Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác các hình thức tu từ trong dạy học tác phẩm văn học ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác các hình thức tu từ trong dạy học tác phẩm văn học ở trường THCS

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 I. Xuất phát từ yêu cầu dạy Văn theo quan điểm tích hợp.

 Theo quan điểm tích hợp: Dạy Văn là sự kết hợp của ba phân môn Văn-tiếng Việt-Làm văn trên cơ sở vừa cung cấp cho học sinh (HS) một số tri thức về tiếng Việt (đặc điểm tình hình và ngữ nghĩa của các đơn vị cấu tạo từ, các qui tắc sử dụng tiếng Việt và các qui tắc chi phối sử dụng tiếng Việt để giao tiếp trong nhà trường, xã hội); Về các kiểu văn bản (văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.); Về văn học (những tác phẩm văn học dân tộc và văn học trên thế giới.)vừa rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo tiếng Việt, rèn luyện năng lực tư duy theo hướng nhận thức phân tích, rèn luyện năng lực thực hành nh: sử dụng tiếng Việt, khả năng cảm thụ, phân tích, bình giá văn học; nhằm giúp các em trở thành những con ngời mới có tư duy sáng tạo và khả năng ứng dụng vào cuộc sống.

 Khai thác các hình thức tu từ trong dạy học tác phẩm văn học chính là vận dụng quan điểm tích hợp vào giảng dạy văn trên cơ sở giúp HS tìm hiểu mặt nghệ thuật ngôn ngữ- cái làm nên nội dung tác phẩm cũng như giá trị độc đáo của cách trình bày cuộc sống theo quan điểm thẩm mĩ của nhà văn để các em cảm và hiểu văn học một cách sâu sắc hơn.

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 825Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác các hình thức tu từ trong dạy học tác phẩm văn học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai thác các hình thức tu từ trong dạy học tpvh ở trường thcs
**********************************
Phần I: đặt vấn đề – lí do chọn đề tài
 I. Xuất phát từ yêu cầu dạy Văn theo quan điểm tích hợp.
 Theo quan điểm tích hợp: Dạy Văn là sự kết hợp của ba phân môn Văn-tiếng Việt-Làm văn trên cơ sở vừa cung cấp cho học sinh (HS) một số tri thức về tiếng Việt (đặc điểm tình hình và ngữ nghĩa của các đơn vị cấu tạo từ, các qui tắc sử dụng tiếng Việt và các qui tắc chi phối sử dụng tiếng Việt để giao tiếp trong nhà trường, xã hội); Về các kiểu văn bản (văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận...); Về văn học (những tác phẩm văn học dân tộc và văn học trên thế giới...)vừa rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo tiếng Việt, rèn luyện năng lực tư duy theo hướng nhận thức phân tích, rèn luyện năng lực thực hành nh: sử dụng tiếng Việt, khả năng cảm thụ, phân tích, bình giá văn học; nhằm giúp các em trở thành những con ngời mới có tư duy sáng tạo và khả năng ứng dụng vào cuộc sống.
 Khai thác các hình thức tu từ trong dạy học tác phẩm văn học chính là vận dụng quan điểm tích hợp vào giảng dạy văn trên cơ sở giúp HS tìm hiểu mặt nghệ thuật ngôn ngữ- cái làm nên nội dung tác phẩm cũng như giá trị độc đáo của cách trình bày cuộc sống theo quan điểm thẩm mĩ của nhà văn để các em cảm và hiểu văn học một cách sâu sắc hơn.
 II.Xuất phát từ mối liên hệ giữa hai phân môn Văn và tiếng Việt.
 Dạy văn là quá trình hướng dẫn HS khám phá , rung động với cái hay, cái đẹp của nghệ thuật văn chương, cảm thông với những tâm trạng, tính cách, số phận của con người trước cuộc đời chứa đựng trong tác phẩm. Dạy văn giúp HS tự hoàn thiện mình về mặt nhân cách, hình thành cho các em tình yêu quê hương đất nước, ông bà, cha mẹ, xóm làng và lòng nhân ái sâu sắc.
 Dạy tiếng Việt là quá trình hướng dẫn HS khám phá tiếng Việt, cách thức hoạt động của tiếng Việt và những sản phẩm của quá trình này. Dạy tiếng Việt rèn luyện cho HS khả năng sử dụng tếng Việt văn hoá, chuẩn mực trong giao tiếp cũng như năng lực và phẩm chất tư duy khoa học.
 Khai thác các hình thức tu từ trong dạy học tác phẩm văn học thể hiện mối liên hệ giữa dạy Văn và tiếng Việt trong đó tiếng Việt là chất liệu, phương tiện, là cái tạo nên hình tượng nghệ thuật của văn, còn văn là mục đích cuối cùng của tiếng Việt (Tiếng Việt ta rất giàu và đẹp). Bởi văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn từ trong tác phẩm văn học vừa chính xác, vừa giàu sức gợi tả, gợi cảm, cô đọng, súc tích...có sức lay động tư tưởng, tình cảm của con người một cách sâu xa, mạnh liệt. “ Sự phân tích ngôn ngữ sâu sắc trong dạy học văn là cách bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ tối ưu cho người học. Mặt khác, sự hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ lại tác động mạnh trở lại đến năng lực cảm thụ văn học của HS ”.
Phần II: nội dung
 A. Cơ sở lí luận
 Khai thác các hình thức tu từ trong dạy học tác phẩm văn học chỉ là cách đi sâu vào một khía cạnh nhỏ trong tổng quát phương pháp phân tích tác phẩm văn học.
 I. Tác phẩm văn học và việc dạy tác phẩm văn học ở trường THCS.
 1.Tác phẩm văn học.
 Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt nội dung và hình thức. Nội dung là những hiện thực đời sống được phản ánh theo ý thức chủ quan của nhà văn còn hình thức là những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng một cách chọn lọc theo ý đồ sáng tác của mình.
 a. Mặt nội dung của tác phẩm văn học:
 - Nội dung của tác phẩm văn học bao giờ cũng thể hiện ở hai phương diện: đó là hiện thực được phản ánh và tư tưởng thái độ tình cảm của tác giả gửi gắm qua tác phẩm. Hai phương diện này luôn gắn bó chặt chẽ và có mối quan hệ thâm nhập vào nhau.
 - Nội dung của tác phẩm văn học bắt nguồn từ mối quan hệ giữa văn học với hiện thực. “ Đó là mối quan hệ nhất định của con người đối với hiện tượng đời sống đã được phản ánh. Đó vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là sự ý thức cảm xúc đánh giá đối với cuộc đời đó”.
 - Nội dung của tác phẩm văn học là “ Cuộc sống được lí giải đánh giá, là nhận thức và lí tưởng đã hoá thành máu thịt hiển hiện” thể hiện qua những trăn trở băn khoăn, một tình cảm yêu thương hay căm phẫn của nhà văn trước những vấn đề xã hội. “ Tắt đèn” là nổi thương tâm của một gia đình cùng cực như chị Dậu, làm lụng quanh năm vẫn không đủ ăn đến nổi suất suư thân cũng phải bán con, bán chó để có tiền nộp thuế.
 b. Mặt hình thức của tác phẩm:
 - Hình thức là sự biểu hiện của nội dung. Nhà văn sáng tạo hình thức phải dùng thủ pháp, phương tiện nghệ thuật. Nhưng chất liệu và phương tiện nghệ thuật chỉ trở thành hình thức nghệ thuật chừng nào nó trở thành sự biểu hiện của nội dung, trở thành hình thức có tính nội dung của một nội dung cụ thể. “Chính vì vậy hình thức của tác phẩm văn học mang tính cụ thể, không lặp lại”
 - Hình thức của tác phẩm văn học bao gồm các yếu tố và loại thể, kết cấu, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ... Đặc biệt “ Ngôn ngữ là hình thức chủ yếu của tác phẩm văn học”.
 +Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học trước tiên nó phải là ngôn ngữ nghệ thuật mà theo TônxTôi “Ngôn ngữ văn học khác với lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một tập hợp không sao kể xiết những ý tưởng, những tình cảm, những sự giải thích”. Nghĩa là ngôn ngữ trong tác phẩm văn học phải mang tính tạo hình, biểu cảm, có sức biểu trưng lớn, có sức lay động tư tưởng, tình cảm của con người một cách sâu xa mãnh liệt.
 + Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ dùng các phương tiện nghệ thuật để biểu đạt nội dung bao gồm các phương tiện ngữ âm (như vần, thanh điệu) các hình thức tu từ ( Như ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, so sánh, câu hỏi tu từ, điệp ngữ...).
 +Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ được gọt giũa chọn lọc theo ý đồ của nhà văn. Nó thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn, có giá trị về mặt thẩm mĩ.
 Hay nói một cách khái quát hơn: Ngôn từ trong tác phẩm là ngôn từ vừa mang tính hình tượng, vừa mang tính cá thể và tính cụ thể hoá.
 c. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học:
 - Trong tác phẩm văn học, nội dung và hình thức có mối quan hệ hữu cơ gắn bó chặt chẽ với nhau và Hêghen cho là “ Nội dung chẳng phải là cái gì khác, mà chính là chuyển hoá của hình thức vào nội dung, và hình thức cũng chẳng khác gì hơn là sự chuyển hoá của nội dung vào hình thức”.
 - Tác phẩm văn học là quá trình sáng tạo của nhà văn, đòi hỏi tác giả luôn tìm tòi, sáng tạo ra hình thức cho phù hợp với nội dung.
 - Trong tác phẩm văn học nội dung và hình thức thâm nhập lẫn nhau, khó có thể tách bạch và phân biệt hẳn làm hai. Khi tiếp nhận tác phẩm đòi hỏi người đọc phải tìm ra cái tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật. Cho nên “ Khai thác nội dung qua nghệ thuật là phân tích sự thể hiện của hình thức đối với nội dung, từ những yếu tố nhỏ nhất của từ ngữ, nhịp điệu, kiểu câu...tới kết cấu cốt truyện, nhân vật, giọng văn...”. 
 2. Dạy tác phẩm văn học trong trường THCS:
 a. Khái niệm tác phẩm văn học trong nhà trường: 
 - Tác phẩm văn học trong nhà trường “ Vừa có tính chất của một sáng tác nghệ thuật vừa là cơ sở để hình thành những kiến thức về lịch sử văn học,ngôn ngữ và tiếng Việt”.
 - Nắm bắt từ đặc trưng của mình là phương tiện để nhận thức, là đối tượng thẫm mĩ, 
tác phẩm văn học đã biết vận dụng công cụ giáo dục đặc biệt để giúp HS tự phát triển một cách toàn diện về nhân cách. Nó không chỉ cung cấp cho HS về tri thức ( thấy được những giá trị trong lịch sử văn học của dân tộc và nhân loại, thấy được tiếng Việt của ta rất giàu và đẹp) mà còn bồi dưỡng cho các em lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, xây dựng nhân cách và ý thức chủ động sáng tạo trong cuộc sống. Vì lẽ đó, mà khi dạy văn, người GV phải “ Làm cho HS sống, hiểu biết và xúc động cùng với tác giả, cùng với nhân vật, có thái độ đối với cuộc đời và tự phát hiện ra mình so với lí tưởng thẩm mĩ chứa đựng trong tác phẩm. Đấy là cơ sở cho sự nâng cao tâm hồn và phẩm chất thực sự xây dựng nhân cách HS”.
 b. Vị trí tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS:
 * Thời lượng chương trình.
 Bộ môn Ngữ văn được chia làm ba phân môn Văn- tiếng Việt-Làm văn. Trong đó phân môn văn học chủ yếu là dạy tác phẩm văn học. Bao gồm văn học Việt Nam và nước ngoài. Riêng văn học Việt Nam chiếm số lượng nhiều có văn học dân gian, văn học cổ đại, văn học cận đại và văn học hiện đại. Chia đều cho bốn khối:
- Khối lớp 6: có 38 tác phẩm cới 51 tiết/68 tiết văn;
- Khối lớp 7: có 10 tác phẩm với 13 tiết/33 tiết văn;
- Khối lớp 8: có 22 tác phẩm với 34 tiết/44 tiết văn;
- Khối lớp 9: có30 tác phẩm với 37 tiết/ 48 tiết văn.
 Như vậy có 100 tác phẩm dạy trong 135 tiết trên tổng số 193 tiết văn học ở THCS. Riêng phần văn học hiện đại có 52 tác phẩm dạy trong 77 tiết trên tổng số 135 tiết thể hiện phần văn học hiện đại đợc đánh giá khá cao trong chương trình dạy tác phẩm văn học.
* Nội dung chương trình dạy tác phẩm văn học ở THCS :
 - Dạy tác phẩm văn học Việt Nam ở trường THCS bao gồm một “ Hệ thống tác phẩm được tuyển chọn từ kho tàng văn chương trong nước. Đó là những tác phẩm văn học đích thực, giàu chất nhân văn, giàu tính nghệ thuật của các nhà văn,nhà thơ nổi tiếng trong nước”.
 - Chương trình có kết cấu đồng tâm được bố trí ở cả bốn khối lớp theo trật tự từ thấp lên cao, từ dễ đến khó.
3.Yêu cầu dạy tác phẩm văn học ở trờng THCS:
 - Cơ chế dạy học mới chú trọng đến con người mới, con người sáng tạo. Đổi mới phương pháp dạy học: “ Coi trọng hoạt động học tập của HS, rèn luyện cho HS tính năng động, sáng tạo bằng cách tích cực hoá hoạt động của HS. GV là người hướng dẫn, tổ chức HS chủ động phát hiện và giải quyết vấn đề, giúp HS được suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn”.
 - Trên tinh thần đổi mới ấy, người giáo viên hướng dẫn HS tiếp nhận tác phẩm bằng việc lí giải, phân tích các hình tượng nhằm giúp HS nhận ra những điều tác phẩm muốn đề cập, những sáng tạo nghệ thuật để từ đó tác phẩm ấy có thể thâm nhập, sinh thành ,trong từng HS.
 Để giữ vững vai trò người hướng dẫn, tổ chức cho HS đòi hỏi người GV phải nắm được các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, phải có vốn hiểu biết và năng lực tư duy sáng tạo.
 Dạy tác phẩm văn học, HS là chủ thể tiếp nhận, phát huy vai trò chủ động, tích cực học tập ở mỗi cá nhân chính là yêu cầu cơ bản trong dạy học hiện nay.
 4. Dạy học tác phẩm văn học theo đặc trng loại thể:
 a. Mục đích của việc dạy tác phẩm văn học theo loại thể:
 Dạy văn theo loại thể “ Giúp chúng ta tìm hiểu và cảm thụ tác phẩm cụ thể được sâu sắc hơn, tế nhị hơn”, “ Dạy và học có kết quả hơn”, đồng thời giúp cho người GV có phương hướng thiết kế giờ dạy học tác phẩm.
 b. Các loại thể được dạy ở trường THCS chủ yếu có hai loại: 
 - Tác phẩm thơ là những tác phẩm trữ tình, đặc trưng của loại th ... c phẩm văn học kịêt xuất mà còn giúp các em tự hoàn thiện mình về mặt nhân cách theo chân – thiện –mĩ.
 Khai thác các hình thức tu từ trong dạy học thơ không có nghĩa là tôI áp đặt tất cả các hình thức tu từ nào cũng có ý nghĩa tác dụng đến cảm hứng sáng tác, chủ thể trữ tình trong tác phẩm. ậ đây tôI đưa ra những định hướng dạy tác phẩm thơ theo hướng khai thác các hình thức tu từ, tuỳ sự xuất hiện của từng biện pháp tu từ mà GV định ra một phương pháp áp dụng vào phân tích giá trị của biện pháp ấy đối với nội dung tác phẩm.
 2. Khai thác các hình thức tu từ trong dạy học tác phẩm truyện:
 1. Nội dung khai thác các hình thức tu từ trong dạy học tác phẩm truyện :
 a. Xác định vị trí các hình thức tu từ trong tác phẩm truyện :
 ở truyện, các hình thức tu từ xuất hiện như những biện pháp nghệ thuật thể hiện ý đồ sáng tác của nhà văn qua nghệ thuật miêu tả nhân vật và nghệ thụat kể chuyện. Sự hiện diện của các hình thức tu từ không chỉ giúp cho lời văn thêm trong sáng, giàu hình ảnh, có sức truyền cảm mà còn có tính chất khắc sâu đến nhận thức người đọc về những vấn đề xã hội.
 b. Phương pháp khai thác các hình thức tu từ trong tác phẩm truyện :Khai thác các hình thức tu từ trong dạy học truyện thực chất là việc giảng dạy truyện trong sự thống nhất giữa hình thức nghệ thuật với nội dung tư tưởng.
 c. Làm cho HS hiểu và rung cảm cùng nhân vật trong tác phẩm truyện :
 - Nhân vật là tung tâm của tác phẩm tự sự. Nắm cốt truyện cũng là nắm câu chuyện của nhân vật.
 - Làm cho HS hiểu được nhân vật trong truyện nghĩa là người GV đã giúp HS hiểu đúng tư tưởng, tình cảm của nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật. Bởi nhân vật trong tác phẩm là những con người tâm tưởng, là những con người được sáng tác theo ý đồ của nhà văn, là nơI tập trung biểu hiện tư tưởng tình cảm của tác phẩm và tác giả.
 +Trong truyện, các hình thức tu từ xuất hiện như là một thủ pháp nghệ thuật mà sự xuất hiện của nó qua cách miêu tả nhân vật đã làm cho nhân vật có hình ảnh hơn, sinh động hơn. Đó là những con người biết nói, biết nghĩ, đang sống và hành động như những con người đời thường ngoài cuộc sống. Phân tích nhân vật phảI là sự phân tích hình tượng, phảI phân tích sao cho nhân vật giữ được tính chất sinh động của nó trong cảm thụ của học sinh.
 + Tìm hiểu nhân vật, GV cần hướng HS tìm hiểu nghệ thuật sử dụng các hình thức tu từ, cáI tạo nên nét sinh động của nhân vật thể hiện qua những chi tiết miêu tả hành động, tâm trạng, lời nói, dung nhan, giới thiệu lại lịch.
 + Phân tích biện pháp này, GV dùng phương pháp phân tích tổng hợp, khai thác các thành phần đồng chức như : gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... trên cơ sở lý giảI đây là những tính từ từ chỉ phẩm chất nhằm kháI quát tổng hợp: Tác giả muốn nhấn mạnh đến những cáI nhìn phiếm diện miệt thị, khinh bỉ, coi thường người nông dân ở một lớp người. Đó là một cách nhìn thiếu sự thông cảm, hoà đồng với người nông dân nghèo.
 + Tìm hiểu nhân vật trong ý nghĩa hình tượng hay hình tượng nhân vật, GV cần phảI chỉ ra được việc sử dụng các hình thức tu từ vào xây dựng nhân vật ngoài ý nghĩa tạo nét sinh động nó còn là sự thể hiện ý đồ sáng tác cỉa nhà văn. Bởi nhân vật trong tác phẩm, là nhân vật được tạo theo tư tưởng của chủ đề tác phẩm. Sự xuất hiện và tồn tạo của nó là do sự nhào nặn, tạo hình của nhà văn cho nên hình hài của nó nhất thiết phảI là những tâm tư tình cảm của nhà văn. Khai thác được ý nghĩa hình tượng qua các hình thức tu từ, GV đã giúp HS cảm thụ được sâu và đánh giá đúng các nhân vật trong truyện.
 d. Làm cho HS cảm nhận được cáI hay trong nghệ thuật kể chuyện:
 Đọc truyện, người đọc bị cuốn hút vào câu chuyện không chỉ bằng lối kể chuyện tạo tình huống bất ngờ, những chi tiết xung đột gay gắt mà còn là lời văn mượt mà, truyền cảm, đầy sức thuyết phục. Các hình thức tu từ đã góp thâm phần thành công vào những trang sáng tác của các nhà văn.
Làm cho HS cảm nhận được cáI hay của nghệ thuật kể chuyện, GV phảI chỉ ra được cáI hay của nhà văn đã sáng tạo ra một bức tranh chất chứa đầy chất liệu đời sống và tình ý con người. Bằng những thủ pháp tu từ cuộc sống được miêu tả phong phú, bề bộn, giàu chất hiện thực, mọi vật như được sinh sôI nảy nở dưới từng câu chữ. Người đọc như bị chóng ngợp trong không gian bao la trước bức tranh hiện thực hoàng tráng sôI động hay một khoảnh khắc bất ngờ xảy ra trong đời người. Dưới ngòi bút người nghệ sỹ, hiện thực cuộc sống không phảI là một bức tranh bất động mà là sự vận động sinh động có hồn và đầy nhựa sống.
	VD: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi nhú lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cáI chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển đông”
 ( Cô Tô- Nguyễn Tuân, Ngữ Văn 6)
	Miêu tả cảnh trên, tác giả sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hoá độc đáo, từ ngữ tinh tế để vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô .
	GV phảI chi ra được cáI hay của biện pháp này là đã tô vẽ bức tranh thêm sinh động đầy màu sắc của sự sống.
 - Làm cho học sinh cảm nhận được cáI hay của lời văn, GV cần chúy ý cách hành văn trong sáng, chọn lọc từ ngữ theo phong cách nhà văn.
 - CáI hay của các hình thức tu từ là tạo ra cáI mới mẻ mang đậm phong cách tác giả.
	+Khác với loại thể thơ, đặc trưng nghệ thuật quy định vị trí các hình thức tu từ, còn ở truyện việc sử dụng các hình thức tu từ mang phong cách nhà văn. Tu từ theo nghĩa rộng có thể hiểu là phong cách chính vì thế mà ngôn từ trong các tác phẩm truyện cũng đa dạng. Có tác giả thích dùng ngôn từ hoa mĩ hay giảng dị, triết lý hay tình cảm, tiết kiệm hay dông dài, sôI nổi hay trầm lắng... tất cả đã tạo nên những phong cách đa dạng.
 Trên đây là các khai thác các hình thức tu từ trong dạy học truyện, thực tế giảng dạy truyện ở Trường THCS hiện nay, GV chỉ chú trọng nhiều về cách phân tích nhân vật theo diễn biến cốt truyện, những tình tiết xây dựng tác phẩm là chính, việc khai thác các hình thức tu từ không được quan tâm. Thiết nghĩ việc khai thác các hình thức tu từ sẽ góp phần làm tăng thêm tính truyền cảm, thuyết phục cho giờ dạy văn.
 III. kết quả đạt được.
 Trong quá trình vận dụng tích cực các hình thức tu từ để giảng dạy TPVH, qua khảo sát kiểm tra kết quả thu được như sau:
Khả năng nắm kiến thức tu từ trong tác phẩm Văn học của HS:
Lớp
Tổng số HS
Điểm số của HS qua bài kiểm tra
 Khi chưa áp dụng Sau khi áp dụng
Giỏi
Khá
TB
Yừu
Giỏi
Khá
TB
Yừu
6A
30
4
6
12
8
8
11
9
2
6B
31
3
6
11
11
7
12
9
3
8B
33
4
7
10
12
8
13
8
4
2.Khả năng phân tích các hình thức tu từ trong tác phẩm văn học của HS
a. Khi chưa áp dụng:
Lớp
Tổng số HS
HS phát hiện các hình thức tu từ nhưng không nêu được tác dụng của chúng
HS phát hiện các hình thức tu từ và nêu được tác dụng của chúng
HS không phát hiện các hình thức tu từ và không nêu được tác dụng của chúng
6A
30
18
4
8
6B
31
17
3
11
8B
33
17
4
12
 b. Khi áp dụng:
Lớp
Tổng số HS
HS phát hiện các hình thức tu từ nhưng không nêu được tác dụng của chúng
HS phát hiện các hình thức tu từ và nêu được tác dụng của chúng
HS không phát hiện các hình thức tu từ và không nêu được tác dụng của chúng
6A
30
9
18
2
6B
31
9
19
3
8B
33
11
18
4
 Kết quả cho thấy việc áp dụng khai thác các hình thức tu từ trong dạy học Văn làm cho HS nắm bắt kiến thức sâu sắc hơn, tổng thể hơn, cảm thụ văn bản tốt hơn và đắc biệt hơn là HS biết chú trọng ứng dụng các kiến thức kĩ năng về tu từ mà các em đã được học trong chương trình tiếng Việt vào hiểu nội dung tác phẩm Văn học.
 D. bài học sư phạm rút ra:
 Để có thể vận dụng và thực hiện tốt đề tài này người GV cần phảI nắm cơ sở lí luận trên cũng như những yêu cầu cơ bản sau: 
 a. Trong việc dạy thơ :
 - GV phảI nắm vững những đặc điểm độc đáo của thơ như : cảm xúc của “cáI tôI trữ tình”, ngôn ngữ từ nghệ thuật, vần, nhịp điệu, tiết tấu...
 - GV cần lưu ý đến cá tính sáng tạo của nhà thơ, đặc biệt hoàn cảnh sáng tác và sự ra đời của tác phẩm.
 - GV phảI nắm vững phương pháp và biện pháp dạy học tác phẩm thơ...
 - GV phảI nắm vững tri thức tu từ.
 b. Trong việc giảng dạy tác phẩm truyện ;
 - GV phải nắm vững những đặc trưng cơ bản của truyện bao gồm : sự tồn tại của tình tiết, các biến cố của cốt truỵên, lời kể, nhân vật.
 - GV lưu ý đến cá tính sáng tạo của nhà văn.
 - GV phải nắm được các phương pháp và biện pháp dạy học tác phẩm truyện như : Đọc, kể tóm tắt tác phẩm, tìm hiểu cốt truyện, tìm hiểu nhân vật, tìm hiểu những vấn đề nổi lên trong tác phẩm, tìn hiểu ngôn ngữ kể chuyển của tác giả.
 - GV cần nắm vững tri thức tu từ.
 phần iii: kết luận
 Trên đây là ý kiến bản thân đã đúc rút và nghiên cứu và tìm tòi tài liệu, qua nhiều năm dạy học bản thân đã áp dụng thường xuyên trong dạy học văn. Kết quả thực hiện cho thấy là rất hợp lí và hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng “ Khai thác các hình thức tu từ” trong dạy học tác phẩm văn học người GV phảI biết sáng tạo, linh hoạt trong việc kết hợp phương pháp giảng dạy của hai phân môn Văn- tiếng Việt để đem đến hiệu quả cho giờ dạy.
 Trong phạm vi đề tài bản thân chưa đề cập một cách đầy đủ và toàn diện, còn rất nhiều thiếu sót và chưa thoả đáng. Nhưng là một gợi ý bản thân nêu ra để mong sao góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy tác phẩm văn học nói riêng cũng như bộ môn Ngữ văn nói chung. Rất mong được sự góp ý chân tình của quí thầy cô và các bạn đọc để đề tài hoàn thiện hơn. 
 Xin chân thành cảm ơn!
Mục lục
 Mục Trang
Phần I. Đặt vấn đề – Lí do chọn đề tài. 1
Phần II. Nội dung. 2
 A. Cơ sở lí luận 2
 I. Tác phẩm văn học và việc dạy tác phẩm văn học ở trường THCS 2
 II. Vài nét về hình thức tu từ trong tác phẩm văn học 4
 B. Cơ sở thực tiễn 6
 C. Giải pháp khai thác các hình thức tu từ trong tác phẩm văn học. 7
 I. Giải pháp chung đối với từng hình thức tu từ cụ thể. 7
 II. Giải pháp cụ thể. 12
 III. Kết quả đạt được. 16
 D. Bài học sư phạm rút ra. 17
Phần III. Kết thúc. 18
Tài liệu tham khảo chính
Bộ giáo dục và đào tạo SGK Ngữ văn và SGV ( 6,7,8,9).
Cao Xuân Hạo Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp – NXB Giáo dục, 1998.
Bùi Tất Tươm ( Chủ biên), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng Giáo trình ngôn ngữ học và Tiếng Việt – NXB Giáo dục, 1997.
Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán Đại cương ngôn ngữ học, tập hai – NXB Giáo dục, 1993.
Hoàng Xuân Tâm, Bùi Tất Tươm Dạy học Tiếng Việt THCS - NXB Giáo dục, 2004.
Viện ngôn ngữ học Từ điển Tiếng Việt – NXB Đà Nẵng- Trung tâm Từ điển học, 2002.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNBBKhai thac cac hinh thuc tu tu trong TPVH THCS.doc