Rèn kĩ năng giải bài toán có chất dư trong bộ môn Hoá học lớp 9

Rèn kĩ năng giải bài toán có chất dư trong bộ môn Hoá học lớp 9

I- Căn cứ để xây dựng kế hoạch

- Căn cứ Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012-2013

- Căn cứ Quyết định số 679/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn về kế hoạch, thời gian năm học 2012-2013 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Công văn số 412/PGDĐT-THCS, ngày 25 tháng 8 năm 2012 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013; Kế hoạch số 31 /KH-GDTHCS ngày 07/9/2012 của Phòng GDĐT huyện về thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2012-2013 - Căn cứ và kế hoạch số 83/KH-THCS HS của trường THCS Hồ Sơn về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013.

- Căn cứ vào tình hình học tập của học sinh bộ môn hoá lớp 9

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 927Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Rèn kĩ năng giải bài toán có chất dư trong bộ môn Hoá học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hồ Sơn, ngày 25 tháng 10 năm 2012
Họ và tên : PHẠM THỊ KHOA
Trình độ: Đại học 
Nhiệm vụ được giao: Hoá 8;9; Sinh 9B; Ôn HSG hoá 8,9.
Trường THCS Hồ Sơn
Tên nội dung đổi mới:
“Rèn kĩ năng giải bài toán có chất dư trong bộ môn Hoá học lớp 9”
I- Căn cứ để xây dựng kế hoạch
- Căn cứ Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012-2013	
- Căn cứ Quyết định số 679/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn về kế hoạch, thời gian năm học 2012-2013 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Công văn số 412/PGDĐT-THCS, ngày 25 tháng 8 năm 2012 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013; Kế hoạch số 31 /KH-GDTHCS ngày 07/9/2012 của Phòng GDĐT huyện về thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2012-2013	- Căn cứ và kế hoạch số 83/KH-THCS HS của trường THCS Hồ Sơn về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013.
- Căn cứ vào tình hình học tập của học sinh bộ môn hoá lớp 9
II. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012:
1. Đặc điểm tình hình.
* Thuận lợi
	Trong những năm học gần đây việc thực hiện một đổi mới đã đem lại nhiều kết quả khả quan trong dạy và học bộ môn Hoá, giáo viên đã tích luỹ thêm phương pháp dạy học cho bản thân, học sinh đã thực hiện được một số kĩ năng cơ bản của việc học tập và rèn luyện bộ môn.
*Khó khăn
- Quá trình thực hiện đổi mới bên cạnh những thuận lợi tôi cũng đã gặp một số những khó khăn nhất định như: Một số em còn mải chơi, chưa biết sắp xếp thời gian học tập hợp lí, ít quan tâm đến việc ôn lại kiến thức cũ nên nhiều em rỗng kiến thức, khả năng nhận biết về môn hóa của một số học sinh còn hạn chế nên ảnh hưởng lớn đến việc học tập bộ môn.
2. Thực trạng.
- Trong những năm học qua việc học tập bộ môn hoá của một số học sinh học không đúng cách, chưa vận dụng thành thạo các dạng bài tập nên kĩ năng giải bài tập bộ môn Hoá của các em còn hạn chế.
        - Cơ sở vật chất (thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh) tuy đã được nhà trường trang bị nhưng vẫn chưa thể đầy đủ đa dạng đáp ứng hết nhu cầu của từng tiết dạy được. Vậy nên trong một số tiết dạy vẫn còn gặp khó khăn, nhất là nhà trường chưa có phòng học bộ môn, cán bộ chuyên trách phòng nghiệm không có chuyên môn nên việc chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm trong các giờ học có thí nghiệm và các giờ thực hành giáo viên giảng dạy còn mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị dụng cụ và hoá chất.
3. Kết quả thực hiện một đổi mới trong những năm qua.
Qua thực tế giảng dạy và qua các năm thực hiện đổi mới tôi nhận thấy việc áp dụng đổi mới vào giảng dạy thực sự có hiệu quả học sinh đã có kĩ năng cơ bản trong việc học tập bộ môn, cụ thể năm 2011-2012 tôi đã áp dụng đổi mới “Rèn kĩ năng lập sơ đồ hoá học trong môn Hoá học lớp 9”có khoảng trên 50% số học sinh vận dụng khá tốt, chỉ tồn tại khoảng 10% học sinh vận dụng chậm việc tóm tắt kiến thức theo sơ đồ dưới dạng bản đồ tư duy vì vậy kết quả bộ môn Hoá của tôi năm học qua đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra của năm học.
Bảng kết quả đạt được bộ môn Hoá năm học 2011-2012.
Môn
Năm học
TS HS
Giỏi
Khá
TB
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
HOÁ
2011-2012
116
17
14,7
31
26,7
52
44,8
100
86,2
16
13,8
4. Tồn tại:
	- Trong quá trình thực hiện kế hoạch đổi mới chương trình thời lượng các tiết dành cho luyện tập có dạng bài toán dư còn ít nên việc áp dụng hướng dẫn HS vận dụng lý thuyết đã học vào các bài tập phần nào còn gặp khó khăn.
III. Kế hoạch thực hiện một đổi mới năm 2012-2013: “Rèn kĩ năng giải bài toán có chất dư trong môn Hoá học lớp 9”
1. Mục tiêu
          Muốn nâng cao được chất lượng tôi thiết nghĩ việc đầu tiên nên làm là trong quá trình giảng dạy  phải phân loại được HS từng  lớp để áp dụng các phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Tôi đã lựa chọn phương pháp “Rèn kĩ năng giải bài toán có chất dư trong môn Hoá học lớp 9” để hướng dẫn HS cô đọng được kiến thức trọng tâm. Phương pháp này là một phương pháp trọng tâm đối với giáo viên dạy bộ môn Hoá nên được sử dụng rộng rãi và có nhiều trên sách, các tài liệu tham khảo, vì vậy tôi lựa chọn phương pháp “Rèn kĩ năng giải bài toán có chất dư trong môn Hoá học lớp 9” trong giảng dạy môn hoá lớp 9 năm 2012-2013 để đạt và vượt mục tiêu đề ra.
2. Yêu cầu.
	- Lựa chọn dạng bài tập phù hợp với đối tượng học sinh đại trà kích thích sự tò mò của học sinh, rèn thêm kĩ năng giải bài tập hoá ở học sinh.
- Trao đổi kinh nghiệm học tập bộ môn giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh tạo điều kiện cho học sinh có ý thức hơn trong việc học tập ở lớp cũng như ở nhà.
3. Nhiệm vụ.
- Trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng tự học của học sinh. Quan tâm đến việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong việc thực hiện chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng. 
	- GV cần tích cực hoá hoạt động của HS qua việc giải các bài tập hoá học là: GV nêu nội dung bài tập như là một vấn đề cần giải quyết, hướng dẫn HS tìm tòi theo một quy trình nhất định để tìm ra kết quả.
- Tích cực tham khảo các tài liệu về kiểm tra đánh giá môn học, làm các đề thi học sinh giỏi từ đó có thêm các kiến thức cho HS. 
4. Chỉ tiêu phấn đấu đạt: 
1. Chỉ tiêu phấn đấu thực hiện đổi mới năm 2012-2013
TSHS
Giỏi
Khá
TB
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
139
25
18
40
28,8
69
49,6
134
96,4
5
3,6
2. Chỉ tiêu bộ môncuối năm học2012-2013
TSHS
Giỏi
Khá
TB
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
139
21
15,1
38
27,3
61
43,9
120
86,3
19
13,7
III. Biện pháp:
	- GV thường xuyên tạo điều kiện có thời gian để HS giải bài tập phục vụ cho mục đích dạy học: nhằm pháp hiện kiến thức mới, củng có phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
	- GV tích cực chủ động thiết kế các hoạt động tích cực cho HS trên cơ sở một hệ thống bài tập từ đơn giản đến phức tạp.
	- Dạy HS tách các nội dung chính đã học trong SGK để cụ thể hoá trong sơ đồ với đầy đủ nội dung kiến thức trọng tâm nhất.
	- Tổ chức các hoạt động trên lớp để HS hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân.
	- Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý phát hiện kịp thời lỗ hổng trong kiến thức mà học sinh thường hay vấp phải. Bồi dưỡng tại lớp mình: Ngay trong giờ học, ra thêm các bài tập khó, nâng cao. Thường xuyên nhắc nhở uốn nắn cách học , lựa chọ phương pháp học cho phù hợp với bộ môn.
- Giáo viên luôn quan tâm, trao đổi, lắng nghe ý kiến của học sinh. Khơi gợi cho học sinh nói lên những mong muốn, trăn trở của mình. Từ đó, giáo viên sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, sở thích, thái độ trong quan hệ với mọi người của học sinh. Đồng thời phát huy sở trường của học sinh từ đó kích thích các em học tập. Thông qua trao đổi với phụ huynh học sinh, giáo viên nắm bắt được sự quan tâm giáo dục hay thờ ơ của phụ huynh đối với con em mình. Từ đó có sự tư vấn, phối hợp giữa nhà trường và gia đình để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp
	Khi áp dụng phương pháp “Rèn kĩ năng giải bài tập hoá học lớp 9” cần phải tuân thủ theo các bước sau: 
	Các bước giải 1 bài toán định lượng:
Xác định các đại lượng đã biết và xác định các đại lượng cần phải đi tìm.
Chuyển các đại lượng đã biết ( có thể là khối lượng, thể tích) về đơn vị đo thống nhất:
VD: đầu bài có thể cho là ml thì chuyển về lít (1000 ml =1 lít); nếu là Kg thì chuyển về gam (1000 gam = 1kg).
Chuyển các đại lượng đã biết về số mol (n). dựa vào các công thức
(ở điều kiện tiêu chuẩn).
Viết phương trình phản ứng.
Tìm tỷ lệ mol các chất theo phương trình phản ứng từ đó gắn tỷ lệ mol trên thực tế theo đầu bài để suy ra số mol của các chất cần tìm.
Từ số mol đã biết của các chất cần tìm chuyển thành các đại lượng cần tìm theo yêu cầu của đề bài. Nếu bài yêu cầu tính hiệu suất phản ứng thì lấy đại lượng thực tế thu được chia cho đại lượng theo lý thuyết nhân với 100%....
	Có rất nhiều dạng bài toán hoá học khác nhau tuy nhiên tôi chỉ đưa vào nội dung đổi mới của tôi một dạng cơ bản nhất để đa số học sinh có thể giải được.
Dạng 1: Bài toán có chất dư.
	Thông thường với cách giải cũ tôi chỉ cho học sinh đọc và tóm tắt bài mới và vận dụng vào giải làm như vậy tôi đã tự nhận thấy hiệu quả giảng dạy không cao.
Điểm mới: Trước khi giải bài ngoài việc yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt bài mới tôi yêu cầu HS phát hiện dạng bài liên quan, sau đó yêu cầu HS nêu lại phương pháp giải cho nhớ kĩ hơn. 
Phương pháp: 
-Tìm số mol các chất đã cho theo đề bài.
-Viết phương trình hoá học.
 -Tìm tỷ lệ: số mol các chất theo đề cho / hệ số các chất trong PTHH rồi so sánh. Nếu chất nào cho tỷ lệ lớn hơn thì chất đó dư.
 - Khi đó muốn tính lượng các chất khác thì chúng ta tính theo số mol của chất phản ứng hết.
Ví dụ: Nhôm oxit tác dụng với axit sunfuric theo phương tình phản ứng như sau: Al2O3 + 3H2SO4Al2(SO4)3+3 H2O
 Tính khối lượng muối nhôm sunfat được tạo thành nếu đã sử dụng 49 gam axit sunfuric nguyên chất tác dụng với 60 gam nhôm oxit. Sau phản ứng chất nào còn dư? Khối lượng chất dư bằng bao nhiêu? (Bài5/T132-SGK8).
Giải:
 Theo đề: = mol. n = mol.
Thông thường: HS chỉ dựa vào số mol các chất đầu bài toán cho và số mol các chất theo phương trình để rút ra chất dư với cách làm này chỉ có số HS khá, giỏi mới thực hiện được.
Điểm mới: HS cần lập tỉ lệ để so sánh nếu không dẫn đến quên cách đặt tỉ lệ và không kết luận được lượng chất dư với cách làm này cả HS có học lực từ trung bìng yếu, đến HS trung bình đề có thể áp dụng được.
 > vậy Al2O3 dư sau phản ứng.
Theo PTHH :n=n = n= mol.
Vậy: - Khối lượng muối nhôm sunfat tạo thành là: 
	m= . 342 = 57 gam.
 - Khối lượng nhôm oxit dư là: m=(ntrước phản ứng- nphản ứng) . M
	m = (0,59 – 0,5/3). 102 = 43 gam.
Từ đó học sinh đối chiếu với bài làm của mình lúc đầu khi các em chưa hình thành cách giải để rút ra sai sót. 
Trên đây là kế hoạch đổi mới một phương pháp dạy học của tôi. Rất mong Ban lãnh đạo, Tổ khối chuyên môn giúp tôi có được kết quả cao nhất.
DUYỆT CỦA TỔ CM NGƯỜI VIẾT 
 Phạm Thị Khoa
DUYỆT CỦA BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach thuc hien mot doi moi 20122013.doc