Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục hạnh kiểm cho học sinh cá biệt ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục hạnh kiểm cho học sinh cá biệt ở trường THCS

I- ĐẶT VẤN ĐỀ:

Chỗ gay góc nhất trong lao động của giáo viên là việc giáo dục những HS (học sinh) chậm phát triển về mặt hạnh kiểm, HS khó dạy. Ở mỗi lớp của các thầy cô giáo, điều có thể tìm thấy vài em là thuộc loại này. Cái khó là hiểu được tâm lí phức tạp của HS chậm tiến, HS khó dạy và các nguyên nhân gây ra sự chậm tiến, sự khó dạy đó.

II- NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Việc giáo dục những HS chậm tiến đòi hỏi ở thầy cô giáo lòng yêu thương con người sâu sắc, tìm hiểu những hiện tượng hư hỏng về hạnh kiểm, các nguyên nhân của chúng và áp dụng khoa học, nghệ thuật cảm hoá con người.

Trong y học, nếu không tìm ra nguyên nhân gây bệnh thì thầy thuốc đành chịu bó tay. Trong khoa học giáo dục, tìm được nguyên nhân gây ra sự chậm tiến, sự hư hỏng là một việc công phu, đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của thầy cô giáo. Con người là “tổng hoà của các mối quan hệ xã hội” như Mác nói. Mỗi HS có biết bao nhiêu mối quan hệ: trong gia đình với cha mẹ, anh chị; ngoài đường phố với các nhóm bạn; ở trường với tập thể và các thầy cô Trong những mối quan hệ hết sức cụ thể đó, cái gì đã là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của sự khó dạy? Nếu thầy, cô giáo không công phu tìm ra được, giáo dục không đúng đối tượng, bốc thuốc không đúng căn bệnh thì khó có thể thành công. Chính vì đặc điểm này mà nhiều nhà giáo đã phải đắng cay vì bỏ công sức ra nhiều mà không đem lại kết quả mong muốn.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 743Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục hạnh kiểm cho học sinh cá biệt ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC HẠNH KIỂM CHO HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG THCS
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chỗ gay góc nhất trong lao động của giáo viên là việc giáo dục những HS (học sinh) chậm phát triển về mặt hạnh kiểm, HS khó dạy. Ở mỗi lớp của các thầy cô giáo, điều có thể tìm thấy vài em là thuộc loại này. Cái khó là hiểu được tâm lí phức tạp của HS chậm tiến, HS khó dạy và các nguyên nhân gây ra sự chậm tiến, sự khó dạy đó.
II- NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Việc giáo dục những HS chậm tiến đòi hỏi ở thầy cô giáo lòng yêu thương con người sâu sắc, tìm hiểu những hiện tượng hư hỏng về hạnh kiểm, các nguyên nhân của chúng và áp dụng khoa học, nghệ thuật cảm hoá con người.
Trong y học, nếu không tìm ra nguyên nhân gây bệnh thì thầy thuốc đành chịu bó tay. Trong khoa học giáo dục, tìm được nguyên nhân gây ra sự chậm tiến, sự hư hỏng là một việc công phu, đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của thầy cô giáo. Con người là “tổng hoà của các mối quan hệ xã hội” như Mác nói. Mỗi HS có biết bao nhiêu mối quan hệ: trong gia đình với cha mẹ, anh chị; ngoài đường phố với các nhóm bạn; ở trường với tập thể và các thầy cô Trong những mối quan hệ hết sức cụ thể đó, cái gì đã là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của sự khó dạy? Nếu thầy, cô giáo không công phu tìm ra được, giáo dục không đúng đối tượng, bốc thuốc không đúng căn bệnh thì khó có thể thành công. Chính vì đặc điểm này mà nhiều nhà giáo đã phải đắng cay vì bỏ công sức ra nhiều mà không đem lại kết quả mong muốn.
Sau đây là những biểu hiện chung nhất về sự hư hỏng về hạnh kiểm ở nhứng HS khó dạy.
1) HS khó dạy có thói quen quay cóp, lừa dối cha mẹ và thầy cô giáo, doạ nạt bạn bè, hay trốn học và lãng tránh các hoạt động tập thể.
2) HS khó dạy có tính giảm sút phổ biến trong tất cả các lĩnh vực, trừ những lĩnh vực gắn liền với những nhu cầu trái với xã hội, trái với quy luật của nó. Một HS chuyên ngủ gật trong giờ học, không giải được một bài toán hơi khó một chút, lại tỏ ra đặc biệt nhanh trí, khéo léo, kiên nhẫn trong khi giở trò tinh nghịch, ăn cắp.
3) HS khó dạy sẵn sàng làm mọi cái gì theo kiểu “trêu người”, khiêu khích bạn bè nhằm thoả mãn những nhu cầu tinh nghịch, trái đạo đức, được xếp sẵn trong đầu óc nó.
4) HS khó dạy thường mất đi tình cảm xấu hổ, chúng trơ trẽn, chai lì khác thường.
5) HS khó dạy có tính tự ái không lành mạnh. Chúng thường phản ứng một cách thô sơ: “Thì đã sao? Tôi không làm. Còn anh thì đã làm được gì?” v.v 
6) HS khó dạy cho sự giả tạo, sự nói dối là bình thường.
7) HS khó dạy nhìn những người xung quanh với con mắt tiêu cực. Nó tưởng rằng nhiều người còn xấu hơn nó hành ngàn lần, nhưng họ khéo giả vờ. Đó là cơ sở lí luận để nó tiếp tục làm sai.
8) HS khó dạy tìm mọi cách tự biện hộ cho hành vi phản xã hội của mình. Sau khi rơi vòng trộm cắp, nó thường tự nói với mình “Thử xem lấy của bạn 5000 đồng, 10000 đồng thì có gì đáng phải làm ầm lên nào!” hoặc có nghĩ “Có gì đâu, một ngàn đồng móc ra khỏi túi của người lớn chẳng phải là một tội lỗi nặng đến thế! Họ còn kiếm được nhiều, chẳng nghèo đi đâu mà sợ!”.
9) HS khó dạy thường coi thường mọi người, coi thường cha mẹ, hỗn láo với thầy cô giáo, đôi khi đe doạ, xúc phạm đến bản thân những người giáo dục chúng, làm cho nhà giáo dục nếu không có lòng yêu người cao độ, tính độ lượng và sự kiên nhẫn thì sẽ cảm thấy mình không thể làm công tác giáo dục được.
Ngược lại, ở HS khó dạy, uy tín của nhà giáo, của cha mẹ bị thay thế bằng uy tín của kẻ cầm đầu, kẻ có sức mạnh của nắm đấm và của kẻ có nhu cầu phản xã hội giống như nó.
10) HS khó dạy thường có thái độ xung đột với nhà giáo dục và với tập thể sư phạm, đặc biệt là đối với tập thể hoặc nhà giáo nào “vụng xử”.
11) HS khó dạy trong khi mâu thuẫn với môi trường giáo dục rất dễ rơi vào ảnh hưởng nguy hại của các nhóm phạm pháp, 50% tội phạm HS lúc đầu mắc phải là theo nhóm HS hư hỏng dưới sự chỉ đạo của những tên cầm đầu có kinh nghiệm.
Về việc tìm hiểu các nguyên nhân của sự khó dạy, tính chất phức tạp trong công việc của thầy cô giáo là ở chỗ sự khó dạy là một vấn đề vừa xã hội, vừa giáo dục, vừa là y học sinh lí và tâm lí, nên nhà giáo phải cùng với gia đình, với các cơ quan và các đoàn thể trường học, địa phương, với nhà y học đi sâu tìm hiểu các nguyên nhân cụ thể ở đối tượng giáo dục cụ thể của mình. Trong các nguyên nhân của sự khó dạy, nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng các môi trường ngoài nhà trường (gia đình, đường phố) đóng một vai trò còn quan trọng hơn cả nhà trường. Đặc biệt, môi trường gia đình là nơi mà HS tiếp thu vô số ảnh hưởng không kém phần mạnh mẽ và không thể kiểm tra được về mặt giáo dục. Nhiều bậc cha mẹ đã tạo ra trong gia đình một không khí phi đạo đức, phá huỷ tâm lí của HS. Một số bậc cha mẹ khác muốn đem lại cho con mình một thời thơ ấu hạnh phúc, vô tư nên chỉ biết chiều chuộng và thoả mãn mọi ý muốn kì quặt của HS. HS không lao động, không có nhiệm vụ và không có trách nhiệm gì về những hành động của mình, và cũng không có sự quan tâm gì đến những người khác thì nó sẽ tiêm nhiễm tính ích kĩ. Mọi ý nghĩ và các hành vi của nó chỉ chịu sự chỉ đạo của lợi ích riêng của bản thân nó mà thôi.
Vì các nguyên nhân của sự hư hỏng về hạnh kiểm khá phức tạp và nằm ở nhiều phương diện như vậy, nên trong công tác giáo dục hạnh kiểm, thầy cô giáo không thể chủ động hoàn toàn như trong công tác giảng dạy văn hoá. Ở đây, công tác tổ chức và sự phối hợp nhằm thống nhất các ảnh hưởng giáo dục đòi hỏi có nhiều thời gian và công sức của thầy cô giáo.
Trong việc cảm hoá con người, nhiều nhà giáo dục đã thành công nhờ tài nghệ sư phạm kết hợi với lòng yêu thương con người vô hạn của họ. Nhiều nhà giáo vẫn còn những nhược điểm làm hạn chế tác dụng giáo dục của mình. Có thể kể các nhược điểm sau đây:
- Nhược điểm thứ nhất là một vài thầy cô giáo do tính khí không phù hợp với nghề nghiệp đã không thể chịu đựng được và thường đùng đùng nổi giận khi gặp HS nghịch ngợm. Vấn đề cơ bản ở đây là nhận thức, hướng bản tính hiếu động của HS vào những việc có ích.
- Nhược điểm thứ hai ở một số nhà giáo là sự vụng xử thể hiện ở những việc quở trách không ngừng HS phạm lỗi, cứ mỗi lần phạm một lỗi mới là HS khó dạy lại được người ta nhắc đến những tội lỗi cũ của nó. Những lỗi lầm có khi không cố ý ở đây lại bị đánh giá là sự biểu hiện của láo cá, tính vô kỉ luật đã thành cố tật. HS khó dạy coi đó như sự hay bắt bẻ, sự thù vặt, cố chấp và không khách quan của nhà giáo dục. Nhắc lại những lỗi lầm cũ khi các em phạm lỗi mới cũng giống như là rắc muối vào một vết thương chưa khỏi. Ở trạng thái đó, các em không thể tập trung được vào việc phân tích lỗi lầm của mình, không thể tìm hiểu được bản thân, nhận ra được sai lầm. Đồng thời việc đó còn phá huỷ những mối quan hệ giữa đứa trẻ với tập thể và với nhà giáo, đôi khi gây ra sự phản ứng lại tác động giáo dục một cách không đúng.
Sự vụng xử còn thể hiện ở chỗ giáo viên phát ra những lời thương hại với HS phạm lỗi ngay khi có mặt đông đủ các bạn của nó. Điều đó có thể gây ra sự độc ác: Em đó không thích “của bố thí” như sự thương hại kiểu đó, và sẽ phản ứng với tình thương được phát biểu không đúng lúc, đúng chỗ của nhà giáo dục.
- Nhược điểm thứ ba là vài giáo viên cố gắng giáo dục HS dựa trên sự nhấn mạnh các khuyết điểm và sự chấm dứt các khuyết điểm, sự trừng phạt. Trong khi đó thì khoa học đã xác định rằng chỉ có thể giáo dục có hiệu quả trên cơ sở phát hiện ưu điểm của đứa trẻ và phát huy ưu điểm đó. Mỗi con người, kể cả người lớn và trẻ em, đều có nhu cầu tự khẳng định. Ở HS phạm lỗi, nhu cầu đó lại càng cao. Vì vậy, khen nhiều hơn chê, thưởng nhiều hơn phạt là một cách giáo dục đem lại hiệu quả cao.
- Nhược điểm thứ tư một số nhà giáo là không giữ được thái độ độ lượng, có thái độ ác cảm đối với HS phạm lỗi, có những lời nói xúc phạm tới HS, làm tổn thương mối quan hệ bình thường giữa thầy và trò, là điều quan trọng cần tránh trong giáo dục. Khi mối quan hệ chuyển sang xung đột thì một sự khuyến khích nào đó trong cách tỏ sự thương hại sai sót của HS sẽ bị tiếp thu như là để mua chuộc, lấy loàng hoặc bị HS bác bỏ vì bị co là giả tạo, không thành thật
- Nhược điểm thứ năm là có khi nhà giáo dục đề ra cho HS những yêu cầu đôi khi phi lí và đòi hỏi thực hiện quá nhiều yêu cầu cùng một lúc. Có ba, bốn môn học không đạt kết quả ư? Em phải hằng ngày làm thêm bài tập, không được kết bạn với người nào đó, không được đi chơi, không được đá bóng, không được hút thuốc và mọi cái đều đòi phải sữa ngay một lúc hàng chục điều bị ngăn cấm và doạ nạt. HS thắc mắc với những điều phi lí và càng bị ngăn cấm thì ước muốn tái phạm càng cao. Giáo dục theo kiểu ấy chỉ gây tâm lí “rối loạn” ở HS khó dạy và sẽ không đêm lại kết quả mong muốn.
- Nhược điểm thức sáu là thái độ đánh giá và trừng phạt HS của một vài thầy cô giáo có khi vội vã, thiếu khách quan, không dựa vào tập thể các em, dễ phá vỡ mối quan hệ tốt giữa thày và trò, là điều cần thiết cho công tác giáo dục.
Khi đánh giá HS, để tránh cho sự ác cảm, có thể đưa đến thái độ không khách quan đối với em này và thiên vị đối với em kia, tốt nhất là nhà giáo dục nên thực hiện việc đánh giá một em không qua tập thể các em. Ở đây, thầy cô giáo phải tỏ ra là một đồng chí lớn tuổi ủng hộ ý kiến chung, gắng làm cho sự đánh giá của tập thể được kết hợp với việc HS tự đánh giá mình.
Khi HS phạm sai lầm thì không nên vội vã ra quyết định trừng phạt. Nếu việc trừng phạt quyết định ngay sau khi phạm lỗi thì ở đây vô tình nhà giáo dục sẽ có thể không khách quan vì bị hành vi của HS cũng như sự cưng thẳng quá độ của thần kinh làm cho HS bực tức. Việc hoãn trừng phạt làm cho sự cuồng nhiệt nguội bớt đi, buộc người phạm lỗi phải phân tích sâu sắc hơn hành vi của mình, hiểu rõ lỗi lầm, còn nhà giáo dục thì cân nhắc được mọi hoàn cảnh, chuẩn bị cho tập thể xem xét về việc trừng phạt đó. Còn sự chờ đợi hình phạt thì bản thân nó đã là một điều trừng phạt nặng nề đối với người phạm lỗi.
- Nhược điểm thứ bảy là nhiều khi thiếu những yêu cầu thống nhất và những thái độ ăn khớp của các giáo viên trong tập thể sư phạm. Có khi có những sự bất đồng xuất hiện trong việc đánh giá công khai của vài nhà giáo đối với em này hoặc em khác. Trong các trường hợp đó, các em không đủ sức lực và trí tuệ để phân tích xem ái đúng, ai sai, phải thực hiện yêu cầu của thầy cô giáo nào và khi đó HS thường chỉ chọn từ toàn bộ những thái độ của thầy cô ra xem cái nào giúp nó bảo vệ được những quan điểm không đúng của nó, khiến nó cứ tiếp tục phạm sai lầm. Vì vậy sự thống nhất nhận định của các thầy cô giáo về các ưu khuyết điểm của HS là một yêu cầu của lao động sư phạm.
- Nhược điểm thứ tám của một vài nhà giáo là thiếu sự lãnh đạo tốt thái độ của tập thể lớp đối với HS phạm lỗi. Có khi do thái độ thiếu tình thương yêu và ghẻ lạnh của tập thể mà HS phạm lỗi cảm thấy mất hết hi vọng, bị đểy ra ngoài tập thể, đã bỏ đi lang thang, tìm đến kết bạn với những kẻ xấu ở ngoài trường học.
III- KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG:
Đặc điểm của việc giáo dục hạnh kiểm làm cho nó trở nên phức tạp và đôi khi thầy cô giáo bỏ công ra chưa thể thấy kết quả được ngay cũng có khi kết quả trước mắt là kết quả âm tính, có hại cho thầy cô giáo. Còn kết quả thực sự thì phải một thời gian sau, có khi phải chờ đến khi HS ra đời mới có thể thấy được. Chứng tỏ việc giáop dục hạnh kiểm HS không phải dễ dàng, kết quả của nó có thể có sự xen kẻ của niềm vui và nước mắt của nhà giáo. Nghề thầy giáo đôi khi đòi hỏi những sự căng thẳngvề tinh thần và nếu không có lòng hăng say và nhiệt tình nóng bỏng thì khó lòng mà vượt qua được.
Cũng vì thế, kết quả hạnh kiểm đôi khi không thể thấy mngay được mà Hồ Chủ tịch đã đánh giá: “Người thầy giáo tốt là người chiến sĩ vô danh”.
Tất cả những điều tôi trình bày trên đủ nói lên một điều là việc giáo dục hạnh kiểm cho con người không đơn giản, nó đòi hỏi nhiều công phu. Và chỉ có người nào không thực sự làm việc này, không có trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ mới cho nghề giáo dục là nhàn hạ.
------------------------ b&a ------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Xep laoi hanh kiem cua hoc sinh.doc