- BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012.
Quyết định số: 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa nước Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin tuyền thông”.

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so giai phap ve ung dung cong nghe thong tintrong quan ly va day hoc.doc