Phần I: Ôn tập văn tự sự lớp 8

Phần I: Ôn tập văn tự sự lớp 8

PHẦN I: ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ

I/ Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh nắm được thế nào là văn bản tự sự, đặc điểm của văn bản tự sự, hiểu được vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.

- Có kỹ năng vận dụng để viết bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

II/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

A/ ÔN TẬP LÝ THUYẾT VĂN TỰ SỰ:

1. Thế nào là văn bản tự sự

- Tự sự là hình thức kể lại câu chuyện theo trình tự, diễn biến dựa vào cốt truyện, những sự việc chính và nhân vật.

GV lấy ví dụ phân tích, minh hoạ.

2. Ngôi kể trong văn bản tự sự:

GV gợi dẫn HS tìm hiểu các ngôi kể trong văn bản tự sự

- Ngôi kể thứ nhất: ngời kể tự kể về chuyện của mình, xng tôi.

- Ngôi kể thứ 3: ngời kể giấu mình nhng có mặt khắp nơi trong văn bản, hiểu hết tâm t tình cảm, của các nhân vật.

GV đa ra dẫn chứng: truyện ngắn Lão Hạc kể ở ngôi thứ 3, Tôi đi học kể ở ngôi thứ nhất,.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 759Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phần I: Ôn tập văn tự sự lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: ôn tập văn tự sự
I/ Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh nắm được thế nào là văn bản tự sự, đặc điểm của văn bản tự sự, hiểu được vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Có kỹ năng vận dụng để viết bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
II/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
A/ Ôn tập lý thuyết văn tự sự:
1. Thế nào là văn bản tự sự
- Tự sự là hình thức kể lại câu chuyện theo trình tự, diễn biến dựa vào cốt truyện, những sự việc chính và nhân vật.
GV lấy ví dụ phân tích, minh hoạ.
2. Ngôi kể trong văn bản tự sự:
GV gợi dẫn HS tìm hiểu các ngôi kể trong văn bản tự sự
- Ngôi kể thứ nhất: ngời kể tự kể về chuyện của mình, xng tôi.
- Ngôi kể thứ 3: ngời kể giấu mình nhng có mặt khắp nơi trong văn bản, hiểu hết tâm t tình cảm, của các nhân vật.
GV đa ra dẫn chứng: truyện ngắn Lão Hạc kể ở ngôi thứ 3, Tôi đi học kể ở ngôi thứ nhất,..
3. Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:
GV: Lấy ngữ liệu mẫu trong SGK / 72- 73 để phân tích minh hoạ rồi rút ra: trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
4. Yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự:
GV lấy lại ngữ liệu mẫu trong SGK/ 72- 73 để gợi dẫn HS phân tích, tìm hiểu rút ra vai trò của biểu cảm trong văn bản tự sự, đó là: làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
B/ Luyện tập: GV lựa chọn và đa ra một số đề bài để HS luyện tập. Nên tham khảo các đề ở trong SGK.
Với mỗi đề bài GV cần gợi ý cho HS những ý chính để các em làm bài.
Đề 1: Hãy kể về một kỷ niệm với ngời bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
* Gợi ý: HS cần thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
+ Giới thiệu bạn mình là ai?Tả bạn:hình dáng,khuôn mặt, mái tóc, nụ cười
+ Kỷ niệm xúc động nhất là kỷ niệm về cái gì?
+ Thời gian, không gian, hoàn cảnhcủa kỷ niệm
+ Tình huống dẫn đến kỷ niệm?
+ Câu chuyện diễn ra nh thế nào? Kết thúc ra sao?
+ Điều gì khiến em xúc động nhất? Tâm trạng nh thế nào?
+ Cảm nghĩ của em về kỷ niệm đó.
Lưu ý: bài viết cần kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.
Đề 2: Tôi thấy mình khôn lớn.
* GV gợi dẫn HS làm bài:
1. Mở bài:Giới thiệu sơ lợc về bản thân:Tuổi, hs lớp, trờng
2. Thân bài:
- Tự rèn luyện nếp sống kỷ luật:dậy sớm tập thể dụctự lo cho bản thân, tự giác học bài, làm bài
- Biết giúp đỡ gia đình, hớng dẫn em học bài
- Bỏ dần nhỡng thói h nh ham chơI, ích kỷBiết quan tâm đến ngời thân, gắn bó và yêu qúi mái ấm gia đình.
- Tự đi học bằng xe đạp .
3. Kết bài:Nêu cảm nghĩ của bản thân
- Tầm nhìn được mở rộng, thấy khung cảnh xung quanh khác lạ, đẹp đẽ hơn, thú vị hơn
- Sung sướng khi được hoà vào dòng ngời trên đường. Cảm thấy rằng mình đã lớn.
Đề 3: Hãy kể về một kỷ niệm đáng nhớ của em đối với một con vật nuôi mà em thích.
* GV gợi dẫn HS làm bài:
1. Mở bài:- Giới thiệu về con vật nuôi mà em thích 
2.Thân bài: Kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất của em đối với con vật nuôi đó.
+ Thời gian, không gian, hoàn cảnhcủa kỷ niệm.
+ Tình huống dẫn đến kỷ niệm?
+ Câu chuyện diễn ra nh thế nào? Kết thúc ra sao?
+ Điều gì khiến em xúc động nhất? Tâm trạng nh thế nào?
+ Cảm nghĩ của em về con vật nuôi..
Đề 4: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
* GV gợi dẫn HS làm bài:
1. Mở bài: Giơí thiệu chung
- Thời gian xảy ra câu chuyện:năm học lớp 7
-Địa điểm:tại lớp học, giờ kiểm tra môn toán
2. Thân bài: Diễn biến câu chuyện
- Em phạm lỗi gì, chuyện xảy ra nh thế nào?
- Miêu tả sự việc xảy ra, hình ảnh thầy cô giáo trong và sau khi em phạm lỗi(nét mặt cử chỉ, lời nói, thái độ)
- Những tình cảm của em khi sự việc xảy ra và sau sự việc ấy:lo lắng, ân hận, buồn phiền ... quyết tâm sửa chữa
3. Kết bài:Chuyện buồn ấy đã thành kỷ niệm, nhng bài học rút ra từ đó có tác dụng giáo dục rất sâu sắc đối với em.
Đề 5:Nừu là ngời chứng kiến cảnh lão Hạc sang kể chuyện bán chó với ông giáo (trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao)thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó nh thế nào?
*Lưu ý: 
- Chỉ cần ghi lại đoạn lão Hạc sang nhà ông giáo kể lại chuyện mình bán cậu vàng,tránh sa vào việc kể lại toàn bộ chuyện Lão Hạc.Người viết xưng “tôi” và có mặt trong câu chuyện nh một ngời thứ ba, ngoài lão Hạc và ông giáo.
- Sự việc và nhân vật trong đoạn truyện này của Nam Cao đã có sẵnvới đầy đủ các yếu tốtự sự, miêu tả , biểu cảm.Ngời viết chỉ cần thêm nhân vật tôI và kể lại đoạn truyện này.Sau đó phát biểu những suy nghĩ của bản thân về câu chuyện và các nhân vật trong đó(về ông giáo, về lão Hạc)
1.Mở bài:
- Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo
- Lão Hạc rất nghèo, con trai đI làm ăn xa, chỉ có chú chó vàng làm bạn.Sau trận ốm kéo dài, lão không kiếm đợc việc làm nênchẳng có gì mà ăn qua ngày.
-Lão quyết định bán con chó vàng, sau đó sang gặp ông giáo kể chuyện bán chó.
2.Thân bài: Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ giữa lão Hạc và ông giáo
-Lão Hạc sang nhà ông giáo với vẻ mặt đau khổ.
- Lão kể lại việc mình vừa bán con chó cho ông giáo nghe, rồi tự trách mình đã lừa con chó
- Ông giáo an ủi lão, cố làm cho lão vui
- Lão nhờ ông giáo 2 việc: Thứ nhất là giữ hộ mảnh vờn, chờ con trai lão về thì giao lại; Thứ hai là gửi ông giáo ít tiền, nếu lão chết thì ông giáo đứng ra lo liệu giúp
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em
-Lão Hạc là ngời cha rất thơng con và giàu đức hi sinh
- Số phận hẩm hiu của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trớc cách mạng tháng Tám. 
Phần II: ôn tập phương pháp cảm thụ
tác phẩm văn học
A/ Ôn tập lý thuyết
1.Thế nào là cảm thụ văn học.
- Cảm thụ văn học là một trong những thao tác quan trọng trong việc tiếp thu các giá trị của tác phẩm.
- Đó là sự phân tích, nhận xét đánh giá, bình luận về giá trị của tác phẩm để làm nổi bật cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
2. Phương pháp cảm thụ văn - Khai thác nghệ thuật ngôn từ.
- Chú ý các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, những từ ngữ giàu sức biểu cảm.
- Rút ra nội dung phản ánh.
- Nhận xét sâu sắc về tác gỉ và giá trị của tác phẩm.
a) Mở bài:
GV lấy ví dụ để phân tích minh hoạ: phân tích 1 đoạn trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. 
- Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
b) Thân bài:
- Khái quát giá trị đoạn trích.
c) Kết bài:
- ấn tượng, cảm nghĩ của em.
- Lời dẫn, khái quát nội dung phản ánh.
- Trích dẫn đoạn trích.
- Phân tích nghệ thuật, từ ngữ, hình ảnh đặc sắc.
- Rút ra nội dung
- Nêu những nhận xét, đánh giá của bản thân về tác giả, tác phẩm, nhân vật.
- Khẳng định giá trị của đoạn trích.
- Rút ra bài học cho bản thân.
B/ Luyện tập
Đề 1: Cho đoạn văn sau: Lão cố làm ra vui vẻ. Nhng trông lão cời nh mếu và đôi mắt lão ầng ậc nớc..Lão hu hu khóc. rũ rợi, quần áo xộc xệch..Cái chết thật là dữ dội..
 ( Lão Hạc- Nam Cao)
Đề 2: Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: "Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc..."
GV cho đề bài và hướng dẫn, gợi ý để HS làm bài tập.
Yêu cầu:
- Giới thiệu được tác giả Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc
- Cảm xúc, ấn tượng chung của em về đoạn văn.
- Nghệ thuật:
+ Từ ngữ tinh tế nhạy cảm, đặc sắc: từ tượng hình, tượng thanh, động từ ( Mặt co rúm, vết nhăn xô lại, đầu ngoẹo, miệng móm mém, mếu, khóc,... )
+ Ngôn ngữ miêu tả gợi cảm
- Nội dung:
+ Khắc hoạ sinh động hình ảnh lão Hạc tội nghiệp, khốn khổ và tâm trạng đau khổ tột cùng của lão vì đã trót lừa một con chó
+ Qua đó thấy được sự đồng cảm xót thương của tác giả
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích.
Yêu cầu:
- Học sinh nắm được tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.
- Vị trí đoạn văn cảm xúc chung, nghệ thuật và nội dung đoạn văn.
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Sử dụng các từ ngữ tinh tế đặc sắc nh từ tượng hình, động từ mạnh: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, ...
+ Ngôn ngữ giàu sức gợi hình, gợi tả.
+ Giọng văn hay, ngỗ nghịch
- Nội dung: 
+ Miêu tả cái chết của lão Hạc thật dữ dội, kinh hoàng một cái chết đau đớn về thể xác nhng thanh thản về tâm hồn.
+ Qua đó thấy đợc thái độ, tình cảm của tác giả.
- Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật đoạn trích.
Đề 3: Cảm nhận của em về đoạn văn: "Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửathét trói vợ chồng kẻ thiếu su.
 ( Tắt đèn- Ngô Tất Tố)
Yêu cầu:
- Nắm được tác giả Ngô Tất Tố và đoạn trích Tức nớc vỡ bờ.
- ấn tợng, cảm xúc của em về đoạn văn.
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Chỉ ra biện pháp nghệ thuật đặc sắc đợc sử dụng trong đoạn văn nh các động từ mạnh: nghiến, trói, xem, túm, dúi,.. 
+ Ngôn ngữ miêu tả đặc sắc.
- Nội dung:
+ Chị Dậu là ngời phụ nữ khoẻ mạnh, có tinh thần phản kháng quyết liệt, yêu chồng, thơng con, không khuất phục trớc bạo lực, cờng quyền.
+ Qua đó ta thấy đợc thái độ, tình cảm của tác giả: lên tiếng bênh vực ngời phụ nữ, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của họ.
+ Chị Dậu là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho ngời phụ nữ Việt Nam.
Đề 4: Cảm nhận của em về đoan văn sau: "Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng ... thơm tho lạ thờng ... ”
 ( Trong lòng mẹ Nguyên Hồng )
* Yêu cầu:
- Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng và tập hồi ký Những ngày thơ ấu
- Nêu vị trí và khái quát các giá trị của đoạn văn.
- Nghệ thuật:
+ Miêu tả một cách tỉ mỉ và tinh tế: gơng mặt mẹ ngời sáng, đôi mắt trong và nớc da mịn màng, hơi quần áo, hơi thở thơm tho
+ Tất cả thể hiện cảm giác sung sớng đến cực điểm của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ.
- Nội dung: diễn tả cảm giác sung sướng, niềm hạnh phúc vô bờ bến của bé Hồng khi ngồi trong lòng mẹ. Từ đó thấy được tình mẫu tử vừa dịu dàng vừa mãnh liệt
Phần III: Luyện tập tổng hợp
I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức: HS nắm được
- Khái niệm thế nào là câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật. Cách nhận biết các loại câu trên.
- Nắm được nội dung, nghệ thuật các tác phẩm Nhớ rừng, Quê hương, Khi con tu hú
- Phương pháp viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh, nắm được thuyết minh về phương pháp( cách làm) và thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
2. Về kĩ năng:
- HS biết sử dụng các loại câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật trong nói và viết.
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc của các tác phẩm thơ hiện đại.
- Biết cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh, phương pháp là văn thuyết minh về cách làm và danh lam thắng cảnh.
3. Tích hợp giữa Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn.
4. Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác, tình yêu quê hương đất nước.
II/ Chuẩn bị:
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
Phần tiếng việt
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV cho HS phân tích ngữ liệu mẫu trong SGK/ 11.
? Câu nghi vấn có đặc điểm gì? Nêu chức năng của câu nghi vấn?
- Câu nghi vấn là câu có những từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,.. hoặc có từ hay.
- Chức năng chính dùng để hỏi
GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK.
? Nêu yêu cầu bài tập?
- Yêu cầu: xác định câu nghi vấn
- Gợi ý:
a) Chị khất tiền sưu đề chiều mai phải không?
b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
c) Văn là gì?...Chương là gì?
d) Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?
Đùa trò gì? Hừ..hừ..cái gì thế?
GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK.
? Nêu yêu cầu bài tập?
- Yêu cầu: căn cứ xác định câu nghi vấn, từ thay thế
- Gợi ý: Căn cứ vào từ hay nên ta biết được đó là câu nghi vấn
Không thay từ hay bằng từ được vì nó dễ lẫn với câu ghép mà các vế câu có quan hệ lựa chọn.
- Gợi ý: Không thể đặt dấu chấm hỏi sau các câu vì cả 4 câu đều không phải là câu nghi vấn.
GV hướng dẫn HS làm các bài tập còn lại. Ngoài ra có thể cho thêm bài tập để HS luyện tập
GV cho HS phân tích ngữ liệu mẫu trong SGK/ 30.
? Câu cầu khiến có đặc điểm gì? Nêu chức năng của câu cầu khiến?
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,.. hay ngữ điệu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
- Câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, có thể bằng dấu chấm.
GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK.
? Nêu yêu cầu bài tập?
- Yêu cầu: đặc điểm hình thức để xác định câu cầu khiến, thử thêm, bớt, thay đổi chủ ngữ?
- Gợi ý:
a) Nhớ có từ hãy, câu này thiếu CN, có thể thêm CN là con.
b) Nhờ từ đi, có thể bớt CN là ông giáo câu nói sẽ kém lịch sự.
c) Nhờ từ đừng, có thể thay CN chúng ta bằng các anh thí ý nghĩa của câu bị thay đổi.
- Gợi ý: HS làm tương tự như bài tập 1.
GV hướng dẫn HS làm bài tập
- Giống nhau: đều là câu cầu khiến có từ hãy.
- Khác:
a) Vắng chủ ngữ, có ý nghĩa mang tính chất ra lệnh.
b) Có CN thầy em có tính chất khích lệ, động viên.
GV hướng dẫn HS làm các bài tập còn lại. Ngoài ra có thể cho thêm bài tập để HS luyện tập
GV cho HS phân tích ngữ liệu mẫu trong SGK/43,45
? Câu cảm thán, câu trần thuật có đặc điểm gì? Nêu chức năng?
- Câu cảm thán là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi,.. dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.
- Câu trần thuật dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả hoặc để đề nghị, yêu cầu, bộc lộ cảm xúc.
GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK.
? Nêu yêu cầu bài tập?
- Yêu cầu: xác định câu cảm thán.
- Gợi ý: Than ôi! Lo thay! Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! Chao ôi,..
GV hướng dẫn HS làm
a) Lời than thân của người nông dân xưa.
b) Lời than thân của người chinh phụ xưa. 
c) Tâm trạng bế tắc của thi nhân trước cách mạng.
c) Nỗi ân hận của Dế Mèn trước cái chết của DC.
? Nêu yêu cầu bài tập?
- Yêu cầu: xác định câu trần thuật.
- Gợi ý:
a) Câu 1 dùng để kể, câu 2 bộc lộ tình cảm, cảm xúc, câu 3 bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
b) Câu 1 để kể, câu 2, 3, 4 dùng để bộc lộ cảm xúc.
GV hướng dẫn HS làm
- Nguyên tác và dịch nghĩa là hai câu nghi vấn: biết làm thế nào?
- Dịch thơ lại là câu trần thuật.
- Gợi ý:
a) Câu cầu khiến dùng để ra lệnh
b) Câu nghi vấn mang tính chất đề nghị nhẹ nhàng.
c) Câu trấn thuật mang tính chất đề nghị nhẹ nhàng.
Nhận xét: ba câu trên khác nhau về kiểu câu nhưng có chức năng giống nhau.
I. Câu nghi vấn:
1. Đặc điểm hình thức và chức năng chính:
2. Luyện tập:
a. Bài tập 1/ 11- 12:
b. Bài tập 2/ 12:
c. Bài tập 3/ 12:
II. Câu cầu khiến:
1. Đặc điểm hình thức và chức năng chính:
2. Luyện tập:
a. Bài tập 1/ 31:
b. Bài tập 2/ 32:
c. Bài tập 3/ 32:
III. Câu cảm thán, câu trần thuật:
1. Đặc điểm hình thức và chức năng chính:
2. Luyện tập:
a. Bài tập 1/ 44:
b. Bài tập 2/ 44, 45:
c. Bài tập 1/ 46:
d. Bài tập 2/ 47:
e. Bài tập 3/ 47:
Phần văn
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV yêu cầu HS nhắc lại những nét chính về tác giả hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, bố cục và phương thức biểu đạt của văn bản.
? Tình thế con hổ được miêu tả như thế nào?
- Bị giam cầm mất tự do, tâm trạng uất ức, bất lực, ngao ngán.
GV nhấn mạnh việc dùng các động từ mạnh để diễn tả.
? Nhớ về quá khứ con hổ nhớ những gì? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
- Nhớ cảnh núi rừng thiên nhiên hùng vĩ, lúc đó con hổ xuất hiện với tư thế đường hoàng. oai phong lẫm liệt,..
- Sử dụng hàng loạt động từ, tính từ, danh từ, ngôn ngữ giàu chất tạo hình,.. giọng thơ hào hứng, bay bổng, buồn thương, nuối tiếc.
? Cảnh vật có gì đổi khác so với đoạn trên?
- Cảnh không hùng vĩ bí hiểm mà tầm thường, giả dối
GV khái quát: đó còn là cảnh tù túng, giả tạo của xã hội thực dân nửa phong kiến.
GV khái quát những thành công về nội dung và nghệ thuật bài thơ.
Gợi ý: Bởi vì nó phù hợp với cảm hứng và bút pháp lãng mạn. Hơn nữa, nói xa xôi bóng gió thể hiện nhân cách cao thượng, ước mơ cao đẹp, nỗi buồn thực tại của thanh niên tiểu tư sản VN trong những năm 30 của thế kỷ XX.
GV yêu cầu HS nhắc lại những nét chính về tác giả hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, bố cục và phương thức biểu đạt của văn bản.
? Cảnh dân chài đánh cá được miêu tả ntn? Có những hình ảnh nào em chú ý hơn cả?
- Con thuyền được so sánh với con tuấn mã, với các tính từ hăng, động từ phăng, vượt diễn tả sự dũng mãnh của con thuyền.
- Cánh buồm được so sánh với mảnh hồn làng thật lãng mạn, lớn lao, thiêng liêng, thơ mộng, hùng tráng. Đó là biểu tượng của linh hồn làng chài, sự mạnh khoẻ, vô tư của người dân làng chài.
GV gợi dẫn HS tìm hiểu hình ảnh người dân chài và con thuyền về bến được miêu tả ntn?
? Nhớ về làng, nhà thơ nhớ những gì?
- Hình ảnh con thuyền, cánh buồm, màu nước, màu trời, con cá.Tác giả nhớ nhất là mùi nồng mặn- mùi vị đặc trưng của quê hương mình
GV khái quát những thành công về nội dung và nghệ thuật bài thơ.
Cảm nhận đoạn thơ:
“ Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.”
Chú ý những từ ngữ giàu sức biểu cảm, những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ.
GV yêu cầu HS nhắc lại những nét chính về tác giả hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, bố cục và phương thức biểu đạt của văn bản.
? Khung cảnh mùa hè được miêu tả ntn? Qua đó em có cảm nhận gì về tâm hồn người chiến sĩ trẻ?
- Tiếng ve râm ran, vườn xanh râm mát bóng cây, cánh đồng lúa chiêm chín vàng, trái cây đang chín dần, bầu trời cao trong xanh với tiếng sáo diều, nắng vằng rực rỡ. Cảnh thật trẻ trung rộn rã đầy sức sống.
- Nhà thơ có tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát tự do
? Tâm trạng người tù ntn? Nhận xét cách thể hiện của nhà thơ?
- Tâm trạng u uất, ngột ngạt, bức bí, đầy đau khổ
- Sử dụng các động từ mạnh, hình ảnh tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ.
GV yêu cầu HS khái quát những thành công về nội dung và nghệ thuật bài thơ.
Cảm nhận bức tranh mùa hè qua 6 câu thơ đầu
Chú ý: các sự vật, màu sắc, âm thanh, các danh từ, tính từ làm toát lên bức tranh rộn rã, trẻ trung, đầy sức sống
I. Nhớ rừng ( Thế Lữ)
1. Tâm trạng của con hổ khi ở trong cũi sắt vườn bách thú:
2. Nhớ tiếc quá khứ:
3. Thực tại tầm thường giả dối:
* Tổng kết: Ghi nhớ.
* Luyện tập:
Tại sao tác giả không nói thẳng cảm xúc, tâm trạng của mình mà lại mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
II/ Quê hương ( Tế Hanh).
1. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá:
2. Cảnh thuyền cá về bến:
3. Nỗi nhớ làng quê biển:
* Tổng kết: Ghi nhớ.
* Luyện tập:
III. Khi con tu hú( Tố Hữu)
1. Bức tranh mùa hè:
2. Tâm trạng người tù:
* Tổng kết: Ghi nhớ.
* Luyện tập:
Phần tập làm văn
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
? Khi viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh cần chú ý điều gì?
- Cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn.
- Khi viết chú ý chủ đề của đoạn, các ý trong đoạn nên sắp xếp theo thứ tự hợp lí, lô gíc.
GV hướng dẫn, yêu cầu HS làm bài tập sau: Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn “ Giới thiệu trường em”.
? Nêu yêu cầu bài thuyết minh về phương pháp( cách làm)
- Phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp, cách làm đó
- Cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
- Lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng.
GV hướng dẫn HS làm bài.
- Mở bài: khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó.
- Thân bài: Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo các bộ phận, cách sử dụng,
- Kết bài: những điều cần lưu ý khi lựa chọn để mua, khi sử dụng, khi gặp sự cố cần sửa chữa.
? Nêu yêu cầu bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh
- Phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người biết về nơi ấy.
- Bài viết có bố cục đủ 3 phần, có kèm theo miêu tả, bình luận, đảm bảo độ tin cậy
- Lời văn chính xác và biểu cảm.
GV hướng dẫn HS làm bài.
- Mở bài: Vị trí và ý nghĩa văn hoá lịch sử, xã hội của danh lam đối với quê hương đất nước.
- Thân bài: 
+ Vị trí địa lí, quá trình hình thành, phát triển, định hình, tu tạo trong quá trình lịch sử cho đến ngày nay.
+ Cấu trúc, quy mô từng khối, từng mặt, từng phần.
+ Sơ lược thần tích.
+ Hiện vật trưng bày, thờ cúng.
+ Phong tục lễ hội.
- Kết bài: thái độ, tình cảm với danh lam.
Trên cơ sở dàn ý chung, HS vận dụng sáng tạo để làm các đề bài cụ thể
I. Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh:
II. Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm).
1- Lý thuyết:
2- Thực hành:
Đề bài: Hãy thuyết minh về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
III. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh:
1- Lý thuyết:
2- Thực hành:
Giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở quê hương.
IV/ Củng cố:
- Sau mỗi buổi dạy GV nhắc lại các đơn vị kiến thức cơ bản
- Cho bài tập về nhà để HS làm, khắc sâu kiến thức và rèn kỹ năng.
V/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Dặn dò HS học và làm bài tập ở nhà.
- Kế hoạch học ở tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap Ngu van 8(4).doc