Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lập luận các văn bản nghị luận trung đại

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lập luận các văn bản nghị luận trung đại

B/ CẤU TRÚC NỘI DUNG.

Phần I: MỞ ĐẦU

 1/Lí do :

 Như chúng ta đã biết, văn nghị luận được đưa vào chương trình Ngữ văn trung học cơ sở từ lớp 7.Bước đầu các em được tìm hiểu chung về văn nghị luận và các phương pháp lập luận chứng minh , giải thích.Song song với kiến thức ấy các em được tìm hiểu các văn bản nghị luận củaHồ Chí Minh, Đặng Thai Mai, Phạm Văn Đồng Tôi hỏi cảm nhận của các em khi được học những văn bản này thì các em đều có chung một nhận xét là “khó”.Điều đó dễ hiểu thôi vì văn nghị luận xưa nay vốn được đánh giá là khô khan .Lên lớp 8 các em lại tiếp tục được tìm hiểu về văn nghị luận, trong đó có bốn văn bản nghị luận trung đại.Việc tiép nhận của học sinh càng khó khăn hơn bởi với các văn bản nghị luận trung đại này (bốn văn bản nghị luận ở sách giáo khoa lớp 8/tập 2) các luận điểm hầu như không được thể hiện bằng các câu chủ đề.Hơn nữa là cách viết cổ với điển tích, điển cố,ngôn từ khác xa những văn bản nghị luận hiện đại các em được học trước đó.

 Bản thân tôi tiếp tục được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở lớp 8 trong năm học này (2007-2008).Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để học sinh dễ nắm được nội dung, cách lập luận của các văn bản này và rồi các em biết vận dụng cái hay vào trong quá trình viết văn nghị luận.Vì vậy tôi mạnh dạn thử nghiệm Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lập luận các văn bản nghị luận trung đại để từ đó rút ra được phương pháp tối ưu nhằm giúp học sinh dễ hiểu hơn.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lập luận các văn bản nghị luận trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	2
B/ CẤU TRÚC NỘI DUNG.
Phần I: MỞ ĐẦU
 1/Lí do :
 Như chúng ta đã biết, văn nghị luận được đưa vào chương trình Ngữ văn trung học cơ sở từ lớp 7.Bước đầu các em được tìm hiểu chung về văn nghị luận và các phương pháp lập luận chứng minh , giải thích.Song song với kiến thức ấy các em được tìm hiểu các văn bản nghị luận củaHồ Chí Minh, Đặng Thai Mai, Phạm Văn ĐồngTôi hỏi cảm nhận của các em khi được học những văn bản này thì các em đều có chung một nhận xét là “khó”.Điều đó dễ hiểu thôi vì văn nghị luận xưa nay vốn được đánh giá là khô khan .Lên lớp 8 các em lại tiếp tục được tìm hiểu về văn nghị luận, trong đó có bốn văn bản nghị luận trung đại.Việc tiép nhận của học sinh càng khó khăn hơn bởi với các văn bản nghị luận trung đại này (bốn văn bản nghị luận ở sách giáo khoa lớp 8/tập 2) các luận điểm hầu như không được thể hiện bằng các câu chủ đề.Hơn nữa là cách viết cổ với điển tích, điển cố,ngôn từ khác xa những văn bản nghị luận hiện đại các em được học trước đó.
 Bản thân tôi tiếp tục được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở lớp 8 trong năm học này (2007-2008).Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để học sinh dễ nắm được nội dung, cách lập luận của các văn bản này và rồi các em biết vận dụng cái hay vào trong quá trình viết văn nghị luận.Vì vậy tôi mạnh dạn thử nghiệm Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lập luận các văn bản nghị luận trung đại để từ đó rút ra được phương pháp tối ưu nhằm giúp học sinh dễ hiểu hơn.
 2/Nhiệm vụ của đề tài:
 Đề tài này thực hiện các nhiệm vụ sau:
-Tiêùn hành nghiên cứu các văn bản nghị luận trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 8 để tìm ra những điểm chung cơ bản nhất.
-Lập sơ đồ ở cấp độ khái quát cho kiểu văn bản nghị luận này.
-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các văn bản nghị luận trung đại ở lớp 8 theo hướng từ khái quát đến cụ thể từng văn bản.
-Kiểm tra ,đánh giá để rút ra kết luận.
 3/Phương pháp tiến hành:
 Để thực hiện đề tài này, tôi tiến hành các phương pháp sau:
-Nghiên cứu lí luận: tìm hiểu, nghiên cứu “Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn”, “Sách giáo khoa/Ngữ văn 8/tập 2”, “Sách giáo viên Ngữ văn 8/Tập 2” và các tài liệu tham khảo khác.
-Nghiên cứu thực tiễn:
 +Phương pháp phân loại, phân tích.
 +Phương pháp tổng hợp.
 +Phương pháp thực nghiệm.
 4/Cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu:
 Đề tài được thực hiện trong giờ dạy Ngữ văn 8 từ tuần 23 đến hết tuần 25 ở các lớp 8A5 và 8A8 (năm học 2007-2008) tại trường trung học cơ sở A
3
Phần II:KẾT QUẢ.
 1/Mô tả tình trạng sự việc hiện tại.
 Ở năm học trước (2006-2007) khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các văn bản nghị luận trung đại (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ,Nước Đại Việt ta,Bàn luận về phép học )trong chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 8/ tập 2, tôi nhận thấy học sinh hầu như không nắm được luận điểm, cách lập luận của các văn bản này.Điều này được thể hiện qua câu bài tập sau mỗi văn bản :Trình bày lập luận của tác giả trong bài văn? (có thể dưới dạng lược đồ)và chỉ có khoảng 50% đủ điểm trung bình.Trong số đó thực sự chỉ 20% làm bài còn lại là các em chép máy móc theo nội dung bài học giáo viên ghi hoặc bê nguyên xi từ sách giải vào.
 Từ thực tế đó, trong năm học này (2007-2008) khi tiếp tục được phân công giảng dạy Ngữ văn 8,tôi đã thử áp dụng cách mới ờ hai lớp 
 2/Mô tả nội dung giải pháp mới:
 ơ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU.
Khái niệm.
 Chiếu: là thể văn nghị luân thời xưa do vua dùng để ban bố mệnh lệnh,được công bố và đón nhận một cách trang trọng.(chiếu dời đô của nhà vua Lí Công Uẩn)
 Hịch:là thể văn nghị luận thời xưa thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.(Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn)
 Cáo: là thể văn nghị luận thời xưa thường được vua chúa,thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.(Nước Đại Việt ta trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi)
 Tấu: là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.(Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp).
Thông tin ngoài văn bản.
Chiếu dời đô :năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010) Lí Công Uẩn tức vua Lí Thái Tổ viết bài chiếu này bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) về Đại La (tức Hà Nội ngày nay).
Bài chiếu này không những thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận mệnh của triều đại, đất nước mà còn có giá trị nghệ thuật bởi cách lập luận chặt chẽ thấu tình đạt lí.
Hịch tướng sĩ :là một trong những áng văn hùng hồn, thống thiết hiếm có trong di sản Hán văn của dân tộc ta,được liệt vào hàng thiên cổ hùng văn .
Bài hịch này nguyên bằng chữ Hán, được chép trong Đại Việt sử kí toàn thư do Lê văn Hưu khời d0ầu, Ngô Sĩ Liên và nhiều sử gia khác kế tục hoàn thành, vốn không có nhan đề.Đầu thế kỉ XX, các học giả đem dịch giới thiệu rộng rãi với nhan đề Hịch tướng sĩ văn .Gần đây các tác giả thơ văn Lí-Trần mới đặt tên là Dụ chư tì tướng hịch văn.
4
 Người ta cũng gọi hịch là lộ bố, nghĩa là ban bố rộng rãi công khai cho mọi người ai nấy đều hay.
Hịch không phải là thể văn của thời bình càng không phải thể văn của sinh hoạt đời thường. Đó là thể văn được viết ra vào những thời khắc khủng hoảng,khi Tổ quốc lâm nguy, gian đảng tiếm quyền hay tai hoạ khủng khiếp đe doạ tính mạng dân chúng, đòi hỏi mọi người đồng sức đồng lòng đứng lên khắc phục.Để tập hợp mọi người, hịch phải có lập trường chính nghĩa, quan điểm rõ ràng, chứng cứ xác thực, lời lẽ đanh thép.Để kêu gọi hành động, hịch phải biết kích động tình cảm, lời lẽ thống thiết gây niềm công phẫn, đau đớn khiến cho người có lương tâm không thể ngồi yên. Xét các yêu cầu đó,Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn quả là một kiệt tác vô song.
 Bài hịch này được viết lúc nào hiện chưa có ý kiến nhất trí.Theo tác giả sách Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam (1987) thì nó được công bố vào cuộc duyệt binh ở bến Đông Thăng Long vào tháng 9 năm 1284.
 Nước Đại Việt ta : là phần mở đầu của Bình Ngô đại cáo
 Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn bậc nhất trong văn học chữ Hán cổ điển của nước ta, nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa, kể tội quân xâm lược, ngợi ca anh hùng hào kiệt của dân tộc ta như một bản tuyênâ ngôn độc lập. Bài cáo còn là khúc trữ tình thiết tha trước nỗi đau mất nước, chứa chan niềm tự hào dân tộc và niềm vui chiến thắng.
 Cáo là một thể văn cổ, hoàng đế thường dùng để bổ nhiệm, phong tặng, bảo ban các quan, toàn dân được gọi là cáo mệnh, cáo phong , cáo giớiĐại cáo vốn là tên một thiên trong Thượng thư do Chu Công làm để tuyên bố việc phò tá Thành Vương,phế bỏ nhà Aân, sau trở thành thể loại văn học công bố sự kiện trọng đại cho thiên hạ biết.Đặt tên bài này là Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi vừa muốn dùng tên đại cáo để công bố đạo lớn vừa tỏ ý đi theo đường lối nhân nghĩa lâu đời.Tên bài này có nghĩa là tuyên bố về sự nghiệp đánh dẹp giặc Ngô.
 Bài cáo gồm bốn phần:
-Phần thứ nhất: tuyên bố lập trường chính nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa.
-Phần thứ hai:nói đến tội ác của giặc và tình cảnh khốn khổ của nhân dân, đất nước dưới ách nô dịch của giặc Minh.
-Phần thứ ba: công bố quá trình dấy binh và kháng chiến thắng lợi.
-Phần cuối:bày tỏ niềm tin vào nền hoà bình lâu dài của đất nước.
 Bàn luận về phép học là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung vào tháng 8/1791 bàn về ba điều mà theo ông bậc đế vương nên biết: quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).
 ơ QUI TRÌNH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP;
 Bước 1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà.
 Để học sinh có thể nắm được khái quát các văn bản mà không mất quá nhiều thời gian ở lớp thì đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn thật cụ thể, chi tiết nội dung học sinh chuẩn bị ở nhà.
Tiết cuối cùng tuần 22-Viết bài làm văn số 5,giáo viên dành thời gian khoảng 10 phút để hướng dẫn học sinh chuẩn bị những nội dung sau: 
 1)Tìm hiểu các thể văn nghị luận trung đại:chiếu, hịch, cáo, tấu.
-Đọc kĩ các chú thích * ở sách giáo khoa.
-Lập bảng so sánh để tìm điểm giống và khác của các thể văn nghị luận trên.
5
Gợi ý:+ai viết
 +Ra đời trong hoàn cảnh nào
 +Viết theo lối văn nào (văn xuôi,biến ngẫu,văn vần)
 2)Đọc kĩ các văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học kết hợp với tìm hiểu ở phần chú thích * để nắm được bố cục các văn bản này.
 Bước 2: Cung cấp lược đồ khái quát kiểu văn bản nghị luận trung đại.
Đầu tiết 90-tìm hiểu bài Chiếu dời đô giáo viên dành thời gian 10 phút để 
 *Kiểm tra phần bài soạn của học sinh để nắm bắt được tình hình chuẩn bị ở nhà.
 *Giáo viên treo bảng phụ so sánh các thể văn nghị luận.
 Thể văn
So sánh
Chiếu
(Chiếu dời đô)
Hịch
(Hịch tướng sĩ)
Cáo
(Bình Ngô đại cáo)
Tấu
(Bàn luận về phép học)
Giống
-Đều là văn nghị luận cổ.
-Có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu.
-Thường có cấu trúc bốn phần:
+Nêu tiền đề (nêu gương,tư tưởng/lập trường,đaọ lí)
+Nêu thực trạng (cái xấu,sai trái, tội áccần phê phán)
+Nêu hướng giải quyết (chủ trương, đường lối, phương pháp)
+Tổng kết,rút ra kết luận,nêu tác dụng.
Khác
-Do vua dùng để ban bố mệnh lệnh
-Do vua,tướng lĩnh, thủ lĩnh dùng để kêu gọi, cổ vũ tinh thần.
-Ra đời trước khi sự việc xảy ra.
-Do vua, thủ lĩnh dùng để công bố kết quả sự nghiệp.
-Ra đời khi sự việc đã hoàn thành
-Do bề tôi, thần dân dùng để trình bày ý kiến, đề nghị.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được nội dung bảng so sánh trên.
Đặc biệt lưu ý học sinh về cấu trúc chung thuờng gặp của các văn bản nghị luận cổ vàø ở đây cụ thể là các văn bản nghị luận trung đại mà các em sẽ được học (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta trích Bình Ngô đại cáo, Bàn luận về phép học.)
 *Giáo viên treo bảng phụ lược đồ hoá khái quát trình tự lập luận các văn bản nghị luận trung đại.
Giáo viên dùng phương pháp diễn giảng để minh hoạ cho luợc đồ.
Mở đầu bài vanê nghị luận các tác giả nêu tiền đề :tuỳ vào nội dung và mục đích nghị luận của văn bản mà tiền đề có thể là cacù tấm gương trong lịch sử hoặc một tư tưởng một đạo lí cũng được đúc kết từ lịch sử.
Tiếp theo, soi sáng tiền đề vào thực tại :những biểu hiện sai trái lệch lạc đã hoặc đang diễn ra, tội ác của kẻ thù.
6
Từ tiền đề và thực tại đó,vạch định ra chủ trương, đường lối, phương pháp phù hợp.
Cuối cùng tổng kết: sau khi phân tích thực tại, đưa ra hướng giải quyết các tác giả sẽ rút ra kêùt luận, nêu tác dụng, kết quả thu được.phù hợp với tiền đề.
 Như vậy tiền đề cũng chính là mục tiêu nghị luận mà văn bản cần đạt đến.
Giáo viên cần phải lưu ý với học sinh rằng: nội dung theo cấu trúc bốn phần của văn bản cũng là những luận điểm lớn của văn bản.
Lược đồ.
NÊU TIỀN ĐỀ
(Nêu gương, mục đích, tư tưởng đạo lí.) 
THỰC TIỄN.
(Phê phán sai trái, vạch rõ tội ác)
Ý kiến, chủ trương, quá trình, phương hướng
TỔNG KẾT.
(kêu gọi, tuyên cáo, quyết định, thành quả, tác dụng)
7
Kết luận
Thành Đại La là nơi tốt nhất để làm kinh đô.
Nêu ý kiến (cần dời đô )
 Bước 3:Thực hiện các tiết dạy theo phân phối chương trình.
 (Phạm vi của đề tài chỉ dừng lại ở cách lập luận)
 Trình tự này được thực hiện ở cả bốn văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta trích Bình Ngô đại cáo, Bàn luận về phép học.
 Trước hết yêu cầu học sinh đọc kĩ các văn bản sách giáo khoa.
 Câu hỏi 1: Dựa vào hệ thống câu hỏi đọc- hiểu văn bản ở sách giáo khoa và luợc đồ trình tự lập luận trên.Hãy xác định các luận điểm trong văn bản?
 Sau khi phân tích văn bản, giáo viên nêu câu hỏi
 Câu hỏi 2: Căn cứ vào hệ thống luận điểm vừa tìm hiểu và luợc đồ trình tự lập luận trên.Trình bày lập luận của văn bản? Vẽ lược đồ.
Lưu ý: Ở văn bản Nước Đại Việt ta, giáo viên cần cung cấp cho học sinh nắm được các nội dung của Bình Ngô đại cáo bởi lược đồ trình tự lập luận khái quát của văn bản hoàn chỉnh còn Nước Đại Việt ta là đoạn trích.
 Cuối cùng giáo viên tổng kết bằng bảng phụ lược đồ trình tự lập luận mỗi văn bản.
 * Chiếu dời đô.
Nêu sử sách làm tiềnđề
(Nêu gương các triềuđại Trung Quốc xưa dời đô )
Soi sáng tiền đề vào thực tại (hai triều Đinh-Lê không dời đô )
Những thuận lợi của thành Đại La.
8
* Hịch tướng sĩ
Nêu sử sách làm tiềnđề
(Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ )
Nêu phương hướng hành động.
-Cảnh giác với kẻ thù.
-Luyện tập võ nghệ.
Soi sáng tiền đề vào thực tại
-Vạch rõ âm mưu của kẻ thù.
-Bày tỏ tấm lòng chủ tướng.
-Phê phán, phân tích sai trái của tướng sĩ dưới quyền.
Kêu gọi, khích lệ
-Lòng yêu nước.
-Quyết tâm chiến hắng kẻ thù xâm lược.
Chủ quyền riêng
 * Nước Đại Việt ta
Nêu tiền đề
(tư tưởng nhân nghĩa: yên dân, trừ bạo)
Văn hiến 
Lãnh thổ riêng
Khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập, chủ quyền dân tộc.
Phong tục riêng
Khẳng định sức mạnh nhân nghĩa.
Lịch sử riêng
9
Nêu tiền đề
Tuyên bố lập trường chính nghĩa, nhân nghĩa.
 *Bình Ngô đại cáo:
Nêu chủ trương, trình bày quá trình dấy binh và kháng chiến thắng lợi của nghĩa quân.
Soi sáng tiền đề vào thực tại
-Tội ác của giặc.
-Tình cảnh khốn khổ của nhân dân và đất nước.
Tổng kết
-Tuyên cáo đại thắng
-Niềm tin vào hoà bình lâu dài.
 * Bàn luận về phép học
Nêu tiền đề
Mục đích chân chính của việc học
Đưa ra phương hướng
-Nêu các phương pháp học tập đúng đắn.
Soi sáng tiền đề vào thực tại
Phê phán lối học lệch lạc,sai trái
Kết luận
Nêu tác dụng của việc học chân chính.
10
Phần III:KẾT LUẬN
 1/Khái quát các kết luận cục bộ để tìm câu trả lời cho đề tài
 Như vậy học sinh có thể nắm được các luận điểm và cách lập luận của những văn bản nghị luận trung đại một cách dễ dàng hơn khi các em nắm được lập luận khái quát của kiểu văn bản này.
Hơn nữa cách lập luận ấy lại giúp học sinh nhớ lâu hơn nội dung văn bản mà các em được học.
Sau khi thực hiện xong các tiết hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản nghị luận trung đại theo hướng này, tôi đã tiến hành cho các em kiểm tra 15’ ở tất cả bốn lớp đang dạy 8A5,8A6.8A7,8A8 cùng một câu hỏi.
Câu hỏi kiểm tra: Trình bày lập luận văn bản Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn
Kết quả bài kiểm tra có sự khác nhau giữa các lớp 8A5,8A8 (thử nghiệm cách hướng dẫn mới)với 8A6, 8A7(thực hiện theo trình tự cũ).
Thống kê kết quả
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Trên TB
8A5
(38/38)
4
8
15
9
2
27
71,5%
8A6
(36/36)
1
5
9
16
5
15
41,7%
8A7
(38/38)
2
6
11
14
5
19
50%
8A8
(36/36)
6
5
12
9
4
23
63,9%
 So sánh kết quả thống kê trên mặc dù ta thấy ketá quả không quá chênh lệch, nhất là ở hai lớp 8A7 và 8A8 .Thế nhưng nó lại nói lên rất nhiều vấn đề bởi thực chất số lượng học sinh có chất lượng học tập trên trung bình ở lớp 8A7 cao hơn lớp 8A8.
Như vậy có thể nói việc hướng dẫn học sinh học văn bản nghị luận trung đại như đã trình bày ở trên đem lại kết quả cao hơn: học sinh nắm và nhớ được nội dung bài học.
 2/Lợi ích và khả năng áp dụng.
 Phải khẳng định lại rằng đề tài này chỉ nằm trong phạm vi các văn bản nghị luận trung đại ở sách giáo khoa Ngữ văn 8/tập 2.
Như đã lưu ý ở trên để áp dụng giáo viên phải có sự linh hoạt trong việc phân phối thời gian của các tiết,bởi phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài chi tiết đồng thời phải cung cấp và hướng dẫn học sinh hiểu được sơ đồ trình tự lập luận khái quát; hơn nữa giáo viên còn phải chuẩn bị bảng phụ lược đồ trình tự lập luận của các văn bản.
Phương pháp hướng dẫn học sinh tìm hiểu lập luận các văn bản nghị luận trung đại là Tổng-phân –hợp và trình tự lập luận trong mỗi văn bản cũng là Tổng-phân –hợp.Đây cũng là trình tự lập luận thường gặp của văn nghị luận, do đó trong các tiết tập làm văn giáo viên có thể tích hợp để giúp học sinh học tập cách viết nghị luận .
 3/Đề xuất-kiến nghị.
 Trên đây chỉ là ý kiến chủ quan của bản thân tôi,để có được phương pháp hướng dẫn học sinh học tập hiệu quả hơn, rất mong ý kiến đóng góp của quý Thầy-Cô và đồng nghiệp.
1
A: TÊN ĐỀ TÀI
bưa
efgh	baưab	efgh
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG THCS
---–{—---
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI :
PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN CƠ BẢN
VỀ CĂN BẬC HAI – CĂN BẬC BA
	Người thực hiện : 
 Đơn vị công tác : Nhóm: toán 
 Tổ : tự nhiên 
 Trường: 
Năm học: 2009 - 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Le Thao.doc