Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

Nói đến vẻ đẹp của ngôn ngữ - một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, ca dao từng có câu: "Người thanh tiếng nói cũng thanh". Bác Hồ cũng đã viết rằng: "Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phát triển ngày một rộng khắp".

Thế nhưng, lớp trẻ hiện nay đang sử dụng tiếng Việt một cách vô lối, cẩu thả, thậm chí tối nghĩa và khó hiểu, đã và đang xâm hại nghiêm trọng đến sự trong sáng và vẻ đẹp được kết tinh từ bao đời nay của tiếng Việt.

Hiện tượng ngôn ngữ chat (ngôn ngữ mạng) “xâm nhập” vào học đường, học sinh ngày càng lạm dụng kiểu viết, kiểu dùng từ này đang khiến nhiều người thực sự cảm thấy bức xúc và lo ngại. Vậy nguyên nhân của thực tế này do đâu? Làm thế nào để ngăn chặn, khắc phục được “căn bệnh” này cho các em? Đây là những trăn trở, những vấn đề mà trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn đề cập đến.

II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:

1. Mục đích nghiên cứu:

Tôi nghiên cứu đề tài tìm hiểu thực tế những tác động của ngôn ngữ chat đối với tiếng Việt và tìm ra hướng giáo dục, định hướng theo chiều tích cực để khắc phục hiện tượng lạm dụng ngôn ngữ biến dạng ở giới trẻ.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1613Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài 
Nói đến vẻ đẹp của ngôn ngữ - một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, ca dao từng có câu: "Người thanh tiếng nói cũng thanh". Bác Hồ cũng đã viết rằng: "Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phát triển ngày một rộng khắp". 
Thế nhưng, lớp trẻ hiện nay đang sử dụng tiếng Việt một cách vô lối, cẩu thả, thậm chí tối nghĩa và khó hiểu, đã và đang xâm hại nghiêm trọng đến sự trong sáng và vẻ đẹp được kết tinh từ bao đời nay của tiếng Việt. 
Hiện tượng ngôn ngữ chat (ngôn ngữ mạng) “xâm nhập” vào học đường, học sinh ngày càng lạm dụng kiểu viết, kiểu dùng từ này đang khiến nhiều người thực sự cảm thấy bức xúc và lo ngại. Vậy nguyên nhân của thực tế này do đâu? Làm thế nào để ngăn chặn, khắc phục được “căn bệnh” này cho các em? Đây là những trăn trở, những vấn đề mà trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi muốn đề cập đến. 
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
1. Mục đích nghiên cứu:
Tôi nghiên cứu đề tài tìm hiểu thực tế những tác động của ngôn ngữ chat đối với tiếng Việt và tìm ra hướng giáo dục, định hướng theo chiều tích cực để khắc phục hiện tượng lạm dụng ngôn ngữ biến dạng ở giới trẻ.
2. Phương pháp nghiên cứu
Đầu tiên tôi thu thập tài liệu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài, sau đó, lựa chọn dữ liệu và áp dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp.
III. Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu cách dùng ngôn ngữ chat của giới trẻ hiện nay nói chung và ở một số lớp trong trường Trung học Cơ sở Thị trấn Mỹ Thọ nói riêng.
IV. Kế hoạch thực hiện 
Từ năm học 2010-2011, khi đứng lớp tôi phát hiện nhiều học sinh lớp 9 tôi dạy hay sử dụng thứ ngôn ngữ @ trong bài kiểm tra, trong tập bài học và tập bài soạn, trong vỡ nháp khi làm bài tại lớp hay những mẫu giấy vụn lén lút truyền tay nhau, tôi lấy làm bất bình mà chưa mạnh dạn xử lí. Trong năm học này tôi đã qui định ngay từ đầu năm học tuyệt đối không được sử dụng ngôn ngữ mạng dưới bất kì hình thức nào. 
Trong phạm vi nhỏ của đề tài này, tôi cũng xin cố gắng đưa ra một số biện pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Phạm trù ngôn ngữ có rất nhiều khái niệm như:
- "Ngôn ngữ là một loại hệ thống tín hiệu bao gồm hai mặt, mặt hình thức và mặt nội dung".
- "Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu quan trọng và độc đáo nhất trong giao tiếp của loài người; là phương tiện để biểu hiện và phát triển tư duy, bảo lưu và chuyển giao có hiệu lực nhất các truyền thống lịch sử - văn hoá của một dân tộc".
- "Ngôn ngữ là âm thanh có ý nghĩa và hệ thống mà loài người dùng để liên lạc, cảm thông và diễn đạt tư tưởng với nhau"
Tóm lại: Ngôn ngữ có thể được hiểu là hệ thống gồm nhiều âm, nhiều từ được kết hợp lại với nhau theo những quy tắc nhất định mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau.
Khi khoa học phát triển như vũ bão, Internet được sử dụng rầm rộ thì việc trò chuyện qua mạng trở nên phổ biến và nó kéo theo sự xuất hiện của “ngôn ngữ chat”.
II. Cơ sở thực tiễn
Hiện tại mọi lứa tuổi, mọi thành phần trong xã hội đều có dùng Internet cho nên họ có thể dùng ngôn ngữ chat, vì quy luật tiết kiệm và sự hài hước, vui nhộn của ngôn ngữ này bởi thực chất cuộc sống hàng ngày đã rất căng thẳng, nhu cầu giải trí cao, ngôn ngữ chat đã phần nào đáp ứng được nhu cầu này.
* Khái niệm ngôn ngữ chat:
- Ngôn ngữ chat hay còn được gọi là ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ @.
- Ký tự @ là ký tự đặt biệt dùng để định nghĩa cho các địa chỉ e-mail (thư điện tử). Cho nên @ được xem như biểu tượng của thế giới mạng và những gì liên quan đến Internet.
- Ngôn ngữ chat là một thứ ngôn ngữ biến dạng, được thay đổi từng chi tiết các chữ cái tiếng Việt bởi nhiều ký hiệu khác nhau. Ban đầu ngôn ngữ chat được giới trẻ dùng trong các Chat room, forum, blog.
- Chính sự phổ biến rộng rãi của Internet và thiếu kiểm soát từ nhiều phía là nguyên nhân của việc ngôn ngữ “biến dạng” trở thành một làn sóng mạnh mẽ trong giới trẻ. Ngày nay, ngôn ngữ @ không chỉ được sử dụng khi chat mà còn cả trong blog, forum và tin nhắn SMS. Giới teen cho rằng việc sử dụng ngôn ngữ @ là cách để thể hiện cá tính, là mốt của tuổi teen, là sự sành điệu của bản thân. Bên cạnh việc tiết kiệm thời gian và công sức thay cho gõ tiếng Việt truyền thống. Nếu ai không biết nói, biết viết theo ngôn ngữ ấy như thế nào thì bị cho là “nhà quê”, là “già”. Thêm vào đó, những cuộc nói chuyện kiểu này có nét dễ thương riêng và tạo ra không khí trẻ trung, gần gũi, vốn là một đặc trưng của “thế giới mạng”. Năm 2008 đánh dấu sự ra đời của loại ngôn ngữ @ được cải tiến hoàn toàn về mặt hình thức, thường được gọi là “mật mã @” hay ngôn ngữ “sao hoả”. Thoạt nhìn, tưởng như chữ latin.
III. Thực trạng và những mâu thuẫn :
Từ khi xuất hiện cho đến nay ngôn ngữ chat liên tục phát triển, đồng thời cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng từ ngữ của lớp trẻ hiện nay. 
Trong vài năm trở lại đây, một số báo giáo dục đã phản ánh vấn đề học sinh có những cách viết vô nghĩa. Các em dùng những kí tự lạ, chữ viết tắt, viết chữ bằng số, một số thành ngữ láy vần vô nghĩa như “chán như con gián”, “nhỏ như con thỏ”, “buồn như con chuồn chuồn”, “đơ như cây cơ”, rồi lại những từ đậm màu sắc ngôn ngữ chat như: “hix hix”, “he he”, “woa”, “oh gie”,
Tôi muốn nói rằng, song song với nhu cầu sử dụng và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Internet đối với từng cá nhân, ngôn ngữ mạng – còn được gọi là ngôn ngữ chat, ngôn ngữ @, ngôn ngữ teen, ngôn ngữ 9x, đã dần trở thành mối quan tâm lớn đến nhiều thành phần trong xã hội. Kết quả và hậu quả của việc sử dụng loại ngôn ngữ này vẫn đang còn gây nên rất nhiều tranh cãi.
Sau khi Internet được phổ biến rộng rãi ở nước ta một thời gian thì tiếng Việt truyền thống bắt đầu có sự chuyển mình với tốc độ nhanh chóng dù trong một thời gian ngắn. 
1. Khởi đầu 
Ban đầu loại ngôn ngữ này chỉ là hình thức tốc kí khi nhắn tin, khi chat.
Ví dụ: “không” sẽ viết là: ko, k, khg, kg,	“được” viết là: đc, dc,	
“nói chuyện” viết là: nc,	“gì” viết là: j, z,
“quê” viết là: w, wê,	 “yêu” viết là: iu,
“bây giờ” viết là: bi j, biz, bi zờ, bi h, bh,	v.v
2. Bước đầu mã hoá
Không dừng lại ở việc lược giản tiếng Việt, giới trẻ đã khám phá ra một cách khác để biến những cuộc trò chuyện trên mạng diễn ra sôi nổi, sinh động hơn bằng cách thay thế các chữ cái bằng số chẳng hạn: 
i = 1, a = 4, e = 3, o = 0, g = 9
Đồng thời, dấu thanh cũng bị thay đổi:
dấu ngã = “~” , dấu hỏi = “?” , dấu nặng = “.” , dấu sắc = “/”
dấu huyền = “`” , dấu â (dấu mũ) = “^” , dấu ơ = “*”
Ví dụ cụ thể: ngôn ngữ mạng = “ng0^n ngu*~ m4.n9”
	 tập làm văn = “t4^.p l4`m v4cn” 
3. Biến dạng
Không chỉ biến dạng trong cách viết mà còn biến dạng cả trong cách đọc.
Ví dụ: biết rồi = bít rùi, bik roài; buồn = bùn; bé = pé; trời ơi = chài ai
 	 không biết = hem bik; khoẻ = fẻ; hôm nay = hum naj; có = koa
Hiện nay, giới trẻ vẫn không ngừng ra sức sáng tạo thêm cho thứ ngôn ngữ của riêng mình.
4. Tình hình thực tiễn của ngôn ngữ chat
Song song với nhu cầu sử dụng và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Internet đối với từng cá nhân, ngôn ngữ mạng đã dần trở thành mối quan tâm lớn đến nhiều thành phần trong xã hội. Kết quả và hậu quả của việc sử dụng loại ngôn ngữ này vẫn đang còn gây nên rất nhiều tranh cãi.
4.1- Xu hướng biến đổi của ngôn ngữ chat:
Qua tìm hiểu, tôi thấy ngôn ngữ chat có một số xu hướng biến đổi sau:
4.1.1- Thêm chữ cái: 
Thêm vào trong từ những chữ cái để tạo ra âm mới
Ví dụ: về = dzìa; vui = dzui; v.v
Ngoài ra, giới trẻ còn thích thêm một số biểu tượng để dễ dàng biểu hiện và tăng cảm xúc như: J, K, L
Theo số liệu nghiên cứu, những bạn trẻ được hỏi đã trả lời có dùng cách tạo từ này là 74,3%.
4.1.2- Bỏ bớt chữ cái: 
Để tiết kiệm thời gian, số lượng tin nhắn, giới trẻ đã bỏ bớt một vài chữ cái trong từ. Đây là cách thay đổi tiếng Việt có âm gần giống ban đầu, có cùng nghĩa. 
Ví dụ: biết = bít; buồn = bùn; người = ngừi; yêu = iu; v.v
Khi được hỏi, những bạn trẻ trả lời là có sử dụng phương pháp này lên đến 87,9% khi chat, nhắn tin trên điện thoại, tham gia forum. Đây quả là con số không nhỏ.
4.1.3- Thay thế: 
Đây là phương pháp sáng tạo, tuỳ cơ ứng biến. Mặc dù không được dùng nhiều nhưng cũng là một con số không nhỏ: 41,3% người trả lời là có thực hiện cách này.
Ví dụ: thôi = thui; không có gì = hẻm coá j; bé à = pé àh ; v.v
4.1.4- Mã hoá:
Đây là điều hãnh diện của giới trẻ, với tâm lý thích sự mới lạ, họ đã cho ra đời bảng chữ cái mới với sự kết hợp nhiều ký hiệu khác nhau. Những cái mới đó được gọi với tên “mật mã @”.
VD: A = Cl ;C = ( ; D = ]) ; E = F_ ; N = ]\[; ; I = ] ; K = ]< ; L = ]_ ; M = /v\
P = ]º ; QU = v\/ ; R = Pv; S = § ; T = † ; V = v ; W = v\/ ;X = ><
 B = 3 hoặc ß (cách gõ ß = Alt+225) 
G = (¬ (cách gõ ¬ = Alt + 170) 
H = †| (cách gõ † = Alt+0134) 
O = º (cách gõ º = Alt + 248 = Alt+0186) ; 
U = μ (cách gõ μ = Alt+230) ; 
Y = ¥ (cách gõ ¥ = Alt+157)
Bên cạnh đó, giới trẻ còn kết hợp số với chữ cái cho ra cái mới lạ.
Ví dụ:	 Goodnight = G9; see you again = cu again;
Xu hướng này cũng được 23,7% bạn trẻ tham gia nghiên cứu trả lời là có thực hiện.
Sau khi thống kê lại số liệu, tôi nhận thấy đây quả là một con số không nhỏ, chúng ta cần phải nhanh chóng có những biện pháp thích hợp để giúp giới trẻ hiểu được ngôn ngữ chat chỉ nên dùng để chat với bạn bè, giao tiếp hàng ngày ngoài lớp học. Nếu như vẫn là tỷ lệ này được giới trẻ dùng trong những nơi giao tiếp trang trọng, những cuộc trò chuyện mang tính chất đàn hoàn thì sẽ làm cho mọi việc rối lên.
Bảng thống kê số lượng bạn trẻ trả lời khảo sát có dùng các xu hướng biến đổi của ngôn ngữ chat
Số bạn trẻ tham gia trả lời khảo sát là 430
Số bạn trả lời là có dùng
Tỷ lệ %
Thêm chữ cái
320
74,3%
Bỏ bớt chữ cái
378
87,9%
Thay thế
178
41,3%
Mã hoá
102
23,7%
Hiện nay, có nhiều kiểu viết lạ được tung ra và được giới trẻ nhanh chóng đón nhận và phát tán rộng rãi. Để đọc được loại ngôn ngữ này, không ít người đã phải “toát mồ hôi”, vận dụng toàn bộ óc suy luận cũng như trí tưởng tượng 
của mình, mới khám phá được.
Ví dụ: đây là nội dung tin nhắn của một bạn trẻ gửi cho bạn mình
“ng4 iu of ah oj, ng4 iu of ah ak. Sut cdoi naj ah chi iu 1 mh e thui. a se ll qtam ll cho e. a hua se j e ma thai doai, mien la e zui la a zui rui. Maj cho a o cog trg ah doan e di mumum kem nhoe!!! ”
Dịch theo ngôn ngữ tiếng thông thường là: “người yêu của anh ơi, người yêu của anh à. Suốt đời này, anh chỉ yêu một mình em thôi. Anh sẽ luôn luôn quan tâm, lo lắng cho em. Anh hứa sẽ vì em mà thay đổi, miễn là em vui là anh vui rồi. Mai chờ anh ở cổng trường, anh dẫn em đi ăn kem nhe !!!”.
4.2- Ngôn ngữ chat xâm nhập vào học đường 
Tuổi học trò là lứa tuổi ... rường giao tiếp văn hoá nghiêm túc.
4.2.2- Tạo ra hàng loạt biến thể sai chính tả:
Dựa theo cách phát âm sai lệch, nói trại theo cách phát âm địa phương, các teen đang tạo ra một số dạng chữ lệch chuẩn chính tả để đùa vui, chẳng hạn: 
đánh giá viết là: oánh giá; xong rồi viết là: xoong dùi ; ca dao viết là: ca rao
kinh dị viết là: kinh rị ; bình thường viết là: phình phường ; quý tộc viết là: quy’s tộc.
Đến lúc này đây không còn là chuyện nghịch ngợm bông đùa, đây là việc làm kém ý thức của học sinh do các em chưa hiểu đúng tầm quan trọng của yêu cầu thống nhất chính tả trong cả nước, chưa thấy tác hại việc viết lộn xộn là làm rối ren văn tự nước nhà, làm biến dạng bộ mặt của tiếng dân tộc. Dù thực tế nước ta có khá nhiều phương ngữ và cách phát âm của nhiều vùng còn sai lệch nhau, nhưng ngôn ngữ viết hay chính tả cần phải đảm bảo thống nhất nước. Mọi thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ – ở tất cả các vùng miền – đều phải tuân theo qui tắc chính tả một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ. Yêu cầu cao nhất. Do vậy, mọi trò nghịch ngợm, đùa tếu, cố tình vi phạm qui chế đều phải bị phản đối, lên án vì chúng làm cho tình hình chữ Việt – đang cần nhắc nhở, chấn chỉnh – càng thêm nhiễu loạn, phức tạp. Theo tôi nghĩ, giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng và giáo viên dạy bộ môn, dạy từ Tiểu học đến Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông phân tích cho học sinh hiểu để các em sớm chấm dứt các trò nghịch này.
4.2.3- Mượn tiếng đồng âm của một từ ghép (hoặc từ nước ngoài) đặt vào một câu nói theo nghĩa hoàn toàn khác.
Cách dùng chữ đồng âm (dị nghĩa) kiểu này rất hợp với thị hiếu các bạn trẻ nên nó có sức lan truyền rất nhanh. Mượn một âm tiết đồng âm trong một từ, đặt nó vào câu nói mang nội dung nghĩa khác hẳn chính là nhằm tạo yếu tố bất ngờ, làm bật ra chất hài hước, vui nhộn. Ví dụ: Đừng có tưởng dưa bở (tưởng bở); cứ thoải con gà mái (thoải mái); vào phòng thi ai cũng camarun (run sợ); tớ sẵn sàng lí chiều chiều (chiều chuộng).
Được thôi, tạm chấp nhận nếu như những câu nói lạ tai, ngộ nghĩnh này chỉ vang lên trong sinh hoạt học đường không đụng chạm tới người lớn, đụng chạm tới tên tuổi các nhân vật lịch sử, các danh nhân văn hoá. Nhưng thực tế, không ít học sinh đã có những phát ngôn đáng chê trách: một bạn than vãn với một bạn khác “tao vừa bị mẹ Cao Bá Quát cho một trận” (tức quát mắng); đi chơi games bị thầy cô hay cha mẹ tìm tới nơi “Anh hùng Núp mau lên” (nghĩa là núp = trốn); cả nhóm dự sinh nhật bạn, uống bia “Phan Đình Giót đi” (rót bia đi); “Bắc Kạn nhé!” (cạn ly); hoặc chê bạn “đồ Lý Thường Kiệt” (tức keo kiệt); một bạn gái hờn dỗi, ghen tị: “ nổi máu Ăng-ghen rồi kìa”,
Tên tuổi các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, các đại văn hào vốn hàm chứa những giá trị văn hoá lịch sử tôn nghiêm và linh thiêng đối với toàn dân tộc và có khi cả thế giới. Việc đem họ-tên các nhân vật lịch sử - danh nhân văn hoá ra mà gán ghép “bộc phát” hiển nhiên là thái độ suồng sã bất chính, không thể bỏ qua được. Nó chứng tỏ người nói/viết vừa non nớt về ý thức chính trị, vừa kém cỏi về mặt văn hoá. Mặt khác, xét về mặt ngôn ngữ, nó gây một thói quen xấu, làm ô nhiễm và nhiễu loạn tiếng Việt.
4.2.4- “Sáng tạo” những thành ngữ so sánh, có vần nhưng vô nghĩa:
Gần đây, trong giới trẻ thấy rộ lên một số “thành ngữ so sánh” rất lạ, kỳ quặc, hình thức có vần điệu nhưng nội dung kì quái, không dựa vào một căn cứ nào cả: chán như con gián, buồn như con chuồn chuồn, nhỏ như con thỏ,
Những “thành ngữ mới” này vang lên nghe là lạ, hay hay, hình ảnh ngộ nghĩnh, nhưng nội dung thì mơ hồ, nếu không nói là rất vớ vẩn, vô nghĩa. Tuổi teen còn đặt ra những câu nói có vần, vui miệng khác như: chắc chắn như củ sắn, từ từ cháo cũng nhừ, liu xiu như cọng bún thiu,
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là công việc của toàn xã hội, của tất cả mọi nhà, mọi người chứ không còn là chuyện riêng của các nhà văn, các nhà báo, các nhà giáo nữa. Ngày nay, hầu như ít ai quan tâm đến điều này.
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề
- Các diễn đàn thuộc lĩnh vực giáo dục, các diễn đàn giành để trao đổi những nội dung nghiêm túc trên mạng nên thêm vào Nội quy diễn đàn ý kiến là không cho thành viên gửi bài với những bài viết sai lỗi chính tả hoặc dùng ngôn ngữ chat. Nếu vi phạm thì chủ diễn đàn phải nhắc nhở, biên tập lại. Tái phạm thì không cho thành viên đó đăng bài luôn.
- Quý thầy cô giáo thường xuyên nhắc nhở học sinh không nên lạm dụng ngôn ngữ này. Đặc biệt cấm tuyệt đối đưa ngôn ngữ chat vào tập viết và bài kiểm tra.
- Quý phụ huynh thường xuyên quan tâm, trò chuyện với con em của mình như một người bạn để có thể đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng, thiết thực.
- Mỗi giáo viên và phụ huynh có trách nhiệm trong việc giáo dục cách sử dụng ngôn ngữ của con em mình bằng cách uốn nắn và thẳng thắn góp ý khi thấy biểu hiện lạm dụng ngôn ngữ chat xảy ra, nhưng cũng không nên cấm đoán vì như thế sẽ gây tác dụng ngược lại. 
- Mỗi tiết sinh hoạt dưới cờ tổng phụ trách Đội phải thường xuyên nhắc nhở học sinh phải có văn hóa trong giao tiếp.
- Riêng môn Ngữ văn, tôi đã đưa ra những quy định như sau: khi kiểm tra bài cũ, tập bài soạn nếu thấy học sinh viết chữ có sử dụng ngôn ngữ chat sẽ trừ điểm kiểm tra bài cũ; khi làm bài viết nếu thấy học sinh viết chữ có sử dụng ngôn ngữ chat giáo viên sẽ trả bài kiểm tra lại và yêu cầu học sinh viết lại đúng chính tả tiếng Việt; đối với bài kiểm tra một tiết hoặc 15 phút nếu học sinh sử dụng ngôn ngữ chat sẽ bị trừ 50% số điểm đạt được.
V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
Qua một học kỳ áp dụng những quy định sử dụng ngôn ngữ chat, tôi nhận thấy rằng những học sinh thuộc lớp tôi dạy đã giảm hẳn việc sử dụng ngôn ngữ mạng, trong giao tiếp với bạn bè nếu thấy tôi ở đấy học trò cũng rất hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ mạng.
	Như vậy, rõ ràng việc sử dụng ngôn ngữ ngoại lai này nếu muốn học sinh trong nhà trường phổ thông tuyệt đối không sử dụng thì là một việc làm cũng tương đối dễ nếu như tất cả giáo viên đều chung tay.
C. KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác 
Thực tế xã hội ta hiện nay chưa làm tốt chức năng giáo dục trong việc này, nhất là ở trách nhiệm gia đình, nhà trường và đoàn thể. Chính lớp trẻ cũng cần coi việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thời mở cửa và hội nhập như một trách nhiệm xã hội - văn hóa thì dụng ngôn mới thành công.
Cách nói năng của lớp trẻ hiện nay có chuyện này chuyện nọ tuy là phổ biến nhưng không phải số đông, chưa là tất cả giới trẻ Việt Nam. Nếu ta biết giáo dục, định hướng theo chiều tích cực thì tiếng Việt ngày xưa không chỉ vẫn vẹn nguyên, vẫn đẹp mà còn được bồi đắp, giàu đẹp thêm nhiều.
II. Khả năng áp dụng 
Với đề tài này có thể áp dụng được cho tất cả học sinh ở trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông hoặc các cấp học cao hơn.
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển 
Quả thật, qua hơn một học kì áp dụng những qui định nghiêm ngoặc trong việc hạn chế tối đa việc sử dụng ngôn ngữ mạng, ở những lớp tôi dạy có sự tiến bộ rõ rệt. Tôi thấy rằng để làm được việc này cũng tương đối dễ. Tôi sẽ áp dụng những qui định này mãi khi tôi còn đứng lớp. Và tôi cũng mạnh dạn thuyết phục tất cả các giáo viên thuộc các bộ môn khác cùng thực hiện theo để góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.
IV. Đề xuất, kiến nghị 
- Nhà trường nên tổ chức các buổi ngoại khoá, chuyên đề nói về tác hại của việc lạm dụng ngôn ngữ chat trong giới trẻ.
- Nếu có điều kiện có thể mời các nhà văn, nhà thơ nói chuyện văn học, nói chuyện về việc sử dung ngôn ngữ tiếng Việt để giúp cho học sinh thêm yêu tiếng mẹ đẻ mà hạn chế dùng ngôn ngữ ngoại lai.
 Thị trấn Mỹ Thọ, 10- 03- 2012
	 Người viết 
 Nguyễn Khuê Tú
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mác – Ăngghen – Lênin, Bàn về ngôn ngữ, Nxb, Hà Nội, 1962.
2. V.B. Kasevich, Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương (Bản dịch tiếng Việt), ĐHTH Hà Nội, 1982.
3. F.de.Saussure, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb KHXH, Hà Nội, 1973 (Chương I – V, II, IV, V, VI).
4. Nguyễn Huy Anh (chủ biên), Hướng dẫn soạn thảo văn bản trong lĩnh vực quản lý, giao dịch kinh doanh, Nxb thống kê, Hà Nội, 1997.
5. Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết văn bản, Nxb GD, Hà Nội, 1999.
6. Hoàng Thị Châu, Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb KHXH, Hà Nội, 1989.
7. Mai Ngọc Chừ, Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt, Nxb GD, 1997.
8. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb ĐH và THCN, Hà Nội, 1975. (phần I: tiếng việt)
9. Đỗ Hữu Châu, Từ Vựng, ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội, 1996.
10. Nguyễn Đức Dân, Tiếng Việt (dùng cho đại học đại cương), Nxb GD, Hà Nội, 1998. 
11. Nguyễn Đức Dân, Cơ sở dẫn luận ngôn ngữ học, ĐHTH TPHCM, 1995.
12. Hà Thúc Hoan, Tiếng Việt thực hành, Nxb GD, Hà Nội, 1996.
13. Hồ Lê, Dẫn Luận ngôn ngữ, Đại học Mở - Bán công TPHCM, 1995.
14. Bùi Tất Tươm (chủ biên), Giáo trình Tiếng Việt, Nxb GD, 1996
15. Cù Đình Tú, Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội, 1996.
16. Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản, Nxb GD, 1999.
18. Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ
 Xác nhận của Hội đồng xét duyệt Sáng kiến kinh nghiệm cấp trường :
 Xác nhận của Hội đồng xét duyệt Sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện :
PHỤ LỤC
 Cửa sổ chat của 2 bạn trẻ dùng ngôn ngữ @
(Nội dung tạm dịch ra ngôn ngữ thông thường như sau):
Maria: bạn đang làm gì đó? Học bài hay xem phim gì á?
Bui_minh2: đang nghe anh văn thôi
	Không có rảnh xem phim đâu
Maria: ồ, cỡ rài bày đặt học anh văn nữa á? Mà cái cấp bậc tới đâu rồi?
Bui_minh2: học ngu lắm
	Học ngu lắm, đâu biết gì đâu mà cấp bậc
	Chắc cấp bậc 1 thôi
Maria: sao mà lâu thế? Thích học hay bị bắt buộc vậy? 
Bui_minh2: thì tại sao này muốn ra trường kiếm tiền nhiều
	Phải lo học thôi
	Biết sao giờ
Maria: Thế có anh văn mới có tiền à? Phải không á?
Bui_minh2: Có anh văn có tiền nhiều)
 Và đây là nội dung trao đổi của hai bạn học sinh ngồi gần :
 - Lèm j mk mặt pj xj zạ? J
 - Hix..hixpàj kt Toán lúx nãj tkầy fát kóa 2đ ak !!! Pà mấy điểm dzọa? L
 - Huhuhukây gậj dzề đườg lun nk !!! L 
 - Ckìu nai yk hox TD đợj tuj zs nhoa.
 - Kóa jan nửa ah ?
 - Uk !!! Xe hư rùj.
 - Ok.
 Nội dung mẫu trò chuyện trên được dich như sau
- Làm gì mà mặt bí xị ạ ?
- ( khóc híc híc) Bài kiểm tra Toán lúc nãy thầy phát có 2 điểm à. Bà mấy điểm vậy ?
- ( Khoc híc híc) Cây gậy về đường luôn.
- Chiều nay đi học đợi tui với nha.
- Có giang nữa à ?
- Ok. Xe hư rồi.
- Ok.
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Câu hỏi :
Em có thường sử dụng một trong số những cách viết chữ sau đây không?
Gợi ý : Đánh x vào ô trống câu trả lời em chọn. Trả lời ngắn gọn vì sao em chọn cách viết đó.
Cách viết
Câu trả lời
Vì sao em sử dụng cách viết như vậy?
Có
Không
1. Thêm chữ cái:
 vui = vzui
 về = vzề
2. Bớt bỏ chữ cái:
 biết = bít
 buồn= bùn
3. Thay thế :
 thôi = thui
 bé yêu= pé iu
4.Mã hóa :
 C = ( 
 D = ]) 

Tài liệu đính kèm:

  • docbien phap de giu gin su trong sang cua tieng Viet.doc