Phong trào thơ mới

Phong trào thơ mới

Khuynh hướng chung

Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1930-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

Tính khuynh hướng của nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng, có khi lãng mạn, mộng mơ, ai ca, thần bí, anh hùng, triết học, cũng có khi lãng mạn anh hùng, lãng mạn công dân hay lãng mạn xã hội,. Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ. Các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện ngột ngạt của xã hội bảo hộ thời thơ mới bằng cách tưởng tượng, trốn vào trong cái thế giới vô cùng lý tưởng ấy. Đối với chủ nghĩa lãng mạn, chỉ có cái gì khác thường, khác người, khác đời, và sự đối lập giữa mộng và thực là đáng kể. Trong hoàn cảnh mất nước, sống giữa cái xã hội hủ lậu, ngột ngạt ấy thì sự đối lập là dễ hiểu.

Trong văn học thời kỳ này, thơ cũng như văn xuôi, cá nhân tự khẳng định, tự biểu hiện ra niềm vui, mơ ước, khát vọng. Cảm hứng sáng tác gắn liền với ý thức cá nhân; thơ mới là thơ của cái "tôi", một cái "tôi" chưa bao giờ được biết đến trong thơ cổ điển. Cái "tôi" bấy giờ không làm việc "tải đạo" nữa mà vượt lên những công thức ước lệ, khuôn khổ định

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phong trào thơ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khuynh hướng chung
Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1930-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.
Tính khuynh hướng của nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng, có khi lãng mạn, mộng mơ, ai ca, thần bí, anh hùng, triết học, cũng có khi lãng mạn anh hùng, lãng mạn công dân hay lãng mạn xã hội,... Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ. Các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện ngột ngạt của xã hội bảo hộ thời thơ mới bằng cách tưởng tượng, trốn vào trong cái thế giới vô cùng lý tưởng ấy. Đối với chủ nghĩa lãng mạn, chỉ có cái gì khác thường, khác người, khác đời, và sự đối lập giữa mộng và thực là đáng kể. Trong hoàn cảnh mất nước, sống giữa cái xã hội hủ lậu, ngột ngạt ấy thì sự đối lập là dễ hiểu.
Trong văn học thời kỳ này, thơ cũng như văn xuôi, cá nhân tự khẳng định, tự biểu hiện ra niềm vui, mơ ước, khát vọng. Cảm hứng sáng tác gắn liền với ý thức cá nhân; thơ mới là thơ của cái "tôi", một cái "tôi" chưa bao giờ được biết đến trong thơ cổ điển. Cái "tôi" bấy giờ không làm việc "tải đạo" nữa mà vượt lên những công thức ước lệ, khuôn khổ định
Buồn, cô đơn là tâm trạng của một cá thể thi nhân nhưng lại là nét chung của các nhà thơ trong trường phái này. Đây không phải là một hiện tượng lạ mà do những nguyên nhân khách quan chung. Họ không biết phải làm gì, phải đi theo hướng nào giữa cái xã hội tan tác ấy. Họ cũng không chấp nhận được cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt như mọi người xung quanh. Do đó, họ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ giữa xã hội.
Trong thơ mới có nhiều rạo rực, âu lo, có nhiều khát vọng một cách vội vã, căng thẳng, chính cái mới này đã quyết định sự ra đời của thơ mới.
I. SỰ RA ÐỜI CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI
Sau chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918), ở Việt Nam xuất hiện một giai cấp mới, đó là giai cấp Tư sản. Chủ nghĩa tư bản đồng thời xâm nhập và thống trị đất nước ta, gây nên một cuộc xáo trộn lớn chưa hề thấy trong mấy nghìn năm lịch sử Việt Nam. Những giá trị tư tưởng vững bền từ cuối thế kỷ XIX đã trở thành đối tượng mỉa mai cay đắng trong thơ Tú Xương. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đi đôi với chính sách đẩy mạnh khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, làn gió mới Tây Âu cũng tràn vào Việt Nam. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị có điều kiện hình thành sớm hơn sau đợt khai thác kinh tế lần thứ I của thực dân Pháp. 
	Giai cấp tư sản và một bộ phận tiểu tư sản lớp trên (trí thức, viên chức cao cấp đã có một lối sinh hoạt văn minh ở thành thị. Người ta ở nhà lầu đi ô tô, dùng quạt điện, đi hòa nhạc. Sinh hoạt của tư sản và tiểu tư sản thành thị cũng thể hiện ngay cả trong cách ăn mặc của thanh niên nam nữ, các cô gái chàng trai, mỗi năm một mốt. Những đổi thay về sinh hoạt dần tới sự thay đổi về ý nghĩ và cảm xúc. Những thay đổi đó cũng do sự tiếp xúc với văn học Pháp đặc biệt là văn hóa lãng mạn Pháp. 
	Chính những đổi mới trong sinh hoạt tư tưởng và sự tiếp xúc với văn học lãng mạn Pháp đã dần dần đem đến cho thanh niên tiểu tư sản thành thị những năm 30 của thế kỷ này những tình cảm mới, những rung động mới. Họ yêu đương mơ mộng, vui buồn khác các nhà thơ xưa. Trong buổi diễn thuyết ở nhà hội Quy Nhơn tháng 6-1934, Lưu Trọng Lư đã nói :Các cụ ta ưa những màu đỏ chót, ta lại ưa màu xanh nhạt,đứng trước một cô gái xinh đẹp các cụ xem như là một việc làm tội lỗi, còn đối với ta như đứng trước một cánh đồng xanh mát mẻ... 
	Chính vì sự khác nhau sâu xa đó giữa hai thế hệ mà những câu thơ ngâm hoa vịnh nguyệt sáo mòn và cũ rích trên Nam Phong , Văn học tạp chí, Tiếng dân không còn hợp với tình cảm mới của họ. Phong trào Thơ mới lãng mạn ra đời năm 1932 chính là để đáp ứng nhu cầu tình cảm của một tầng lớp thanh niên mới. 
	Một phong trào văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất định của xã hội. Nó là tiếng nói của một tầng lớp người, của một giai cấp vừa mới ra đời, đang lớn lên hoặc già cỗi trong xã hội. Thơ cũ trong Nam Phong, Văn học tạp chí là tiếng nói của một tầng lớp phong kiến đã thất bại và đầu hàng đế quốc. Văn học lãng mạn 1932 trở đi là tiếng nói của tư sản và tiểu tư sản thành thị. Thơ mớichủ yếu là tiếng nói của giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành thị là nguyên nhân chính cho phong trào Thơ mới ra đời. 
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI
Theo ông Phan Cư Ðệ có thể chia phong trào thơ mới ra 2 thời kỳ: 1932-1939 , 1940-1945 
	Còn giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam thì chia làm 3 thời kỳ, chia như thế có lẽ hợp lý hơn. 
1.      Thời kỳ 1932-1935: Thơ mới ra đời trong một hoàn cảnh như trên đã trình bày. Những biểu hiện ban đầu nổi lên trên bề mặt công luận là cuộc đấu tranh chống lại thơ cũ. 
	Bắt đầu quá trình sinh thành của Thơ mới, bài thơ được gọi là Thơ mới và dư luận khen chê sôi nổi là bài Tinh già của Phan Khôiđược ra mắt bạn đọc trên Phụ nữ Tân văn số 122, ngày 10-3-1932, cùng với bài giới thiệu lấy tên Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ: 
Hai mươi năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa . dưới ngọn đèn mờ , trong ngôi nhà nhỏ, hai cái đầu xanh kề nhau than thở: 
Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn không đặng 
Ðể đến nỗi tình trước phụ sau, chi bằng sớm liệu mà buông nhau 
Hay! Nói mới bạc làm sao chớ! Buông nhau làm sao cho nỡ. 
Thương được chừng nào hay chừng ấy, chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy. 
Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng mà tính việc thủy chung... 
Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau: 
Ðôi cái đầu bạc. Nếu chẳng quen lung đố có nhìn ra được! 
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi, con mắt còn có đuôi 
	(Tình già- Phan Khôi) 
Bài giới thiệu của Phan Khôi cùng với thơ Tình già được coi như phát súng lệnh của phong trào Thơ mới. Từ đây cuộc đấu tranh rầm rộ của thơ mới vào thơ cũ. Trên hàng chục tờ báo cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và trên nhiều diễn đàn, từ Sài gòn, Quy nhơn ra Nam định, Hà nội, người ta ra sức phê phán thơ cũ. 
a. Cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và thơ mới: 
Tháng 11 năm 1917 trên Nam phong tạp chí Bàn về thơ Nôm, Phạm Quỳnh viết: thơ cũ là phiền phức, luật lệ ràng buộc, khắc nghiệt không khác luật hình. 
Năm 1928 trên báo Trung Bắc Tân Văn, Nguyễn Văn Vĩnh dịch bài thơ của LaFontaine: 
Con ve sầu kêu ve ve 
Suốt mùa hè 
Ðến kì gió bấc thổi 
Nguồn cơn thật bối rối... 
Ðây là bài thơ dịch theo thể thơ tự do và được người đọc rất hâm mộ. Ðây chính là cơ sở cho một thể thơ mới ra đời. 
Cuộc bút chiến này có hai phe, phe thơ cũ và phe thơ mới. 
_ Ý kiến của phe thơ mới: 
	Phụ nữ Tân Văn số 29, ra ngày 21 tháng 11 năm 1929: ... lối thơ Ðường luật bó buộc người làm thơ phải theo khuôn phép tỉ mỉ, mất cả hứng thú tự do, ý tưởng dồi dào, nếu ngày nay ta cứ sùng theo lối thơ ấy mãi thì làng văn Nôm ta không có ngày đổi mới được (Trịnh Ðình Rư) 
	Ngày 10 tháng 3 năm 1932 phụ nữ Tân Văn số 132 một lối thơ trình chánh giữa làng thơ. Ðó là bài Tình già của Phan Khôi. Tác giả đem trình làng đứa con tình thần có trước bạ. 
	Phan Khôi viết: lâu nay mỗi khi có hứng, tôi toan mở ngâm vịnh thì cái hồn thơ của tôi lúng túng. Thơ chữ Hán ư? Thì ông Lý, ông Ðỗ, ông Bạch, ông Tô choán trong đầu tôi rồi. Thơ Nôm ư thì cụ Tiên Ðiền, bà Huyện Thanh Quan đè ngang ngực làm cho tôi thở không ra. Cái ý nào mình muốn nói lại nói không được, thì đọc đi đọc lại nghe như họ đã nói rồi. Cái ý nào chưa nói, mình muốn nói ra lại bị những niêm luật bó buộc mà nói không được. Té ra mình cứ loanh quanh, luẩn quẩn trong lòng bàn tay của họ thật là dễ ức. 
	Việc làm của Phan Khôi không vì danh, không vì hiếu sự mà chính vì tình cảnh thúc bách, ý tưởng duy tân, tìm một mảnh đất mới cho thế hệ trẻ. Phan Khôi kêu lên:Duy tân đi? Cải lương đi? 
	Lưu Trọng Lư là người theo chân Phan Khôi. Lưu Trọng lư được kể vào lớp chiến sĩ xung kích trên mặt trận khẩu chiến và bút chiến. 
 Thơ thách họa các cụ đồ 
Ðôi lời nhắn nhủ bạn làng nho 
 Thơ thẩn, thẩn thơ, khéo thẫn thờ 
 Con cóc Nghè Huỳnh đuôi cọc lóc 
 Nàng thơ Ấm Hiếu mũi thò lò 
 Chai to, chai nhỏ con cầy béo 
 Câu thánh, câu thần đĩa mực khô 
 Nắn nót miễn sao lên bốn ghế 
 Chẳng thơ thì cũng cóc cần thơ 
	Nữ sĩ Nguyễn Thị Kiêm đăng đàn diễn thuyết lên án thơ cũ: thơ Ðường luật một lối thơ rất bó buộc về từng câu, từng chữ, chặt chịa về luật bằng trắc, về phép đối câu đối chữ. Vì khuôn khổ luật pháp phiền phức nên người làm thơ phải đứng ở trong một vị trí eo hẹp lúng túng... 
	Hồ Văn Hảo tuy không bút chiến khẩu chiến gay gắt với phái thơ cũ nhưng ông có hai bài thơ góp vào tiếng nói của thơ mới, đó là bài Con nhà thất nghiệp và bài Tình thâm 
_ Những ý kiến bênh vực thơ cũ: 
	Trước sự tấn công của phe thơ mới, phe thơ cũ cũng phản kích lại một cách quyết liệt. Các nhà thơ cũ cho rằng thơ mới không tao nhã. Bài thơ đăng trên An Nam tạp chí số 6: 
Ông Tản Ðà nhắn bạn Phong hóa 
Mấy lời nhắn bảo anh Phong hóa 
Báo đến như anh thật láo quá 
Từ tháng đến năm không ngớt mồm 
Sang năm Quý Dậu phải kiếm khóa... 
	Năm 1933 ông Tân Việt trên báo Công luận bênh vực thơ cũ (diễn đàn hội khuyến học Sài Gòn) 
	Ông Nguyễn Văn Hạnh diễn thuyết tại hội khuyến học Sài Gòn tranh luận với Nguyễn Thị Kiêm. 
Năm 1933-văn học tạp chí Hà Nội chê thơ mới không biết cân nhắc chữ dùng. 
Năm 1934 trên Tạp chí Văn Học, ông Ðào Duy Tư phản đối bài diễn thuyết của Lưu Trọng Lư 
Năm 1935 hai ông Tường Vân, Phi Vân cho xuất bản tập thơ cũ Những bông hoa trái mùa chống lại thơ mới. 
Năm 1936 ông Thái Phĩ công kích thơ mới trên báo tin văn Hà Nội. 
Năm 1941 ông Huỳnh Thúc Kháng sau nhiều lần bị chỉ trích, nhất quyết khẳng định thơ mới đến ngày mạt vận. 
Suốt những năm 1933-1935, những cuộc khẩu chiến và bút chiến giữa hai phe mới cũ nhưng khi Thế Lữ xuất hiện như một đòn dứt điểm. 
Tản Ðà hình như đặt mình vào vòng, mặc dù bị báo Phong Hóa thỉnh thoảng lôi ra để châm biếm. Tuy nhiên ngày 30-11 năm 1934 Tản Ðà có viết một bài in trên tiểu thuyết thứ Bảy, nhan đề Phong trào thơ mới. Ông trình bày với mọi người những bài thơ ông làm cách đây 20 năm. Ông cũng làm thơ tự do như bài Tống Biệt. Tản Ðà dùng lời lẽ ôn hòa, cảnh tỉnh lớp người mới, cái mà lớp người sau gọi là mới chính Tản Ðà đã trải qua. Chỉ có khác ở nội dung. 
b. Những nhà thơ tiêu biểu trong thời kì 1932-1935 
_ Lưu Trọng Lư: 
 Lưu Trọng Lư là người diễn thuyết hăng hái nhất bênh vực thơ mới và là người có công khai sinh ra thơ mới. Bài thơ Ðường đời và Vắng khách thơ là những bài thơ mới của Lưu Trọng Lư xuất hiện sau bài Tình già của Phan Khôi. 
Thơ Lưu Trọng Lư là một lối thơ quen thuộc của dân tộc, một chút xưa của thơ Ðường. Lưu Trọng Lư đến với thơ bằng cả tâm hồn sầu mộng của mình. Trong thơ ông, mọi hình ảnh mọi âm thanh của cuộc sống đều được vào thế giới ... uối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Gam màu vàng lóng lánh của ánh trăng in trên suối vắng. Đối với con hổ giờ đang bị giam cầm trong cũi sắt, đó không chỉ là những kỷ niệm lấp lóa trăng vàng, mà thực sự là những “đêm vàng” - những kỷ niệm được đúc bằng vàng ròng - không bao giờ còn có lại. Chúa sơn lâm hiện ra như nhà thi sĩ của chốn lâm tuyền, với cử chỉ uống ánh trăng tan đầy thơ mộng. Chữ “say mồi” có thể làm người đọc lạc hướng, bởi tưởng rằng “mồi” đây hẳn là một con thú đáng thương nào đó. Không phải. Con mồi chính là con trăng vàng in bóng trong lòng suối. Con mồi - cái đẹp, cái đẹp - con mồi một thân phận kép, đó là cảm nhận độc đáo của con hổ - thi sĩ này. Thế Lữ đã tỏ ra là người nhập được vào hổ, khi gửi vào mãnh thú một mảnh hồn thi sĩ.
Bức thứ hai, chúa sơn lâm hiện ra như một minh đế trước giang sơn của mình :
Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đêm trăng đã nhường chỗ cho chiều mưa. Gam vàng đã chuyển qua gam xám bạc điểm ánh tươi xanh. Đấng vương chủ của chốn rừng già đang phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh vương quốc đương thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình. Trang nghiêm, ưu tư, và đầy kiêu hãnh.
Bức thứ ba, chiều mưa đã chuyển sang rạng đông, nền tranh đã rạng rỡ cái gam màu thắm nắng bình minh. Chúa sơn lâm hiện trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễm nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên mà thụ hưởng cáilạc thú cung - đình - rừng - xanh của mình:
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Hoàn toàn có thể hình dung cây xanh nắng gội là màn trướng, còn chim chóc như những bầy cung nữ đang hân hoan ca múa quanh giấc nồng của hổ vương chứ sao!
Bộ tứ bình khép lại bằng bức cuối cùng, cũng là bức ấn tượng hơn cả :
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Giọng điệu không còn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với quá khứ mà cũng là đối với hiện tại. Tương ứng với giọng điệu, chúa sơn lâm hiện ra cũng với một tư thế hoàn toàn khác: tư thế kiêu hùng của một bạo chúa. Nền cảnh thuộc gam màu máu. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ. Nó gợi ra cảnh tượng chiến trường sau một cuộc vật lộn tàn bạo. Là máu của con thú rừng xấu số nào đó chăng? Không! Đó là máu của mặt trời. Ánh tà dương lúc mặt trời hấp hối, dưới cái nhìn kiêu bạc của con mãnh thú chính là sắc máu lênh láng đỏ. “Những chiều lênh láng máu” là máu mặt trời đã nhuộm cả thời gian. Máu đã trở thành màu kỷ niệm. Chữ “sau rừng” gợi được cái không gian đỏ máu của địch thủ mặt trời, vừa gợi được vẻ bí hiểm của chốn diễn ra cuộc tranh chấp đẫm máu. Chữ “chết” đã biến mặt trời từ vật thể thành sinh thể. Không còn là khối cầu lửa vô tri vô giác giữa không trung, mặt trời đã thành một con thú. Thậm chí, một con thú thảm hại - chữ “mảnh” là hình ảnh mặt trời trong con mắt ngạo mạn và khinh miệt của con hổ này. Vẻ “gay gắt” trong giờ phút hấp hối của con thú tử thương dường như càng làm cho nó bị khinh bỉ. Thì ra, đối thủ của con hổ này không phải là loài gấu, loài báo vô tư lự dở hơi, đã đành. Mà ngay cả con người cũng không xứng là đối thủ của nó. Trong vũ trụ này chỉ có một kẻ duy nhất được chúa sơn lâm này xem là địch thủ mà thôi, ấy là vầng thái dương. Nhưng, cái đáng nói là: trong cuộc kịch chiến kia, phần thắng vẫn thuộc về nó, vị “chúa tể của muôn loài” ấy. Ba chữ “mảnh mặt trời” đã hoàn toàn hạ bệ, hạ gục đối thủ, khiến mặt trời cũng trở nên tầm thường. Bằng cuộc thư hùng bạo liệt với mặt trời để “chiếm lấy riêng phần bí mật”, Thế Lữ đã nâng con mãnh thú này lên tầm vóc vũ trụ. Nó kỳ vĩ hơn cả những gì vốn kỳ vĩ nhất trong hoàn vũ. Đến câu “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”, bức tứ bình cuối cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ. Còn tham vọng “Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật”, thì đã tỏ rõ cái oai linh của kẻ muốn thống trị cả vũ trụ này!
Ghê gớm thật! Ngay đến mặt trời cũng trở nên tầm thường, thì xem ra sự phi thường đã tới vô biên rồi vậy!
Hồi tưởng phóng chiếu đã xong : thời oanh liệt của cái tôi - hùm thiêng đạt cực điểm !
Một thi sĩ rình trăng chốn lâm tuyền. Một vương chủ say ngắm giang sơn. Một lãnh chúa rừng xanh giữa bầy ca điểu. Một bạo chúa ngạo mạn với mặt trời. Bốn kỷ niệm kiêu hùng, bốn khoảnh khắc hoành tráng!
Bộ tứ bình hoàn tất!
Song, cả giọng điệu tráng ca hào hùng, cả bút pháp cường điệu khoa trương đặc thù của chủ nghĩa lãng mạn, cả lối tạo hình hoành tráng của hội họa sẽ trở nên chơi vơi, sáo rỗng nếu như đây không phải là chúa sơn lâm. Sự ăn nhập tuyệt vời giữa đối tượng và thi pháp đã chắp cánh cho thơ Thế Lữ bay lên, dõng dạc, đường hoàng như một khúc trường ca dữ dội!
Bấy giờ, Thơ mới đang hối hả, đang ráo riết đi tìm cái tiết điệu của mình. Thì đến Nhớ rừng, tiết điệu cần tìm đã được Thế Lữ đem về. Công lớn ấy chẳng hổ danh là chúa sơn lâm! Chả thế mà Vũ Đình Liên chỉ cần trích hai câu trong bài này đã dám cả quyết: chỉ hai câu Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối / Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan cũng có sức mạnh như một tuyên ngôn bênh vực cho Thơ mới.
Chữ của Hoài Thanh trong Thi Nhân Việt Nam
Nghiên cứu những trường phái thơ Pháp, dễ thấy rằng : nếu phái Tượng trưng nghiêng hẳn về nhạc, thì phái Lãng mạn nghiêng hẳn về nghệ thuật tạo hình, nhất là hội hoạ. Cổ tích là chuyện con người
Mẹ là cổ tích suốt đời theo con”
Phải chăng tình mẫu tử là cái cổ tích thần tiên kỳ diệu, là cái thế giới đẹp đẽ nhất trong tâm hồn mỗi con người. Mẹ đã mang đến cho con tình thương da diết. Mẹ đã trao cho con trái tim hy vọng, trao cho con hơi thở nồng ấm, ru mỗi đời con khôn lớn. Và nhà văn Nguyên Hồng cũng đã từng viết rất hay, rất đẹp về tình mậu tử thiêng liêng ấy qua từng trang hồi ký “Trong lòng mẹ”. 
Có lẽ trên đời này ai cũng có một người mẹ để nhớ, để yêu và có ai thương con hơn mẹ đâu! Tình mẹ là nổi khát khao cháy bỏng của con trẻ, đấy chính là mạch cảm xúc chân thành của Nguyên Hồng khi hướng ngòi bút của mình để viết nên một “ lòng mẹ dịu êm, tình con cháy bỏng”. Đọc “Trong lòng mẹ” ta bắp gặp hai người phụ nữ và một bé Hồng thiếu vắng tình cảm, thiếu vắng tuổi thơ.
Không may mắn như những đứa trẻ khác, bé Hồng phải trải qua một thời thơ ấu cay đắng và ít niềm vui. Em ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng, không hề có tình yêu, không hề có hạnh phúc. Người bố sống lặng lẽ, u uất bên bàn thuốc phiện, mẹ em trẻ trung có trái tim khao khát tình yêu đương song đành chôn vùi tuổi thanh xuân bên người chồng nghiện ngập. Sau khi bố qua đời, mẹ Hồng cùng quẫn quá phải bỏ lại em đi tha hương cầu thực. Tuổi thơ của em phải khép lại từ đây, em sống lẽ loi, bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh và cay nghiệt của họ hàng. 
Hồng đã mất mát quá nhiều!
Có lẽ thế nên bao nhiêu tình cảm của một đứa trẻ - Hồng đều dành hết cho mẹ. Mặc dầu mẹ em bị những người họ hàng kia chê cười, khinh bỉ rằng bà là một người không chung thuỷ, chưa đoạn tang chồng mà chửa đẻ với người khác. Nhưng có mấy ai thấu hiểu nỗi lòng của người đàn bà bất hạnh đó, tiếng gọi của tình yêu và trái tim chưa một lần được yêu của bà luôn thôi thúc khát khao một tình yêu đích thực. Từ giả con ra đi nhưng bà luôn nghĩ đến con trong thương nhớ, day dứt không nguôi. Và Hồng -con đã không bao giờ ghét mẹ, bởi em biết mẹ chính là thiên đường mơ ước diệu kỳ của đời em và em cũng hiểu về xã hội phong kiến lúc bấy giờ là bất công, tàn nhẫn. Hồng sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc trong lời nói và nụ cười rất “kịch” của bà cô không xót tình máu mủ.
- “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?”
- “ Sao lại không nào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”
“Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ” 
Những lời nói ấy như nhục mạ, xỉ vả mẹ em. Em đã khóc rất nhiều, em khóc vì em thương mẹ. Giá như những hủ tục ấy là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẫu gỗ thì Hồng quyết vồ ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.
Trước những lời dèm pha, mỉa mai cay độc của bà cô đối với mẹ, Hồng vẫn biết cảm thông. Bằng cả tâm hồn và tình yêu của mình em đã cố giữ cho tình thương mẹ được bền chặt, không bị vấy bẩn. Hồng hiểu được nỗi lòng của mẹ, do đó em tin thế nào mẹ cũng trở về. Và niềm tin của em không phải là vô vọng. Lần ấy, khi tan học về Hồng thấy một người rất giống mẹ ngồi trên chiếc xe kéo. Em liền đuổi theo, gọi rối rít “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!”
Những tiếng ấy bật ra từ lòng mong mỏi được gặp mẹ của bé Hồng mà mấy lâu nay dồn nén lại. Đó là sự thổn thức của trái tim trẻ thơ bật thành tiếng gọi. Và em nghĩ nếu người quay lai ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn, cái lầm đó không những làm em hổ thẹn mà còn tủi cực nữa khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Nhưng không! Hạnh phúc đã đến với em khi em thấy mẹ cầm nón vẫy vẫy. Em liền đuổi theo, trán đẫm mồ hôi và thở hồng hộc. Mẹ kéo tay em lên, xoa đầu hỏi, Hồng chỉ biết khóc. Hạnh phúc đã đến với em thật bất ngờ. Hạnh phuc ấy chỉ đựng trong những giọt nước mắt thôi mà, sao dường như những buồn thương, căm giận, vui mừng, hờn tủi đều như vở tan ra. Ta như nghe thấy những nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của em. Với em, em nhận ra mẹ không còm cõi xơ xác quá, gương mặt mẹ vẫn tươi sáng với đôi mắt trong nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng của mẹ vào trong tâm hồn mình. Thế rồi, em ngất ngây ngụt hương tình mậu tử khi được sà vào lòng mẹ “ Tôi ngồi trước đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, em thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng nhỏ xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ lùng ” . Em đã chờ đợi những phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng và rơi biết bao là nước mắt. Em sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ. Em được mẹ ấp iu, vuốt ve và gãi rôm ở sống lưng. Giờ đây, Hồng không còn cha nhưng em đã có mẹ. mẹ là niềm an ủi, đôi vai mẹ sẽ là chổ dựa vững chắc trong những khó khăn của cuộc đời. chính nhờ niềm tin và tình yêu mãnh liệt mà em đã vượt qua được mọi thử thách để gìn giữ một tình mậu tử sắt son trọn vẹn.
Dẫu rằng thời gian có ngừng trôi, Trái Đất có đổi vòng quay, quả tim của mỗi con người có thể ngừng đập nhưng trong đó vẫn dấy lên một thứ tình cảm bất diệt: Tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Thật vậy, “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng là một bài ca hay về tình mậu tử, bài ca ấy như có một sức toả sáng kỳ diệu, đem ánh sáng tình yêu đến cuộc đời mỗi người, để rồi họ luôn suy ngẫm
Mẹ có nghĩa là tất cả
Là cho đi không đòi lại bao giờ

Tài liệu đính kèm:

  • docTho moi.doc