Sáng kiến kinh nghiệm Mô hình sinh hoạt đôi bạn cùng tiến và những tiện ích của mô hình

Sáng kiến kinh nghiệm Mô hình sinh hoạt đôi bạn cùng tiến và những tiện ích của mô hình

A.Phần mở đầu:

I.Lý do chọn đề tài:

Làm thế nào để giảm bớt tình hình học sinh yếu kém? Đó là câu hỏi mà những ai trong ngành giáo dục cũng bâng khuâng về việc đó. Học sinh yếu kém có rất nhiều nguyên nhân: Như là lười học, ham chơi, mất căn bản sinh ra chán nản học tập . Nhưng dù cho học sinh mắc phải những nguyên nhân nào, thì nhiệm vụ người làm công tác giáo dục phải tìm mọi cách để giúp em thoát khỏi những nguyên nhân đó. Công việc này đối với một giáo viên dạy lớp có thể dễ dàng thực hiện vì chỉ cần đầu tư cho tiết dạy của mình kỹ hơn, chú ý các em nhiều hơn để có biện pháp giúp đỡ các em trên từng tiết dạy. Nhưng với một Tổng Phụ Trách Đội thì khó có thể giúp từng em như thế được. Do vậy, để giúp các em duy nhất chỉ có cách là tìm ra được một mô hình nào đó để các em yếu kém này có niềm tin học tập, giúp các em có nghị lực vươn lên trong học tập và cải thiện kết quả học tập của mình. Từ ý nghĩ đó, tôi đã tiến hành mô hình sinh hoạt đôi bạn cùng tiến dưới sân cờ hàng tuần nhằm tạo điều kiện cho những học sinh yếu kém có cơ hội ôn lại những kiến thức đã được học, lấy lại niềm tin trong học tập. Bên cạnh đó, tôi còn muốn cải thiện tiết sinh hoạt dưới cờ hàng tuần để các em yêu thích tiết sinh hoạt đầu tuần hơn. Mặc khác, tôi còn muốn các đôi bạn cùng tiến phát huy mạnh mẽ hơn và từ đó để thắt chặt tình cảm bạn bè hơn. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài: Mô hình sinh hoạt đôi bạn cùng tiến với những tiện ích của mô hình.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Mô hình sinh hoạt đôi bạn cùng tiến và những tiện ích của mô hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Phần mở đầu:
I.Lý do chọn đề tài:
Làm thế nào để giảm bớt tình hình học sinh yếu kém? Đó là câu hỏi mà những ai trong ngành giáo dục cũng bâng khuâng về việc đó. Học sinh yếu kém có rất nhiều nguyên nhân: Như là lười học, ham chơi, mất căn bản sinh ra chán nản học tập. Nhưng dù cho học sinh mắc phải những nguyên nhân nào, thì nhiệm vụ người làm công tác giáo dục phải tìm mọi cách để giúp em thoát khỏi những nguyên nhân đó. Công việc này đối với một giáo viên dạy lớp có thể dễ dàng thực hiện vì chỉ cần đầu tư cho tiết dạy của mình kỹ hơn, chú ý các em nhiều hơn để có biện pháp giúp đỡ các em trên từng tiết dạy. Nhưng với một Tổng Phụ Trách Đội thì khó có thể giúp từng em như thế được. Do vậy, để giúp các em duy nhất chỉ có cách là tìm ra được một mô hình nào đó để các em yếu kém này có niềm tin học tập, giúp các em có nghị lực vươn lên trong học tập và cải thiện kết quả học tập của mình. Từ ý nghĩ đó, tôi đã tiến hành mô hình sinh hoạt đôi bạn cùng tiến dưới sân cờ hàng tuần nhằm tạo điều kiện cho những học sinh yếu kém có cơ hội ôn lại những kiến thức đã được học, lấy lại niềm tin trong học tập. Bên cạnh đó, tôi còn muốn cải thiện tiết sinh hoạt dưới cờ hàng tuần để các em yêu thích tiết sinh hoạt đầu tuần hơn. Mặc khác, tôi còn muốn các đôi bạn cùng tiến phát huy mạnh mẽ hơn và từ đó để thắt chặt tình cảm bạn bè hơn. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài: Mô hình sinh hoạt đôi bạn cùng tiến với những tiện ích của mô hình.
II.Mục đích và phương pháp nghiên cứu
1.Mục đích nghiên cứu:
Ngay từ đầu đã xác định được cái khó là không thể trực tiếp giúp từng học sinh thoát yếu trên từng tiết dạy như những giáo viên trực tiếp dạy lớp và đứng trước hàng loạt vấn đề được đặt ra: Học sinh yếu kém ngày càng tăng, học sinh chán nản với tiết sinh hoạt dưới cờ hàng tuần và các đôi bạn cùng tiến trong các lớp học hoạt động rời rạc, không phát huy được vai trò vốn có của nó chính là: giúp bạn vươn lên trong học tập. Cho nên, với mô hình này xem như là ngòi kích cho các đôi bạn biết được mình cần phải làm gì và làm thế nào để cả 2 cùng học tập và cùng tiến bộ. Đồng thời với mô hình này sẽ giúp giải quyết các vần đề đã đặt ra: tăng tính hấp dẫn cho tiết sinh hoạt dưới cờ và tăng tình đoàn kết giữa bạn bè của học sinh nhiều hơn.
2.Phương pháp nghiên cứu:
1.Phương pháp thực nghiệm:
Sau khi thông qua ban giám hiệu kế hoạch của mô hình, tôi tiến hành thử nghiệm chương trình dưới sân cờ cho cả 2 buổi học: sáng cho khối 6 và 9, chiều cho khối 7, 8 với sự có mặt đầy đủ các ban ngành, đoàn thể và tất cả giáo viên của nhà trường.
2.Phương pháp thu thập thông tin:
Sau chương trình thực nghiệm, tôi nhờ Ban Giám Hiệu triệu tập tất cả hội đồng giáo viên nhà trường và tiến hành cho ý kiến thẳng thắn về những ưu điểm và khuyết điểm, cũng như những sửa đổi hình thức tổ chức để sao cho chương trình tổ chức chính thức hoàn hảo hơn.
3.Phương pháp quan sát:
Quan sát thái độ của học sinh trong những giờ chào cờ để có sự so sánh giữa giờ chào cờ có sinh hoạt đôi bạn cùng tiến và giờ chào cờ không có sinh hoạt đôi bạn cùng tiến. Để từ đó đưa ra quyết định có tiến hành tiếp hay ngừng lại.
Bên cạnh đó, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn giảng dạy trực tiếp trên các lớp để tìm hiểu về quá trình hoạt động của các đôi bạn trên từng lớp thế nào. Để từ đó có sự đánh giá về những tác động của mô hình sinh hoạt này.
4.Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu:
Sau mỗi tháng điểm tôi điều có phiếu theo dõi sự tiến bộ của các đôi bạn, cụ thể là các học sinh được kèm. Để từ đó thống kê số liệu cụ thể về số lượng học sinh yếu qua từng tháng điểm tăng hoặc giảm.
III.Giới hạn của đề tài:
Với đề tài này tôi chỉ tập trung vào việc thực hiện dưới sân cờ của nhà trường THCS Bình Hàng Tây với 3 tiện ít: Cải thiện kết quả học tập của học sinh yếu kém, tạo cho học sinh yêu thích tiết chào cờ và tăng thêm tình cảm của học sinh với nhau trong nhà trường, trong phạm vi của nhà trường THCS Bình Hàng Tây.
IV.Kế hoạch thực hiện:
-Đầu tháng 9: Trình kế hoạch cho Ban Giám Hiệu, triển khai đến các lớp để sắp xếp và chọn các đôi bạn.
-12/09/2011: bắt đầu thực hiện tuần đầu tiên và thực hiện đến cuối năm học.
B.Phần nội dung
I.Cơ sở lý luận:
Quan điểm “Học mà chơi, chơi mà học” vẫn còn đúng đối với học sinh ngày nay. Một tiết học giáo viên luôn tạo không khí học tập thoải mái, vui vẽ vẫn có kết quả tốt hơn đối với một tiết học giáo viên quá nghiêm khắc và giáo viên chỉ chú trọng đến việc làm sao truyền đạt hết kiến thức của giáo khoa quy định. Giống như một tiết sinh hoạt dưới cờ học sinh luôn nhàm chán và không thích thú với tiết sinh hoạt này nếu toàn là những bài cũ cứ lập đi lập lại như: Làm lễ chào cờ, báo cáo hoạt động tuần qua, triển khai hoạt động tuần tới, dặn dò và giáo dục học sinh về các vấn đề học sinh phạm lỗi trong tuần. Cho nên, một tiết sinh hoạt như vậy sẽ rất phí thời gian vì có mấy học sinh sẽ chú ý và ghi nhớ tất cả những gì đã được nghe. Song song với sự nhàm chán của học sinh với tiết sinh hoạt dưới cờ, là làm sao để những học sinh yếu kém có thể có được tự tin trong học tập như là: Tự cố gắng học hỏi ở bạn, tự cố gắng lấy lại niềm tin cũng như những kiến thức đã bị quên, chủ động học tập và cố gắng phấn đấu vươn lên. Và một vấn đề khác nữa, chính là nạn bạo lực học đường diễn ra ở các nhà trường. Đây cũng là vấn đề khá đau đầu đối với những ai làm công tác giáo dục. 
II.Cơ sở thực tiễn:
Trường THCS Bình Hàng Tây cũng không ngoại lệ: Tỷ lệ học sinh yếu kém cũng khá cao, mâu thuẩn học sinh ngày càng nhiều và tình hình học sinh không tha thiết với tiết sinh hoạt dưới cờ làm phí thời gian của giáo viên và học sinh tham dự. Với tư cách là Tổng phụ trách đội, tôi cũng muốn góp phần làm thay đổi hiện trạng này: Làm cho học sinh yêu mến tiết chào cờ và xem tiết chào cờ là một tiết hữu ích và cần thiết phải tham dự, giúp cải thiện tỉ lệ học sinh yếu kém của trường và tình cảm bạn cùng lớp, cùng trường gắn bó, khắn khích hơn để từ đó giảm bớt tối thiểu mâu thuẩn của học sinh trong nhà trường. Cho nên, một vấn đề đặt ra, có một mô hình nào có thể giải quyết 3 vấn đề trên không? Và để trả lời câu hỏi đó, tôi đã thực hiện mô hình: đưa sinh hoạt đôi bạn cùng tiến vào tiết sinh hoạt dưới cờ.
III.Thực trạng và những mâu thuẫn của vấn đề:
Khi mô hình này được đưa ra thử nghiệm trước học sinh và hội đồng giáo viên của nhà trường, tôi nhận được nhiều sự ủng hộ và đồng tình đúng với mục tiêu ban đầu tôi đặt ra với mô hình này. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề cần giải quyết trước khi mô hình này được thực hiện lâu dài, đó là: Ai chịu trách nhiệm ra đề hàng tuần? Kinh phí để khen thưởng hàng tuần lấy từ đâu? Tổ chức cho học sinh tham gia thế nào mà vẫn giữ được nét truyền thống của sinh hoạt dưới cờ mà vẫn thực hiện được ý tưởng của mô hình này? Liệu có đủ thời gian để làm quá nhiều việc trong vòng 45 phút không? Như vậy, cần tập trung giải quyết các vấn đề trên thì mô hình này có thể được thực hiện lâu dài. 
IV.Các giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi mô hình được thử nghiệm, đã được sự đánh giá cao của Ban Giám Hiệu, hội đồng giáo viên của nhà trường và sự hưởng ứng của nhiều học sinh. Cho nên về cơ bản cho thấy chương trình này có thể đáp ứng được những yêu cầu để giải quyết những hiện trạng vấn đề đặt ra ngay từ đầu, chính vì thế, dù bao nhiêu mâu thuẫn phát sinh cũng phải giải quyết từng bước một để mô hình này sớm đến được với học sinh.
1.Trình kế hoạch tổ chức mô hình:
Đây là khó khăn thứ nhất cần phải vượt qua để thực hiện chương trình này: Chính là phải thuyết phục được Ban Giám Hiệu nhà trường. Để mô hình này thực hiện trôi trải hơn và thuận lợi hơn, trước tiên tôi phải tranh thủ sự ủng hộ và đồng tình từ phía Ban Giám Hiệu nhà trường. Cho nên công việc đầu tiên là trình kế hoạch tổ chức cho Ban Giám Hiệu và nhờ Ban Giám Hiệu hổ trợ tiếp những khó khăn trong quá trình thực hiện mô hình.
Trong kế hoạch thực hiện mô hình, mục hình thức thực hiện phải được nêu lên rõ ràng và cụ thể. Để từ đó Ban Giám Hiệu mới có thể hình dung mô hình diễn ra thế nào và mục đích cuối cùng đạt được là gì khi thực hiện mô hình đó. Sau đây xin trích dẫn hình thức thực hiện mô hình trong kế hoạch trình Ban Giám Hiệu:
a.Chuẩn bị:
Vào thứ 2 đầu tuần, các lớp tập trung dưới sân cờ và ngồi theo đôi bạn đã được giáo viên phân cặp trên lớp để giúp đỡ nhau hàng ngày. Và liên đội sẽ quy định số cho các cặp ngay trên từng lớp. Còn giáo viên tham dự ngồi theo tổ chuyên môn. Cuộc thi diễn ra trong 3 vòng thi đấu:
b.Vòng 1: Đôi bạn nhanh nhất.
Ban tổ chức sẽ chọn một câu hỏi của một tổ chuyên môn đã được ghi vào bảng phụ cho cả 2 khối lớp theo từng buổi học, và dán lên bảng chính. Trong thời gian 10 giây, các cặp sẽ suy nghĩ và bạn kèm sẽ giúp cho bạn được kèm trả lời câu hỏi đó. Sau 10 giây suy nghĩ, Liên Đội sẽ bốc thăm 1 con số, số đó chính là số thứ tự của cặp mà Liên Đội đã quy định trước trên lớp. Số của cặp nào thì cặp đó sẽ đứng lên trả lời, nhưng phải do học sinh yếu hay học sinh được kèm trả lời. Nếu trả lời đúng thì cặp đó được chọn vào vòng 2. Hai lượt câu hỏi giống như thế để chọn 2 cặp cho mỗi khối vào vòng 2.
c.Vòng 2:Thách đố
Hai cặp được vào vòng 2 lên vị trí phía trên và bắt thăm dành quyền thi đấu. Đội dành quyền ưu tiên sẽ được chọn tổ chuyên môn giáo viên ra đề cho đội bạn giải và cho đội mình giải. Nếu đội nào được hỏi, trả lời đúng được ghi 1 điểm cho đội mình. Nếu sai, đội bạn sẽ trả lời. Nếu cả 2 đội trả lời sai, thì cơ hội sẽ dành cho các đôi bạn cổ động viên. Đội cổ động viên trả lời đúng sẽ dành được phần thưởng do Liên Đội trao tặng.
d.Vòng 3: Ai nhanh hơn.
Ban tổ chức sẽ chọn 1 câu hỏi trong bất kỳ một tổ chuyên môn, dán lên bản chính và trong vòng 10 giây đội nào có câu trả lời thì giơ tay dành quyền ưu tiên trả lời. Nếu đúng thì ghi điểm cho đội mình, nếu sai cơ hội cho đội còn lại. Nếu cả 2 cùng trả lời sai thì cơ hội còn lại cho các cặp đôi bạn cổ động viên.
Đội thắng cuộc là đội có tổng số điểm qua 2 vòng thi: Thách đố và ai nhanh hơn cao nhất.
Chú ý: Nếu sau câu trả lời thứ 1 của câu hỏi vòng Ai Nhanh Hơn mà tỉ số của 2 đội hòa nhau, thì 2 đội sẽ tiếp tục thi tiếp câu số 2. Thi đến khi nào tìm ra đội thắng cuộc. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên tối đa vòng này là 3 câu hỏi. Nếu sau 3 câu hỏi mà 2 đội vẫn hòa nhau thì chia đều giải thưởng quy định cho một đội thắng cuộc.
2. Chọn Ban cố vấn chương trình
Sau khi được Ban Giám Hiệu chấp thuận thì khó khăn thứ hai cần phải giải quyết chính là ai sẽ chịu trách nhiệm ra câu hỏi hàng tuần.
Sau khi đã được Ban Giám Hiệu ký duyệt kế hoạch, nhờ Ban Giám Hiệu nhờ giáo viên giảng dạy khối nào ra đề khối lớp đó. Và giao cho họ là Ban cố vấn của chương trình. Sau mỗi câu trả lời của học sinh chính là sự xác nhận đúng hay sai của ban cố vấn ra đề này.
Trong trường hợp giáo viên dạy khối lớp đó không có tham dự tiết chào cờ, thì giáo viên đó sẽ ra câu hỏi trước và gởi lại cho Tổng Phụ Trách Đội trong ngày thứ 6 hoặc thứ 7 của tuần trước.
Đối với trường THCS Bình Hàng Tây, đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, luôn quan tâm và chăm lo cho chất lượng học tập của tất cả học sinh. Cho nên, được sự hổ trợ và nhất trí cao của tất cả giáo viên nhà trường trong việc giúp hổ trợ làm Ban Cố Vấn cho mô hình này.
3.Kinh phí khen thưởng:
Đây được xem là vấn đề khó khăn không chỉ riêng Liên Đội THCS Bình Hàng Tây mà có thể là của tất cả các Liên Đội trong Huyện. Tuy nhiên, vấn đề sẽ không còn khó nữa, khi kế hoạch thực hiện mô hình đã được Ban Giám Hiệu đồng thuận và đánh giá cao. Tiếng nói của Ban Giám Hiệu ngay lúc này được xem là giá trị ngàn vàng trong qua trình vận động kinh phí hổ trợ mô hình này. Và thật vậy, trong thời gian qua nhờ sự vận động của Ban Giám Hiệu cùng với Liên Đội, mô hình này đã được sự ủng hộ phần quà khen thưởng hàng tuần của Quỹ Khuyến học xã và của Mạnh Thường Quân từ Thành Phố Hồ Chí Minh hổ trợ. Nên mô hình diễn ra khá thuận lợi mà không bận tâm nhiều đến quỹ khen thưởng.
4.Thời lượng chương trình:
Vì đây là mô hình lồng ghép với tiết chào cờ đầu tuần cho nên làm sao phải đảm bảo được ý tưởng chương trình mà không ảnh hưởng đến tính truyền thống của giờ chào cờ đầu tuần. 
Vì thời gian của một tiết chào cờ chỉ có 45 phút mà phải làm 2 mảng công việc: Chào cờ đầu tuần và thực hiện mô hình. Cho nên, mô hình này sẽ được tổ chức sau phần chào cờ. Đương nhiên, tiết chào cờ sẽ được thu gọn lại với những nội dung tập trung hơn: Đi sâu vào nhận xét công tác trọng tâm của tuần qua và đi sâu vào công việc trọng tâm của tuần tới. Thời gian cho phần chào cờ này là 10 phút. Và thời gian dành cho mô hình là 25 phút. Thời gian còn lại dành cho khen thưởng và sự phát biểu của Ban Giám Hiệu và khách dự.
Khi bốn mâu thuẫn của vấn đề nêu ra được giải quyết thì tính khả thi của chương trình cao hơn và mô hình này được thực hiện tuần đầu tiên vào ngày 12 tháng 09 năm 2012 và được thực hiện thường xuyên đều đặn cho đến thời điểm làm đề tài này.
V.Hiệu quả áp dụng:
1.Số học sinh yếu kém
Học sinh yếu kém đầu năm: 46 hs
Tháng điểm thứ nhất: 43 hs
Tháng điểm thứ hai:37 hs
Cuối học kỳ 1: 35
2.Số vụ mâu thuẩn của Học sinh trong nhà trường:
Tháng 9: 3 vụ
Tháng 11: 1 vụ
Cuối học kỳ 1 và cho đến thời điểm thực hiện đề tài: Không vụ
3.Nhận thức của học sinh:
Ngoài ra, học sinh tỏ ra quan tâm và yêu thích tiết chào cờ hơn. Không có học sinh trốn tiết chào cờ. Các em còn thể hiện sự quan tâm đối với mô hình này bằng cách ôn bài trước khi ra chương trình bắt đầu.
Với kết quả thu được cho thấy số học sinh yếu kém của trường có giảm nhưng con số vẫn còn khá cao, nhưng bù lại thái độ học tập tích cực hơn, thái độ ngày càng thích tiết chào cờ có sinh hoạt đôi bạn hơn và ý thức trách nhiệm của các đôi bạn được nâng lên, những mâu thuẫn trong nhà trường giảm dần và gần như không có mâu thuẫn xảy ra trong thời gian qua. Đây cũng là kết quả khích lệ để tôi cố gắng duy trì thực hiện tiếp tục, thường xuyên và điều đặn mô hình này cho các em. Bởi vì chúng ta điều biết: Để 1 học sinh yếu kém vươn lên được trung bình, hoặc khá giỏi thì không thể chỉ vài tháng là có thể thực hiện được mà cần có sự tác động lâu dài hơn.
C.Kết luận
I.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
Với mô hình sinh hoạt này đã tạo được niềm vui và yêu thích của học sinh đối với tiết sinh hoạt dưới cờ. Đồng thời có ý nghĩa trong việc góp phần tạo động cơ học tập không chỉ cho học sinh yếu kém mà cho tất cả học sinh của trường. Hơn thế nữa, nó đã góp phần trong việc tạo cho mối quan hệ thầy trò gần gủi hơn và tạo được mối đoàn kết của học sinh trong nhà trường nhiều hơn, góp phần giảm bớt những mâu thuẫn của học sinh trong nhà trường. Mô hình này đã phát huy được tất cả vai trò của đôi bạn cùng tiến tại mỗi lớp.
II.Khả năng áp dụng: 
Với mô hình này rất dễ thực hiện và thích hợp cho tất cả các liên đội nào muốn thực hiện. Mặc dù chỉ với 25 phút cho mỗi tuần, nhưng nó đã góp phần không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và kết quả học tập của học sinh nói riêng.
Với mô hình này không chỉ thực hiện trong giờ sinh hoạt dưới cờ, mà còn có thể thực hiện ngay trên mỗi lớp hàng tuần. 
III.Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển
Trong thời gian thực thực hiện chương trình này, tôi nhận thấy, yếu tố thành công của chương trình chính là sự đồng thuận, đoàn kết và nhất trí cao trong tập thể nhà trường. Sự chỉ đạo sâu sát và kịp thời của ban giám hiệu, sự nhiệt tình và cái tâm với nghề của đội ngũ giáo viên trẻ khỏe và đầy nhiệt huyết của trường. Bên cạnh đó, được sự quan tâm và hổ trợ của Hội khuyến học và các mạnh thường quân. Cho nên bài học sâu sắc nhất chính là sự vận động và kêu gọi được sự quan tâm và hổ trợ từ Ban Giám Hiệu nhà trường cho đến các mạnh thường quân. Có sự phối hợp tốt sẽ có một chương trình tốt cho học sinh thân yêu của chúng ta.
Mô hình này sẽ không dừng lại ở tiết sinh hoạt dưới cờ, mà sẽ được thực hiện trên mỗi lớp hàng tuần. Như vậy, trường có 15 lớp sẽ có 15 mô hình sinh hoạt đôi bạn cùng tiến. Khi thực hiện trên mỗi lớp học sinh sẽ được cũng cố với lượng kiến thức nhiều hơn, hiệu quả học tập sẽ cao hơn. Nếu mỗi lớp thực hiện tốt mô hình này, tôi tin chắc số lượng học sinh yếu kém mỗi lớp sẽ giảm và chất lượng giáo dục sẽ cao hơn.
IV.Đề xuất, kiến nghị
Để mô hình này thực hiện tốt hơn và thực hiện rộng rãi trên mỗi lớp thì đòi hỏi nhiều vấn đề:
-Đối với Ban Giám Hiệu: 
Cần chọn giáo viên chủ nhiệm lớp phải là những người nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, với trẻ.
Sắp lịch thực hiện mô hình này vào ngay thời khoa biểu, xem nó như là hoạt động ngoài giờ. Như vậy sẽ tạo được một làn sóng học tập trong nhà trường mạnh mẽ hơn.
-Đối với lãnh đạo các cấp: 
Tạo mọi điều kiện để trường có được tiết thực hiện mô hình này hàng tuần.
Hổ trợ kinh phí khen thưởng cho các lớp thực hiện mô hình này trên mỗi lớp hàng tuần.
-Đối với giáo viên: 
Nếu là Ban Cố Vấn của mô hình dưới cờ thì xem việc ra đề như là nhiệm vụ hàng tuần của mình. Vì đây cũng là cơ hội để mỗi giáo viên xem lại hiệu quả của việc giảng dạy của mình qua các tiết dạy như thế nào? 
Còn nếu là giáo viên chủ nhiệm là người đứng ra tổ chức chương trình thì cần phải có sự tận tình trong việc giúp đỡ các em trong việc chọn Ban Cố Vấn của lớp, và liên hệ với các đồng nghiệp trong việc tư vấn bộ đề câu hỏi. 
Đối với giáo viên là người ra đề cho các lớp sinh hoạt thì phải nhiệt tình, tích lũy và chọn những câu hỏi có tính khái quát kiến thức chung trong tuần để tạo cơ hội cho các em được ôn lại kiến thức đã học và khắc sâu kiến thức đã học hơn.
 Bình Hàng Tây, ngày 25 tháng 02 năm 2012 
 Xác nhận của Ban Giám Hiệu Người viết
 Huỳnh Anh Tuấn

Tài liệu đính kèm:

  • docMO HINH SINH HOAT DOI BAN CUNG TIEN VA NHUNG TIEN ICH.doc