Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học văn biểu cảm ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học văn biểu cảm ở trường THCS

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LỜI MỞ ĐẦU

 Như chúng ta đã biết, trước khi đến trường các em đã được tiếp xúc với văn chương qua lời ru của bà, của mẹ. ngay từ lúc lọt lòng mẹ, các em đã được nghe những điệu hát ru dân ca mượt mà đằm thắm, lớn lên chút nữa các em lại được thưởng thức những giai điệu quê hương qua đài, tivi, qua truyện tranh, sân khấu, xem phim. qua các nghệ thuật ấy các em đã tiếp xúc với văn chương. Mỗi em ở mức độ khác nhau, đã phân biệt được một cách đại thể cái tốt, cái xấu, cái hay cái dở. đó là những cảm xúc hình thành “như một năng lực bẩm sinh, hồn nhiên nhưng rất mạnh, rất dai dẳng và lâu bền, đúng hoặc sai cũng đều như vậy”.

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 607Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học văn biểu cảm ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
LỜI MỞ ĐẦU
 Như chúng ta đã biết, trước khi đến trường các em đã được tiếp xúc với văn chương qua lời ru của bà, của mẹ. ngay từ lúc lọt lòng mẹ, các em đã được nghe những điệu hát ru dân ca mượt mà đằm thắm, lớn lên chút nữa các em lại được thưởng thức những giai điệu quê hương qua đài, tivi, qua truyện tranh, sân khấu, xem phim... qua các nghệ thuật ấy các em đã tiếp xúc với văn chương. Mỗi em ở mức độ khác nhau, đã phân biệt được một cách đại thể cái tốt, cái xấu, cái hay cái dở... đó là những cảm xúc hình thành “như một năng lực bẩm sinh, hồn nhiên nhưng rất mạnh, rất dai dẳng và lâu bền, đúng hoặc sai cũng đều như vậy”. 
 Khi đến trường các em được tiếp xúc với văn chương qua môn học Tiếng Việt và tập đọc ( ở Tiểu học). Lên THCS các em mới được học văn chương với tư cách là môn học. Các em thực sự đối diện với tác phẩm văn chương qua hình tượng nghệ thuật một cách có hướng dẫn và khi đó những cảm xúc thẩm mỹ của các em mới thực sự được và cần phải được uốn nắn, sửa chữa và bồi dưỡng nâng lên thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ đúng đắn. song trong thực tế tác phẩm văn chương lại được phân chia thành nhiều loại khác nhau. hiện nay, chương trình và sgk mới đưa ra sáu kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm ( trữ tình), lập luận (nghị luận), thuyết minh và hành chính công vụ, mỗi kiểu văn bản có một vị trí và chức năng riêng trong toàn bộ chương trình trong đó văn biểu cảm là loại hình chiếm vị trí đặc biệt hơn cả trong chương trình THCS. Biểu cảm (trữ tình) là loại hình chiếm vị trí khá quan trọng trong chương trình và sgk ngữ văn THCS. Cũng như tác phẩm tự sự các tác phẩm trữ tình chiếm đến gần một nữa khối lượng và thời gian trong chương trình sgk chưa kể những bài kí, những nghị luận mà yếu tố trữ tình khá đậm. đó là những bài thơ, bài ca dao trữ tình và trào phúng, những bài thơ đường luật, những bài thơ lục bát, thơ năm chữ, những bài thơ tự do... rất phù hợp với sự hiểu, cảm của học sinh. đó là những sáng tác, những nhà thơ lớn của dân tộc từ nguyễn trãi, nguyễn du, nguyễn khuyến cho đến Hồ Chí Minh, Tố Hữu,Huy Cận...là tiếng nói cao đẹp về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người, là tiếng đập khẽ khàng của con tim trước vẻ đẹp thiên nhiên, của tình người mà bất kì học sinh nào đặt chân đến trường cũng cần được học tập, bồi dưỡng để mở rộng tâm hồn, nâng cao mơ ước và bồi dưỡng tình cảm và mĩ cảm. Vì vậy khi dạy học tác phẩm trữ tình phải nắm được đặc điểm của tác phẩm trữ tình và các biện pháp, hình thức dạy học tác phẩm trữ tình một cách cụ thể và sâu sắc.
 Và việc tiếp cận dạy học kiểu văn bản này cũng mang những nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên trong thực tế dạy học đặc biệt qua dự giờ thăm lớp của nhiều giáo viên trong trường, trong cụm chuyên môn mấy năm gần đây tôi nhận thấy còn chung chung mơ hồ trong phương pháp dạy kiểu văn bản này. Vì thế việc học kiểu văn bản trữ tình của học sinh nhiều khi vẫn giống với kiểu văn bản tự sự. vậy làm thế nào để có cách tiếp cận, cách dạy học tác phẩm trữ tình cho đúng đắn và có hiệu quả cao: Đó là cả vấn đề lớn đối với hầu hết các trường THCS và cũng là của nhiều giáo viên dạy Văn ở trường THCS.
 Đứng trước vướng mắc trên, bản thân tôi là một giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhưng lại trực tiếp dạy môn Ngữ Văn tôi không khỏi lúng túng và bỡ ngỡ. Song nhiệm vụ chuyên môn đặt ra và để thích ứng được với phương pháp dạy học mới – vấn đề chất lượng học sinh, uy tín, danh dự của người thầy trước phụ huynh học sinh tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở. bằng sự hiểu biết nhất định của mình tôi cũng dám mạo muội đưa ra một vài ý kiến của mình về phương pháp dạy học tác phẩm trữ tình nhằm phần nào giải đáp những vướng mắc nói trên của nhiều giáo viên đứng lớp nói chung và bản thân tôi nói riêng. đây cũng chính là lí do khiến tôi chọn vấn đề này làm dề tài nghiên cứu.
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thực trạng:
.
 Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy thực trạng của vấn đề được trình bày ngắn gọn như sau:
- Thứ nhất, qua việc chấm bài của học sinh và thực tế giờ dạy trên lớp cho thấy các em tiếp thu bài một cách máy móc, cứng nhắc không đúng với đặc trưng bộ môn văn học vốn là môn khoa học- nghệ thuật đặc biệt đối với văn bản biểu cảm. do đó các em chưa thể hiện được năng lực cảm thụ và cảm xúc văn chương của ình qua bài làm. điều đó cho thấy các em còn lúng túng trong cách tiếp cận tác phẩm do mới được khám phá với tư cách là một môn học độc lập.
- Mặt khác hiện nay do nhận thức sai lệch về chọn môn học của học sinh và các bạc phụ huynh thường coi trọng học toán hơn học văn. Nên phần lớn các em chưa thực sự ham học môn văn và cũng chưa đầu tư cho việc mua tài liệu phục vụ cho môn học này.
- Một nguyên nhân quan trọng khác là phương pháp dạy học mới theo sgk cải cách còn gây nhiều lúng túng đối với giáo viên. Đặc biệt việc dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại ít được quan tâm đúng mức trong dạy học. Quan niệm văn bản tự sự hay biểu cảm cũng đều là văn bản văn học, việc học, dạy tác phẩm tự sự cũng như trữ tình đều như nhau vẫn còn tồn tại. Vì vậy phương pháp dạy học tác phẩm trữ tình ít được trú trọng trong quá trình dạy học do đó chưa kích thích được trí tò mò, sự yêu thích môn học của học sinh.
 2. Kết quả thực trạng.
 Qua khảo sát chất lượng đầu năm 2009 – 2010 của hai lớp 6A, 9A chất lượng bộ môn cụ thể là:
Lớp
Sĩ số
Điểm < 5
Điểm 5 - 6
Điểm 7 - 8
Điểm 9 - 10
GIẢI QUYẾT VÂN ĐỀ
I. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
 Nắm chắc bao quát toàn bộ chương trình sgk
 Tìm ra phương pháp dạy học phù hợp đối với kiểu văn bản biểu cảm( trữ tình), phát huy được năng lực cảm thụ, tư duy sáng tạo của học sinh cũng như các chức năng cơ bản của môn học ngữ văn ở THCS .
- Nắm đặc điểm của tác phẩm trữ tình
- Nắm các biện pháp, hình thức dạy học tác phẩm trữ tình
+ Đọc thơ trữ tình
+ Giảng bình thơ
+ Tìm hiểu tâm trạng trong tác phẩm trữ tình
+ Tìm hiểu các yếu tố thi pháp thơ trữ tình
- Phác thảo diện mạo về mặt lý thuyết một bài dạy học tác phẩm trữ tình 
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
 Xuất phát từ thực tiễn của trường THCS Nga Thiện và những nguyên nhân đã nói ở trên, đồng thời thấy rõ vai trò, ý nghĩa to lớn của phương pháp dạy học văn biểu cảm. trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng một số giải pháp sau:
 1. Trước hết người giáo viên phải giúp các em nắm vững đặc điểm của văn bản biểu cảm:
 Nếu tự sự là loại tác phẩm dùng lời để tái hiện thực tại khách quan nhằm dựng lại một dòng đời qua những biến cố, những con người, qua đó thể hiện một cách hiểu, một thái độ nhất định thì trữ tình là loại tác phẩm được cấu trúc bởi một kiểu ngôn ngữ đặc biệt, khác hẳn ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn xuôi để bộc lộ ý thức, tình cảm con người một cách trực tiếp.
Đặc điểm quan trọng nhất của tác phẩm trữ tình là sự bộc lộ trực tiếp ý thức của con người. là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, là sản phẩm của những rung động đột xuất, độc đáo. Trong tác phẩm trữ tình, con người trực tiếp bộc lộ ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình. câu ca dao: “Thân em như trái bần trôi
 Mưa dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
Là tiếng nói trực tiếp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu số phận chìm nổi, lênh đênh vô định bị trà đạp không có quyền quyết định cuộc đời mình.
cái “Tôi” trữ tình luôn cảm xúc thực sự, bộc lộ hẳn ra. Tiếng nói trữ tình trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người. Nó là “ Lời gửi của người nghệ sĩ với cuộc đời”. và như tố hữu đã nói: “thơ là tiếng nói của người nào đó đến với những người nào đó, dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình. Thơ là là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí ”.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
 Đó không chỉ là tâm trạng của người con gái lấy chồng xa quê nhớ thương, buồn sâu lắng âm thầm mà không biết chia sẻ cùng ai. Đó cũng là tâm trạng chung của những người xa quê và của cả chúng ta nữa.
Ngôn ngữ được tổ chức một cách khác thường _ kiểu ngôn ngữ đặc biệt, có thể biểu hiện được các sắc thái tinh vi của tư tưởng. ngôn ngữ trữ tình vừa có tính chất cường điệu vừa có tính chất cách điệu tạo ra nhịp điệu, âm vang. đó là thứ ngôn ngữ hàm súc, gợi cảm, giàu nhạc điệu .
 Những bài thơ trữ tình được chọn lọc đưa vào chương trình Ngữ văn THCS từ bài lượm, Đêm nay Bác không ngủ, đến Qua đèo ngang, Ông Đồ, Viếng lăng Bác.... đều là tiếng lòng thầm kín của tác giả trước cuộc đời bằng thứ ngôn ngữ đặc biệt đó.
2. Các biện pháp, hình thức dạy học tác phẩm trữ tình.
 a. Đọc thơ trữ tình:
 Đọc diễn cảm là bước đầu tạo tiền đề cho hoạt động tái hiện và khả năng thực hiện dễ dàng, đầy đủ hoạt động tái hiện . Với tác phẩm trữ tình đọc vừa là đồng cảm, vừa là diễn cảm. Cũng nhờ đọc mà học sinh như vừa được chứng kiến vừa được thể nghiệm. vì thế, đọc, tái hiện, tri giác hình tượng là hoạt động không thể coi nhẹ trong quá trình dạy học thơ trữ tình . Tái hiện hình tượng thơ không những là một thao tác tư duy để đi vào tác phẩm mà còn là một bí quyết truyền thụ nữa. Một bài thơ như “ Bếp lửa” ở Ngữ văn 9 mà việc đọc và tái hiện hình tượng không được thực hiện tốt thì khó mà thu được kết quả. Cả một dòng hoài niệm tuôn chảy theo thời gian, sống dậy trong tâm tưởng nhà thơ, nếu không được tái hiện thì khó mà gợi được rung động, cảm xúc. Chỉ một đoạn thơ ngắn ở phần đầu cũng là một sự liên tưởng mạnh mẽ:
 “ Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói.
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi.
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
 Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
 Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay...”
 Nhờ đọc và tái hiện hình tượng và cảm quan nghe, nhìn được khơi động theo âm vang của ngôn ngữ tác phẩm. Kết quả nhận thức bằng cảm giác, tri giác tạo điều kiện cho tưởng tượng bay bổng và tái hiện được sáng rõ những hình ảnh do tác giả vẽ nên trong tác phẩm. ngoài đọc diễn cảm, giáo viên cần mô tả, kích thích trí tưởng tượng ở học sinh. hình ảnh càng sáng rõ, sức cảm thụ càng mạnh, sức đồng cảm càng cao, giáo viên và học sinh càng có điều kiện giao cảm với nhau và với tác giả.
Để dạy tốt bài thơ trữ tình, giáo viên cần nghiên cứu kĩ, tìm ra giọng điệu và do đó tìm ra cách đọc, cách tái hiện hình tượng thích hợp để hướng học sinh đọc tốt; chỗ nào cần nhấn mạnh, chỗ nào cần đọc chậm, ngắt nghỉ như thế nào... Đọc thơ là đọc theo nhịp, dựa vào dòng thơ nhưng không lệ thuộc vào dòng thơ. Ý tưởng của nhà thơ không bị dòng thơ câu thúc. cho nên đọc thơ trữ tình phải làm sao thể hiện đúng tình cảm, ý nghĩ của nhà thơ. Dạy –học bài Lượm-ngữ văn 6 không thể không quan tâm đặc biệt tới việc đọc và hướng dẫn học sinh đọc. bài thơ đã thay đổi nhiều lần nhịp điệu, với học sinh lớp 6, nếu không được hướng dẫn kĩ thì khó mà thể hiện được. ở đoạn đầu, đoạn miêu tả lượm và cuộc gặp gỡ của hai chú cháu, cần đọc với giọng vui tươi, làm rõ được hình ảnh chú bé liên lạc hồn n ... thanh được miêu tả trong bài thơ làm cho cảnh vui lên hay buồn thêm? Hai câu kết đã khéo thâu tóm cả bài thơ như thế nào? Và tâm trạng của nhà thơ nổi lên trong bài thơ là tâm trạng gì ?
 Cũng có thể dùng biện pháp đối chiếu so sánh. so sánh để làm sáng tỏ tâm trạng điển hình của nhân vật trữ tình.
 Tâm trạng nhân vật trữ tình trong “ Viếng lăng Bác” – Ngữ văn 9 như được hiện dần lên qua các hình ảnh : 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
 Có khi như ngược lại mà rất thân mật :
 Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim.
 Tâm trạng cảm xúc trong thơ phải là tâm trạng cảm xúc rất thật. Tâm trạng của Viễn Phương khi Viếng lăng Bác là tâm trạng điển hình, cũng là tâm trạng chung của nhiều người, của chúng ta khi Viếng lăng Bác. bởi thế, tìm hiểu tâm trạng nhà thơ, giáo viên cũng phải cảm được trạng thái cảm xúc của nhà thơ, phải có tâm trạng cảm xúc rất thật.
 d. Tìm hiểu các yếu tố thi pháp thơ trữ tình.
 - Nói đến thơ là nói đến chất thơ, lời thơ. Điều đáng chú ý từ dấu hiệu đầu tiên của hình thức thơ là nhịp điệu. Thơ là văn bản được tổ chức bằng nhịp điệu của ngôn từ. Nhịp điệu thơ được tổ chức đặc biệt thể hiện nhịp điệu tâm hồn, nhịp điệu cảm nhận thế giới một cách thầm kín. nhịp điệu được tạo ra bằng sự trùng điệp, trùng điệp của âm vận, trùng điệp ở nhịp, trùng điệp ở ý thơ, trùng điệp ở câu thơ hoặc bộ phận của câu thơ. bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải-Ngữ văn 9 thành công nổi bật là ở việc sử dụng nhịp điệu. Sự gợi cảm của bài thơ nhờ ở cách đặt câu ngắn gọn, trùng điệp ở câu thơ, ở các bộ phận thơ. Cách gieo vần cũng rất linh hoạt. Nhịp điệu trong thơ còn có sự cộng hưởng với nhịp điệu bên trong của tâm hồn: 
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Sự rung động của vần điệu nằm trong sức rung động mạnh mẽ của cảm hứng sáng tạo. Bài thơ “ Lượm” của Tố Hữu-Ngữ văn 6 là một biểu hiện thành công trong sử dụng nhịp điệu. Chính nhịp điệu góp phần dựng lại hình ảnh một bé Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời... phân tích bài thơ Lượm phải chú ý đến việc phân tích nhịp điệu là vì thế.
 - Hình ảnh thơ: hình ảnh trong thơ trực tiếp truyền đạt sự cảm nhận thế giới một cách chủ quan. Hình ảnh thơ thường gợi lên sự ngâm ngợi và liên tưởng. hình ảnh có khi là những nhân tố trực tiếp của nội dung, là những bức tranh nhỏ trong cuộc sống:
 Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
 Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
 hình ảnh có khi được qua sự so sánh:
Ca lô đội lệch
 Mồm huyết sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng.
 - Tìm hiểu thơ trữ tình không thể không tìm hiểu ngôn ngữ thơ. Thơ là tiếng nói hàm xúc cô đọng nhưng lại có sức vang ngân. Ngôn ngữ thơ quan trọng đến mức một câu thơ có thể biểu hiện được một ý nghĩ lớn. Một chữ có thể biểu hiện một tình cảm lớn. một chi tiết có thể biểu hiện được cả một sự kiện lớn. Khi đọc bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ nhà phê bình Hoài Thanh đã đánh giá rất cao: “ Đọc đôi bài, nhất là bài “Nhớ rưng” ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy , bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được” .
 3. Phác thảo diện mạo về mặt lý thuyết một bài dạy- học văn bản biểu cảm ( trữ tình) 
 a. Hướng dẫn tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
 + Hướng dẫn tìm hiểu tác giả.
 + Hướng dẫn tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
 Có thể cho học sinh đọc trong sgk, giáo viên bổ sung, đặc biệt là hoàn cảnh ra đời của tác phẩm( hoàn cảnh ra đời của “đêm nay bác không ngủ” rất đáng chú ý đã được tác giả minh huệ kể rất nhiều lần, hoặc hoàn cảnh ra đời của bài “nhớ rừng” đã được thế lữ kể lại như sau : “ Tôi làm một chân chữa bài in của báo “ ý muốn đông dương” ở phố cửa bắc. Từ nhà tôi ở muốn đến toà báo phải qua đường Ngọc Hà, thành ra qua vườn Bách thảo. Chính vì qua vườn Bách thảo mà nảy ra bài “ Nhớ rừng”.
 Một trưa hè ngồi nghỉ ở vườn, tôi nghe thấy người làm vườn uể oải kéo lê đôi guốc dưới đường sỏi nghe ghê người lắm. Tôi bỗng nghĩ con hổ bị giam trong này thì buồn biết bao nhiêu. bỗng nảy ra một câu thơ đùa : Chú nó trong nắng hè uể oải.cũng không buồn thương nhớ cảnh rừng xa. Nhưng sau đó, tôi lại chuyển tứ sang thương nhớ rừng. khi đã nảy ra tứ nhớ rừng thì bài thơ đến rất nhanh, từ sáng đến trưa là xong không phải sửa chữa gì lắm”.
 b. Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm.
 + Hướng dẫn học sinh tái hiện tác phẩm: 
 Đọc và hướng dẫn đọc: làm sao đọc diễn cảm thể hiện được tâm trạng nhân vật trữ tình qua hình ảnh, qua nhịp điệu... Tốt nhất là giáo viên đọc diễn cảm hoặc đọc một cách nghệ thuật. Cũng có thể cho học sinh diễn thành văn xuôi-để hiểu và cảm được chữ nghĩa của lời thơ.
 + Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm.
 - Đọc-liên tưởng, đọc-tưởng tượng
 - Đọc để giảng bình, mở rộng, đào sâu, hệ thống hoá, khái quát hoá
 - Đàm thoại, gợi mở : liên hệ-giáo viên bổ sung, hệ thống hoá.
 c. Hướng dẫn luyện tập -tổng kết.
 + Đọc diễn cảm, ngâm thơ, hát.
 + Bài tập về nhà:
 - Diễn ra văn xuôi bài thơ, vẽ minh hoạ
 - Sáng tác theo thể tài. phát biểu cảm nghĩ
 - Học thuộc lòng, tập ngâm thơ
 trên đây là một số biện pháp, hình thức cơ bản tối thiểu nhất khi dạy học văn bản biểu cảm mà bất cứ một giáo viên văn thcs nào cũng cần phải nắm vững. nó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học-phát huy được tính tích cực chủ động-phát triển năng khiếu văn học ở học sinh. từ đó giúp các em có cách học mới tự tìm ra kiến thức.
Kết quấu khi thực hiện đề tài
Thực tiễn khảo sát sau khi áp dụng đè tài.
 Sau thời gian áp dụng đề tài và qua kết quả thi các học kì của các lớp tôi trực tiếp giảng dạy và áp dụng đề tài ở trường thcs nga thiện đã cho kết quả khả quan, cụ thể như sau:
- Học kì I, II năm học 2009-2010:
lớp
sĩ số
học kì
điểm < 5
điểm 5 - 6
điểm 7 - 8
điểm 9 - 10
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
6a
30
i
3
10.0
17
56.7
10
33.3
0
0
ii
1
3.3
15
50.0
14
46.7
0
0
9a
33
i
1
3.0
23
69.7
9
27.3
0
0
ii
0
0
15
45.5
17
51.5
1
3.0
 Qua bảng số liệu trên cho thấy tất cả các lớp dạy áp dụng đề tài đều cho kết quả cao hơn. điều đó chứng tỏ các biện pháp hình thức đưa ra trong đề tài này là thiết thực.
 KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 - Những thành công trong việc thử nghiệm .
 Về phía bản thân tôi nhận thấy qua đề tài trình độ chuyên môn của bản thân được nâng cao hơn một bước, phương pháp dạy học mới được phát huy- giải quyết được vướng mắc và lúng túng của bản thân khi bước vào công cuộc “ cải cách” lớn của ngành. xây dựng được cho bản thân được một phương pháp dạy học tác phẩm văn học biểu cảm nói riêng và dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại nói chung. đặc biệt trong các giờ thực tập ở trường đều được xếp giờ giỏi và luôn vượt khoán chuyên môn.
 - Bài học thực tiễn:
 Qua việc thực hiện đề tài tôi nhận thấy:
 + Phương pháp dạy học văn bản biểu cảm là cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học và xây dựng phương pháp cho từng loại bài cụ thể.
 + Phương pháp dạy học văn bản biểu cảm góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục sự đơn điệu trong tổ chức dạy học trên lớp của giáo viên, phát huy được tính tích cực, năng động của học sinh, tạo nên sự hứng thú trong học tập, chủ động sáng tạo trong nhận thức và rèn luyện được các kỹ năng rất khác nhau cho học sinh.
 + Cũng là dạy học tác phẩm văn chương, nhưng với văn bản biểu cảm, học sinh phải thật sự rung cảm với tác phẩm. muốn thế giáo viên phải thật sự hiểu và cảm tác phẩm, khâu phát hiện phát động trí liên tưởng, tưởng tượng của học sinh.
 + Hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo các bước nhưng phải phù hợp với từng thể tài
 + Trong quá trình áp dụng đề tài đòi hỏi giáo viên phải có sự phối hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác tránh sự máy móc. phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và hướng dẫn tỉ mĩ với học sinh quan trọng hơn cả là phải thực sự có lòng yêu nghề, có năng khiếu sư phạm và năng lực cảm thụ văn học.
II. NHỮNG ĐỀ XUẤT
Đối với cụm chuyên môn khi sinh hoạt ngoài việc thực tập các giờ dạy cần đưa ra thảo luận, thống nhất chung nhất về phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại nói chung và dạy học văn biểu cảm nói riêng. ứng dụng vào dạy một số bài cụ thể.
 Trên đây là một số ý kiến nhỏ của bản thân rất mong được sự góp ý bổ sung của các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THANH HÓA
Phßng gi¸o dôc - ®µo t¹o nga s¬n
Tr­êng T.H.C.S nga thiÖn
DẠY HỌC VĂN BIỂU CẢM Ở TRƯỜNG THCS
 NGƯỜI THỰC HIỆN: PHAN THỊ HỢP 
 CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
 ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: THCS NGA THIỆN
 SKKN MÔN: NGỮ VĂN
 N¨m häc: 2011 – 2012
Héi ch÷ thËp ®á nga s¬n
Chi héi Tr­êng T.H.C.S nga thiÖn
Biªn b¶n
Sinh ho¹t chi héi ch÷ thËp ®á
NhiÖm kú: 2011 - 2012
Nga ThiÖn, Th¸ng 9 n¨m 2011
Phßng gi¸o dôc - ®µo t¹o nga s¬n
Tr­êng T.H.C.S nga thiÖn
GIÁO ÁN
 phô ®¹o häc sinh YÕu - kÐm
MÔN: NGỮ VĂN 6
NĂM HỌC: 2011 - 2012
`
 HỌ VÀ TÊN: PHAN THỊ HỢP
 CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
 TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI
Phßng gi¸o dôc - ®µo t¹o nga s¬n
Tr­êng T.H.C.S nga thiÖn
KẾ HOẠCH 
c¸ nh©n - BỘ MÔN
MÔN: NGỮ VĂN 6
NĂM HỌC: 2011 - 2012
 HỌ VÀ TÊN: PHAN THỊ HỢP
 CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN
 TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI
phòng giáo dục - đào tạo nga sơn
trường t.h.c.s nga thiện
	*********************************
sáng kiến kinh nghiệm
dạy học văn biểu cảm ở trường thcs
 tên tác giả : phan thị hợp 
 tổ : xã hội
 chức vụ : giáo viên
 đơn vị công tác : trường thcs nga thiện
năm học 2007 – 2008
những tư liệu tham khảo
1. sách giáo khoa, sách giáo viên ngữ văn 6-9
2. bồi dưỡng thường xuyên chu kì iii (2004-2007) môn ngữ văn
3. phương pháp dạy học văn- nhà xuất bản gd 1994
mục lục
 nội dung trang
- tư liệu tham khảo 2
- lí do chọn đề tài 3
- mục đích nghiên cứu 4
- khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
- giả thuyết khoa học 4
- các nhiệm vụ nghiên cứu 4
- giới hạn đề tài 4
- những luận điểm bảo vệ 4
- những đóng góp mới cũng như ý nghĩa lí luận 4
- cơ sở phương pháp – phương pháp nghiên cứu 5
- cơ sở lí luận 5
- tình hình thực tiễn 5
- kết quả 12
SỞ GD ĐT THANH HÓA
PHONG
TRƯỜNG
DẠY HỌC VĂN BIỂU CẢM Ở TRƯỜNG THCS
NGƯỜI THỰC HIỆN: 
CHỨC VỤ:
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC:
SKKN MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC(LỆCH BÊN PHẢI)
ĐẶT VẤN ĐỀ
LỜI MỞ ĐẦU
NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Nắm chắc bao quát toàn bộ chương trình sgk
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
PHƯƠPNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Kẻ bang
GIẢI QUYẾT VÂN ĐỀ
CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Kết quả sau khi thực hiện đề tài
KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II. NHỮNG ĐỀ XUẤT

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Ngu Van.doc