A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong giáo dục nước ta, đặc biệt là ở Tiểu học môn Toán rất được chú trọng. Đây là môn chiếm rất nhiều tiết trong chương trình, đứng thứ 2 sau Tiếng Việt. Chúng ta đang thực hiện đổi mới toàn diện về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt tối thiểu ở một tiết học.
Toán là một môn khoa học có logic tường minh, logic kiến thức toán học là cốt lõi của quá trình dạy học. Nó đảm bảo tính khoa học của quá trình dạy toán. Dạy toán ở Tiểu học là tái tạo lại trong logic quá trình hình thành kiến thức toán học của học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy toán giáo viên cần hiểu kiến thức một cách sâu sắc và tìm ra kế hoạch dạy học tương ứng để giúp học sinh tự tìm ra kiến thức. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triền nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản.
Môn toán ở Tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trìu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết, cách suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.
Mục tiêu nói trên được thông qua việc dạy học các môn học, đặc biệt là môn Toán. Môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn toán là “ chìa khóa” mở cửa cho tất cả các ngành khoa khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn Toán là một bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học và giải các bài toán nên tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy Toán lớp 5”.
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAO LÃNH TRƯỜNG TH & THCS MỸ XƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TOÁN LỚP 5 Người thực hiện: NGUYỄN VĂN HỘI Năn học: 2011 – 2012 PHỤ LỤC oOo A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu III. Giới hạn đề tài IV. Kế hoạch thực hiện B. Phần nội dung I. Cơ sở lý luận II. Cơ sở thực tiễn III. Thực trạng và những mâu thuẩn IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề 1. Cải tiến phương pháp dạy học 2. Cải tiến một số kỹ thuật dạy học V. Hiệu quả áp dụng C. Kết luận I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác II. Khả năng áp dụng III. Bài học kinh nghiệm A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong giáo dục nước ta, đặc biệt là ở Tiểu học môn Toán rất được chú trọng. Đây là môn chiếm rất nhiều tiết trong chương trình, đứng thứ 2 sau Tiếng Việt. Chúng ta đang thực hiện đổi mới toàn diện về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt tối thiểu ở một tiết học. Toán là một môn khoa học có logic tường minh, logic kiến thức toán học là cốt lõi của quá trình dạy học. Nó đảm bảo tính khoa học của quá trình dạy toán. Dạy toán ở Tiểu học là tái tạo lại trong logic quá trình hình thành kiến thức toán học của học sinh. Vì vậy trong quá trình dạy toán giáo viên cần hiểu kiến thức một cách sâu sắc và tìm ra kế hoạch dạy học tương ứng để giúp học sinh tự tìm ra kiến thức. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triền nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản. Môn toán ở Tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trìu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, bằng viết, cách suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo. Mục tiêu nói trên được thông qua việc dạy học các môn học, đặc biệt là môn Toán. Môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn toán là “ chìa khóa” mở cửa cho tất cả các ngành khoa khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn Toán là một bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, nó giúp con người phát triển toàn diện, nó góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin và sự phồn vinh của quê hương đất nước. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học và giải các bài toán nên tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy Toán lớp 5”. 1/ Cơ sở lý luận: Nói đến dạy và học thì không thể không nói đến phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh, hai hoạt động này phải diễn ra một cách song song, nhịp nhàng. Ở học sinh lớp 5, kiến thức toán đối với các em không còn mới lạ, khả năng nhận thức của các em đã được hình thành và phát triển ở các lớp dưới, tư duy đã bắt đầu có chiều hướng bền vững và đang ở giai đoạn phát triển, vốn sống, vốn hiểu biết thực tế đã bước đầu có những hiểu biết nhất định. Tuy nhiên, trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, yêu cầu đặt ra khi giải các bài toán có lời văn cao hơn ở lớp dưới, các em phải đọc nhiều, viết nhiều, bài làm phải trả lời chính xác với phép tính, với các yêu cầu của bài toán đưa ra, cho nên thường vướng mắc về vấn đề trình bày lời giải, sai sót do viết không đúng chính tả hoặc viết thiếu, viết thừa từ. Một số sai sót không đáng kể khác là học sinh thường không chú ý phân tích theo các điều kiện của bài toán nên đã lựa chọn thực hiện sai phép tính. 2/ Cơ sở thực tiễn: Trước tình hình đó, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Xương chúng tôi đã triển khai thực hiện những thay đổi theo phương pháp dạy học mới. Mục đích giáo dục Tiểu học được hoàn thiện theo hướng toàn diện hơn. Với chương trình mới, chúng ta đã và đang từng bước thay đổi nội dung dạy học. Cho nên người giáo viên cần tập trung đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp. Hiện nay, chúng ta đang tập trung đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh trong quá trính dạy học. Trong Luật giáo dục cũng đã khẳng định: “ Phương pháp dạy học phải pháy huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh”. Vậy để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh về môn Toán cần có phương pháp dạy học phụ hợp: phù hợp với nội dung kiến thức, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể của nhà trường. Thực tế bản thân tôi, giáo viên trường tôi đã vận dụng thành thạo các phương pháp dạy học truyền thống vào dạy học toán như: giảng giải, vấn đáp, trực quan,ngoài những phương pháp này, hình thức thầy tổ chức, trò hoạt động đòi hỏi người giáo viên phải biết vận dũng nhiều phương pháp và các kỹ thuật khác nữa. Chẳng hạn: phải biết theo dõi từng học sinh trong quá trình giải bài tập để kịp thời giúp đỡ học sinh yếu, giao việc cho học sinh giỏi, phải biết cách nhanh chóng chia lớp thành nhóm để tổ chức giải câu đố toán học, phải biết cách làm mẫu khi hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng dạy học. Giáo viên trường tôi tuy đã biết về các kỹ thuật dạy học nói trên nhưng chưa thành thục khi sử dụng chúng, giáo viên ngại sử dụng hoặc chỉ lạm dụng một vài kĩ thuật nào đó mà thôi. Đây là điểm yếu của tôi, của giáo viên trường tôi và cũng chính là lí do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 5 trong năm học này nhằm nâng cao chất lượng của lớp tôi. II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Qua kinh nghiệm thực tế, bản thân tôi luôn luôn quyết tâm trang bị tốt cho học sinh nắm vững kiến thức để giải toán đề xuất phương pháp cụ thể hóa giúp học sinh rèn luyện tốt các kỹ năng, bồi dưỡng học sinh tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu nội dung dạy học toán và nghiên cứu một số biện pháp, hình thức dạy học toán để áp dụng nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh lớp 5. - Có rất nhiều biện pháp nghiên cứu dẫn đến thành công. Chúng ta vận dụng và chọn một số biện pháp tiêu biểu để rút ra bài học kinh nghiệm để bồi dưỡng học sinh có hiệu quả. - Qua quá trình nghiên cứu chúng ta cần sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp quan sát. + Phương pháp phỏng vấn. + Phương pháp thực nghiệm. + Phương pháp phân tích nội dung. + Phương pháp phân tích số liệu. III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: Việc nghiên cứu, lưa chọn, phân loại và hướng dẫn giảng dạy các bài tập về các dạng toán tôi đã và đang thực hiện ở lớp 5. Đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy toán 5”. Tôi áp dụng ở Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Xương trong năm học 2011 – 2012. IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: Đầu năm học được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5. Tôi thấy tình hình học tập và trình độ học sinh trong lớp không đồng đều, gia đình quan tâm chưa nhiều, ý thức học tập học tập của học sinh chưa tốt, việc học bài, làm bài ở lớp và ở nhà không thường xuyên. Có những dạng toán khá dễ nhưng các em vẫn làm sai hoặc không biết cách làm, cách tính dẫn đến điểm môn toán còn thấp. Tất cả những điều đó thôi thúc tôi tìm hiểu nghiên cứu đưa ra một đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy toán 5” nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học môn Toán để các em đạt chuẩn, kỹ năng môn học trong năm học 2011- 2012. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: - Trong quá trình dạy học để có học sinh giỏi phải có giáo viên giỏi, có phương pháp và kinh nghiệm trong giảng dạy, phải kết hợp nhiều bộ phận như: nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện. - Cầu nối giữa kiến thức và thực hành trong việc giải toán. - Thông qua dạy toán rèn tư duy logic, cách diễn đạt được kết hợp với các môn học khác trong nhà trường. - Cơ sở ban đầu cho những ước mơ, say mê trong việc học và giải toán. II. Cơ sở thực tiễn: - Cấp Tiểu học là cấp quan trọng cho việc hình thành nhân cách, cung cấp kiến thức ban đầu về khoa học tự nhiên và xã hội. - Bồi dưỡng tình cảm, thói quen về hoạt động nhận thức. - Định hướng cách giải có tư duy, logic. - Tìm hiểu các quan hệ có dữ kiện, xác định cái đã cho, cái phải tìm Những vấn đề đã nêu trên là cơ sở, là nền tảng để thực hiện đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy toán 5” nhằm đáp ứng yêu cầu cần thiết và sự phát triển chiến lược giáo dục trong giai đoạn hiện nay. III: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN. Đầu năm học hàng năm, Ban giám hiệu đưa ra phương hướng và nhiệm vụ năm học, chỉ đạo giáo viên phải có biện pháp, việc làm cụ thể để giúp các em đến hết năm học phải đạt chuẩn theo quy định Việc dạy học toán và đổi mới phương pháp dạy học Toán được tiến hành theo định hướng: học sinh là nhân vật trung tâm của nhà trường, là chủ thể của hoạt động; thầy giáo là nhân tố quyết định chất lượng của nhà trường, là người tổ chức kiểm tra, đánh giá các hoạt động của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học Toán là: - Thầy nói ít, trò làm nhiều. - Trong giảng dạy không áp đặt với học sinh. - Cá thể hóa hoạt động của học sinh. - Phát huy tối đa khả năng sáng tạo của học sinh. - Sử dụng hợp lí và có hiệu quả các phương tiện kĩ thuật trong dạy học. Toán là khoa học có logic tường minh, chính xác, nó đảm bảo tính khoa học của việc dạy học toán của học sinh; Đổi mới phương pháp dạy học thì người giáo viên phải hiểu kiến thức một cách sâu sắc tới mức có thể phân giải nó thành những bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng là tìm ra những việc làm tương ứng cho học sinh để các em tự tìm ra kiến thức đó. Lao động “ Trí tuệ” của người giáo viên là xây dựng hệ thống việc làm tương ứng với kiến thức để học sinh thực hiện kiến thức đó. Qua dự giờ và sinh hoạt chuyên môn ở trường, tôi thấy giáo viên trường tôi sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học truyền thống vào dạy Toán như: giảng giải, vấn đáp, trực quan,.nhiều giáo viên khá thành công trong quá trình thay đổi hợp lí các phương pháp trong một giờ dạy nhưng cũng nhiều giáo viên thì lạm dụng chưa rõ bản chất của một giờ tích cực nên có sự mất cân đối giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó, giáo viên thường chỉ truyền đạt giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên. Vì vậy, giáo viên thường làm việc một cách máy móc và ít quan tâm đến việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Học sinh học tập một cách thụ động chủ yếu nghe giảng, ghi nhớ rồi làm theo mẫu; Giáo viên là người duy nhất có quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh, học sinh ít khi được đánh giá mình và đánh ... mình trước tập thể, cả lớp tìm hiểu công việc của nhóm khác. - Bước 6: Các nhóm trình bày xong cuối cùng tổng hợp và kết luận. Giáo viên tổng hợp ý kiến của các nhóm và kết luận nhằm xác định sự đúng sai và động viên khuyến khích học sinh. Việc dạy học theo nhóm cũng có nhiều thế mạnh song nếu tổ chức không tốt thì cũng dẫn đến chất lượng và hiệu quả thấp. Ví dụ: nếu để nhóm đông quá thì giáo viên khó có thể kiểm soát được hoạt động học tập của tất cả các nhóm. Nếu lạm dụng chia nhóm vào những lúc không cần thiết thì mất thời gian vô ích, nếu tổ chức hoạt động theo nhóm để rồi học sinh chỉ biết phần việc của nhóm mình được giao thì cuối tiết học kiến thức của bài học trở nên thành một mảnh chắp vá trong đầu học sinh. Vì thế, ngoài hình thức dạy học nói trên còn có thể sử dụng hình thức dạy học khác. b. Dạy học cá thể hóa hoạt động học của học sinh: Hình thức này có ưu điểm là phát huy tính độc lập suy nghĩ của từng học sinh trong quá trình dạy học. Quy trình dạy học cá thể hóa hoạt động học của từng học sinh thường được điều hành qua các bước sau: - Bước 1: Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các phiếu bài tập, các tình huống vào phiếu bài tập. - Bước 2: Giao và nhận nhiệm vụ: Giáo viên nêu yêu cầu phát cho mỗi em một tờ phiếu đã chuẩn bị. - Bước 3: Hoc sinh suy nghĩ trả lời theo yêu cầu của phiếu ( ở phần để trống). - Bước 4: Học sinh trình bày sản phẩm của mình. Học sinh khác nhận xét. - Bước 5: Tổng hợp và kết luận. * Học sinh tự đánh giá mình, đánh giá bạn. * Giáo viên nhận xét ý kiến trình bày của học sinh- kết luận xác định đúng sai. c. Dạy học cả lớp: - Cần chú ý cách đặt câu hỏi cho phù hợp: Việc thiết lập hệ thống câu hỏi trong dạy toán là rất quan trọng. Câu hỏi có thể được dùng trong đàm thoại, khi vấn đáp phát hiện vấn đề có tính chất toán học, khuyến khích học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, sáng tạo. - Tránh dùng những câu hỏi đóng có dạng câu trả lời là đúng hoặc sai ( có hoặc không ). Ví dụ: 35 chia cho 5 bằng mấy ? Nên dùng những câu hỏi mở, để học sinh có thể đưa ra nhiều câu trả lời và câu trả lời chi tiết hơn. Ví dụ: “ Có bao nhiêu bạn nhận được 3 cái kẹo từ gói kẹo này ?” đặt câu hỏi có vấn đề tạo tình huống toán học cho học sinh phải suy nghĩ; câu hỏi để gợi ý cho học sinh dự đoán nhờ nhận xét trực quan và thực nghiệm; lật ngược vấn đề; xem xét tương tự; khái quát hóa; phát hiện nguyên nhân và cách sửa sai d. Ứng dụng công nghệ cao trong day học: Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học một cách phù hợp là rất cần thiết vì nó giúp học sinh hứng thú học tập, ham tìm tòi khám phá, sáng tạo. Trong môn Toán có những nội dung mang tính chất áp đặt hoặc khó hiểu, cắt ghép hình, mô phỏng, tổ chức trò chơi, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức, hạn chế được áp đặt hơn. Tóm lại: Với biện pháp nâng cao chất lượng dạy toán là đổi mới phương pháp dạy học, là một hệ thống làm việc của học sinh thay cho lời nói của thầy. Trong thiết kế đó logic kiến thức là nhân tố khách quan tạo ra sự thống nhất chung cho mọi người, sự sáng tạo của giáo viên cũng phải tuân theo logic khách quan đó. Với biện pháp trên, dạy học toán là tìm ra công nghệ dạy học cho một kiến thức toán để giáo viên thực sự là người tổ chức hướng dẫn hoạt động của học sinh qua hệ thống làm việc được thiết kế. Học sinh giành được kiến thức bằng chính hoạt động của mình để áp dụng vào việc giải toán. V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG: - Là giáo viên chủ nhiệm việc rèn học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, ... là trách nhiệm khá nặng nề, để nâng cao công tác giảng dạy đạt chất lượng cao, bản thân là người giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp, phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có óc sáng tạo sử dụng linh hoạt các phương pháp biện pháp tích cực để cuối năm học sinh có đủ kiến thức lên lớp đạt 98% trở lên. Đây là thước đo về trình độ tay nghề chuyên môn của mỗi giáo viên. Cho nên người giáo viên phải biết nắm chắc nội dung cơ bản của toán lớp 5. - Căn cứ vào trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh. - Căn cứ vào sự chuẩn bị bài ở nhà, khả năng áp dụng kiến thức đã học vào làm toán. *Xác định các kiến thức học sinh cần được rèn luyện: “ Giải toán về tỉ số phần trăm”. Từ đó, giáo viên đưa ra một số biện pháp để rèn luyện cho học sinh. + Biện pháp giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học. - Giáo viên gợi mở, học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học rồi giúp học sinh huy động những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy để tự mình ( hoặc cùng các bạn trong từng nhóm nhỏ, nhóm lớn) tìm ra mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã học, rồi tự tìm cách giải quyết vấn đề. Ví dụ: Khi dạy bài: “ Giải toán về tỉ số phần trăm” ( lớp 5) giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học. Chẳng hạn: Giáo viên nêu ví dụ 1 trong sách giáo khoa: “Trường Tiểu học vạn Thọ có 600 học sinh, trong đó có 315 học sinh nữ. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường” . Giáo viên nêu: Tỉ số giữa học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 315 : 600 - Cho học sinh tìm thương của 315 : 600 = 0,525 - Giáo viên cho học sinh lấy thương nhân với 100 rồi ghi kí hiệu % vào bên phải thương vừa tìm được. ( 0,525 x 100 = 52,5 % ). => Giáo viên kết luận: Các bước trên chính là các bước tìm tỉ số phần trăm giữa số học nữ và số học toàn trường. Vậy tỉ số phần trăm học sinh nữ và học sinh toàn trường 52,5 % Thông thường ta có thể viết gọn cách tính như sau: 315 : 600 = 0,525 = 52,5 % => Giáo viên rút ra kết luận: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như sau: - Tìm thương của hai số. - Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được. + Chẳng hạn, với bài học “Giải toán về tỉ số phần trăm ”, sau phần học bài mới nên cho học sinh làm bài tập 1 và bài tập 2 ( theo mẫu ). Giáo viên hướng dẫn mẫu rồi học sinh tự chữa bài tại lớp. Bài 3 cho học sinh đọc và phân tích đề rồi tự làm vào vở để củng cố lại kiến thức vừa học ( có thể cho học nhắc lại quy tắc mới học). - Quá trính tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề của bài học, bước đầu vận dụng kiến thức mới học sẽ góp phần giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức mới, thực hiện “ Học thông qua hoạt động”. - Với những biện pháp nêu trên đối với lớp tôi kết quả tăng lên rõ rệt: + Kết quả đạt được: TSHS Giỏi Khá TB Yếu Lớp 5/1 22/09 10/6 7/2 5/1 C. KẾT LUẬN I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác: - Từ môn học toán người giáo viên giúp học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung có kỹ năng, tìm tòi tri thức tính toán một cách chính xác, tạo cho các em có kiến thức cơ bản làm cơ sở tiền đề cho học lên Trung học cơ sở . Với sự tự giác rèn luyện học sinh và cách đổi mới hình thức, phương pháp, biện pháp dạy học mới tiến bộ giúp học sinh tích cực tìm tòi khám phá để tiếp thu vốn kiến thức toán một cách khoa học và có hiệu quả cao. - Để đảm bảo thành công với đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy Toán 5 “ cũng là quá trình đổi mới phương pháp dạy học toán cần giáo viên cần: Đổi mới nhận thức trong đó tôn trọng khả năng sáng tạo của học sinh, đổi mới hình thức dạy học, khuyến khích dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm tăng cường trò chơi học tập. Đổi mới phương tiện dạy học, khuyến khích dùng các loại bài tập, đồ dùng học tập, phương tiện kĩ thuật, đổi mới cách đánh giá của giáo viên và học sinh. - Dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm là quá trình giáo viên tổ chức và hướng dẫn các học sinh học tập nhằm huy động mọi khả năng của từng học sinh tìm tòi khám phá ra những nội dung mới của từng bài học. Kết quả của cách dạy như tế không chỉ góp phần hình thành cho học sinh các kiến thức kỹ năng và thái độ cần thiết mà chủ yếu là xây dựng cho học sinh lòng nhiệt tình và phương pháp học tập khoa học. Môn Toán là một môn học hết sức quan trọng, cần có phương pháp dạy học phù hợp, nhanh chóng chuyển từ hình thức dạy học thầy giảng trò ghi nhớ sang hình thức dạy học “ Lấy học sinh để hướng vào hoạt động học, thầy là người hướng dẫn, trò nhận thức chủ động trong việc giải toán “. II. Khả năng áp dụng: Đề tài “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy Toán 5” có thể áp dụng với bất cứ giáo viên nào đang dạy lớp 5 Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Xương. III. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển: - Đầu năm phân loại trình độ học sinh, nắm chắc đối tượng học sinh. - Giáo viên phải thực sự nhiệt tình, yêu nghề, kiên trì rèn học sinh, không nóng tính, phải mềm dẻo, chia sẽ với học sinh. - Thường xuyên khuyến khích động viên khen ngợi là chính. - Biết học sinh yếu kiến thức gì để rèn, bổ sung cho học sinh. - Sắp xếp chỗ ngồi học sinh hợp lý, phân công học sinh khá, giỏi rèn tiếp. Không có phương pháp biện pháp dạy học nào là tối ưu hay vạn năng, chỉ có lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề mến trẻ của người thầy mới mang lại kết quả cao trong giảng dạy. Chất lượng học sinh là chiếc chìa khoá vàng tri thức để mở ra cho các em cánh cửa tương lai tươi sáng ở một ngày mai. Đó là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên. Vì vậy, sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân Tôi suy nghĩ, trăn trở bằng một tình yêu nghề nghiệp, hi vọng nó sẽ cùng các bạn đồng nghiệp trao đổi để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang mà Đảng và Nhà nước trao cho nhà giáo, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Trên đây là đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy Toán lớp 5”. Mà bản thân tôi đã áp dụng dạy ở lớp mình đạt kết quả tốt. Do lần đầu tiên thực hiện nghiên cứu đề tài và chưa có kinh nghiệm nên không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, Tôi rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo, Hội đồng chấm Sáng kiến kinh nghiệm đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Mỹ Xương, ngày 29 tháng 02 năm 2012 Người viết Nguyễn Văn Hội ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CỦA CƠ SỞ: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TM. HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CHỦ TỊCH
Tài liệu đính kèm: