Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo nhóm môn toán THCS - Trần Thụy Hưng Hảo

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo nhóm môn toán THCS - Trần Thụy Hưng Hảo

PHỤ LỤC

A. Lý do mở đề tài Trang 2

B. Nội dung

I. Tổng quan thực trạng vấn đề Trang 3

II. Nội dung chính Trang 4

a. Hình thức dạy học theo nhóm Trang 5

b. Phương thức tiến hành Trang 8

c.Biện pháp Trang 11

 III. Kết quả Trang 12

 IV. Bài học kinh nghiệm Trang 13

 C. Lời kết Trang 14

 

doc 20 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 824Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo nhóm môn toán THCS - Trần Thụy Hưng Hảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
Lý do mở đề tài	Trang 2
Nội dung
Tổng quan thực trạng vấn đề	Trang 3
Nội dung chính	Trang 4
a. Hình thức dạy học theo nhóm	Trang 5
b. Phương thức tiến hành	Trang 8
c.Biện pháp	Trang 11
	III. Kết quả	Trang 12
	IV. Bài học kinh nghiệm 	Trang 13
	C. Lời kết	Trang 14
A.LÝ DO MỞ CHUYÊN ĐỀ:
Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn.
Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào phương pháp sử dụng trong dạy học thì kết quả sẽ khác nhau về mức độ lĩnh hội các tri thức, sự phát triển của trí tuệ cùng với các kĩ năng tư duy về giáo dục đạo đức và sự chuyển biến thái độ hành vi.
Trong xu thế chung của dạy học hiện nay, người ta coi dấu hiệu cơ bản của phương pháp là: Tính chất tổ chức, chỉ đạo hoạt động nhận thức của giáo viên đối với học sinh. Mỗi phương pháp đảm nhận một tính chất xác định hoạt động nhận thức của học sinh: tiếp nhận một cách thụ động các tri thức do giáo viên truyền thụ hay độc lập tìm tòi nghiên cứu để lĩnh hội tri thức, giáo viên chỉ giúp học sinh định hướng vấn đề và thực hiện trách nhiệm cố vấn trong quá trình học tập của các em.
Đối với dạy học sinh, học phương pháp trực quan, thực hành đi theo con đường tìm tòi nghiên cứu tỏ ra có nhiều ưu thế vì phù hợp với đặc điểm bộ môn. Bên cạnh các phương pháp trên các phương pháp phát huy tính cực chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập khi học sinh tự khám phá được kiến thức thì học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn.
Khả năng ghi nhớ:
	20% những gì nghe được.
	40% những gì nhìn được.
	40% những gì tự phát hiện được.
Một trong những phương pháp tích cực cần được phát triển trong dạy học 
môn toán là phương pháp “Dạy học theo nhóm môn toán THCS”.
B. NỘI DUNG
Tổng quan thực trạng vấn đề:
	Nhìn chung trí tuệ của giới trẻ nói chung và của học sinh Trung Học Cơ Sở nói riêng phát triển và nhạy bén hơn các thế hệ trước kia cùng độ tuổi, nghĩa là khả năng tìm tòi phát hiện và xử lí thông tin rất nhanh. Dựa vào đặc điểm tình hình trên nhằm nấng cao chất lượng giảng dạy và học tập, để phát huy tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của học sinh, từ nhiều năm qua ngành giáo dục đã đưa ra nhiều vấn đề chung sức học tập theo từng nhóm nhỏ.
	Qua nhiều năm áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm tôi nhận thấy có những những thuận lợi và khó khăn khi dạy học theo nhóm :
Thuận lợi:
Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện những nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc.
Trong hoạt động hợp tác , mục tiêu hoạt động của toàn nhóm, nhưng mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, phối hợp nhau để đạt mục tiêu chung: Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng.
Khó khăn:
- Dạy học theo nhóm có thể gây ồn ào trong lớp khó kiểm soát, vì vậy giáo viên cần chú ý giáo dục và rèn luyện kỹ năng hợp tác trong nhóm cho học sinh.
Nhiều học sinh không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ khả năng của mình với giáo viên hơn là với bạn.
- Trong nhóm có thể có một số học sinh tích cực, có một số khác ỷ lại vào các bạn trong nhóm.
- Việc phân nhóm khó khăn mất nhiều thời gian khó có thể đánh giá trên kết quả thảo luận nhóm. Vì vậy giáo viên cần kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của trò.
- Cơ sở vật chất còn hạn chế; bàn ghế chưa đảm bảo cho việc thảo luận nhóm.
II. Nội dung chính
Để áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm, trước tiên tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, nhằm phân loại đối tượng học sinh sau đó kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để sắp xếp chổ ngồi cho học sinh tiện việc thảo luận nhóm.Kết quả khảo sát như sau.
Giỏi
Khá
T B
Yếu
Kém
Tổng số HS: 70
9
15
23
18
5
%
12.9
21.4
32.9
25.7
7.1
Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn , từng nhóm cùng thảo luận tranh luận những bài học trên lớp. Qua tranh luận cả nhóm, nhận thức của từng thành viên nhất là đối với các em tiếp thu bài trên lớp còn hạn chế, hoặc những em bản tính còn rụt rè ngại hỏi giáo viên những vấn đề chưa hiểu, được nâng lên rõ rệt.
	Cũng thông qua việc chung sức nhau học tập theo từng nhóm các định hướng, thái độ học tập của các em được bộc lộ rõ hơn. Sự hăng hái chuyên cần học tập của từng thành viên được nâng cao. Một số em trước đây tính tình nhút nhát e thẹn khó hòa đồng, sau một thời gian tham gia nhóm học tập thì tính cách thay đổi trở nên nhanh nhẹn hoạt bát tiếp thu bài nhanh hơn. Một kết quả quan trọng nữa của việc tổ chức các nhóm học tập là thông qua việc trao đổi học tập trong từng nhóm giúp các em rèn luyện ý thức trách nhiệm, ý thức cộng đồng trong các mặt sinh hoạt xã hội khác, đặc biệt là thói quen khi tiếp thu bài trên lớp, những chỗ nào chưa hiểu các em lại trao đổi, học tập lẫn nhau. Đối với những vấn đề chưa thống nhất, ý kiến khác nhau các em mạnh dạn trao đổi với giáo viên giúp giáo viên kịp thời uốn nắn những nhận thức lệch lạc, giúp các em khắc sâu trong trí nhớ những kiến thức cơ bản trọng tâm.
	Qua thời gian tiến hành thử nghiệm với nững kết quả đáng khích lệ đồng thời qua đó giúp tôi rút ra những kinh nghiệm quý báu trong việc tổ chức có hiệu quả các nóm giúp nhau học tập.
	Điều quan trọng đầu tiên trong việc tổ chức các nhóm học tập là giáo viên bộ môn phải kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm nắm vững tình hình của từng học sinh một cách cụ thể từ điều kiện hoàn cảnh đến sức học của từng em. Thông qua đó tìm được đội ngũ cán bộ lớp và những em phụ trách cán sự bộ môn có năng lực và tác phong mẫu mực. Từ đó giáo viên bộ môn tiến hành hội ý cùng giáo viên chủ nhiệm chia nhóm học tập thuận lợi theo địa bàn dân cư ( tốt nhất mỗi tổ có từ 4-6 em mỗi nhóm phải có những em khá giỏi và những em trung bình yếu tạo điều kiện giúp đỡ nhau học tập và trao đổi lẫn nhau) trong mỗi nhóm điều có nhóm trưởng và nhóm phó chịu trách nhiệm điều hành, tốt hơn nữa là chia từng cặp để giúp đỡ lẫn nhau những em khá giỏi kèm những em yếu, kém. Thông qua đó các tổ nhóm giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn có thể tổ chức thi đua trong các đợt kiểm tra, thi (ví dụ: Đôi bạn đạt 15,17 điểm , nhóm không có điểm trung bình yếu )
	Trong giờ lên lớp bố trí các em trong tổ nhóm ngồi gần nhau tạo điều kiện các em kèm cặp giúp đỡ nhau và giáo viên thuận lợi trong việc theo dõi đánh giá từng nhóm, tổ.
Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm
Đối với giờ học ngoài giờ và học ở nhà:
+ Giáo viên chủ nhiệm bàn bạc với giáo viên bộ môn từng phần từng chương của các môn học nêu chủ đề cơ bản, một số bài tập nhằm định hướng các em thảo luận.
+ Giáo viên chủ nhiệm phân bố thời gian và địa điểm cho từng nhóm học (Thời gian ở trường là đầu tiết học, các nhóm tổ chức truy bài cho nhau, các tiết trống được sử dụng như là một nhóm học ngoài giờ học chính ở trường)
+ Giáo viên phối hợp chặc chẽ với cán bộ lớp theo dõi việc học của các nhóm, các nhóm phải có sổ nhật ký ghi chép tình hình học tập chung của cả nhóm để báo cáo trong lớp khi học tập tổng hợp và báo cáo với giáo viên.
+ Giáo viên phải kiểm tra nhóm đột xuất nhóm hàng tháng và hàng tuần có tổng kết biểu dương kịp thời những điển hình tốt và phê phán những lệch lạc thì việc học nhóm mới thật sự hiệu quả.
+ Việc bố trí địa điểm cho từng nhóm cũng cần báo lại cho phụ huynh nhằm phối hợp kiểm tra giám sát.
Đối với hoạt động nhóm ở lớp
+ Lớp học được chia thành 4-6 nhóm mỗi nhóm có khoảng 4-6 học sinh.
Các nhóm 1,2,3 đang thảo luận nhóm
	+ Nhóm tự bầu ra 1 nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của
nhóm, một thư ký để ghi chép kết quả thảo luận của nhóm.
Nhóm trưởng đang làm việc cùng các thành viên
	+Mỗi thành viên trong nhóm đều phải làm việc tích cực không ỷ lại một vài người có hiểu biết và phải năng động hơn các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của các nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp.
Các thành viên cùng tham gia làm việc
	+ Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp, nhóm cử một đại diện hoặc nhóm trưởng phân công thành viên trình bày.
b. Phương pháp tiến hành
	Trình tự của phương pháp “dạy học theo nhóm môn toán THCS” gồm 3 bước
Làm việc chung của cả lớp.
Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
Tổ chức các nhóm làm việc thông báo thời gian.
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm để việc thảo luận đạt hiệu quả 1 giáo viên cần xác định mục đích chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện ấn định thời gian, nghĩa là học sinh phải hiểu ý nghĩa, mục đích việc sắp làm, nắm vững các bước thực hiện và biết trước thời gian cần thực hiện nhiệm vụ bao lâu.
Làm việc theo nhóm:
Phân công trong nhóm.
Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Sau khi xác định nhiệm vụ cần thực hiện học sinh thực hiện theo nhiệm vụ cá nhân, sau đó trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm để rút ra vấn đề chung cuối cùng đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo
luận của nhóm mình.
Thảo luận tổng kết trước lớp:
Các nhóm báo cáo kết quả.
Thảo luận chung
Giáo viên nhận xét , bổ sung , tổng kết khi thời gian thảo luận kết thúc giáo viên tổ chức để đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác nêu nhận xét bổ sung.
Nếu kết quả thảo luận giữa các nhóm chưa thống nhất, giáo viên đưa vấn đề ra thảo luận chung cả lớp rồi mới đưa ra đáp án đúng , hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh đồng thời đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm.
Ví dụ minh họa
Phân tích đa thức thành nhân tử:
	5x+10xy-5xy
1.Làm việc chung của cả lớp:
a. Xác định nhiệm vụ nhận thức:
Ta có thể dùng phương pháp nào để phân tích?
Và có thể kết hợp mấy phương pháp phân tích đa thức như thế thì bài toán mới hoàn chỉnh.
	b. Chia nhóm giao nhiệm vụ, phát phiếu học tập.
	c. Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm, các nhóm thảo luận và 	ghi kết quả vào phiếu học tập.
2. Làm việc theo nhóm:
a. Phân công trong nhóm: Nhóm trưởng phân công giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
b. Trao đổi ý kiến , thảo luận trong nhóm, thư ký của nhóm sẽ ghi lại kết quả thảo luận vào phiếu học tập sau khi thống nhất ý kiến trong nhóm.
c. Báo cáo kết quả thảo luận:
3. Thảo luận tổng kết trước lớp:
	a. Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
b. Thảo luận chung: Các nhóm khác nhận xét nêu ý kiến giáo viên theo dõi uốn nắn lúc cần thiết, có thể giáo viên làm trong tài để phân xử nếu trong quá trình thảo luận các nhóm chưa có sự đồng ý thống nhất.
c. Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm đưa ra đáp án đúng , tổng kết.
Ví dụ minh họa
Trước tiết dạy bài “ Trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh” 
 	Tôi phân công 6 nhóm ( mỗi nhóm 6 học sinh ) chuẩn bị cho câu hỏi sau:
 - Nhóm 1,2,3
* Vẽ tam giác ABC , biết AB =2 cm , BC= 4 cm , AC = 3cm . Dùng thước đo góc xác định số đo các góc của tam giác đó . 
 - Nhóm 4,5,6
* Vẽ tam giác A’B’C’ , biết A’B’ = 2 cm , B’C’ = 4cm , A’C’ = 3cm , Dùng thước đo các góc của tam giác đó .
Gợi ý :
- Ôn lại kiến thức lớp 6 hoặc các em nghiên cứu trong sgk rồi trình bày cách vẽ theo từng bước .
- Vẽ trên giấy tập , sử dụng thước thẳng có chia đơn vị để lấy kích thước theo yêu cầu bài toán .
- Em nào quên cách sử dụng thước đo góc thì trong nhóm ta sẽ cùng ôn lại .( nếu cần giáo viên có thể hỗ trợ cho các em )
Giáo viên hổ trợ các em giải bài tập
Khi đã có sự chuẩn bị cách vẽ tam giác của mỗi nhóm ở nhà, thì các em sẽ xây dựng được phần I của kiến thức bài học rất nhanh . 
 - Sau đó đi vào phần II tôi cho các em tiếp tục hoạt động nhóm đôi lớp:
-Tôi phát mỗi nhóm hai tam giác có độ dài ba cạnh bằng nhau , yêu cầu mỗi em trong nhóm đo số đo ba góc của tam giác rồi rút ra nhận xét .
Sau khi quan sát các em thực hiện và cho các em trình bày nhận xét của 	nhóm, cuối cùng giáo viên minh hoạ bằng hình vẽ sau để thừa nhận tính 	chất 
Phần củng cố: Sau khi cho học sinh nhận dạng các cặp tam giác bằng nhau từ hình vẽ sẵn , tôi đưa ra bài tập để rèn cho các em cách trình bày một bài chứng minh hai tam giác bằng nhau , hai góc bằng nhau	
Tổ chức cho các em hoạt động nhóm 6 học sinh trong thời gian 2 phút ,rồi trả lời theo trên màn hình , sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày.
	c. Biện pháp
Phương pháp thực hiện dạy học theo nhóm
Bảng nhóm (Phiếu học tập) cần được sử dụng thường xuyên khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm:
Trong phiếu học tập cần có mục đích rõ ràng nội dung ngắn gọn, diễn đạt chính xác, khối lượng công việc vừa phải đảm bảo học sinh hoàn thành trong thời gian quy định.
Hình thức trình bày gây hứng thú làm việc có quy định thời gian hoàn thành có chổ để tên nhóm, lớp để tiện việc đánh giá học sinh.
Bảng nhóm :có kết quả đúng về nội dung làm việc của học sinh.
Tóm lại:
- Với phương pháp học tập nhóm sẽ cho phép các thành viên nhóm phát huy tính chủ động tìm tòi phát hiện những kiến thức dễ hiểu, nhớ lâu và nắm vững kiến thức từng môn học. Với phương pháp này sẽ giúp các em nêu sáng kiến của mình và hứng thú hơn khi có sự thành công của nhóm.
- Học tập theo phương pháp hợp tác theo nhóm là một phương pháp học tập tích cực theo phương hướng đổi mới phương pháp giảng dạy học tập hiện nay.
- Tuy nhiên ta có thể tiến hành một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có sự tận tâm, nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đồng thời học sinh phải phát huy tính tích cực của các bậc phụ huynh.
III. Kết quả:
	Kết quả sau học kỳ I được nâng lên rõ rệt như sau:
Giỏi
Khá
T B
Yếu
Kém
Tổng số HS: 70
15
22
23
10
0
%
21.4
31.4
32.9
14.3
Tuy nhiên bên cạnh kết quả bước đầu đã nêu vẫn còn một số hạn chế:
Do không gian chật hẹp và thời gian hạn định của tiết học
Việc học nhóm ngoài tiết học chính thức cũng gặp không ít khó khăn:
Học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ ít, học sinh nào cũng muốn ở nhóm có bạn khá giỏi.
Do hạn chế về nhận thức việc tổ chức học tập theo nhóm đối với học sinh chưa có sự quan tâm tích cực của các bậc phụ huynh. 
IV. Bài học kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm
1. Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức mà các em tích lũy, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất.
2. Cần kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm với các phương pháp đặc trưng bộ môn trên cơ sở nội dung bài học. Các phương pháp này cần phát huy tính tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên	
3. Việc lựa chọn đúng và sự kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt tình, ngoài trình độ chuyên môn,nghiệp vụ và vốn sống của người thầy.
C . LỜI KẾT
	Qua thực nghiệm của bản thân tôi nhận thấy các em học sinh có hứng thú học tập và có tiến bộ hơn. Là giáo viên giảng dạy bộ môn toán bản thân tôi cố gắng tích cực phát huy. Song chắc chắn vẫn còn nhiều khuyết điểm. Tôi xin chân thành nhận ý kiến xây dựng của ban lãnh đạo và quý đồng nghiệp đễ tôi học hỏi và rèn luyện bản thân ngày càng tiến bộ hơn trong sự nghiệp giáo dục./.
	Bình Chuẩn ngày 15 tháng 12 năm 2009
	Giáo viên.
	Trần Thụy Hưng Hảo.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Hoang My.doc