Sáng kiến kinh nghiệm Công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn 6 ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn 6 ở trường THCS

LỜI NÓI ĐẦU

 Hiện nay, môn Ngữ văn là một trong những môn chính trong các trường Tiểu học, THCS hay THPT và cũng là một trong những môn chính trong các kỳ thi tốt nghiệp. Còn đối với xã hội môn Ngữ văn cũng góp phần quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp hay viết lách, giúp mọi người trau chuốt lời nói, lời văn của mình.

 Còn trong nhà trường phổ thông môn Ngữ văn giúp các em học sinh rèn luyện và hoàn thiện nhân cách của mình “ Văn học là nhân học”.

 Nhưng trong quá trình giảng dạy những năm qua ở trường THCS Bình Thạnh tôi nhận thấy một bộ phận không nhỏ học sinh chưa nhận thức đuợc tầm quan trong của môn học này, học yếu và hơn thế nửa các em quá thờ ơ với môn Văn.

 Thực tế khi tôi nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, tôi thấy đa phần các em có tư tưởng học lệch, học thiên về các môn khoa học tự nhiên như: Toán. lý, hóa, sinh

 Vì vậy việc tìm ra nguyên nhân và phương hướng khắc phục nhằm giúp cho các em học tốt bộ môn Ngữ văn ở trường THCS là rất quan trọng. Có như thế thì việc học tập của các em ngày càng khả quan hơn.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1513Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn 6 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS BÌNH THẠNH
š²›
ĐỀ TÀI
 CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM 
 MÔN NGỮ VĂN 6 Ở TRƯỜNG THCS
Người thực hiện: LÊ THỊ THIÊM
TỔ: VĂN - GDCD - NHẠC - HỌA
Năm học: 2011-2012
LỜI NÓI ĐẦU
 Hiện nay, môn Ngữ văn là một trong những môn chính trong các trường Tiểu học, THCS hay THPT và cũng là một trong những môn chính trong các kỳ thi tốt nghiệp. Còn đối với xã hội môn Ngữ văn cũng góp phần quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp hay viết lách, giúp mọi người trau chuốt lời nói, lời văn của mình.
 Còn trong nhà trường phổ thông môn Ngữ văn giúp các em học sinh rèn luyện và hoàn thiện nhân cách của mình “ Văn học là nhân học”.	
 Nhưng trong quá trình giảng dạy những năm qua ở trường THCS Bình Thạnh tôi nhận thấy một bộ phận không nhỏ học sinh chưa nhận thức đuợc tầm quan trong của môn học này, học yếu và hơn thế nửa các em quá thờ ơ với môn Văn.
 Thực tế khi tôi nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, tôi thấy đa phần các em có tư tưởng học lệch, học thiên về các môn khoa học tự nhiên như: Toán. lý, hóa, sinh
 Vì vậy việc tìm ra nguyên nhân và phương hướng khắc phục nhằm giúp cho các em học tốt bộ môn Ngữ văn ở trường THCS là rất quan trọng. Có như thế thì việc học tập của các em ngày càng khả quan hơn.
 Đề tài này có hai phần chính:
 Một là: Tìm hiểu nguyên nhân học yếu môn Ngữ văn ở trường THCS.
 Hai là: Đề ra những biện pháp khắc phục những nguyên nhân trên để nâng cao chất lượng học tập Ngữ văn cho học sinh.
 Bên cạnh đó, khi nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ích cho tổ văn trong việc giảng dạy môn học Ngữ văn.
 Song những vấn đề trong đề tài này chưa phải là hữu hiệu nhất, tôi rất mong sự đóng góp của Hội đồng khoa học trường và quý đồng nghiệp trong tổ chuyên môn để tìm ra nhiều biện pháp hữu hiệu hơn giúp nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn ở trường THCS Bình Thạnh ngày càng tốt hơn.
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiêm: 
Trong cuộc sống hàng ngày đòi hỏi mọi người phải có giao tiếp, giao tiếp để tìm hiểu mọi người xung quanh, giao tiếp để kết bạn, giao tiếp vì mục đích kinh tếMuốn như thế thì mọi người cần có vốn kiến thức, lời nói phải lịch sự, trong sáng, đầy đủ ý nghĩa, đúng từ, đúng câuNhư vậy, để thành công trong giao tiếp thì mọi người chúng ta phải học tập và muốn như thế phải bắt đầu từ khi còn ở ghế nhà trường.
 Có thể nói Ngữ Văn góp phần không nhỏ trong việc giao tiếp, hành văn, trau dồi kiến thức từ vựng, ngữ pháp, sử dụng từ, đặt câuđặc biệt là khả năng tự hoàn thiện nhân cách cho mình “ Văn học là nhân học”. 
 Học Ngữ văn không những các em có được những giây phút thanh thản về tinh thần sau những tiết học khác quá mệt mỏi vì công thức vì nguyên lýmà các em còn được thưởng thức những tác phẩm hay, những bài thơ mượt mà, những bài văn gợi cảm, những từ ngữ khoa học, những cấu trúc câu uyển chuyển. 
 Bên cạnh đó, môn Ngữ văn hiện nay còn là môn thi chính ở cấp học phổ thông, các kỳ thi tuyển sinh Cao đẳng, Đại học các khối C, D và các kỳ thi trung học chuyên nghiệp hay học nghề
Song thực tế cho thấy học sinh ở trường THCS Bình Thạnh có một bộ phận nhỏ yêu thích học và học tốt môn Ngữ văn thì còn có một phần lớn học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học. Còn một bộ phận học sinh có tư tưởng học lệch, các em học thiên về các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như: Toán học, vật lý, hóa học, sinh vật các em cho rằng đây là thời đại khoa học công nghệ, học những môn học đó sẽ giúp ích cho mình thâm nhập khoa học, các em không quan tâm đến môn Ngữ văn. Bởi thế, trong những năm qua, chất lượng học Ngữ văn của học sinh ở trường THCS Bình Thạnh còn thấp.
 Khi nghiên cứu một số bài văn của các em tôi nhận thấy: Bài viết không ý tưởng, bố cục không có, nếu có thì lại không rõ ràng, rồi còn sai chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, dựng đoạnKhả năng vận dụng ngôn ngữ cũng như kiến thức văn học của các em còn rất hạn hẹp.
 Nhưng thực tế mà nói, học sinh ở trường THCS Bình Thạnh là ở vùng sâu, thiếu tiếp cận với nguồn tư liệu từ sách, báo. Đa phần là các em ở xa trường, đường đi lại khó khăn trong mùa mưa bão nên việc học của các em gặp khó khăn và vì vậy vốn từ vựng các em rất thấp, không đủ lĩnh hội một tác phẩm văn học, một bài Tiếng Việt thực hành hoặc làm một bài làm văn có chất lượng.	
 Với những lý do trên, tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu “ nguyên nhân học yếu môn văn biện pháp khắc phục” giúp cho các em học tốt hơn bộ môn Ngữ văn, chất lượng hơn, góp một phần nhỏ vào công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ - thế hệ tương lai ở trường THCS Bình Thạnh.
 Trong những năm qua, một thực trạng là càng ngày tính đa dạng về trình độ học sinh trong các lớp càng tăng. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh khai thác tối đa bài giảng của thầy, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ so với những học sinh khác. Cần xem xét những học sinh này với những đặc điểm vốn có của các em để tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt đến kết quả tối đa, tránh cho các em bị rơi vào những khó khăn thường trực trong học tập. Đó chính là điều mà bản thân muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để giúp đỡ đối tượng học sinh yếu.
 Vấn đề học sinh yếu hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu. Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với không ít giáo viên. Nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức.
 Với những lí do trên, ngay đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến khi giảng dạy, bản thân luôn chú ý, quan tâm đến việc giúp đỡ  học sinh yếu. Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri thức và tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình.
 Từ những suy nghĩ trên, bản thân đã mạnh dạn chọn đề tài: “Công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn ở trường THCS” để tiếp tục áp dụng vào thực tế lớp 6A4, 6A5, 6A6 nói riêng và học sinh khối 6 trường Trung học cơ sở Bình Thạnh nói chung.
2.Mục đích nghiên cứu:
 Qua những năm trực tiếp giảng dạy, bản thân cũng nắm bắt và thấu hiểu được tâm lí lứa tuổi học sinh THCS. Nếu các em được sống trong sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm của gia đình, thầy cô và có một môi trường học tập tốt thì các em sẽ ham thích, say mê và nỗ lực trong học tập. Điều này có tác động rất lớn đến các em là học sinh yếu, giúp các em tự tin hơn trong việc học của mình. Việc phụ đạo học sinh yếu hay nói khác hơn, để nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà là của toàn xã hội. Vì vậy, đây là động lực để những ai đang làm công việc “trồng người” luôn cố gắng tìm ra được những tồn tại và nguyên nhân làm cho chất lượng phụ đạo học sinh yếu chưa đạt hiệu quả cao. Và từ đó sẽ có những biện pháp khắc phục phù hợp. Đây cũng chính là mục đích của đề tài này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
 Sự đổi mới công tác dạy và học những năm gần đây ở bậc THCS đã tạo điều kiện cho chúng tôi phát huy sở trường trong dạy học, mạnh dạn trong việc đề ra những giải pháp trong giảng dạy, giáo dục học sinh phù hợp với từng đối tượng. Từ đó giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc phát huy ưu điểm và khắc phục, sửa chữa những hạn chế của bản thân. Vì vậy, chúng ta cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về quan điểm đổi mới để vận dụng vào thực tiễn. Những biện pháp trên có thể áp dụng cho  vào  việc đổi mới dạy và phụ đạo học sinh yếu các khối 6 đạt hiệu quả.
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 a. Đối với giáo viên:
 _ Giáo viên bộ môn Ngữ văn phải giải thích rõ nhiệm vụ cũng như tầm quan trọng của môn Ngữ văn cho tất cả học sinh, đặc biệt học sinh yếu kém, nắm vững, cụ thể như : 
 + “ Văn học là nhân học”, chúng ta học văn là học cách làm người góp phần rèn luyện nhân cách cho ta, góp phần làm cho chúng ta có thêm vốn từ vựng, nền văn hóa, văn học của nước mình, các nước láng giềng, các dân tộc anh em, của bè bạn trên toàn thế giới giúp ta hiểu biết thêm về đất nước và con người .
 + Văn học góp phần vun đắp, bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn ta thêm trong sáng như một vầng trăng, mượt mà như một làn điệu ca dao – dân ca 
 _ Khi lên lớp người giáo viên cần phải thảo luận cùng đồng nghiệp tìm ra phương pháp giảng dạy riêng cho từng lớp, từng đối tượng học sinh. Vì từng khối lớp có đặc thù khác nhau về việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức văn học và còn trong khối lớp đó như: Học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. Vì các đối tượng này có tâm sinh lý, trình độ khác nhau trong việc học và cảm nhận văn học.
 _ Người giáo viên phải biết khởi động và kích thích sự hứng thú học tập văn học của từng đối tượng học sinh mình phụ trách đặc biệt là phải tôn trọng quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn còn học sinh phải chủ động và ra kiến thức và lĩnh hội nó.
 _ Ngoài ra giáo viên cũng phải biết ứng dụng công nghệ thông tin vào trong từng tiết dạy như: Minh họa tranh, ảnh và các thứ tư liệu cần thiết khác cho bài học trên máy chiếu nhằm khơi gợi sự hứng thú, sự quan sát và tìm hiểu của học sinh.
 b. Đối với học sinh:
 _ Có ý thức hơn, tích cực hơn, say mê, hứng thú hơn trong việc học tập môn Ngữ Văn.
 _ Không còn tư tưởng học thiên, học lệch mà các em chủ động và tích cực hơn trong học tập.
2. Thực trạng nghiên cứu:
 a.Thuận lợi:
 _ Đối với học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp của bậc trung học cơ sở nên ý thức, động cơ học tập của các em tương đối cao.
 _ Học sinh lớp 6 có thể tiếp nhận sự giúp đỡ trong học tập từ nhiều phía. Trong đó, bạn học với vai trò “ Đôi bạn cùng tiến” đã giúp các em học sinh yếu  giảm bớt phần nào khó khăn trong học tập.
 _ Đội ngũ giáo viên khối nhiệt tình, thân thiện luôn quan tâm đến từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh yếu. Sự quan tâm, phối hợp của Ban Giám Hiệu và Đoàn thể nhà trường.
 Hiện nay, việc thực hiện đổi mới công tác dạy và học theo hướng khoán nội dung chương trình cho phép giáo viên chủ động thời lượng trong từng phân môn, từng bài học. Vì vậy, việc giúp đỡ các em trên lớp dễ dàng hơn, chủ động hơn.
 b. Khó khăn:
 _ Như đã nêu, đối tượng học sinh yếu có những khác biệt. Và hơn thế nữa, trong từng cá nhân của đối tượng này cũng là sự khác biệt về phong cách nhận thức.Vì vậy, mỗi dạng đối tượng cần có sự tác động khác nhau.
 _ Theo qui định về đánh giá xếp loại học sinh hiện nay, một  môn học xếp loại yếu khi điểm học lực môn dưới 5. Nhưn ... viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Bản thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
 6.3. Kìm cặp học sinh yếu:	
 Ngay từ đầu năm giáo viên phải khảo sát chất lượng để biết số lượng học sinh yếu là bao nhiêu để có kế hoạch phụ đạo. Lập danh sách học sinh yếu (theo mẫu dưới đây) và chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh này trong mỗi tiết dạy như thường xuyên gọi các em đó lên trả lời câu hỏi, khen ngợi các em đó khi các em trả lời đúng, 
DANH SÁCH HỌC SINH YẾU
STT
Lớp
Họ và tên
Đọc yếu
Viết yếu
Con ông, bà
Nơi ở
1
6A4
Nguyễn Hoài Linh
x
Nguyễn Văn Tiền
Ấp Bình Hòa
2
6A4
Nguyễn Văn Thiện
x
Nguyễn Văn Thanh
Ấp Bình Linh
3
6A4
Dương Vũ Linh
x
Dương Văn Nhanh
Ấp Bình Linh
4
6A5
Lê Thanh Sang
x
x
Bùi Thị Tím
Ấp Bình Tân
5
6A5
Đàm Tấn Lộc
x
x
Nguyễn Thị Loan
Ấp Bình Tân
6
6A5
Đinh Kiều Phượng
x
x
Nguyễn Thị Mẫn
Ấp Bình Hòa
7
6A5
Phạm Phước Thiện
x
x
Nguyễn Thị Danh
Ấp Bình Linh
8
6A6
Lê Hoàng Thắng
x
Lê Thành Long
Ấp Bình Tân
9
6A6
Võ Hoàng Sơn
x
x
Võ Văn Hải
Ấp Bình Hòa
10
6A6
Nguyễn Văn Đức
x
x
Nguyễn Văn Phết
Ấp Bình Phú Lợi
 Chủ động gặp phụ huynh trao đổi về việc học của học sinh, cùng với phụ huynh tìm biện pháp khắc phục.
 6.4. Tìm hiểu những hạn chế của học sinh trong bộ môn :
 _ Đọc: Dù là học sinh lớp 6, nhưng trong khối còn một số em đọc rất yếu. Như em Đàm Tấn Lộc (lớp 6A5), Đinh Kiều Phượng (lớp 6A5), Lê Thanh Sang (lớp 6A5), Nguyễn Hoài Linh (lớp 6A4), Đặng Thành Tài (lớp 6A4), Nguyên nhân đọc yếu ở các em là ngắt nghỉ hơi chưa đúng dấu câu, cụm từ, không phân biệt được các dấu câu, chưa đạt được tốc độ đọc của học sinh lớp 6, với những từ có vần khó thì phải đánh vần thật lâu, tùy tiện lượt bớt hoặc thêm từ vào khi đọc. Bên cạnh đó, khả năng đọc trôi chảy, đọc hiểu và cảm thụ một tác phẩm, một văn bản còn hạn chế.
 _ Chính tả: Đọc đúng là cơ sở, nền tảng của viết đúng. Vì vậy, các em đọc yếu thường cũng viết yếu. Nguyên nhân các em viết yếu là do không hiểu và nắm nghĩa của từ, không nắm vững âm, vần, dấu thanh và cách ghép, một số mắc lỗi do phát âm chưa đúng nên dẫn đến.
 _ Luyện từ và câu: Vốn từ vựng ít, thường mắc lỗi về ngữ pháp khi viết câu.
 _ Tập làm văn:
 Khả năng đọc, viết hạn chế ảnh hưởng nhiều khi diễn đạt bằng lời, diễn đạt khi viết. Hơn nữa, hoàn cảnh sống làm hạn chế khả năng hiểu biết của các em. Vì vậy, các em gặp khó khăn khi cần mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã học thông qua các kỹ năng như: phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn.
 6.5. Đối với những học sinh đọc yếu thì giáo viên cần:
 _ Tạo điều kiện cho học sinh được đọc nhiều trong giờ tập đọc như: thường xuyên gọi các em đọc bài, luyện phát âm đúng, sửa sai kịp thời cho các em và cho các em luyện đọc lại từ sai nhiều lần. Nếu thời gian của tiết học không đủ thì giáo viên có thể tranh thủ cho các em luyện đọc thêm vào giờ học tự chọn, tiết học trái buổi, giờ giải lao 5 hoặc 10 phút.
 _ Dặn các em về nhà đọc lại bài, có thể đọc tham khảo thêm một văn bản, một bài tập đọc khác có nội dung phù hợp và quan trọng là giáo viên phải kiểm tra và nhận xét đánh giá việc đọc ở nhà của các em để động viên khuyến khích kịp thời. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng một hoặc hai tuần giáo viên có thể đến nhà gặp phụ huynh học sinh để xem cách học ở nhà của các em như thế nào, nếu thấy cần thiết thì giáo viên đưa ra biện pháp giúp đỡ.
 _ Giáo viên động viên học sinh xuống thư viện mượn truyện thiếu nhi, truyện cổ tích đọc vào giờ nghỉ giải lao. Giáo viên nên dành thời gian để các em thể hiện giọng đọc của mình, đọc câu chuyện trước lớp cho các bạn nghe, cho các bạn nhận xét, đánh giá về sự tiến bộ của các em sau mỗi tuần. Làm được điều này, ta sẽ tạo được niềm tin nơi các em rất nhiều, là động lực thúc đẩy các em say mê rèn đọc.
 _ Khi các em đã đọc đúng thì giáo viên tổ chức cho các em luyện  đọc trôi chảy thông qua các hình thức đọc trước lớp, đọc trong nhóm. Giúp học sinh mở rộng vốn từ và hiểu nghĩa từ qua việc đọc chú giải và nghe bạn trình bày nghĩa một số từ trong bài đọc, từ đó giúp các em hiểu nội dung bài đọc.
 _ Chính tả:
 + Tổ chức cho các em ôn lại âm, vần đã học. Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi ngày viết khoảng một trang vở gồm cả âm, vần, tiếng, từ. Sau đó, giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn văn mà sử dụng nhiều các âm, vần vừa viết. Chúng ta có thể cho các em viết vào giờ ra chơi hoặc về nhà viết. Các em sẽ có một vở riêng để luyện viết và giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, nhận xét đánh giá kịp thời.
 + Nếu có điều kiện thì yêu cầu các em đến nhà của giáo viên để luyện viết thì các em sẽ tiến bộ nhanh hơn. Chỉ cần các em nắm hết các âm, vần thì dần dần các em sẽ viết đúng chính tả.
 + Khi các em đã nắm được các âm, vần thì đối với bài chính tả trong sách giáo khoa, giáo viên cần cho học sinh nêu từ khó và luyện viết từ khó nhiều lần, nhiều từ. Có thể cho các em có chọn từ để luyện viết thêm.
 _ Luyện từ và câu:
 Sửa lỗi ngữ pháp trong câu cụ thể, trong giao tiếp hàng ngày.
 Hướng dẫn các em tra từ điển, tạo cơ hội cho các em được tra nhiều từ nhằm giúp các em hiểu nghĩa gốc của từ, tạo sự ham thích tìm hiểu.
 _ Tập làm văn:
 + Nhận dạng thể loại, sửa phần tìm ý, viết đoạn.
 + Giáo viên chỉ ra lỗi cụ thể trên bài làm của học sinh.
 + Học sinh tự viết lại.
 Cần tạo điều kiện  để các em nhận xét bài của bạn, ghi chép lại ý hay nếu thích. Khuyến khích các em trình bày bài viết trước lớp.
 Gợi mở, tạo hứng thú cho các em bằng cách thay đổi những đề bài tập làm văn thành những tình huống, nhằm tạo ra cho các em một hoàn cảnh giao tiếp. Nhờ có hoàn cảnh giao tiếp, các em dễ bày tỏ suy nghĩ của mình hơn.
III. PHẦN KẾT LUẬN: 
 1. Kết luận chung:
 Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được môn văn. Đó là môn học vừa hình thành nhân cách vừa hình thành tâm hồn. Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, môn văn sẽ giữ lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đến với con người, trái tim hòa cùng nhịp đập trái tim. Sau khi nghiên cứu, tham khảo sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân người dạy và người học sẽ có cái nhìn mới mẻ, tích cực hơn về phương pháp dạy phụ đạo học sinh yếu kém. Từ đó, rất hy vọng kết quả học văn của các em sẽ tốt hơn; các em sẽ yêu thích, ham mê môn văn hơn nữa.
 Một số kinh nghiệm bản thân ghi ra ở đây với hy vọng rằng:  Đây sẽ là một tài liệu nhỏ để các quý đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng trong những tình huống sư phạm thích hợp. Hơn thế nữa, giúp đỡ học sinh yếu là nghĩa vụ, trách nhiệm của người thầy. Hãy làm hết trách nhiệm bằng cái tâm của người thầy và hãy nhận lấy trách nhiệm về mình.
 Bản thân xin kết thúc bằng câu chuyện sau:
 Bản thân muốn giới thiệu đến đồng nghiêp một cuốn sách hay “Bách khoa toàn thư về những học trò lười”. Sách kể về những tên tuổi như Einstein, Disney, Darwin và Picassođược thế giới biết đến như những thiên tài nhưng không phải ai cũng biết họ từng là những học sinh lười biếng, không có gì nổi bật khi cắp sách đến trường nhưng họ đã để lại dấu ấn sáng chói trong lịch sử văn minh loài người. Câu chuyện trên là một thông điệp mà bản thân muốn gởi tới các em học sinh, các bậc phụ huynh, quý thầy cô, những người luôn có ước vọng nuôi dưỡng tài năng tiềm tàng chứ không đơn thuần chỉ đặt niềm tin vào những điểm số nổi bật trong lớp.
 Hãy chia sẻ những kinh nghiệm giúp đỡ học sinh yếu của các thầy cô với chúng tôi, để chúng ta cùng giảm bớt những khó khăn trong học tập cho các em và giúp các em vươn xa hơn trên con đường học vấn của mình.
 Qua nhiều năm tận tụy với nghề, hết lòng yêu nghề, mến trẻ. Thực hiện phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Kết hợp với kinh nghiệm của bản thân và sự chia sẽ của bạn bè đồng nghiệp, bản thân luôn hoàn thành tốt việc giúp đỡ đối tượng học sinh yếu. Đây là một trong những tác động lớn đưa bản thân đến việc nghiên cứu đề tài thiết thực hơn và thực hiện viết sáng kiến kinh nghiệm đạt kết quả cao nhất.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong việc giúp đỡ học sinh yếu. Trong bài viết chắc không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong quí thầy, cô đóng góp, sửa chữa. Tôi xin chân thành cảm ơn.
 2. Một số đề xuất, kiến nghị:
 a. Đối với phụ huynh: 
 _ Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về thời gian cho con cái học tập, không nên để cho các em phụ giúp nhiều công việc gia đình. 
 _ Hướng dẫn và tạo cho con thói quen đọc sách; chia sẻ tư vấn, định hướng, bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có nhiều thuận lợi trong việc bộc lộ và phát triển cảm xúc, tình cảm trong cuộc sống nói chung và trong việc học văn. 
 _ Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ môn văn để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình. 
 b. Đối với phòng giáo dục: 
 _ Tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề cho giáo viên bộ môn văn trong từng năm để giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất lượng dạy học môn văn.
 _ Có kế hoạch tham mưu với cấp trên có chế độ đãi ngộ hợp lí đối với giáo viên giảng dạy phụ đạo thêm cho học sinh yếu kém môn văn.
 _ Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ trực quan, đặc biệt là đầu tư công nghệ thông tin để hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy văn.
 c. Đối với địa phương: 
 _ Quản lí chặt chẽ các điểm kinh doanh internet và các điểm dịch vụ không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. 
 _ Quan tâm sát sao, hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học. 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiêm.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2. Thực trạng nghiên cứu.
3. Khảo sát thực tế khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.
4. Nguyên nhân.
5. Kết quả.
6. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng.
III KẾT LUẬN
1. Kết luận chung.	
2. Một số đề xuất, kiến nghị.	
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt (Nhà xuất bản Giáo dục).
2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt (Nhà xuất bản Giáo dục)
3. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở (Nhà xuất bản Giáo dục).
4. Tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên THCS môn Ngữ Văn (Nhà xuất bản Giáo dục)
5. Ứng xử sư phạm ( Nhà xuất bnả Giáo dục).
6. Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 (Nhà xuất bản Giáo dục).
 Bình Thạnh, ngày 10 tháng 03 năm 2012 
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU	 GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
	 Lê Thị Thiêm 
 HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docCONG TAC PHU DAO HOC SINH YEU KEM MON NGU VAN 6O TRUONG THCS.doc