Sắc thái tu từ từ Hán Việt

Sắc thái tu từ từ Hán Việt

Tu từ học nghiên cứu những thuộc tính biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ. Sự vận dụng các kết quả nghiên cứu đó sẽ giúp cho lời văn hay hơn, đẹp hơn. Trải qua quá trình lựa chọn, cải biên và vận dụng kéo dài hàng ngàn năm, lớp từ Hán Việt đã trở thành một bộ phận hữu cơ trong kho tàng di sản văn hoá của dân tộc ta và được chúng ta sử dụng để thể hiện sắc thái tu từ trong các phong cách chức năng khác nhau. Từ Hán Việt là nguồn chất liệu đáng kể trong văn học bác học và văn chương bình dân. Các tác phẩm văn học kinh điển của dân tộc ta, như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều, Khóc Trương Quỳnh Như, Chiều hôm nhớ nhà. đều sử dụng từ Hán Việt.

Ngày nay, trong kho từ ngữ tiếng Việt còn tồn tại hàng loạt cặp từ Hán Việt và thuần Việt có nghĩa tương đương nhau về sắc thái ý nghĩa, về mặt biểu cảm và được dùng song song với nhau. Trong đó, từ Hán Việt thường mang sắc thái cổ kính và không thông dụng còn các từ thuần Việt mang tính hiện đại, thông dụng. Và các nhà thơ cổ điển đã dịch một khái niệm cổ điển sang hiện đại. Ví dụ:

quyền môn → cửa quyền

phù vân → mây nổi

thanh sử → sử xanh

Có thể nói tới 4 sắc thái tu từ của từ Hán Việt.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sắc thái tu từ từ Hán Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sắc thái tu từ từ Hán Việt
• Sắc thái trang trọng
 • Sắc thái tao nhã
 • Sắc thái khái quát và trừu tượng
 • Sắc thái cổ
Tu từ học nghiên cứu những thuộc tính biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ. Sự vận dụng các kết quả nghiên cứu đó sẽ giúp cho lời văn hay hơn, đẹp hơn. Trải qua quá trình lựa chọn, cải biên và vận dụng kéo dài hàng ngàn năm, lớp từ Hán Việt đã trở thành một bộ phận hữu cơ trong kho tàng di sản văn hoá của dân tộc ta và được chúng ta sử dụng để thể hiện sắc thái tu từ trong các phong cách chức năng khác nhau. Từ Hán Việt là nguồn chất liệu đáng kể trong văn học bác học và văn chương bình dân. Các tác phẩm văn học kinh điển của dân tộc ta, như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều, Khóc Trương Quỳnh Như, Chiều hôm nhớ nhà... đều sử dụng từ Hán Việt.
Ngày nay, trong kho từ ngữ tiếng Việt còn tồn tại hàng loạt cặp từ Hán Việt và thuần Việt có nghĩa tương đương nhau về sắc thái ý nghĩa, về mặt biểu cảm và được dùng song song với nhau. Trong đó, từ Hán Việt thường mang sắc thái cổ kính và không thông dụng còn các từ thuần Việt mang tính hiện đại, thông dụng. Và các nhà thơ cổ điển đã dịch một khái niệm cổ điển sang hiện đại. Ví dụ:
quyền môn
 → 
cửa quyền
phù vân
 → 
mây nổi
thanh sử
 → 
sử xanh
Có thể nói tới 4 sắc thái tu từ của từ Hán Việt.
1. Sắc thái trang trọng
Một số từ Hán Việt thay thế từ thuần Việt vì Hán Việt tạo cảm giác trang trọng, nghiêm trang hơn:
phụ nữ
 – 
đàn bà
nông dân
 – 
dân cày
hi sinh
 – 
chết
Dùng sinh, phế, phúng, tặng, tẩy... thay cho: đẻ, bỏ, viếng, cho, rửa...
Cách đặt tên phố, chợ, bút danh (các nhà thơ trào phúng lại dùng các từ thuần Việt cho có vẻ hài hước).
Bác Hồ dùng từ Hán Việt trong trường hợp trang nghiêm: Các em quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
2. Sắc thái tao nhã
Từ Hán Việt thay thế cho từ thuần Việt trong trường hợp từ thuần Việt khi được nói ra gây cảm giác thô tục, khiếm nhã.
Các từ chỉ bệnh tật ghê sợ: thổ huyết, xuất huyết, viêm họng...
Các từ chỉ tai nạn, chết chóc: hoả hoạn, thương vong, từ trần...
Các từ chỉ hoạt động sinh lí...
Từ Hán Việt được dung với tư cách là uyển ngữ: mãn nguyệt khai hoa, động phong hoa trúc, cấp dưỡng...
3. Sắc thái khái quát và trừu tượng
Một số từ Hán Việt, đặc biệt là thuật ngữ khoa học có ý nghĩa khái quát hoá cao mà từ thuần Việt không có hoặc không có nghĩa tương đương.
Về chính trị: độc lập, tự do, dân chủ, dân quyền...
Về ngoại giao: công hàm, lãnh sự, sứ quán...
Về quân sự: tiến công, kháng chiến, du kích...
Về toán học: đồng quy, tiếp quyến, tích phân... 
Những thuật ngữ này có nội hàm lớn, khái quát cao, nếu dùng từ thuần Việt thì dài dòng.
Từ Hán Việt có tính chất trừu tượng, tĩnh gợi cho ta hình ảnh thế giới ý niệm im lìm, tĩnh tại...
Từ thuần Việt gợi sắc thái sinh động, cụ thể của thế giới thực tại.
Có thể lấy ví dụ so sánh bằng hai bài thơ: Thu điếu (Nguyễn Khuyến) và Chiều hôm nhớ nhà (Bà huyện Thanh Quan). Trong bài Thu điếu, Nguyễn Khuyến dùng toàn từ thuần Việt để gợi về mùa thu có thực, về nông thôn bình dị, đẹp nên thơ và rất đỗi thân yêu của làng quê Việt Nam. Ông không dùng từ Hán Việt vì nếu dùng thì cảm giác thân quen, gần gũi rất có thể sẽ bị mất đi. Và ở đây, chính các từ thuần Việt đã tạo nên âm hưởng, tạo nên cảm giác thân quen ấy. Trái lại, trong bài thơ của bà huyện Thanh Quan đó lại là hình ảnh về buổi chiều của nội tâm. Tác giả đã đẩy lùi bức tranh vào thế giới của tâm tưởng, ý niệm. Trong Mẹo giải thích từ Hán Việt của Phan Ngọc có viết: Các từ Hán Việt mà nữ thi sĩ dùng đẩy ta vào thế giới muôn đời. Trên đời chỉ có những ông chài, những thôn bản, những trẻ chăn trâu, những người ở đài cao, những người khách trọ cảnh ấm lạnh của cuộc đời. Làm gì có những ngư ông, những viễn phố, những mục tử, những cô thôn, làm gì có trang đài, người lữ... Từ Hán Việt đều đặt vào vị trí quyết định – vần cuối câu thơ – dễ gây tiếng vọng trong tâm hồn ta, kéo ta về cõi vĩnh viễn của ý niệm. Và nỗi u hoài của nhà thơ là nỗi u hoài của cái kiếp trước không biết đến tháng năm, thời đại. Đây là nghệ thuật lựa chọn từ ngữ rất công phu. Những từ đó là những tín hiệu thẩm mĩ, những mô típ nghệ thuật gắn với phong cách Đường thi và trở thành nét đẹp truyền thống của thơ ca Việt Nam.
4. Sắc thái cổ
Một số từ Hán cổ quen dùng trong quá khứ đến bây giờ dùng lại gợi sắc thái cổ: tôn ông, huynh ông, phụ vương, ái phi, đồng môn, đồng tuế...
Mô tả những hình ảnh cổ kính của một triều đại đã qua với một tâm trạng nuối tiếc, trong bài thơ Thăng Long thành hoài cổ, bà huyện Thanh Quan đã sử dụng những từ Hán Việt một cách có ý thức. Và việc xếp những từ này vào cuối dòng thơ càng in đậm những hình tượng ngưng đọng trong kí ức. Tất cả đưa đến cho ta cảm giác về một sự đổi thay của tạo hoá:
Tạo hoá gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương 
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo 
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ hàn cùng tuế nguyệt 
Nước còn cau mặt với tang thương 
Nghìn năm gương cũ soi thành cổ
Cảnh đấy người đây chốn đoạn trường
Nhà thơ Sóng Hồng cũng dùng từ Hán Việt để gợi lại không khí cổ:
Đêm lạnh cành sương đượm
Long lanh bóng nguyệt vờn
Tố Hữu khi nói về truyền thống cổ xưa của dân tộc cũng sử dụng từ Hán Việt:
Cảm ơn Đảng cho ta dòng sữa
Bốn nghìn năm chan chứa ân tình 
Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn bạo chúa 
Kiếp tì nô vùng dậy chém nghê kình
Từ Hán Việt có sắc thái cổ còn thường được dùng trong thể loại kịch, tuồng. Khi viết về một sự kiện lịch sử, nhà văn thường dùng ngôn ngữ của thời kì lịch sử đó, nếu không, người xem có thể thấy lạc điệu.
Các sắc thái ngữ nghĩa của từ Hán Việt có sức mạnh tu từ nói trên chính là vì nó nằm trong thế đối lập với các từ thuần Việt. Hay nói một cách khác, chính sự đối lập với tiếng Việt là nguyên nhân làm cho nó có sắc thái ngữ nghĩa hay tu từ mà nó vốn không có khi ở trong tiếng Hán. Và sắc thái mới ấy chính là bằng chứng chắc chắn cho thầy rằng từ Hán Việt đã là một bộ phận hữu cơ của hệ thống từ vựng tiếng Việt
GIẢI NGHĨA TỪ HÁN - VIỆT
Hòa bình:
            Hòa vốn có nghĩa là thuật nấu ăn (gồm có chữ hòa là lúa và khẩu là miệng) mà nghệ thuật nấu ăn là một loại triết học, là cách giải quyết mối mâu thuẫn giữa nước và lửa, giữa mặn, nhạt, chua, cay, đắng... sao cho các mặt mâu thuẫn ấy phối hợp với nhau một cách hợp lý nhất mà không có mâu thuẫn nào bị loại bỏ. Ví như nấu cơm mà để nước át lửa thì cơm nhão, để lửa át nước thì cơm khê. Nấu thức ăn phải làm sao cho cay không loại chua, chát không loại đắng, ngọt không loại mặn... phải để cho các vị ấy phối hợp với nhau một cách lý tưởng nhất, các mặt mâu thuẫn ấy đều tồn tại mà không mất đi một vế nào cả. Còn bình là giữ cho yên ổn, không làm rối loạn. Ví như ta bình giặc Ngô là ta làm cho mất hẳn âm mưu xâm lược của giặc. Vậy hòa bình là tuỳ thời cơ dẹp đi mối mâu thuẫn sống còn và đạt được sự hài hòa giữa các mâu thuẫn khác.
Cô độc:
Cô là đứa trẻ không có cha hoặc mẹ, có âm Việt hóa cổ là côi. Độc là người đàn ông già không có con. Sách Nhĩ nhã và sách Mạnh tử có câu: “Đàn ông già không có vợ gọi là quan, đàn bà già không có chồng gọi là quả (âm Việt hóa là góa), trẻ con không có cha mẹ gọi là cô, đàn ông già không con gọi là độc, đấy là bốn loại người khốn cùng trong xã hội.” Tại sao? Vì thời cổ ở Trung Hoa, dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp trong các tỉnh điền. Theo chế độ tỉnh điền thì cứ vài năm nhà nước chia ruộng cho dân một lần, mà chỉ chia cho đàn ông trưởng thành, do vậy trẻ con và phụ nữ ở góa thì không có ruộng, đàn ông già không vợ không con thì tuy có ruộng nhưng không có sức lao động, do đó cô độc đồng nghĩa với không có nơi dựa dẫm.
Thao lược:
Thao là cái túi đựng tên bắn, lược là phương sách dụng binh. Thao lược còn là cách gọi ghép các chữ lục thao tam lược. Lục thao là tên sách do Lã vọng đời Chu soạn, Trang tử hiệu đính gồm có sáu cách đánh trận là văn thao, võ thao, hổ thao, long thao, báo thao và khuyển thao. Tam lược là sách do Hoàng Thạch Công soạn cho Trương Lương đời Hán, gồm có ba lược là ba phép dụng binh. Về sau thao lược được dùng để chỉ người có tài dùng quân.
Phù phiếm:
Phù là nổi trên mặt nước và đứng tại chỗ. Phiếm là nổi trên mặt nước và trôi đi, trôi lại. Cả từ phù phiếm chỉ sự vật hay tính cách nổi và nông cạn, không có căn nguyên gốc rễ vững vàng.
Hy sinh:
Tên gọi các con vật được chọn để tế thần linh thời cổ ở Trung Hoa, thường là trâu, bò, dê, lợn, gà... được dùng tế sống hay cắt lấy tiết để tế, lúc này con vật tế được gọi là con hy và con sinh.
Xã đàn:
Đàn đắp cao để tế thổ thần, cầu cho dân được ở yên. Xưa lập quốc trước nhất phải lập đàn thờ thần xã (thổ thần, chữ xã gồm bộ kỳ chỉ sự thờ cúng và chữ thổ chỉ thần đất) và đàn thờ thần tắc (tắc là Hậu Tắc, tên của thần nông) nhằm cầu cho dân được lạc nghiệp vì thời cổ dân sống chủ yếu nhờ nông nghiệp. Từ đó người ta dùng xã tắc để chỉ quốc gia, đất nước.
Tơ hào:Đáng lẽ phải gọi là ti hào, vì tơ là âm cổ của ti, có nghĩa là sợi tơ, một loại sợi rất nhỏ. Còn hào là sợi lông nhỏ chạy ngang thành hàng trong cái lông chim vào mùa thu, mùa chim mới mọc lông. Tơ hào đều chỉ những vật nhỏ bé nên có nghĩa như chút xíu, mảy may.
Tổ chức:Tổ là xếp các đầu dây dọc lại với nhau. Chức là dùng các sợi dây ngang đan kết với các sợi dây dọc lại thành một mạng lưới thống nhất. Tổ chức có nghĩa là sự kết hợp của những tế bào trong một vật thể, còn được dùng như một động từ.
Ảnh hưởng:Ảnh là cái bóng của một sự vật. Hưởng là tiếng vang của một vật thể khi bị gõ, bị cọ xát trong không khí, từ đó ảnh hưởng được dùng để chỉ chung tác động của một sự vật hay một sự việc tới một sự vật hay sự việc khác.
Táo quân:Táo quân là gọi tắt nhóm từ đông trù tư mệnh táo chủ thần quân, tục gọi là vua bếp. Thường đặt ở phía đông của nhà, là một trong ngữ tự gia đường tôn thần (năm vị thần được thờ trong nhà). Một là ở cổng nhà, hai là ở lối đi từ cổng vào nhà, ba là cửa chính vào nhà, bốn là phòng chính của nhà nơi đặt bàn thờ, năm là bếp (táo). Táo quân có nhiệm vụ hàng năm vào ngày 23 tháng chạp lên thiên đình báo cáo việc trong năm ở dưới trần.
Tinh vi:Tinh là gạo được giã kỹ lấy chất lõi ở trong (chữ tinh có bộ mễ chỉ gạo) xưa được quan niệm là cái quý nhất của hạt gạo. Trong sách Luận ngữ có câu nói của Khổng tử: “Dư thực bất yếm tinh” (Ta ăn gạo giã kỹ không bao giờ chán). Còn vi là vật hay sợi rất nhỏ nhoi. Tinh thì tốt còn vi thì quá tủn mủn và thường là xấu. Ví như văn thơ đời Tấn thường bỏ hàng mấy trang sách để mô tả làn da má của phụ nữ (mỏng và mịn đến mức gió thổi mạnh thì rách) hay cặp lông mi của người đẹp như thể là vi. Cũng vì thế mà ở tiếng Hán cổ vi còn có nghĩa là vô hay phi (không có gì).
Hương cống:Ta gọi là ông cống, chỉ người học chữ Nho ngày xưa đi thi hương đỗ cả bốn trường (bốn bài thi), đời Nguyễn gọi là cử nhân. Thi hương có bốn kỳ, nếu chỉ đỗ ba kỳ thì gọi là tam trường hay ông tú, nếu lần thi sau cũng chỉ đỗ ba kỳ thì gọi là tú kép, lần sau nữa cũng chỉ đỗ ba kỳ thì gọi là tú mền, lần sau nữa cũng chỉ đỗ ba kỳ thì gọi là tú đụp.
Tang thương:Tang là cây dâu, thương là màu xanh của biển. Tang thương gọi tắt từ câu “thương hải biến vu tang điền” (biển xanh biến thành ruộng dâu). Ý chỉ cảnh biến đổi của cuộc sống từ đó cũng có ý chỉ sự biến đổi của cuộc đời con người. Tiếng Việt chỉ dùng tang thương để chỉ sự thay đổi xấu đi.
Tố nữ:Tố là sợi còn chưa nhuộm, còn giữ nguyên màu trắng. Nữ là con gái. Tố nữ có nghĩa là người con gái còn trình bạch, còn trong trắng, tức là người con gái chưa có chồng. Sách giáo khoa giải thích tố nữ là người con gái đẹp là không đúng.
Môn đăng hậu đối:Đây là cách nói sai. Đúng ra phải là môn đang (hoặc đương) hộ đối. Môn và hộ đều có nghĩa là cái cổng hay cửa nhà. Ở phương Tây cũng như phương Đông xưa, cổng (và cả xe ngựa) đều có gắn gia huy (dấu hiệu riêng của gia tộc) thể hiện vị trí, địa vị của một dòng họ. Đương và đối là xứng đôi, sánh đôi với nhau trong quan hệ thông gia.
Hàn huyên:Hàn là lạnh, huyên là ấm. Xưa trong gia đình trước khi đi ngủ con cái phải hỏi thăm xem cha mẹ có lạnh không. Khi ngủ dậy lại phải hỏi thăm cha mẹ xem đêm ngủ có được ấm không. Do đó, hàn huyên là lời hỏi thăm nhau giữa những người thân, nghĩa cũng như hàn ôn.
Đao phủ:Đao là dao, phủ là búa. Hai dụng cụ dùng để chặt đầu những người có tội xưa. Người có tội phải đặt đầu mình lên một cái thớt bằng gốc cây và bị dao hay búa chặt đầu rời khỏi mình. Người thi hành công việc này vì thế cũng được gọi là đao phủ.
Bao biện:Bao là ôm lấy một mình. Biện là làm hay giải quyết công việc. Bao biện là không hỏi ý kiến mọi người hoặc không phải công việc của mình cứ ôm lấy mà làm. Nhiều người hiện nay hiểu bao biện là bao che, biện hộ cho người khác là sai.
Xuân huyên:Xuân là loại cây cao to lá màu hồng, xum xuê có hương thơm, ăn được, xưa thường được dùng để tượng trưng cho người cha trong gia đình. Huyên là loại cây nhỏ giống như cây xương bồ nhưng hẹp và mềm hơn, hoa giống hoa bách hợp, còn có tên là “vong ưu thảo” (cây cỏ làm quên mọi sự lo buồn), thường trồng ở phía buồng người mẹ, có ý cho mẹ khỏi lo buồn. Vì vậy xuân huyên là chỉ chung cha mẹ.
Tần tảo:Tần và tảo đều là hai loại rau nước, kém ngon và rẻ tiền, dễ kiếm. Xưa phụ nữ nhà nghèo, quen kham khổ thường ăn các rau này, vì thế người ta dùng hai chữ tần tảo để chỉ người vợ hiền, chịu thương, chịu khó ăn thứ không ngon để tằn tiện nuôi chồng, nuôi con.
Trừ tịch:Trừ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa là năm cũ chuyển sang năm mới (theo Khang Hy tự điển). Tịch là khoảng thời gian từ giờ tuất (7 đến 9 giờ tối) cho đến sáng hôm sau. Vậy trừ tịch chỉ đêm 30 tháng chạp âm lịch.
Giao thừa:Giao là chuyển một vật, một người, một thời gian nào đó cho một khách thể. Thừa là nhận một vật, một người, một thời gian nào đó của chủ thể chuyển giao. Ở đây giao thừa có nghĩa là lúc năm cũ chuyển giao sang năm mới
Gia thất :Gia là nhà, thất là buồng. Kinh Lễ có câu “Nam chi hữu thất, nữ chi hữu gia” nghĩa là: đàn ông có buồng (để vợ ở), đàn bà có nhà (nơi mình về, chỉ nhà chồng). Vì vậy vợ chồng lấy nhau gọi là yên bề gia thất. Ở nước ta, chữ gia thất còn dịch là nhà như “nhà ơi!” để vợ chồng gọi nhau hoặc “nhà tôi” để xưng hô với người khác. Còn chữ “mình” lại xuất phát từ thần thoại châu Âu: Xưa, một vị thần thấy các cặp vợ chồng không được “cơm lành canh ngọt” bèn chặt mọi người ra làm đôi để các nửa người đi tìm nửa kia của mình mà lắp. Nhưng nói chung đa số đều lắp nhầm, nên cứ đi lang thang để gọi “mình ơi! mình ơi!” và gọi người mình yêu là một nửa của tôi.
Giá thú:Giá là con gái về nhà chồng (gồm chữ nữ là con gái và chữ gia là nhà, chữ này có âm Việt hóa là gả); thú là đàn ông lấy vợ (gồm chữ thủ là lấy và chữ nữ là đàn bà).
Hôn nhân:Hôn là nhà trai thông gia với nhà gái; nhân là nhà gái thông gia với nhà trai.
Nam nữ thụ thụ bất thân :Nam nữ là trai và gái; thụ1 là trao một vật gì đó, thụ2 là nhận một vật gì đó, bất thân là không được gần nhau. Cả câu nghĩa là nam nữ không được đưa vật trực tiếp cho nhau. Kinh Lễ có câu “Trí chi nhi hậu thủ chi” nghĩa là nam (hay nữ) đặt một vật xuống (rồi bỏ đi), người kia đến mà nhặt lấy.
Tang bồng :Tang là cây dâu. Xưa thường dùng gỗ cây dâu để làm cung bắn; Bồng là cỏ bồng, một thứ cỏ thẳng mà cứng, thường dùng làm tên bắn. Xưa người Hán khi sinh con trai thường treo một cái cung ngoài cửa, tỏ ý muốn con sau này tung hoành trời đất, thỏa chí tang bồng.
Gươm đàn :Gươm đàn là từ Việt dịch từ từ Hán Việt: Kiếm cung. Gươm là âm Việt hóa của từ kiếm (cũng như gương là từ Việt hóa của kính, gắng và gượng là từ Việt hóa của cưỡng. Goá là từ Việt hóa của quả. Gần là từ Việt hóa của cận. Đàn là từ Hán Việt, là một thứ cung không bắn bằng tên mà bắn bằng đá mài tròn hay đất sét viên tròn rồi nung kỹ. Các viên đó sau này có âm là đạn. Trong truyện Kiều có câu tả về Từ Hải như sau: “Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo” là mượn từ câu nói của Hoàng Sào, lãnh tụ khởi nghĩa nông dân đời Đường: “Bán kiên cung kiếm bằng thiên túng / Nhất trạo giang sơn vãn địa duy”. Nghĩa là: nửa vai cung kiếm tung hoành trời đất, một chèo giang sơn kéo lệch đất trời. Trong các bản dịch sang tiếng Pháp, các dịch giả dịch từ đàn thành guitare là không đúng.
Điếm nhục (như trong điếm nhục gia phong) :Điếm là vết bẩn, vết xước trên viên ngọc (chữ điếm có bộ ngọc), nhục là dơ bẩn, có âm cổ là nhuốc (như vụ có âm cổ là mùa, vũ có âm cổ là múa, chủ có âm cổ là chúa, chú (chú thích) có âm cổ là chua). Điếm nhục là làm dơ bẩn.
Học trò :Vốn có âm Hán Việt là học đồ (người theo thầy học chữ). Trước thế kỷ XVII có một số từ âm đầu đ trong tiếng Hán do ảnh hưởng tiếng Việt cổ mà đọc thành tl (như ghi trong từ điển Việt - Bồ - Latinh của A.de Rodes) nên học đồ đọc thành học tlò. Cuối thế kỷ XVII, âm tl trong tiếng Việt biến đổi thành tr nên học tlò biến thành học trò.
Lãnh tụ :Lãnh là cổ áo. Tụ là tay áo. Áo ngày xưa khuôn khổ dài ngắn, rộng hẹp đều phụ thuộc vào cổ và tay, nghĩa là cổ, tay quyết định khuôn khổ của áo. Do đó, người ta dùng lãnh tụ để chỉ người quyết định mọi phép tắc, đường lối.
Tao khang :Tao là cám. Khang là bã. Tao khang chỉ người cùng mình chịu cảnh khốn khó cùng ăn cám bã với nhau, thường chỉ người vợ hiền. Người Hán có câu: “Tao khang chi thê bất khả vong, bần tiện chi giao bất khả phụ”. Nghĩa là: người vợ cùng cảnh ăn cám bã với mình không bao giờ được quên, người bạn thuở nghèo hèn với mình không bao giờ được phụ bạc họ.
Ngậm tăm :Ngậm tăm mượn từ chữ hàm mai trong tiếng Hán. Hàm là ngậm trên miệng. Mai là tre vót nhỏ tựa cái tăm to. Người Trung Hoa xưa khi cho quân đội hành quân đêm, để giữ bí mật, bèn phát cho mỗi người lính một cái que tăm bắt ngậm vào miệng để khỏi nói, sáng ra hay khi đến nơi, viên quản quân kiểm tra thấy người lính nào không có tăm trên miệng thì sẽ đem chém đầu. Do đó ngậm tăn có nghĩa là không nói.
Đoạn trường :Đoạn là đứt. Trường là ruột, chỉ sự đau đớn tuyệt độ. Theo Cổ học tinh hoa: Xưa có con chó sói bị người đi săn bắn chết mất con nên đau đớn gào khóc thảm thiết, bỏ cả ăn uống, sau một thời gian thì kiệt sức mà chết. Người ta đem nó mổ bụng thì thấy ruột gan nó đứt thành từng đoạn.
Giải quyết :Giải là cởi các nút đang bị thắt (cời là âm cổ của giải). Quyết là vét chỗ nước đọng làm cản bước đi. Vì vậy giải quyết chỉ việc xử lý những gì đang còn vướng mắc.
Sách :Sách vốn là những thanh tre dùng dao khắc hoặc bút sơn viết lên cật rồi đục thủng một đầu, dùng dây xâu lại với nhau. Loại sách này có từ thời Chiến quốc. Đời Tần, vua Tần Thuỷ Hoàng mỗi ngày phải đọc hàng tạ sách như vậy.
Vở :Là âm Việt hóa của từ Hán Việt bạ như trong y bạ, địa bạ, trước bạ.v.v... chỉ cuốn sổ ghi chép các sự việc.
Tri thức :Từ này xuất hiện đầu tiên ở sách Quản tử thời Xuân Thu chiến quốc với nghĩa: quen biết nhau. (Tri: biết; thức: nhận được nhau). Đến thời Minh, Thanh mới có nghĩa: sự nhận thức của con người đối với sự vật và kinh nghiệm mà con người tích luỹ được qua thực tiễn xã hội.
Công chứng :Công chứng là gọi tắt từ bỉnh công chất chứng. Bỉnh công là nắm quyền và thay mặt nhà nước. Chất chứng là tra xét và chứng thực sự việc và giấy tờ là đúng.
Lưu chiểu: Từ này dùng sai, đúng ra là lưu chiếu nghĩa là lưu giữ để làm bằng khi cần đối chiếu, tra xét.
Trọng thị :Trọng thị là coi trọng trong lòng về mặt tâm lý. Nói ông A đã được nước B đón tiếp một cách trọng thị  là không thuận tai. Ta nói được đón tiếp một cách long trọng hay trọng thể thì đúng hơn, vì sự đón tiếp này được thể hiện bằng các hình thức bên ngoài như cờ quạt, quốc ca, hàng rào danh dự, thảm đỏ, quân nhạc v.v...
Văn :Văn nghĩa nguyên thuỷ là đường vằn (hoa văn) như các vằn trên mình loài hổ báo. Vì vằn là cái biểu hiện bên ngoài của con vật hay sự vật nên nó lại có nghĩa là hình thức. Còn nội dung bên trong được gọi là chất. Sách Luận ngữ có câu: “Văn chất bàn bàn nhiên hậu quân tử” nghĩa là cả hình thức bên ngoài và nội dung bên trong đều đẹp rờ rỡ mới là bậc quân tử. Đến đời Lương ở Trung Quốc, thái tử Chiêu Minh là Tiêu Thống mới đem tất cả các sách vở trước đó chọn lấy những bài có cảm xúc và hình thức tươi đẹp thành bộ Văn tuyển thì từ đó văn chương hay văn học mới được tách ra khỏi giai đoạn văn - sử - triết bất phân mà thành một môn riêng.
Kết hôn :Chỉ tục thông gia giữa hai họ với nhau. Thời Tây Chu (Trung Quốc) quy định nam 30 tuổi lấy vợ (khí huyết đầy đủ), nữ 20 tuổi lấy chồng (đủ tuổi làm mẹ). Thời Xuân Thu, Tề Hoàn Công quy định nam 30 tuổi lập gia đình, nữ 15 tuổi xuất giá. Việt Vương Câu Tiễn quy định nam dưới 20 tuổi chưa được kết hôn, nữ dưới 17 tuổi chưa được xuất giá. Đời nhà Đường quy định lệ giống Tề Hoàn Công. Nhưng giữa đời Đường, do chiến tranh kéo dài, dân số thiếu hụt nên quy định nam 15 tuổi, nữ 13 tuổi phải kết hôn nếu không sẽ bị quan phủ xử phạt. Sau giải phóng, chính phủ Trung Quốc quy định nam trước 22 tuổi, nữ trước 20 tuổi không được phép kết hôn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiai nghia mot so tu Han Viet.doc