Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nhớ kiến thức mới Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Trương Thanh Thảo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nhớ kiến thức mới Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Trương Thanh Thảo

/ Phần mở đầu: ----------------------------------------------------- Trang 1

 1/ Lí do chọn đề tài: -------------------------------------------- Trang 1

 2/ Mục đích yêu cầu: ------------------------------------------ Trang 1

 3/ Giới hạn của đề tài: ----------------------------------------- Trang 1

 4/ Cái mới của đề tài: ------------------------------------------ Trang 1

II/ Nội dung: --------------------------------------------------------- Trang 1

 1/ Thực trạng dạy và học: ------------------------------------- Trang 1

 2/ Căn cứ đề xuất các biện pháp: ----------------------------- Trang 2

 3/ Nội dung các biện pháp: ------------------------------------ Trang 2

 4/ Khảo nghiệm tính phù hợp và khả thi của đề tài -------- Trang 16

III/ Kết luận và kiến nghị: -------------------------------------------- Trang 17

 

doc 7 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nhớ kiến thức mới Lớp 8 - Năm học 2010-2011 - Trương Thanh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 Nghị quyết hội nghị lần thứ hai của ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VIII đă xác định : “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là xây dựng những con người và thế hệ có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, phát huy tiềm năng dân tộc và con người Việt Nam, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có đủ tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính kỷ luật và sức khoẻ.”
	Dạy học là con đường cơ bản, đặc trưng của nhà trường, là con đường quan trọng để h́nh thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Giáo dục nhà trường là giáo dục ưu việt nhất, đă góp một phần rất quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Qua đó ta thấy được vai tṛ hết sức quan trọng của người giáo viên, người làm công tác giáo dục .
	Bên cạnh đó, trong thời đại kinh tế tri thức như hiện nay, với sự phát triển như vũ bảo của khoa học kỹ thuật th́ xuất hiện rất nhiều nguồn tri thức mới, đ̣i hỏi người học phải nắm bắt để không thể lạc hậu so với thời đại .Trong khi đó quỹ thời gian của học sinh nói chung th́ không thể nào mở rộng ra được nữa . Chính v́ thế nhu cầu cấp thiết lúc bấy giờ là phải làm sao giúp cho học sinh ghi nhớ được kiến thức ngay trên lớp, tức là phải làm sao cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản cần phải nắm của bài học ngay trên lớp chứ không phải đợi về nhà nghiền ngẫm rồi mới nắm được.Do vậy vai tṛ của người giáo viên rất quan trọng, người giáo viên phải thể hiện vai tṛ chủ đạo của ḿnh, giúp cho học sinh chủ động, tích cực trong việc nắm tri thức mà ḿnh truyền đạt .Điều đó được thông qua các biện pháp, thủ thuật mà người giáo viên sử dụng . Vậy biện pháp, thủ thuật nào mang đến hiệu quả giáo dục cao và đáp ứng được nhu cầu mang tính thời sự của giáo dục hiện nay là giúp học sinh ghi nhớ kiến thức tại lớp?
	Đó là lư do tôi chọn đề tài này .
2. Mục đích yêu cầu:
 2.1/ Mục đích: 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần 4 của Đảng đă phân tích nội dung tổng quát của chất lượng đào tạo là : “ Đào tạo có chất lượng những người lao động mới có ư thức và đạo đức XHCN, có tŕnh độ học vấn phổ thông và hiểu biết kĩ thuật, có kĩ năng lao động cần thiết, có óc thẩm mỹ và có sức khỏe tốt”.
	Môn toán một môn học chiếm một thời gian rất đáng kể trong kế hoạch đào tạo của nhà trường phổ thông, với đặc điểm của riêng ḿnh, nó sẽ góp phần những ǵ và như thế nào trong việc thực hiện mục tiêu và nguyên lí giáo dục ?
	Có thể nói rằng chất lượng đào tạo của môn toán được thể hiện ở hai mặt như sau:
- Học sinh phải nắm được hệ thống kiến thức và quan điểm cũng như phương pháp cơ bản của toán học phổ thông theo quan điểm hiện đại và phải vận dụng nó vào hoạt động lao động sản xuất .
- Học sinh phải thể hiện một số phẩm chất đạo đức của người lao động mới thông qua hoạt động học toán : đức tính cẩn thận, chính xác, chu đáo, làm việc có kế hoạch, có kĩ luật,có năng suất cao, có tinh thần tự lực cánh sinh, khắc phục khó khăn, dám nghĩ dám làm, trung thực,khiêm tốn....
 2.2/ Yêu cầu:
- Làm cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức và phương pháp toán học cơ bản, phổ thông theo quan điểm hiện đại và có khả năng vận dụng được những kiến thức và phương pháp toán học vào kỹ thuật lao động, quản lí kinh tế, vào việc học các môn khác : vật lí, hoá học,công nghệ ....
- Làm cho học sinh nắm được phương pháp suy nghĩ, suy luận, 
phương pháp học tập để từ đó rèn luyện tư duy logic độc lập,
 chính xác, linh hoạt và sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng,
 có tiềm lực tập dượt nghiên cứu khoa học, có khả năng tự học, có hiểu biết về nhận thức duy vật biện chứng trong toán học .
Rèn luyện, giáo dục cho học sinh ư thức làm chủ, ḷng yêu nước yêu chủ nghĩa xă hội,yêu lao động.
Đảm bảo cho mọi học sinh đạt yêu cầu chất lượng phổ cập về toán học, đồng thời chú trọng phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về toán học 
3. Giới hạn của đề tài:
 3.1/ Đối tượng áp dụng:
 Đề tài này áp dụng cho học sinh khối THCS 
 3.2/ Nội dung của đề tài: 
 Một số biện pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới .
4. Cái mới của đề tài:
 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách ghi nhớ kiến thức mới tại lớp nhanh nhất. II. NỘI DUNG
1.Thưc trạng dạy và học:
 1.1/ Đối với giáo viên: 
Việc dạy học toán ở trường phổ thông là tương đối không đồng bộ. Mặc dù môn toán là môn học chính, nhưng ở một số trường việc dạy và học nó không thật nghiêm túc. Ở các trường thuộc các xă khó khăn thường có quan niệm rằng chỉ dạy cho học sinh có đủ sức thi tốt nghiệp THCS hoặc đủ điểm xét tuyển THCS .V́ thế lượng kiến thức các em được học không nhiều và các em cũng không tích cực .Tuy nhiên đó chỉ là một phần nhỏ c̣n đa số giáo viên đều nhận thấy được vai tṛ và tầm quan trọng của môn toán đối với cuộc sống .Chính v́ vậy ở trường cũng như bản thân giáo viên đă có kế hoạch giảng dạy môn toán rất hiệu quả nên chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập môn toán cũng rất khả quan .
 1.2/ Đối với học sinh: 
Bên cạnh đó, do đặc thù của bộ môn toán là môn học khó, nó đ̣i hỏi ở người học tính cần cù, nhẫn nại nên có một bộ phận học sinh không đáp ứng được các yêu cầu đó. Hơn nữa, đa số học sinh là con em nông dân lao động , ngoài việc học tập của ḿnh các em c̣n phải giúp gia đ́nh trong công việc đồng áng, v́ vậy thời gian học tập ở nhà của các em bị hạn chế . Một số học sinh bị mất căn bản từ lớp dưới, lại không được sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh và giáo viên nên từ đó các em nảy sinh tâm lư chán học môn toán và luôn mang trong đầu nỗi lo sợ đối với bộ môn. Do đó, không thể tiếp nhận được các kiến thức toán học mà giáo viên truyền thụ.
2. Căn cứ đề xuất các biện pháp:
 Từ thực trạng trên tôi đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới.
 * Biện pháp 1: v Trong quá tŕnh giảng dạy, giáo viên cần truyền đạt và hướng dẫn kĩ các kiến thức trong sách giáo khoa, cần cho học sinh thấy được những chỗ quan trọng trong bài, phải đoán trước những chỗ khó đối với học sinh để giảng kĩ . Mục đích chính là sau khi nghe giảng học sinh đă thuộc được nửa bài, có thể là trọn bài.
	v Giáo viên phải không ngừng tạo ra t́nh huống có vấn đề để các em học sinh tư duy, kích thích hứng thú t́m hiểu ở học sinh để tự các em t́m lấy kiến thức cơ bản trong bài, như thế học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
 * Biện pháp 2: v Song song với quá tŕnh truyền thụ kiến thức mới, giáo viên lồng vào các kiến thức cũ (các kiến thức đă học trước đây và kiến thức vừa mới học để các em hệ thống và nhớ lại).
 * Biện pháp 3: Một biên pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức khá hữu 
hiệu nữa là giáo viên thường gọi học sinh nhắc lại kiến thức mới
 vừa học sau khi kết thúc một phần hay một mục của bài .
 * Biện pháp 4: Ngoài ra , Trong quá tŕnh giảng dạy , giáo viên cũng có thể nhắc lại kiến thức cũ có liên quan đến kiến thức bài học để học sinh so sánh , đối chiếu , phân tích các mặt t́m ra mối liên hệ giữa các kiến thức , t́m ra bản chất của vấn đề. Đó là cơ sở để giúp các em nhớ lại kiến thức cũ và ghi nhớ kiến thức mới.
 * Biện pháp 5: Bên cạnh đó , giáo viên cần liên hệ các kiến thức toán học đang được học với các sự vật hiện tượng của đời sống thực tế bên ngoài để các em khắc sâu được kiến thức. Từ đó mỗi lần các em nh́n thấy, hay nghe nói về các sự vật, hiện tượng đó th́ các em nhớ đến kiến thức vừa học, nhớ đến bài học.
3. Nội dung các biện pháp:
Dựa trên cơ sở này mỗi giáo viên đứng lớp đều có biên pháp, riêng giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới. Nhưng nh́n chung qua qúa tŕnh giảng dạy tôi đă rút ra một số biên pháp sau:
	v Trong quá tŕnh giảng dạy, giáo viên cần truyền đạt và hướng dẫn kĩ các kiến thức trong sách giáo khoa, cần cho học sinh thấy được những chỗ quan trọng trong bài, phải đoán trước những chỗ khó đối với học sinh để giảng kĩ . Mục đích chính là sau khi nghe giảng học sinh đă thuộc được nửa bài, có thể là trọn bài.
	v Giáo viên phải không ngừng tạo ra t́nh huống có vấn đề để các em học sinh tư duy, kích thích hứng thú t́m hiểu ở học sinh để tự các em t́m lấy kiến thức cơ bản trong bài, như thế học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
	VD1: Học bài “Tỉ số lượng giác của góc nhọn” –(Toán 9, tập I), giáo viên nêu vấn đề: Trong tam giác vuông, biết độ dài hai cạnh có thể tính được số đo độ của góc nhọn hay không? g Kích thích hứng thú t́m hiểu về tỉ số lượng giác.
	VD2: Giáo viên nêu vấn đề: Làm thế nào để đo chiều cao của cây chỉ với thước thợ?g Kích thích hứng thú t́m hiểu “Hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông” – (Toán 9, tập I).
	v Song song với quá tŕnh truyền thụ kiến thức mới, giáo viên lồng vào các kiến thức cũ (các kiến thức đă học trước đây và kiến thức vừa mới học để các em hệ thống và nhớ lại).
	VD3: Để dạy bài “Nhân đơn thức với đa thức” – (Toán 8, tập I), giáo viên cho học sinh nhắc lại qui tắc nhân một số với một tổng:
	a(b + c) = ab + ac
 	Từ đó h́nh thành qui tắc nhân đơn thức với đa thức giúp các em nhanh chóng ghi nhớ kiến thức mới.
	VD4: Khi học bài: “Phép chia phân thức đại số ” – (Toán 8, tập I) , giáo viên yêu cầu nhắc lại quy tắc phép chia phân số :
	 	(b,c,d0)
	Bằng phép tương tự học sinh rút ra qui tắc phép chia phân thức đại số , nhờ vậy các em dễ dàng ghi nhớ qui tắc này .
	v Một biên pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức khá hữu 
hiệu nữa là giáo viên thường gọi học sinh nhắc lại kiến thức mới
 vừa học sau khi kết thúc một phần hay một mục của bài .
VD5 : Sau khi học xong bài “Đường thẳng song song, đường 
thẳng cắt nhau ” – (Toán 9, tập I) , Giáo viên yêu cầu học sinh :
	 Nêu điều kiện để đường thẳng (D): y = ax + b và đường thẳng (D’): y = a’x + b’ căt nhau , song song, trùng nhau ? T́m các cặp đường thẳng song song , cắt nhau , trùng nhau trong các đường thẳng sau :
a) y = x + 3 	b) y = -2x + 3 	e) y = -x + 1	
c) y = -2x + 1	d) y = -2x + 1 	f) y = x – 2
	Qua đó học sinh khắc sâu được dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song , cắt nhau , trùng nhau .
	VD6 : Sau khi hướng dẫn giải hệ phương tŕnh bằng phương pháp cộng – (Toán 9, tập I) , giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước để giải hệ phương tŕnh :
B1: Làm cho hệ số của một ẩn đối nhau ( hoặc bằng nhau).
B2: Cộng (hoặc trừ ) từng vế hai phương tŕnh của hệ để làm xuất hiện phương tŕnh một ẩn.
B3: Giải phương tŕnh một ẩn vừa t́m được .
B4: Thay giá trị của ẩn vừa t́m được vào một phương tŕnh của hệ để t́m ẩn c̣n lại.
v Ngoài ra , Trong quá tŕnh giảng dạy , giáo viên cũng có thể nhắc lại kiến thức cũ có liên quan đến kiến thức bài học để học sinh so sánh , đối chiếu , phân tích các mặt t́m ra mối liên hệ giữa các kiến thức , t́m ra bản chất của vấn đề. Đó là cơ sở để giúp các em nhớ lại kiến thức cũ và ghi nhớ kiến thức mới.
VD7: Học bài “H́nh vuông” – ( Toán 8, tập1) , cho học sinh quan sát đối chiếu với h́nh thoi và h́nh chữ nhật g Học sinh nhận ra được h́nh vuông là h́nh thoi , h́nh vuông cũng là h́nh chữ nhật .Từ đó học sinh dễ dàng phát hiện và ghi nhớ tính chất của h́nh vuông .
VD8 : Khi dạy bài “Công thức nghiệm thu gọn”- (Toán 9,tập 2), Giáo viên có thể yêu cầu học sinh so sánh đối chiếu với công thức nghiệm tổng quát . Học sinh sẽ t́m được mối liên hệ giữa hai công thức : 
	b thay bởi b’	( b’ = )
	 thay bởi ’
th́ các “hệ số” có mặt trong công thức tổng quát sẽ được “thu gọn”, không c̣n tồn tại ở công thức nghiệm thu gọn nữa .
	v Bên cạnh đó , giáo viên cần liên hệ các kiến thức toán học đang được học với các sự vật hiện tượng của đời sống thực tế bên ngoài để các em khắc sâu được kiến thức. Từ đó mỗi lần các em nhìn thấy, hay nghe nói về các sự vật, hiện tượng đó th́ các em nhớ đến kiến thức vừa học, nhớ đến bài học.
	VD9: Dạy xong bài “ Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn ”- (Toán 9, tập 1), giáo viên cho học sinh tìm trong thực tế h́nh ảnh ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn .Học sinh tìm và liên hệ hình ảnh vị trí mặt trời (đường tròn) với đường chân trời ( đường thẳng) g Từ đó mỗi lần thấy mặt trời đang lên các em lại liên tưởng đến bài học .
	VD10 : Khi dạy bài : “Hình trụ – Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ” - (Toán 8, tập 2), giáo viên yêu cầu học sinh tìm các vật thể xung quanh có dạng hình trụ , học sinh sẽ tìm thấy : bóng đèn Neon, hộp sữa, một đoạn ống nước .....Từ đó cứ nhìn thấy các vật này các em sẽ nhớ bài học của mình.
	Trên đây là một số biện pháp, thủ thuật giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới.
 4/ Khảo nghiệm tính phù hợp và khả thi của đề tài:
Kết quả:
	 Việc áp dụng các biện pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới trong dạy học Toán là rất cần thiết. Nó giúp học sinh ghi nhớ được kiến thức mới ngay tại lớp. Nhờ đó các em tiết kiệm được thời gian để học nhiều môn học khác, đồng thời các em có thời gian để luyện tập nâng cao kĩ năng vận dụng kiến thức lư thuyết vào bài tập và áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
	 Áp dụng các biện pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới tạo điều kiện để học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài học ngay tại lớp.Từ đó các em sẽ thấy tự tin hơn, hứng thú hơn khi học môn Toán. Nó còn mang lại cho các em tâm tư thoải 
 mái, nhẹ nhàng khi tiếp thu kiến thức Toán học. Nhờ vậy kiến thức được các em ghi nhớ lâu hơn, chất lượng học tập môn Toán do đó ngày càng được nâng cao hơn.
	 Khả năng ứng dụng:
	Các biện pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới rất dễ thực hiện, có thể áp dụng rộng rải cho mọi đối tượng học sinh ở cấp THCS.
	Tuỳ theo đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn các biện pháp để sử dụng cho phù hợp nhằm mang đến hiệu quả giáo dục cao nhất.
	VD: Đối với học sinh khá giỏi giáo viên nên thường xuyên sử dụng biện pháp nêu vấn đề để các em tự tìm, khám phá ra kiến thức cần học, các em sẽ thấy thích thú và nhớ lâu hơn những “thành quả” lao động của ḿnh.
	Đối với lớp học sinh yếu, có thể sử dụng nhiều hơn cho học sinh nhắc lại kiến thức quan trọng của bài, gắn Toán học với đời sống,... Đặc biệt là thủ thuật “Qui lạ về quen”.
KIỂM NGHIỆM THỰC TẾ
	Qua áp dụng biện pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới tôi thấy kết quả rất khả quan. Thái độ của học sinh đối với giờ học Toán đă có sự chuyển biến tốt. Từ chỗ học sinh chỉ thụ động lắng nghe, ghi chép kiến thức do giáo viên truyền đạt, các em đă có sự tiến bộ: Chủ động, tích cực hơn trong các giờ học Toán. Tỉ lệ học sinh nắm bài ngay tại lớp cũng tăng hơn so với lúc không áp dụng biện pháp trong dạy học. Đáng chú ư là chất lượng học tập của học sinh có sự biến đổi theo chiều hướng tốt, ngày càng được nâng cao hơn.
	Cụ thể:
	w Năm học 2009 – 2010:
	HK I: 	Số học sinh đạt trung bình trở lên:
	Lớp 83:	36,1%
	 	HK II: Số học sinh đạt trung bình trở lên: 
Lớp 83:	96%
Với kết quả đạt được như trên, Tôi quyết định viết đề tài này và báo các trước tổ để tập thể giáo viên trong tổ tham khảo và đóng góp ý kiến
III/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1/ KẾT LUẬN: 
	Qua quá tŕnh thực hiện đề tài này, bản thân tôi đă nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của quí đồng nghiệp và của các em học sinh. Mặc dù bản thân tôi đã cố gắng sử dụng các biện pháp giúp học sinh ghi nhớ kiến thức mới, nhưng vẫn c̣n một bộ phận học sinh không ghi nhớ được hoặc ghi nhớ rất kém. Từ đó dẫn đến khả năng tiếp thu kiến thức của các em bị hạn chế, kết quả học tập không cao.
	Trên đây là một số biện pháp nhỏ nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, nhưng chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chưa hoàn chỉnh. Rất mong được quí đồng nghiệp góp ý và bổ sung để đề tài được hoàn chỉnh và khả thi hơn. 
 2/ KIẾN NGHỊ:
 Đối với giáo viên: Tham khảo và nhiệt tình đóng góp ý kiến bổ sung để đề tài được hoàn chỉnh và có tthể áp dụng rộng rãi cho học sinh của trường.
 Đối với ban giám hiệu: Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện được đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa , sách giáo viên toán THCS.
Một số ứng dụng toán học trong đời sống .
MỤC LỤC
I/ Phần mở đầu: ----------------------------------------------------- Trang 1
 1/ Lí do chọn đề tài: -------------------------------------------- Trang 1
 2/ Mục đích yêu cầu: ------------------------------------------ Trang 1
 3/ Giới hạn của đề tài: ----------------------------------------- Trang 1
 4/ Cái mới của đề tài: ------------------------------------------ Trang 1
II/ Nội dung: --------------------------------------------------------- Trang 1
 1/ Thực trạng dạy và học: ------------------------------------- Trang 1
 2/ Căn cứ đề xuất các biện pháp: ----------------------------- Trang 2
 3/ Nội dung các biện pháp: ------------------------------------ Trang 2
 4/ Khảo nghiệm tính phù hợp và khả thi của đề tài -------- Trang 16
III/ Kết luận và kiến nghị: -------------------------------------------- Trang 17
 Lương Hòa A, ngày 15 tháng 9 năm 2010
 Người viết
 Trương Thanh Thảo
Duyệt của Ban giám hiệu.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN TOAN 8(6).doc