Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp tổ chức, bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Tri Thuỷ -Phú Xuyên - Hà Tây - Năm học 2007-2008 - Lâm Như Huệ

Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp tổ chức, bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Tri Thuỷ -Phú Xuyên - Hà Tây - Năm học 2007-2008 - Lâm Như Huệ

A. Phần mở đầu:

I. Lí do chọn đề tài

II. Mục đích nghiên cứu

III.Nhiệm vụ nghiên cứu

IV.Khách thể và đối tượng nghiên cứu

V.Giới hạn của đề tài

VI. Các phương pháp nghiên cứu

B. Phần nội dung

I. Cơ sở lí luận của đề tài

II. Thực trạng ban đầu

III. Các giải pháp

IV. Thực nghiệm

C. Kết luận

D. Kiến nghị

 

doc 18 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp tổ chức, bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Tri Thuỷ -Phú Xuyên - Hà Tây - Năm học 2007-2008 - Lâm Như Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sơ yếu lí lịch
Họ và tên	: Lâm Như Huệ
Ngày sinh	: 18- 10- 1976
Năm vào ngành	: 1997
Chức vụ	: Giáo viên 
Đơn vị công tác	: Trường THCS Tri Thuỷ- Phú Xuyên- Hà Tây
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Toán
Khen thưởng	: Giáo viên giỏi cấp Huyện
Mục lục:
A. Phần mở đầu:
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu 
III.Nhiệm vụ nghiên cứu 
IV.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
V.Giới hạn của đề tài
VI. Các phương pháp nghiên cứu
B. Phần nội dung 
I. Cơ sở lí luận của đề tài
II. Thực trạng ban đầu
III. Các giải pháp 
IV. Thực nghiệm
C. Kết luận
D. Kiến nghị
Phần mở đầu
I.Lí do chọn đề tài
 Thời đại nào thì nhân tài cũng là tài sản vô cùng quý báu của mọi dân tộc. Nhân tài có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội, lịch sử. Quốc gia nào người tài cũng được tôn trọng, việc bồi dưỡng sử dụng nhân tài cũng được xem là quốc sách.
 Xưa kia, cha ông ta đã xem nhân tài là nguyên khí của đất nước.Bia tiến sĩ ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám còn ghi: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và càng lên cao, nguyên khí suy thì thế nước hèn và càng xuống thấp, cho nên các bậc Thánh đế Minh Vương đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm bón nhân tài, bồi đắp nguyên khí cho đất nước”.( Bia đầu tiên của thời Lê Thánh Tông năm 1442).
 Ngày nay, Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta cũng hết sức chú ý đến bồi dưỡng nhân tài. Từ những năm 1940, trong chương trình Việt Minh đã nêu rõ: “Lập các trường chuyên môn huấn luyện chính trị, quân sự, kĩ thuật... để đào tạo các lớp nhân tài, khuyến khích các tầng lớp tri thức phát triển tài năng của họ”.
 Lúc cách mạng tháng tám thành công, nhân dân ta phải kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã kêu gọi: “Nhân tài góp phần kháng chiến kiến quốc... kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc, kiến quốc cần có nhân tài, nhân tài nước ta tuy chưa có nhiều lắm nhưng chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển, càng thêm nhiều...”
 Trong suốt những năm kháng chiến ác liệt, Đảng, Nhà nước ta vẫn rất chăm lo phát triển giáo dục, bồi dưỡng nhân tài, tổ chức hệ thống nhà trường từ phổ thông đến đại học có khắp vùng tự do, vùng kháng chiến. Cử người đi nước ngoài học tập nghiên cứu khoa học để sau này trở về kiến thiết đất nước. Đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước có chính sách động viên hô hào các Việt kiều, các nhân sĩ cống hiến tài năng cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.
 Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng nêu rõ: “...Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài...”
 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam cũng chỉ rõ: “Có quy hoạch và chính sách tuyển chọn người giỏi, đào tạo nhân tài trong đó đặc biệt chú ý trong con em công nhân, nông dân”.
 Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TƯ khóa IX về tiếp tục nghị quyết TƯ2 khóa VIII, Phương hướng phát triển GD & ĐT, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010 ( ngày 26/7/2002) chỉ rõ: “Hoàn thiện hệ thống 
cơ chế, chính sách phát triển, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH... phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn, trên cơ sở đảm bảo chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển KT- XH, đào tạo với sử dụng.”
 Như vậy việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài đã luôn luôn được nhận thức như là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng và bảo vệ đất nước.
 Không phải ai cũng trở thành nhân tài song hầu hết nhân tài đều được giáo dục từ các trường học. Thông thường HSG được bồi dưỡng, đào tạo có thể trở thành nhân tài và HSG là nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển tài năng. Các thầy cô giáo là những người phát hiện và bồi dưỡng tài năng đó phát triển. Với ý nghĩa như vậy, vấn đề phát hiện và bồi dưỡng HSG là rất cần thiết trong “chiến lược phát triển nhân tài”.
 Đã trải qua hơn chục năm giảng dạy đặc biệt qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường THCS Tri Thuỷ huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Tôi thấy việc bồi dưỡng HSG ở trường đã có sự quan tâm của ban giám hiệu, sự nhiệt tình của một số giáo viên nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng. Sự quan tâm đầu tư cho việc phát hiện, bồi dưỡng HSG chưa được chú trọng, không đồng đều...
 Từ thực tế trên, tôi thấy công tác bồi dưỡng HSG cần được nhà trường quan tâm hơn để số lượng cũng như chất lượng HSG ngày càng cao. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp tổ chức, bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Tri Thuỷ– Phú Xuyên – Hà Tây”.
II. Mục đích nghiên cứu:
“Các giải pháp tổ chức, bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Tri Thuỷ– Phú Xuyên – Hà Tây”.
II. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
 Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi xác định một số nhiệm vụ sau:
1. Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi 
2. Phân tích và đánh giá thực trạng của việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Tri Thuỷ- Phú Xuyên – Hà Tây.
3. Hệ thống hóa và đề xuất một số biện pháp có tính khả thi nhằm giúp giáo viên tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả cao.
IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
1. Khách thể nghiên cứu:
Học sinh trường THCS Tri Thuỷ- Phú Xuyên- Hà Tây.
2. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Tri Thuỷ
V. Giới hạn của đề tài:
 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu: Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Tri Thuỷ.
 Đơn vị nghiên cứu: TrườngTHCS Tri Thuỷ - Phú Xuyên – Hà Tây.
 Thời gian nghiên cứu: Năm học 2007- 2008.
VI. Các phương pháp nghiên cứu:
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
 Nghiên cứu các tài liệu, các văn bản, các chỉ thị có liên quan đến đề tài.
2. Nhóm phương pháp chủ yếu:
 + Phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp.
 + Phương pháp tọa đàm, trao đổi trực tiếp.
 + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 + Phương pháp điều tra.
3. Nhóm phương pháp hỗ trợ:
 + Phương pháp thống kê.
 + Phương pháp sử lí số liệu.
B. Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài:
1.Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề học sinh:
 + Năng lực: Là một tổ hợp tâm lí của con người, đáp ứng một số nhu cầu nhất định và là điều kiện cần thiết để hoàn thành một số hoạt động nào đó. Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình phát triển, vận động của mọi hoạt động tương ứng cụ thể, nó là một sản 
phẩm của một hoạt động thực tiễn tích cực của con người, không tách rời hoàn cảnh xã hội và sự tham gia phục vụ cho xã hội phát triển.
 + Năng khiếu: là mầm mống, là tín hiệu của tài năng tương lai. Nó chưa là bậc nào của năng lực nhưng được phát hiện bồi dưỡng kịp thời, có phương pháp và hệ thống thì sẽ phát triển tới đỉnh cao của năng lực, nếu không mầm mống ấy sẽ thui chột.
 Một trẻ em chưa được đào tạo mà giải quyết nhiệm vụ vẫn tốt thì được coi là trẻ có năng khiếu. Năng khiếu của trẻ chưa được đào tạo thì không bền vững, nó cần được đào tạo và bồi dưỡng công phu để có cơ hội trở thành tài năng.
 + Tài năng: Là trình độ cao của năng lực. Những người có tài năng, có tền đề trở thành nhân tài. Sự khác nhau giữa tài năng và nhân tài là ở mức độ sáng tạo.
 + Nhân tài: Nhân tài là người thực sự có tài, giàu khả năng sáng tạo. Cùng thực hiện một nhiệm vụ trong cùng một điều kiện như số đông người khác nhưng họ luôn sáng tạo ra giá trị mới với chất lượng hiệu quả hơn hẳn. Vậy, nhân tài là ngươi thông minh, giàu tính sáng tạo nên họ đã đóng góp to lớn vào sự phát triển xã hội.
 + Thiên tài: Là người có tài tạo ra giá trị mới to lớn, có ý nghĩ lịch sử. Họ thường “đánh dấu” cái mốc phát triển của lịch sử, của từng môn khoa học, của xã hội loài người.
2. Vị trí, tầm quan trọng của việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS:
 Đảng ta luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Nhân tài là tài sản quý giá của quốc gia. Vì vậy phải phát hiện sớm và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức thích hợp. “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể mai một nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ...” ( Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng tại Đại hội VI năm 1996).
 Tài năng là một sản phẩm của xã hội – lịch sử và giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân tài. Để phát triển được tài năng, nhà trường cần bồi dưỡng học sinh năng khiếu một cách liên tục và có hệ thống trong những tổ chức thích hợp.
3.Cơ sở để xác định nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi:
 THCS là một trong những bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Việc giáo dục và bồi dưỡng HSG các bộ môn là nhiệm vụ của mỗi giáo viên. Việc tổ chức thi HSG hàng năm đã trở thành truyền thống, đã có tác dụng định hướng khuyến khích giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt.
 Trong thực tiễn giáo dục, việc phát hiện bồi dưỡng HSG được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Kết quả thi HSG, chất lượng thi HSG trong các nhà trường là một trong những tiêu chí quan trọng để xếp loại, đánh giá sự phát triển của nhà trường. Điều đó còn có ý nghĩa đặc biệt hơn bởi lẽ: Học sinh THCS là một nhân cách đang được hình thành, là 
mầm mống tài năng của đất nước. Nếu được phát hiện và bồi dưỡng kịp thời thì đây là cơ hội tốt nhất đẻ các em có thể trở thành người tài giỏi sau này.
 Trong nhà trường THCS, mỗi giáo viên cần nhận thức đúng đắn vai trò và tầm quan trọng của việc tổ chức, bồi dưỡng HSG. Cần quán triệt Nghị quyết TW Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt chú trọng việc, tổ chức, bồi dưỡng HSG theo tinh thần “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” cho đất nước.
Chương II:Thực trạng ban đầu
1.Một số thành tựu trong việc tổ chức bồi dưỡng HSG của nhà trường 
 Trường THCS Tri Thuỷ là một trong những trường đi đầu của cụm về các phong trào thi đua. Trường liên tục là trường tiên tiến xuất sắc cấp Huyện. 
 Trường THCS Tri Thuỷ gồm có 30 cán bộ giáo viên trong đó có 4 giáo viên hợp đồng của huyện.. Đội ngũ giáo viên đoàn kết , nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức cầu tiến , bám trường, bám lớp, hết lòng vì học sinh thân yêu. Trường THCS Tri Thuỷ có 450 học sinh với 12 lớp. Trong đó có 6 lớp học buổi sáng, 6 lớp học buổi chiều vì thiếu phòng học.
 Nhà trường đã có bước cải tiến việc tổ chức, quản lí hoạt động dạy và học, chú trọng việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Trường đã huy động học sinh và cha mẹ học sinh mua sách đầy đủ.Nhà trường tiến hành khỏa sát chất lượng đầu năm để giao chất lượng cho giáo viên và đánh giá chất lượng học sinh qua từng học kỳ.
 Năm nào trường cũng có học sinh giỏi  ... , câu lạc bộ giáo viên dạy mỗi bộ môn, phong trào sáng kiến kinh nghiệm...
 Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV kế cận tham gia bồi dưỡng HSG.
 Tổ chức các hình thức kiểm tra đánh giá GV, động viên khen thưởng.
 Huy động cộng đồng tạo điều kiện cho GV tham gia các chương trình bồi dưỡng.
*) Phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi
 Dựa vào năng lực của từng giáo viên để phân công bồi dưỡng từng đội tuyển cho phù hợp. Có 2 cách phân công:
 - Phân công chuyên: Phân công GV dạy chuyên theo một môn ở một khối lớp. - Phân công luân phiên: Là cách phân công hỗ trợ cho cách phân công chuyên giúp cho GV có thể nhìn tổng thể xuyên suốt chương trình của môn mình dạy ở bậc THCS, GV sẽ giúp HS huy động được kiến thức sẵn có chiếm lĩnh kiến thức của từng bài học. Phân công luân phiên còn có ý nghĩa dự trữ đội ngũ kế cận sắp xếp trước nhân lực cho các trường hợp cần nghỉ.
3.Tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi:
 a) ý nghĩa:
 Đây là bước quan trọng trong việc bồi dưỡng HSG. Phát hiện và tuyển chọn đúng mang ý nghĩa định hướng phát triển đúng đắn cho một nhân cách. Vì thế phát hiện và tuyển chọn được học sinh năng khiếu là bước bản lề, là xuất phát điểm cho việc bồi dưỡng HSG.
b) Biện pháp tuyển chọn học sinh giỏi:
 Căn cứ vào kết quả, thành tích học tập của học sinh trong năm học trước.
 Căn cứ vào quá trình tham gia các hoạt động học tập và giáo dục học sinh.
 Căn cứ vào yếu tố gia đình, dòng họ.
 Tổ chức thi chọn đội tuyển...
4.Tổ chức hoạt động dạy đội tuyển học sinh giỏi:
a)Tổ chức xây dựng nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi:
 Quy trình xây nội dung bồi dưỡng HSG được thực hiện như sau:
 - Nhà trường, tổ khối chuyên môn lập ban chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng HSG.
 - Xác định rõ mục đích, yêu cầu bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy cho học sinh giỏi.
- Dựa vào định hướng nội dung bồi dưỡng HSG của sở, phòng, chọn tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình.
- Lấy ý kiến tất cả GV trong trường, trường bạn có kinh nghiệm về bộ môn cần bồi dưỡng.
- Ban chỉ đạo bổ sung, hoàn chỉnh chương trình bồi dưỡng. Sau mỗi năm học tổng kết rút kinh nghiệm.
- Để đạt được kết quả tốt thì trước khi giảng dạy các chủ đề đã biên soạn, GV phải có bài soạn cụ thể của từng tiết đưa ra buổi sinh hoạt chuyên môn để cùng nhau bàn bạc giải quyết. Sau mỗi chuyên đề hoặc một phần của chuyên đề GV cần ra đề kiểm tra HS để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy, điều chỉnh việc lựa chọn bài tập.
b) Thống nhất phương pháp dạy trong đội tuyển HSG:
 Nhà trường duy trì tốt buổi sinh hoạt chuyên môn của nhóm GV dạy HSG. Trong buổi này có nội dung trao đổi thảo luận những bài khó và thống nhất phương pháp dạy một số bài cụ thể.
 - Tiến trình một giờ bồi dưỡng HSG.
- Đổi mới phương pháp dạy học bồi dưỡng HSG.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho bồi dưỡng HSG.
5. Đổi mới việc đánh giá kết quả học tập của HS; tăng cường công tác thi đua, khen thưởng trong bồi dưỡng học sinh giỏi:
a) ý nghĩa:
 Việc đánh giá kết quả học tập của HS không chỉ nhằm mục đích phân loại học lực của HS mà còn là cơ sở để đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho HSG. Đánh giá kết quả học tập HSG đi liền với công tác thi đua, khen thưởng còn là đòn bẩy thúc đẩy việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG.
b) Một số vấn đề lưu ý trong việc đánh giá kết quả học tập của HSG:
 Đánh giá kết quả học tập của HSG THCS phải đảm bảo tính toàn diện: đảm bảo được các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập theo quy định.
 Đảm bảo tính lượng hóa cao, phải xây dựng các chỉ số đánh giá để có độ chính xác và tin cậy.
 Đảm bảo tính khách quan, không phụ thuộc vào ý định của cá nhân mà phải căn cứ vào trình độ của HS và chương trình bồi dưỡng. Chấm điểm phải chính xác và chi tiết, có biểu điểm, đáp án cho từng phần nội dung.
 Đánh giá kết quả học tập của HSG phải đảm bảo tính liên tục để bám sát kết quả học tập cụ thể của HS.
 Việc đánh giá đảm bảo kết hợp giữa đánh giá của GV với sự tự đánh giá của HS nhằm tích cực hóa người học.
c) Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng trong bồi dưỡng HSG
 Công tác thi đua khen thưởng được coi là đòn bẩy thúc đẩy việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG ở trường THCS. Việc thi đua khen thưởng nếu không làm tốt, kịp thời sẽ dẫn đến kìm hãm phong trào. Nếu được chú ý đúng mức sẽ làm phong trào lớn mạnh, tạo động cơ hứng thú cho GV, HS tham gia hoạt động dạy và học
+) Đối với giáo viên:
 - Đưa chất lượng HSG vào việc xếp loại thi đua cho GV.
 - Đưa tiêu chí GVG, GV có HSG, GV có HS tuyên dương khen thưởng vào các hội nghị quan trọng.
 - Đề nghị cấp trên khen thưởng...
+) Đối với học sinh:
 - HSG cấp trường, tặng giấy khen của hiệu trưởng.
 - HSG cấp huyện, đề nghị tặng giấy khen của Phòng giáo dục.
 - HSG cấp tỉnh, Đề nghị tặng giấy khen của Sở giáo dục.
 - Đề nghị hội khuyến học địa phương, hội phụ huynh học sinh khen thưởng cho HS đạt giải trong kì thi HSG cấp huyện, tỉnh.
6. Tổ chức xây dựng, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho việc bồi dưỡng HSG:
 Cơ sở vật chất- thiết bị dạy học là yếu tố cần được chuẩn bị, huy động để phục vụ bồi dưỡng HSG. Thực tế hiện nay cho thấy tình trạng thiếu phòng học, thiếu trang thiết bị dạy học...Vì vậy phải tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, cha mẹ học sinh xin được sự đầu tư để xây dựng phòng chuyên cho việc bồi dưỡng HSG, bổ sung những đồ dùng, thiết bị, thư viện bao giờ cũng đủ sách nâng cao và được bổ sung thường xuyên.
7. Huy động cộng đồng tham gia vào việc bồi dưỡng HSG:
a) ý nghĩa:
 Xã hội hóa giáo dục thực sự là hoạt động độc đáo, có hiệu quả tốt trong việc tăng kinh phí hỗ trợ công tác bồi dưỡng HSG.
b) Một số biện pháp huy động cộng đồng tham gia công tác bồi dưỡng HSG:
 Lập kế hoạch có căn cứ khoa học, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tính đặc thù địa phương.
 Làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương xã hội hóa giáo dục một cách cụ thể, rộng rãi...
 Tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương để cụ thể hóa chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác bồi dưỡng nhân tài, tạo hành lang pháp lí cho hoạt động của công tác này.
 Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội: hội phụ nữ, đoàn thanh niên...
Nhà trường phải làm tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bồi dưỡng HSG nói riêng nhằm tạo uy tín, niềm tin đối với cộng đồng cũng như cha mẹ HS và các tổ chức xã hội khác.
Chương IV: Thực nghiệm:
 Những biện pháp đã nêu trên, trường THCS Tri Thuỷ đã áp dụng vào công tác bồi dưỡng HSG, tôi được phân công bồi dưỡng HSG môn Toán lớp 7 và chất lượng HSG được năng cao rõ rệt.Cụ thể :
1. Tổ chức thực nghiệm:
Lớp đối chứng: lớp 7B, 7C
Lớp thực nghiệm: lớp 7A
2.Kết quả thực nghiệm:
Lớp
Số
HS
Xếp loại đầu năm
Xếp loại cuối năm
Giỏi
Khá
TB
Yếu-kém
Giỏi
Khá
TB
Yếu-kém
SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
SL
Lớp
đối
Chứng
7B
36
0
0
5
13.5
17
45.9
15
40.5
2
2.6
5
13.9
19
52.8
10
27.8
7C
37
3
8.1
2
5.4
14
37.8
18
48.5
3
8.1
5
13.5
21
56.8
8
21.6
Lớp
Thực
Nghiệm
7A
39
3
7.8
9
23.1
15
38.5
12
30.8
10
25.6
15
38.5
11
28.2
3
7.8
3. Nhận xét:
Nhìn vào bảng kết quả trên, ta thấy chất lượng học sinh khá, giỏi của lớp thực nghiệm, cuối năn tăng lên rất nhiều so với đầu năm. Số lượng HSG cấp huyện ở các bộ môn tập trung hầu hết ở lớp thực nghiệm này. Tuy kết quả trên chưa hẳn đã quá cao song nó cũng là kết quả đáng kể của một quá trình dài đầu tư vào việc nghiên cứu và triển khai thực nghiệm đề tài của tôi. 
C. Kết luận
 Qua tìm hiểu và nghiên cứu tôi rút ra một số kết luận sau:
1.THCS là một trong những bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ then chốt của trường THCS là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong đó công tác bồi dưỡng HSG là công tác trọng tâm thúc đẩy chất lượng giáo dục.
2.GV là nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục nói chung và công tác bồi dưỡng HSG nói riêng.. Nhà trường cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng GV.
3.Đề tài đã đưa ra 8 biện pháp tổ chức bồi dưỡng HSG ở trường THCS như trên theo cá nhân tôi nghĩ là hoàn toàn có tính khả thi, nếu được áp dụng một cách đồng bộ, linh hoạt thì sẽ có khả năng nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG.
D. Kiến nghị
 Đề nghị Bộ GD &ĐT quản lí chặt chẽ việc xuất bản các tài liệu bồi dưỡng HSG.
 Đề nghị Sở GD & ĐT có chương trình tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng HSG ở THCS để các cấp quản lí làm tốt công tác chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng HSG.
 Đề nghị Phòng GD & ĐT nắm bắt kịp thời thông tin về HSG của Sở, của Bộ để nhanh chóng triển khai đến các trường.
 Đề nghị nhà trường tăng cường tổ chức giao lưu để học hỏi kinh nghiệm bồi dưỡng HSG giữa các trường.
 Do thời gian và điều kiện nghiên cứu cũng như khả năng, năng lực của tôi còn hạn chế nên tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo. 
 Tôi xin trân thành cảm ơn!
 Tri Thuỷ, ngày 2/5/2008
 Người làm đề tài
 Lâm như Huệ
ý kiến nhận xét, đánh giá và xếp loại của
Hội đồng khoa học cơ sở
 ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chủ tịch Hội đồng
( Ký tên, đóng dấu)

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNBOI DUONG HSG.doc