Hiện nay ngành GD & ĐT đang kêu gọi thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, quyết tâm thực hiện các cuộc vận động do ngành GD & ĐT phát động. Mỗi Thầy Cô giáo quyết tâm thực hiện nhiệm vụ dạy tốt và phấn đấu là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.Hơn nữa, ngành đã tổ chức các chương trình tập huấn đổi mới phương dạy học, công tác làm đồ dùng dạy học đến các hoạt động thi đua khác nhằm nâng cao chất lượng. Đặc biệt, ngành đã phát động nhiều chương trình viết sách đổi mới phương pháp giáo dục, viết sáng kiến kinh nghiệm, những cách làm mới để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trên tinh thần đó, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm -“ ĐỂ DẠY TỐT CÁC THỦ THUẬT CỦA BỘ MÔN TIẾNG ANH THCS” nhằm giúp cho giáo viên nâng cao, hoàn thiện phương pháp dạy các thủ thuật của bộ môn Tiếng Anh THCS và giúp cho giáo viên truyền đạt một cách nhuần nhuyễn và hoàn thiện trong việc giảng dạy các kỹ năng theo phương pháp mới.
Qua thời gian thực hiện, tôi thấy rằng đa số Thầy Cô đã tiến bộ rõ rệt trong quá trình giảng dạy theo phương pháp mới. Từ đó, tôi xcin trình bày cách làm này mong được các bạn đồng nghiệp chia sẻ , góp ý xây dựng để nội dung “ Sáng kiến kinh nghiệm ” được hoàn chỉnh hơn.
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CAO LÃNH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MỸ HIỆP -------------------- SANG KIẾN KINH NGHIỆM ------------------- Đề tài: ĐỂ DẠY TỐT CÁC THỦ THUẬT CỦA BỘ MÔN TIẾNG ANH THCS Người thực hiện: Nguyễn Tồn Hiếu 03-2012 LỜI GIỚI THIỆU ------------- Hiện nay ngành GD & ĐT đang kêu gọi thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, quyết tâm thực hiện các cuộc vận động do ngành GD & ĐT phát động. Mỗi Thầy Cô giáo quyết tâm thực hiện nhiệm vụ dạy tốt và phấn đấu là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.Hơn nữa, ngành đã tổ chức các chương trình tập huấn đổi mới phương dạy học, công tác làm đồ dùng dạy học đến các hoạt động thi đua khác nhằm nâng cao chất lượng. Đặc biệt, ngành đã phát động nhiều chương trình viết sách đổi mới phương pháp giáo dục, viết sáng kiến kinh nghiệm, những cách làm mới để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trên tinh thần đó, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm -“ ĐỂ DẠY TỐT CÁC THỦ THUẬT CỦA BỘ MÔN TIẾNG ANH THCS” nhằm giúp cho giáo viên nâng cao, hoàn thiện phương pháp dạy các thủ thuật của bộ môn Tiếng Anh THCS và giúp cho giáo viên truyền đạt một cách nhuần nhuyễn và hoàn thiện trong việc giảng dạy các kỹ năng theo phương pháp mới. Qua thời gian thực hiện, tôi thấy rằng đa số Thầy Cô đã tiến bộ rõ rệt trong quá trình giảng dạy theo phương pháp mới. Từ đó, tôi xcin trình bày cách làm này mong được các bạn đồng nghiệp chia sẻ , góp ý xây dựng để nội dung “ Sáng kiến kinh nghiệm ” được hoàn chỉnh hơn. A - PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Năm học 2011-2012 là năm tiếp tục thực hiện các chủ trương đổi mới giáo dục, chấn chỉnh kỹ cương, nề nếp dạy và học, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT vào công tác dạy học. Giáo dục mũi nhọn được nâng cao, thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với chủ đề “ Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”cùng với việc gắn chặt cuộc vận động“Mỗi Thầy, Cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Là giáo viên, chúng ta cần phải nổ lực, phấn đấu đạt những kết quả cao về chất lương dạy và học, thực hiện tốt việc dạy theo phương pháp mới nhất là bộ môn Tiếng Anh THCS để học sinh nắm được kiến thức cơ bản của các kỹ năng Tiếng Anh trong nhà trường để áp dụng ngoài thực tiễn một cách thiết thực. Để dạy tốt các thủ thuật của bộ môn Tiếng Anh THCS, đòi hỏi người giáo viên phải áp dụng các thủ thuật trong giảng dạy một cách thường xuyên, luôn chú ý vận dụng phù hợp từng bước của từng thủ thuật. Riêng tôi đã được dự lớp học “ DỰ ÁN ELTTP ” - “ Dự án phương pháp mới dành cho giáo viên Tiếng Anh THCS ” do Ban Dự án Cần Thơ tổ chức. Từ lẽ đó, tôi mạnh dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm này để chia sẻ cùng với giáo viên dạy môn Tiếng Anh sử dụng hiệu quả các thủ thuật trong giảng dạy các kỹ năng của bộ môn Tiếng Anh THCS ở Trường THCS Mỹ Hiệp hiện nay. II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 1. Mục đích : Sau khi nghiên cứu và chọn đề tài này, bản thân tôi thấy rằng với phương pháp này nhằm: -Giúp cho giáo viên nâng cao và hoàn thiện phương pháp dạy các thủ thuật Tiếng Anh THCS. -Giáo viên truyền đạt một cách hoàn thiện và nhuần nhuyễn trong việc giảng dạy theo phương pháp mới. -Kết quả giảng dạy của giáo viên bộ môn Tiếng Anh tiến bộ và đạt hiệu quả rõ rệt. -Học sinh tiếp thu bài nhanh và hứng thú với bộ môn này. 2. Phương pháp nghiên cứu : 2.1. Phương pháp tổ chức và quan sát : Người thực hiện đề tài phải đề nghị tổ chức chuyên đề để giảng dạy các thủ thuật đã chọn và tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. 2.2. Phương pháp trao đổi,thảo luận : Sau khi dự giờ của đồng nghiệp,đồng nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài,cả hai bên tiến hành trao đổi,thảo luận để đưa ra chuẩn các bước thực hiện của mỗi thủ thuật. 2.3. Phương pháp thực nghiệm : Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo từng thủ thuật. 2.4. Phương pháp điều tra : Dự giờ giáo viên ở các tiết thao giảng hoặc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. III. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI : Đề tài xoay quanh nghiên cứu giảng dạy các thủ thuật của giáo viên bộ môn Tiếng Anh bậc THCS ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 của Trường THCS Mỹ Hiệp. Song đối tượng nghiên cứu điển hình mà tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này là Giáo viên bộ môn Tiếng Anh Trường THCS Mỹ Hiệp. IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN : Thời gian thực hiện từ năm học 2009 -2010 đến tháng 02 - 2012. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận : Đổi mới phương pháp đạy học nói chung, phương pháp lên lớp nói riêng là việc làm quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện hành đồng thời nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Để làm được điều đó người giáo viên phải luôn học hỏi, tìm tòi vá sáng tạo trong từng hoạt động dạy học. Trong đó việc chọn và dạy các thủ thuật là hoạt động chiếm phần quan trọng trong thành công tiết dạy, cách chọn thủ thuật giúp các em có hứng thú học tập, tiếp thu nội dung bài học một cách dễ dàng và đam mê môn học. Quan trọng hơn đó là việc đánh giá thực chất kỹ năng giảng dạy của giáo viên qua việc lựa chọn và dạy các thủ thuật cho thích hợp trong từng tiết dạy, từng lớp học. II. Cơ sở thực tiễn : Tình hình thực tiễn trước khi áp dụng đề tài : Qua quá trình nghiên cứu về cơ sở lý luận và nhìn lại tình hình thực tiễn của việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường THCS Mỹ Hiệp, tôi thấy nổi lên các vấn đề sau: ● Về giáo viên : Nhà trường có 6 giáo viên dạy Tiếng Anh, tất cả đã đủ và vượt chuẩn, luôn nhiệt tình trong giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn.Bên cạnh đó vẫn còn giáo viên chưa thực hiện nhuần nhuyễn các thủ thuật cho các kỹ năng bộ môn Tiếng Anh. ● Về học sinh : Nhìn chung đa số phụ huynh học sinh đã có ý thức cho con em mình học tập để tiến thân sau này nhưng Tiếng Anh là môn học khó nên vẫn còn nhiều em chưa chuẩn bị cho mình những kiến thức sâu rộng, chưa có nhìn mới về môn học này. Mặt khác, đây là môn học không lạ gì với những học sinh thành phố nhưng lại bở ngỡ với học sinh nông thôn. Các em ít có môi trường giao tiếp ( người nước ngoài, báo chí,truyền hình bằng Tiếng Anh) đồng thời các em còn nhút nhát, ngại giao tiếp. Ngoài ra, học sinh trong lớp đông, ít trao đổi bằng Tiếng Anh. Kiến thức trong sách giáo khoa nhiều khi còn lạ với học sinh thậm chí còn chưa hiểu ngay cả những từ đã được dịch sang tiếng Việt như : vòi tắm hoa sen, năng lượng mặt trời,đồng thời các em chưa có hứng thú học tập bộ môn này. III. Thực trạng và những mâu thuẫn : 1. Thực trạng nghiên cứu : Các thủ thuật của bộ môn Tiếng Anh được dạy cho các kiểu bài học Tiếng Anh THCS do nhiều nhà sư phạm chú ý và nghiên cứu sâu. Bản thân tôi chưa từng được đọc qua bất cứ đề tài nào nói về việc thực hành tốt các thủ thuật của bộ môn Tiếng Anh của bất cứ ai nhưng khi được tham gia học lớp dự án “ ELTTP ” và nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy đây là một đề tài rất bổ ích, rất cần nghiên cứu để có được những sáng kiến kinh nghiệm hay nhằm phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học và giúp cho học sinh có nhiều hứng thú trong học tập, tiếp thu bài học tốt hơn. 1.1. Thực trạng học sinh : Học sinh ở các khối lớp khômg đồng đều bao gồm đủ các học sinh từ khá giỏi đến học sinh yếu kém. Số học sinh khá giỏi rất năng động học tập, tham gia tích cực vào các hoạt động của mỗi thủ thuật và tiếp thu bài học tốt. Riêng học sinh yếu kém lại lười tham gia hoặc không thể thực hiện được. Nhiều thủ thuật được thực hiện tốt ở lớp này nhưng lại thụ động ở những lớp khác. Có những thủ thuật gây hứng thú cho học sinh khá giỏi ( Noughts and Crosses / Interview / Jigsaw Dictation,) nhưng học sinh yếu kém lại không đủ khả năng thực hiện. Ngược lại, có những thủ thuật được hưởng ứng tích cực của học sinh yếu kém ( Matching / True or False statements / Rub out and Remember,..) nhưng lại nhàm chán với học sinh khá giỏi. Vì vậy, khi thực hiện một thủ thuật, số học sinh yếu kém luôn được quan tâm,động viên giúp đỡ để các em có hứng thú tham gia vào các hoạt động đó một cách tự giác. 1.2. Thực trạng cơ sở vật chất - Đồ dùng dạy học : Trường THCS Mỹ Hiệp vừa được xây dựng hoàn chỉnh, cơ sở trường lớp khang trang, sạch đẹp. Hiện nay trường đã có phòng nghe nhìn nên giáo viên có thể sử dụng máy chiếu (projector) để dạy bài giảng điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiều thủ thuật trong bài học. Đồ dùng dạy học được trang bị cho khối 8 và 9, tuy nhiên nhà trường đã trang bị thêm tranh, ảnh,ở các khối còn lại để phục vụ cho công tác giảng dạy về đổi mới phương pháp dạy học,giúp cho việc thực hiện các thủ thuật thêm hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh học tập. ( Matching / Kim’s game / Write it up,..). Bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn cần được khắc phục giải quyết trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài như: ◘ Học sinh : Mức độ tiếp thu bài của học sinh không đồng đều gây khó khăn trong việc chon thủ thuật cho phù hợp với trình độ học sinh của từng lớp. Đối với các thủ thuật dễ thì gây nhàm chán cho học sinh khá giỏi, còn các thủ thuật khó, nâng cao thì học sinh yế kém không tiếp thu kịp. Môi trường giao tiếp ngoại ngữ của các em chưa có, các em không được thực hành thường xuyên dẫn đến các em e dè, ngại nói và ngại thể hiện ý tưởng của mình bằng ngoại ngữ với thủ thuật “ Chatting ”. ◘ Cơ sở vật chất – Đồ dùng dạy học : Do nhiều giáo viên sử dụng máy chiếu nên thường xuyên bị hư nên buộc giáo viên phải làm thêm bảng phụ để thực hiện tốt các thủ thuật làm mất nhiều thời gian. Đồ dùng dạy học trang bị chưa đủ phục vụ hết các tiết dạy nên giáo viên phải tìm thêm tranh ảnh, đồ dùng có liên quan khác. 2. Những mâu thuẫn : Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy của bộ môn Tiếng Anh THCS, người giáo viên phải thực hiện dạy tốt các thủ thuật cho các kỹ năng Tiếng Anh để góp phần nâng cao chất giảng dạy ngoại ngữ trong trường phổ thông.Trên thực tế, ngành giáo dục chưa tổ chức dạy thực nghiệm cho giáo viên học hỏi tất cả các thủ thuật được sử dụng để dạy các kỹ năng của bộ môn Tiếng Anh mà giáo viên chỉ học hỏi được từ đồng nghiệp thông qua dự giờ. Từ lẽ đó, giáo viên làm sao để dạy tốt các thủ thuật của bộ môn Tiếng Anh? IV. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN : Để dạy tốt các thủ thuật của bộ môn Tiếng Anh THCS, người giáo viên cần phải học hỏi, tham gia dự giờ đồng nghiệp thường xuyên để nắm bắt kịp thời các bước của từng thủ thuật. Trong giảng dạy Tiếng Anh THCS, có rất nhiều thủ thuật để dạy cho một bài học vì vậy đòi hỏi giáo viên phải nắm vững tất cả các thủ thuật đó. Để truyền đạt nhuần nhuyễn một thủ thuật, giáo v ... ên,chúng ta phải tuân thủ các bước sau: 1.Giới thiệu trò chơi. 2.Chia lớp ra làm hai nhóm để điền từ vào ô trống. 3.Yêu cầu học sinh của mỗi tổ đoán các chữ trong ô trống ở trên. 4.Làm rõ nghĩa các câu . 5.Qui định thời gian của trò chơi ( 4 – 5 phút ). 6.Yêu cầu hai nhóm đưa ra kết quả. 7.Sử dụng bước “ S – S ” để sửa kết quả trên. 8.Nếu nhóm nào điền đúng, nhanh thì nhóm đó thắng. 9.Giáo viên nhận xét, đánh giá nhóm nào thắng, thua hay hoà và đưa ra lời khen. 2. Technique: “ Word Square ” I. Aim: To get students to recognise the spelling of new words, to revise a lexical set. II.Teaching aids: Book, posters, ۩ . Phần Listen Unit 1.P.15.SGK - E.7 N A M E Y O U I F N D O Y O U R S A O D V M U S E U M F R I E N D S B I A E E G G O L D L C S T U D E N T Y E S N O L D V O E W E A U N T E U A U S M O T H E R R ۩ . Phần Language Focus Simple tense - P.16 - SGK – English 8. I N T R O D U C E W M O V E I P H N O L C A L G O P G H L O S E T P R E S I M P L E A E N E V E N T E N S E N E R I S E B E R D T R U T H S N A A R R I V E A T L ● Để thực hiện tốt thủ thuật trên,chúng ta phải tuân thủ các bước sau: 1.Treo bảng trò chơi trên bảng. 2.Make sure trò chơi . 3.Chia lớp ra làm hai nhóm để thi đua . 4. Yêu cầu học sinh của hai nhóm tìm ra những chữ đúng trong bảng. 5. Qui định thời gian cho học sinh làm . ( 4 - 5 phút ). 6. Yêu cầu hai nhóm đưa ra kết quả. 7.Sử dụng bước “ S – S ” để sửa . 8.Giáo viên nhận xét và đánh giá nhóm nào THẮNG-THUA hay HOÀ và khen ngợi. 3. Technique: “ Find someone who” I. Aim: To check the structures, tenses of verbs. II. Teaching aids: Book, posters, ۩ . Phần LANGUAGE FOCUS Present perfect tense- Unit 1. P.144 - SGK – English 8. Find someone who Name -Have you done your homework? -Have you read books? -Have you listened to Pop music? -Have you written a letter ? -Have you spoken to foreigners? -Have you studied English for 4 years? Lien *Model: Have you done your homework, Lien? Yes, I have. ۩ . Phần GRAMMAR TO HAVE - P.101.SGK - English 6. Find someone who Name - Do you have a pen? - Do you have a book? - Do you have a schoolbag? - Do you have a letter ? - Do you have a car? - Do you have a bike? Nam *Model: Do you have a pen, Nam? Yes, I do. ● Để thực hiện tốt thủ thuật trên,chúng ta phải tuân thủ các bước sau: 1.Cho học sinh ghi vào tờ giấy nhỏ về việc làm, học tập hoặc vật sở hữu, của mình. 2.Giáo viên thu lại và chọn 6 - 8 ý ghi lên bảng trên. 3. Run through tất cả các câu trên bảng phụ. (Treo trước và có thể hỏi học sinh có bao nhiêu câu trên bảng phụ - “ How many statements are there on the poster? ” 4.Yêu cầu học sinh lấy tờ giấy ra, vẽ khung và viết tất cả các câu trên bảng vào tờ giấy của mình. 5.Yêu cầu từng học sinh đi phỏng vấn các bạn khác và sử dụng câu hỏi mẫu trên. 6.Nếu bạn trả lời “ Yes” thì hỏi tên bằng tiếng Anh và ghi vào cột “ Name” tên của bạn đó. 7.Nếu học sinh trả lời “ No ” thì hỏi bạn khác. 8. Nếu học sinh nào đã phỏng vấn và ghi đầy đủ tên của bạn đã được phỏng vấn thì thắng. 9.Giáo viên gọi học sinh kiểm tra các câu trả lời “Yes”.Nếu đúng tất cả thì học sinh đó thắng. 10.Giáo viên đưa ra lời khen ngợi. 4. Technique: “ True or False prediction / statements ” I. Aim: To check comprehension of main ideas, facts and details. II. Teaching aids: Book, posters, ۩ . Phần READ Unit 1. P.13-14 - SGK –English 8. True or False prediction : 1.Ba has four friends.( F ) 2.Bao is sociable, kind and generous student.( T ) 3.Khai and Song have similar characters.( F ) 4.The four of them are very close friends.( T ) ۩ . Phần WRITE 1.Read the information about Tam-P.15-SGK-English 8. True or False prediction: 1.Tam’s family has four people.( T ) 2.He’s tall and fat and has short brown hair.( F ) 3.He’s helpful, sociable and humorous.( T ) 4.He has three best friends.( F ) ● Để thực hiện tốt thủ thuật trên,chúng ta phải tuân thủ các bước sau: 1.GV giới thiệu trò thủ thuật. 2.Run through tất cả các câu trên bảng phụ. (Treo trước và có thể hỏi học sinh có bao nhiêu câu trên bảng phụ - “ How many statements are there on the poster? ” 3.Yêu cầu học sinh lấy tờ giấy và ghi số thứ tự các câu . 4.Chia lớp ra làm hai nhóm để thảo luận . 5.Yêu cầu học sinh đoán các câu trên, nếu đúng so với ý trong bài thì ghi T, nếu sai thì ghi F. 6.Qui định thời gian cho HS đoán câu trả lời ( 4-5 phút ). 7.Cho học sinh so sánh câu trả lời với nhau và gọi học sinh của hai nhóm ghi câu trả lời của nhóm mình trên bảng. 8.Yêu cầu học sinh mở SGK đọc lướt qua bài để so sánh kết quả đã đoán. 9.Giáo viên gọi học sinh kiểm tra câu đoán, nếu câu đúng ( T ) thì khen ngợi, còn nếu là câu sai (F) thì bảo HS phải tìm ra câu sai đó. Nếu tìm ra được thì tiếp tục khen. 10.Giáo viên nhận xét và đánh giá nhóm nào THẮNG-THUA hay HOÀ và khen ngợi. Trên đây là một số thủ thuật điển hình để dạy các kỹ năng Tiếng Anh THCS mà theo phương pháp mới luôn sử dụng để truyền đạt cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Đồng thời làm tăng sự hưng phấn và thích thú của học sinh trong học tập cũng như thông qua các buổi tham dự chuyên đề hoặc chương trình ngoại khoá về phương pháp dạy học Tiếng Anh THCS hoặc những buổi tập huấn chuyên môn có liên quan đến môn Tiếng Anh. V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Để kiểm tra việc thực hiện “ Sáng kiến kinh nghiệm ” này có đạt hiệu quả hay không, tôi thường xuyên dự giờ giáo viên dạy trên lớp hoặc thông qua dạy thao giảng hoặc theo kết quả thi giáo viên giỏi vòng trường và vòng Huyện tôi nhận thấy rằng: -Tất cả giáo viên đã thực hiện rất phong phú các thủ thuật này cho bài dạy của mình. -Tất cả giáo viên đã sử dụng đúng theo trình tự của mỗi thủ thuật. -Tiết đạt loại giỏi tăng cao hơn trước đây. -Đạt Giáo viên giỏi vòng trường và Huyện nhiều hơn các năm học trước. -Tỉ lệ học lực của bộ môn tăng cao hơn. ● Kết quả cụ thể qua các số liệu sau: Dự giờ giáo viên Số tiết dự giờ Năm học: 2009 - 2010 Năm học: 2010 - 2011 Năm học: 2011 – 2012(HK I ) Loại Loại Loại Giỏi Khá ĐYC Giỏi Khá ĐYC Giỏi Khá ĐYC 20 12 8 0 15 5 0 17 3 0 Giáo viên dạy giỏi: Tổng số GV Năm học: 2009 - 2010 Năm học: 2010 - 2011 Đạt danh hiệu GVG Đạt danh hiệu GVG Trường Huyện Trường Huyện 06 3 3 5 3 C. KẾT LUẬN I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC : Ở bậc THCS, việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh là rất cần thiết, đòi hỏi giáo viên phải dạy tốt tất cả các thủ thuật của bộ môn Tiếng Anh.Từ đó, giáo viên phải biết chọn lựa các thủ thuật phù hợp để dạy các loại bài học kỹ năng mới đạt hiệu quả cao. Song để dạy tốt các thủ thuật đó, không phải giáo viên nào cũng thực hiện được vì vậy không thể tránh khỏi những khó khăn.Với sáng liến này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên trường chúng tôi nói riêng, các đồng nghiệp trường bạn nói chung khắc phục khó khăn và thực hiện các thủ thuật tốt hơn.Về bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục thừa kế và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài này đồng thời không ngừng học hỏi kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng những yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG : - Đây là đề tài tôi đặt nhiều tâm huyết, dành nhiều thời gian để tìm hiểu thực hiện và áp dụng vào thực tế. Chính vì vậy, các năm tiếp theo tôi sẽ luôn thực hiện và áp dụng các thủ thuật cho phù hợp với các kiểu bài kỹ năng cho từng tiết dạy trên lớp nhằm tạo hứng thú cho học sinh học tập và yêu thích bộ môn hơn nữa. - Sau khi hoàn chỉnh đề tài và được xét duyệt, tôi sẽ phổ biến rộng rãi trong tổ chuyên môn để tất cả giáo Tiếng Anh cùng thực hiện. . III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - HƯỚNG PHÁT TRIỂN : - Để dạy tốt các thủ thuật bộ môn Tiếng Anh THCS, giáo viên hết sức phấn đấu không ngừng học hỏi, trao dồi kiến thức, phát huy tính chủ động, sáng tạo. Từ đó sẽ giúp cho giáo viên vượt qua mọi khó khăn trên bước đường giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh cho học sinh đồng thời giúp học sinh hứng thú, chủ động,sáng tạo và phát huy hết khả năng của mình để đạt những kết quả tốt trong học tập và là tiền đề cho việc chọn ngành nghề trong tương lai. -Trong các năm tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và áp dụng từng thủ thuật cho phù hợp các kỹ năng của bộ môn Tiếng Anh THCS. IV. ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ : 1. Các cấp giáo dục : Cần có chính sách quan tâm, bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn và trang bị ĐDDH đầy đủ ở khối 6 và 7 ở bộ môn Tiếng Anh. Tổ chức dạy chuyên đề theo cụm nhiều hơn nữa cho các kiểu bài kỹ năng của bộ môn Tiếng Anh THCS. 2. Ban Giám hiệu : Giúp đỡ giáo viên về chuyên môn cũng như các hoạt động khác để bổ sung và hoàn thiện nhằm khuyến khích giáo viên làm việc tốt hơn. 3. Giáo viên : -Cần hiểu rõ vai trò và trách nhiệm trong công tác giảng dạy. -Bồi dưỡng phẩm chất và năng lực sư phạm để đáp ứng đựơc việc dạy học theo phương pháp mới. -Phải hoàn thiện mình bằng cách không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề để giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn. Qua những gì tôi đã trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm (SKKN)này, tôi hy vọng rằng các bạn đồng nghiệp cùng chia sẻ với tôi, đóng góp thêm nhiều ý kiến hay để “ SKKN ” này có thể được sử dụng một cách rộng rãi và hiệu quả hơn trong việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh THCS hiện nay. Trân trọng kính chào! Mỹ Hiệp,ngày 6 tháng 3 năm 2012 Người viết Nguyễn Tồn Hiếu XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU --------------- NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN . NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU Tài liệu tham khảo: + The ELTTP Methodology course. + The ELTTP Methodology books. + Bồi dưỡng phương pháp dạy Tiếng Anh. +Sách giáo khoa Tiếng Anh 6, 7, 8, 9 của Bộ GD & ĐT. +English language Teaching Methodology của Bộ GD & ĐT. MỤC LỤC ********** LỜI GIỚI THIỆU 2 A- PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 - 4 III. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4 IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 4 B.PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 - 5 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 5 III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN 6 - 7 IV. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 7 - 14 V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG: 14 – 15 C.KẾT LUẬN I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC 15 II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 15 III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - HƯỚNG PHÁT TRIỂN 16 IV. ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 * NHẬN XÉT CỦA TỔ TRƯỞNG 18 - 19 VÀ BAN GIÁM HIỆU
Tài liệu đính kèm: