Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 khắc phục lỗi chính tả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 khắc phục lỗi chính tả

A/ PHẦN MỞ ĐẦU :

 I/ Lí do chọn đề tài:

 Chữ quốc ngữ là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam, gìn giữ và viết đúng chính tả là giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và còn là trách nhiệm của mỗi người Việt yêu nước, yêu sự trong sáng của tiếng Việt.

 Thực trạng viết sai chính tả đang là mối quan tâm của nhiều người, của cộng đồng xã hội trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

 Trong nhà trường hiện nay, nhiều học sinh viết sai chính tả. Một bài văn của học sinh trung bình cũng như học sinh giỏi đều mắc lỗi chính tả. Thậm chí một số học sinh không chú ý gì về lỗi chính tả khi làm bài, lâu ngày thành thói quen có hại khó sửa chữa được.

 Là một giáo viên dạy Ngữ văn nên tôi rất quan tâm đến việc phát hiện lỗi chính tả trong nói và viết của học sinh và tìm nhiều giải pháp giúp các em khắc phục.

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 khắc phục lỗi chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LÃNH
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN MINH TRÍ
 ******* —µ– *******
 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN ĐỀ TÀI :
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6
KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ
 -------------------
 A/ PHẦN MỞ ĐẦU :
 I/ Lí do chọn đề tài:
 Chữ quốc ngữ là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam, gìn giữ và viết đúng chính tả là giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và còn là trách nhiệm của mỗi người Việt yêu nước, yêu sự trong sáng của tiếng Việt.
 Thực trạng viết sai chính tả đang là mối quan tâm của nhiều người, của cộng đồng xã hội trong việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
 Trong nhà trường hiện nay, nhiều học sinh viết sai chính tả. Một bài văn của học sinh trung bình cũng như học sinh giỏi đều mắc lỗi chính tả. Thậm chí một số học sinh không chú ý gì về lỗi chính tả khi làm bài, lâu ngày thành thói quen có hại khó sửa chữa được. 
 Là một giáo viên dạy Ngữ văn nên tôi rất quan tâm đến việc phát hiện lỗi chính tả trong nói và viết của học sinh và tìm nhiều giải pháp giúp các em khắc phục.
 Sau nhiều năm nghiên cứu, thực hiện, tôi đã tích lũy được một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 khắc phục lỗi chính tả và đạt được những kết quả khả quan, muốn được chia sẻ với đồng nghiệp. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này.
 II/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
 Từ thực trạng học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả , tôi đã thống kê, tìm hiểu nguyên nhân. Sau khi đã xác định nguyên nhân, tôi tìm những giải pháp tốt nhất nhằm giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả.
 Theo tôi, nguyên nhân có nhiều nhưng tập trung một số nguyên nhân cơ bản sau đây:
 - Do cách phát âm theo phương ngữ vì thông thường tiếng Việt phát âm như thế nào thì viết chữ thế ấy.
 - Do thường lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu như: S/X, D/V/GI . . .
 - Do không phân biệt các phụ âm cuối vì phát âm sai, nhầm lẫn như: N/NG, 
C/T, ĂN/ĂNG, ĂT/ĂC, ÂT/ÂC. . .
 - Do nhầm lẫn không phân biệt rõ hai thanh HỎI, NGÃ.
 - Do ít đọc sách, báo, tạp chí.
 - Do một số giáo viên chưa chú trọng đến việc chữa lỗi chính tả cho học sinh.
 Từ việc tìm hiểu nguyên nhân, tôi đã thực hiện “ Một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 khắc phục lỗi chính tà”, một trong những biện pháp tích cực giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn và các môn khác trong chương trình.
 Việc nghiên cứu của tôi dựa trên những lỗi chính tả phổ biến của học sinh lớp 6, sau đó thống kê, tham khảo, tìm một số mẹo chính tả cho từng loại lỗi để giúp học sinh cách khắc phục. Mẹo chính tả mà tôi cung cấp cho học sinh là thành tựu của nhiều công trình nghiên cứu về chữa lỗi chính tả của các nhà ngôn ngữ học. Đó là những mẹo vừa dễ nhớ lại vừa dễ làm phù hợp cho tất cả các đối tượng học sinh.
 III/ Giới hạn của đề tài:
 Trong nhà trường phổ thông hiện nay, mặc dù các thầy cô đã cố gắng khắc phục lỗi chính tả cho học sinh nhưng do thời lượng chương trình có hạn và ý thức rèn luyện chính tả trong học sinh chưa cao nên tình trạng viết sai chính tả của các em vẫn không giảm.
 Lỗi chính tả phổ biến trong học sinh hiện nay là: Lỗi về phụ âm đầu; lỗi về dấu thanh; lỗi về nguyên âm chính; lỗi về các âm cuối vần.
 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ giới hạn trong việc giúp học sinh lớp 6 một số giải pháp khắc phục lỗi chính tả phổ biến. Cụ thể là: 
 - Cách phân biệt dấu hỏi và dấu ngã trong từ láy và từ Hán Việt.
 - Cách phân biệt phụ âm đầu S và X.
 Riêng việc hướng dẫn học sinh một số mẹo chính tả để viết đúng những phụ âm đầu khác, viết đúng âm chính và âm cuối dễ mắc lỗi thì tôi không đưa vào nội dung đề tài này vì chưa thống kê kết quả cụ thể.
 IV/ Kế hoạch thực hiện :
 - Thống kê số bài viết tập làm văn, số lần kiểm tra các phân môn (Văn, tiếng Việt), số lần trả bài viết tập làm văn, số lần trả bài kiểm tra, số tiết học có bài tập viết chính tả ở lớp 6 để có kế hoạch, biện pháp giúp học sinh cách viết đúng tiếng Việt, khắc phục lỗi chính tả phổ biến thông qua các tiết trả bài, các tiết rèn chính tả từng học kỳ theo phân phối chương trình.
 - Cụ thể, số lần trả bài viết TLV, bài kiểm tra 1 tiết ( Văn, Tiếng Việt), số bài học rèn chính tả ( Theo PPCT) và số bài tập rèn chính tả ở các tiết Tiếng Việt - phần luyện tập (Theo SGK) Ngữ văn 6 như sau:
 * Học kỳ I :
Phân môn
Số lần trả bài
K.tra 1-2 tiết
Số tiết học
Rèn chính tả
Số bài tập
Rèn chính tả
Ghi chú
Văn
1
Tiếng Việt
1
02
07
Tập làm văn
4
Kể cả KT HK
 * Học kỳ II :
Phân môn
Số lần trả bài
K.tra 1-2 tiết
Số tiết học
Rèn chính tả
Số bài tập
Rèn chính tả
Ghi chú
Văn
1
Tiếng Việt
1
01
06
Tập làm văn
4
Kể cả KT HK
 - Thống kê các loại lỗi phổ biến của học sinh, cung cấp cho các em những kiến thức về chính tả, những mẹo về chính tả qua những tiết trả bài, các tiết rèn chính tả, các tiết học tự chọn từ đầu đến cuối năm học.
 - Thường xuyên theo dõi kết quả rèn luyện, khắc phục lỗi chính tả ở học sinh , kịp thời giúp đỡ học sinh khắc phục những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện.
B/ PHẦN NỘI DUNG :
 I/ Cơ sở lý luận :
 - Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác. Mặc dù những quy tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung nhưng việc viết đúng chính tả trong học sinh hiện nay còn nhiều khó khăn, tồn tại mà mỗi giáo viên và học sinh cần phải nỗ lực để khắc phục.
 - Cái gọi là lỗi chính tả chẳng qua chỉ đụng chạm đến cái vỏ âm thanh ở một vài điểm cá biệt mà thôi. Còn toàn bộ các quan hệ về mọi mặt, quan hệ ngữ âm, quan hệ láy âm, quan hệ ngữ nghĩa có thể nói là nguyên vẹn. Chính vì vậy con đường chữa chính tả bằng mẹo là đóng góp thiết thực vào việc tiêu chuẩn hóa tiếng Việt và cải tiến giảng dạy theo phương châm khoa học, dân tộc và đại chúng. Vận dụng mẹo chính tả là tiếp thu những thành tựu do khoa học ngôn ngữ đưa đến, chứ không phải do tài năng, sáng tạo cá nhân. Điều quan trọng là giáo viên dạy Ngữ văn có quan tâm đến thành tựu này hay không và cách hướng dẫn học sinh biết, vận dụng mẹo luật này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất khi nội dung này không được đưa vào chương trình.
 II/ Cơ sở thực tiễn:
 Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu chữa lỗi chính tả của các nhà ngôn ngữ học. Cách chữa lỗi thường nói đến là:
 - Tập phát âm cho đúng.
 - Phân tích chính tả bằng phân tích, so sánh.
 - Cách học, cách “ nhớ từng chữ một”.
 - Cách sử dụng các mẹo luật chính tả.
 Trong nhà trường phổ thông hiện nay, học sinh được học nhiều môn nhưng hầu như chỉ có giáo viên dạy Ngữ văn mới quan tâm đến việc chữa lỗi chính tả cho học sinh và trong đáp án các bài kiểm tra đều có yêu cầu về viết đúng chính tả.
 Nhìn chung, đa số giáo viên hiện nay thường vận dụng nhiều cách khác nhau nhằm khắc phục lỗi chính tả cho học sinh. Tuy nhiên trên thực tế ít có giáo viên có kế hoạch cụ thể để giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả một cách khoa học, thường xuyên, có hệ thống . Do đó hiệu quả đạt được không cao.
 Là giáo viên Ngữ văn đứng trước thực trạng học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân, tìm những giải pháp giúp học sinh khắc phục và đã thu được những kết quả nhất định.
 III/ Thực trạng và những mâu thuẫn:
 - Tình trạng học sinh viết sai chính tả tại các trường phổ thông hiện nay là khá nhiều. Nhiều em viết sai vì “ không biết viết thế nào cho đúng”. Phần lớn các em viết sai chính tả nhiều là những học sinh có học lực yếu, kém.
 - Qua kiểm tra chất lượng vào đầu năm học, nhiều học sinh viết sai quá nhiều lổi chính tả do mất kiến thức chính tả từ tiểu học. Thiếu kiến thức, thiếu sự rèn luyện, thiếu phương pháp để khắc phục nên các em viết sai chính tả là điều khó có thể tránh khỏi. Thậm chí có em còn viết sai chính tả ngay cả họ và tên mình, viết sai chính tả tên văn bản trong giao tiếp như :
 ĐƠN XIN NGHỈ HỌC thành : ĐƠN XINH NGHĨ HỌC.
 - Hiện nay, chương trình cấp I khá nặng, thời lượng dành cho môn chính tả lại ít, các em thường quan tâm đến các môn khác nhiều hơn. Thầy cô cũng không có nhiều thời gian cho các em rèn chính tả. Nhiều phụ huynh còn xem việc con mình có viết đúng chính tả hay không là . . . chuyện nhỏ. Hoặc có người cho rằng “ Có nhiều môn học quan trọng hơn, viết đúng hay sai chính tả không nhằm nhò gì”.
 - Hiện nay thực trạng học sinh viết sai chính tả nhiều là phổ biến. Nhiều học sinh viết chữ rõ ràng, sạch đẹp nhưng vẫn sai chính tả ở những từ đơn giản.
 - Đối với học sinh tiểu học, phân môn chính tả giúp các em hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả , nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt. Thực trạng, học sinh tiểu học nói chung thường viết sai chính tả, nhất là lỗi dấu thanh, lỗi phụ âm đầu và âm cuối. Hậu quả là lên lớp 6 vẫn còn một số học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả.
 - Giúp học sinh lớp đầu cấp THCS viết đúng chính tả là một thách thức, cũng là một nhiệm vụ không thể xem nhẹ của giáo viên Ngữ văn lớp 6 nói riêng, giáo viên bậc THCS, nói chung.
 - Thực tế, thời gian dành cho việc rèn luyện chính tả cho học sinh ở lớp 6 là rất ít ( chỉ có 3 tiết/ cả năm học) . Do đó đòi hỏi giáo viên phải cố gắng, sáng tạo, tận dụng mọi thời giờ, mọi giải pháp để giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
 IV/ Các biện pháp giải quyết vấn đề:
 Qua thống kê về lỗi chính tả của học sinh đầu năm lớp 6, tôi nhận thấy có ba loại lỗi phổ biến nhất trong bài làm của học sinh đó là: 
 1/ Lỗi về phụ âm đầu
 2/ Lỗi về thanh điệu
 3/ Lỗi về phụ âm cuối.
 Từ những lỗi phổ biến trên, tôi đã cố gắng cung cấp cho học sinh một số mẹo chính tả thông qua các tiết học như sau:
 - Các tiết trả bài viết tập làm văn ( tổng cộng : 8 tiết )
 - Các tiết trả bài kiểm tra Văn, Tiếng Việt ( tổng cộng : 4 tiết)
 - Các tiết rèn chính tả theo PPCT ( tổng cộng : 3 tiết)
 - Các tiết có bài luyện tập viết chính tả ( 13 tiết)
 - Các tiết học tự chọn môn Ngữ văn 6 (20 tiết)
 Trong các tiết học nói trên, đặc biệt là các tiết trả bài viết tập làm văn, trả bài kiểm tra Văn, kiểm tra tiếng Việt đầu tiên của năm học theo phân phối chương trình, tôi đã cung cấp cho học sinh những mẹo chính tả về lỗi mà nhiều em mắc phải . Tôi cho các em ghi chép vắn tắt các mẹo chính tả, luyện tập vận dụng mẹo luật để viết đúng chính tả từng loại lỗi. Tôi luôn theo dõi sự tiến bộ của học sinh, khuyến khích, biểu dương những cá nhân có sự tiến bộ trong rèn chính tả, luôn viết đúng, viết tốt, không sai chính tả; đồng thời nhắc nhở, động viên các em thường xuyên trau dồi chữ viết của mình. Nhiều học sinh thích thú khi biết cách viết đúng chính tả, các em đã thực hiện các mẹo luật và thành công ngay lập tức.
 Trong những lần trả bài kiểm tra, sau khi hướng dẫn học sinh sửa chữa bài theo kiến thức phâ ... u. Vì thế việc cung cấp cho học sinh cách viết đúng chính tả về dấu hỏi và dấu ngã là một việc rất cần thiết đối với giáo viên, đặc biêt là giáo viên Ngữ văn. 
 1/ Mẹo viết đúng dấu hỏi, dấu ngã đối với từ láy:
 Trong các từ láy tiếng Việt có quy luật bổng trầm. Quy luật này có nghĩa là trong từ láy hai tiếng thì hai chữ này đều là bổng hay đều là trầm, chứ không có một chữ thuộc hệ bổng hoặc thuộc hệ trầm.
 - Hệ bổng gồm : Hỏi - Sắc - Không ( không dấu- thanh ngang)
 - Hệ trầm gồm : Huyền - Ngã - Nặng
 Mẹo:
 “ Chị Huyền mang Nặng Ngã đau
 Anh Ngang Sắc thuốc Hỏi đau chỗ nào ”.
 Mẹo này có nghĩa là gặp một chữ mà ta không biết nó là dấu hỏi hay dấu ngã thì hãy tạo một từ láy âm. Nếu chữ láy âm với nó là dấu sắc, dấu không hay dấu hỏi thì nó sẽ là dấu hỏi. Trái lại, nếu chữ kia là dấu huyền, dấu nặng, hay dấu ngã thì nó sẽ là dấu ngã.
 Ví dụ : Về hệ bổng
 - Huyền – Ngã : sẵn sàng, lững lờ, não nùng, dỗ dành, dễ dàng . . .
 - Nặng – Ngã : rộng rãi, rộn rã, nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ . . .
 - Ngã – Ngã : dễ dãi, nhõng nhẽo, lỗ lã, lõa xõa, nhũng nhiễu . . .
 Ví dụ : Về hệ trầm
 - Ngang – Hỏi : nho nhỏ, vui vẻ, trong trẻo, ngơ ngẩn, đảm đang . . .
 - Sắc – Hỏi : nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ, sáng sủa . . .
 - Hỏi – Hỏi : lỏng lẻo, đủng đỉnh, thỏ thẻ, hổn hển, lửng thửng . . .
 Có một số ngoại lệ thực sự là : se sẽ, ngoan ngoãn, vỏn vẹn, khe khẽ.
 2/ Các từ thuần Việt khởi đầu bằng nguyên âm thì viết dấu hỏi :
 Ví dụ : ủ phân, ở nhà, ửng hồng, ẩm ướt, ẩu tả . . . 
 3/ Các từ gộp âm chỉ mang dấu hỏi, không mang dấu ngả:
 Ví dụ : 
 Ảnh ( anh+ấy) Cổ (cô+ấy)
 Bả (bà+ấy) Chỉ(chị+ấy)
 (bữa) hổm (ở) trỏng, trển, bển 
 Chửa (chưa+có) 
 4/ Đối với từ Hán Việt:
 *MẸO :
 “ Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã ” 
 ( Chú ý các phụ âm đầu là : M – N – Nh – V – L – D - Ng ) 
 * LUẬT :
 Với các từ Hán Việt, những từ có âm đầu là : M – N – Nh – V – L -D - Ng thì viết là dấu ngã. 
 Ví dụ: 
 - M (mình) : mĩ mãm, mã lực, mãnh hổ, mẫu số, mãn khóa. . .
 - N(nên) : truy nã, trí não, nỗ lực, nữ giới, nam nữ. . .
 - Nh (nhớ) : nhẫn nại, nhũng nhiễu, thạch nhũ, nhiễm độc, nhãn hiệu. . . - V(viết) : vũ lực, vĩnh viễn, vĩ tuyến, vãng lai, hùng vĩ. . .
 - L(là) : phụ lão, nguyệt liễm, kết liễu, lữ khách, lẫm liệt. . .
 - D(dấu) : dã man, hướng dẫn, dũng cảm, dưỡng sinh, dĩ nhiên. . .
 - Ng (ngã) : ngôn ngữ, tín ngưỡng, nghĩa vụ, hàng ngũ, ngũ sắc. . .
 Ngoại lệ: ngải ( ngải cứu – tên một cây thuốc ) 
 * Ngoài bảy âm đầu trên, các từ Hán Việt còn lại đều viết dấu hỏi.
 Ví dụ:
 - ảo ảnh, ảm đạm, ẩm thực, ẩu đả, ẩn hiện.
 - chủ trương, chủ nhật, chủng tộc, chẩn bệnh.
 - học giả, giảng giải, giản dị, gia giảm, gia phả.
 - khả ái, khởi nghĩa, khảng khái, khử trùng, khởi xướng.
 - kỉ niệm, ích kỉ, kết quả, phản bội, phát triển. 
 - thủ đô, thưởng thức, thải hồi, thử thách.
 - ỷ lại, yên ổn, ủng hộ, ủy ban, ủy lạo.
 - xả thân, xử sự, xử trảm. 
 * Ngoại lệ:
 - bãi : (bỏ) bãi khóa - bĩ : (đen) bĩ cực
 - cữu: (hòm) linh cữu - cưỡng : (ép) cưỡng ép
 - đãng: (buông) phóng đãng - tiễu: (diệt) tiễu phỉ
 - đãng: (đường thênh thang) quang đãng
 - hãm : (hại) giam hãm - hoãn : ( chậm) trì hoãn
 - hỗ: (cùng) hỗ tương - hỗn : (loạn) hỗn hợp
 - huyễn : (mê) huyễn hoặc - hữu : (có), hữu : (bạn)
 - kĩ : (tài) kĩ thuật, kĩ xảo, - kĩ : (hát) kĩ nữ
 - phẫu : (mổ) giải phẫu - hoãn: (chậm) trì hoãn 
 - tiễn : (đưa) tiễn biệt - tuẫn : (chết) tuẫn nạn
 - tiễn : ( làm) thực tiễn - trĩ : ( trẻ) ấu trĩ
 Về ngoại lệ này, giáo viên chỉ cần cho học sinh nhớ bốn câu thơ sau đây là tạm đủ:
Kĩ tài, bãi bõ, tĩnh yên
Tiễn đưa, xã xã, sĩ em học trò
Hữu phải, hữu có, cưỡng gò
Tiễn làm, hoãn chậm, quẫn lo vô cùng.
 µ- Cách phân biệt phụ âm đầu : S và X
 - Về mặt kết hợp âm tiết: S không đi với các vần bắt đầu bằng:
 OA, OĂ, UÊ, OE . . .
 Ví dụ: 
 Xuề xòa, xuê xoa, xoay xở, xệch xoạc,
 Xoắn lại, xoành xoạch, xuềnh xoàng . . .
 * Ngoại lệ : soát ( soát xét); còn lại là do điệp âm: suýt soát, sờ soạng,
 sột soạt . . .
 - Về mặt láy âm : X và S đều láy điệp âm đầu, nhưng S không láy với X.
 Do đó cả hai chữ đều phải hoặc là điệp S hoặc là điệp X:
 Ví dụ : 
 Sờ soạng, sục sạo, sung sướng, sỗ sàng, sắp sửa,
 San sát, sáng sủa, sững sờ, sụt sùi, sớn sác, sởn sơ. . .
 Xao xuyến, xôn xao, xàm xở, xanh xao, xấp xỉ, 
 Xí xóa, xì xào, xệch xạc, xoèn xoẹt, xoàng xĩnh. . .
 - Về láy âm với các chữ âm đầu khác: 
 + S không láy âm với các chữ có âm đầu khác.
 + X láy âm với một số âm đầu khác.
 Ví dụ : 
 Liểng xiểng, loăn xoăn, lào xào, lộn xộn, lấc xấc
 Lòa xòa, bờm xờm, xoi mói, xích mích, lao xao. . .
 Do đó, nếu ta thấy một chữ không phân biệt là S hay X nhưng láy âm chứ không điệp âm đầu thì đó là X, trừ vài ngoại lệ: lụp sụp; đồ sộ, sáng láng.
Một số mẹo về từ vựng giúp học sinh phân biệt S hay X:
 1/ Tên các thức ăn thường đi với X:
 Xôi, xúc xích, xà lách, lạp xưởng, lạp xường, xá xíu, cái xoong, cái 
 xiên ( dụng cụ dùng để nướng thịt).
 2/ Hầu hết các danh từ đều viết với S:
 - Chỉ người : ông sư, bà sãi, nguyên soái, sứ thần, sứ giả. 
 - Tên cây cối : cây sen, cây súng, cây sim, cây sung, cây si, cây sắn, cây sả, cây sồi, cây sứ, cây sao, cây sậy, cây so đũa, cây sầu đâu, cây sầu riêng, . .
 - Hiện tượng tự nhiên : sao, suối, sương, sông.
 - Đồ vật : hòn sỏi, song cửa, cái sọt, cái sừng, sợi dây, cái siêu
 - Động vật: con sóc, con sò, con sên, con sếu, con cá sấu, con sam, con sói, con sáo sậu, con săn sắt, con sư tử, con sơn dương, san hô . . .
 * Ngoại lệ: Xương, cái xe, xuồng, cây xoan, xoài, trạm xá, mùa xuân. . .
 * Một câu ngộ nghĩnh có thể giúp học sinh nhớ phần lớn những ngoại lệ:
 “ Mùa xuân, đi xuồng gỗ xoan, mang xoài đến xã, đổi xẻng ở xưởng đem đến cho trạm xá.”
 3/ Những từ chỉ hơi đi ra viết với X :
 Xì, xỉu, xùy, xọp, xẹp
 4/ Những chữ có nghĩa sụp xuống đi với S:
 Sụt, sụp, sẩy chân, kém sút, sặc sụa
 5/ Những công cụ ngữ pháp có nhiều chữ đi với S:
 Sự, sẽ, sắp, sao, sẵn, song le. . .
 V/ Hiệu quả áp dụng : 
 - Qua một năm thực hiện đề tài, tôi đã theo dõi, thống kê và có kết quả như sau:
 + Số học sinh viết đúng phụ âm đầu S, X : 
 * Đầu năm : 67 % ; Cuối năm : 90% à tăng 23% so với đầu năm học.
 + Số học sinh viết đúng dấu hỏi, dấu ngã : 
 * Đầu năm : 70% ; Cuối năm : 94% à tăng 24% so với đầu năm học.
 Đây là kết quả khả quan, khích lệ tôi rất nhiều trong việc tìm giải pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh.
 - Đa số học sinh có ý thức vận dụng mẹo chính tả đã học trong rèn chính tả khi viết. Nhờ đó số học sinh mắc lỗi chính tả sau mỗi lần làm bài viết, làm bài kiểm tra ngày càng giảm dần.
 - Học sinh có thói quen biết cẩn thận, cân nhắc khi viết, nhất là những từ khó, những từ đã được học về mẹo chính tả.
 - Gây được phong trào thi đua viết đúng chính tả giữa các nhóm học sinh, tạo được không khí vui mà học, học mà vui trong lớp học khi vận dụng mẹo chính tả. 
 C/ Kết luận :
 I/ Ý nghĩa của đề tài đối với công việc:
 - Giúp giáo viên góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học.
 - Tạo không khí vui tươi, thi đua trong học tập của học sinh.
 - Tạo thói quen, ý thức rèn luyện, viết đúng tiếng Việt trong học sinh.
 - Là cơ sở để học sinh học tốt môn Ngữ văn và các môn khác.
 - Giúp giáo viên tự học, tự nghiên cứu thêm để tiếp tục giúp học sinh khắc phục các lỗi chính tả khác mà đề tài này chưa nói đến.
 - Góp phần giúp học sinh yêu quý tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
 II/ Khả năng áp dụng:
 - Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng cho tất cả học sinh cấp trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9.
 - Giáo viên lớp đầu cấp (lớp 6) nên áp dụng nội dung đề tài này vào hoạt động dạy học xuyên suốt cả năm học sẽ thu được những kết quả khả quan trong việc giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả.
 - Giáo viên các khối lớp khác ( lớp 7,8,9) nếu thực hiện đề tài này cũng sẽ thu được những kết quả không nhỏ trong việc khắc phục lỗi chính tả cho học sinh. ( Nhiều học sinh chưa được biết về mẹo chính tả nên rất lúng túng trước những từ khó, không ít học sinh viết theo cảm tính mà không biết chắc là từ mình viết đúng hay sai).
 - Trong chương trình Ngữ văn bậc THCS hiện nay không có bài dạy cho học sinh về mẹo chính tả. Vì thế việc cung cấp mẹo chính tả cho học sinh, giúp học sinh dần dần khắc phục lỗi chính tả là việc nên làm của giáo viên Ngữ văn. Hiệu quả của công việc này tùy thuộc vào sự linh hoạt, tinh thần quyết tâm và sự sáng tạo của giáo viên.
 III/ Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển : 
 - Với kết quả đã đạt được, tôi nhận thấy nếu giáo viên Ngữ văn chịu khó, có quyết tâm trong việc khắc phục lỗi chính tả cho học sinh thì chắc chắn sẽ gặt hái những kết quả tốt đẹp. Tuy kết quả còn khiêm tốn nhưng tôi cảm thấy vui vì công việc của mình đã bắt đầu có hiệu quả.
 - Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này chỉ giới hạn ở một số lỗi chính tả phổ biến trong học sinh. Thực tế, học sinh còn viết sai chính tả ở những phụ âm đầu, âm cuối, âm chính khác . Bản thân sẽ nghiên cứu để hoàn thiện đề tài, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, giúp học sinh cách viết đúng chính tả các lỗi còn lại trong năm học tới.
 - Sữa chữa, giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả là là một nhiệm vụ không thể xem nhẹ đối với giáo viên Ngữ văn. Đây là quá trình lâu dài đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bĩ, sáng tạo, không nóng vội. Bởi vì có những học sinh tiến bộ ngay trong vài tuần đầu nhưng cũng có em tiến bộ chậm, giáo viên cần động viên, khích lê, giúp đỡ.
 IV/ Đề xuất, kiến nghị:
 - Tổ Ngữ văn của nhà trường nên đưa nội dung đề tài này vào chuyên đề hoạt động chuyên môn, tổ chức thảo luận, góp ý cho chuyên đề này để bổ sung, rút kinh nghiệm thực hiện trong những năm học về sau. 
 - Nhà trường cần hỗ trợ kinh phí cho tổ Ngữ văn tổ chức ngoại khóa: “ Thi viết chính tả ” trong học sinh vào một ngày thuận lợi trong năm học. Có thể tổ chức vào dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn như : Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Ngày 26/3, Ngày 30/4. . .Từ đó học sinh có cơ hội thi đua rèn luyện chính tả, viết đúng chính tả, góp phần học tốt môn Ngữ văn , nâng cao chất lượng học tập các môn khác và nhất là giúp các em biết yêu quý tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
 - Khi soạn đáp án và biểu điểm cho các bài viết tập làm văn, giáo viên nên có yêu cầu viết đúng chính tả, nếu sai nhiều lỗi sẽ bị trừ điểm. Với yêu cầu này học sinh sẽ chú ý hơn về lỗi chính tả trong bài làm. 
 An Bình, ngày 9 tháng 3 năm 2012
 Xác nhận của Hiệu trưởng Người viết
 Trần Thanh Hùng
PHÒNG GIÁO DỤC –ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS NGUYỄN MINH TRÍ
 -----—µ–-----
 TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 6
KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRẦN THANH HÙNG
CHỨC VỤ : GV DẠY LỚP
THỜI GIAN THỰC HIỆN : THÁNG 3 NĂM 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docMOT SO GIAI PHAP GIUP HOC SINH LOP 6 KHAC PHUC LOICHINH TA.doc