Ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12

Ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12

Câu 1: Nêu xuất xứ hoàn cảnh ra đời và tóm tắt truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài?

1) Xuất xứ-hoàn cảnh ra đời:

+ Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955. VCAP gồm hai phần. Đoạn trích trong SGK là phần một.

+ Là kết quả chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952 của Tô Hoài.

2) Tóm tắt: Cần đảm bảo một số ý chính:

+ Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc, bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.

+ Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".

+ Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà.

+ Vì bất bình, A Phủ đã đánh A Sử nên bị bắt, bị phạt vạ và trở thành đứa ở trừ nợ cho nhà Thống lí.

+ Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết.

+ Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa.

+ Mị và A Phủthành vợ chồng, được giác ngộ, trở thành du kích.

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ CHỒNG A PHỦ (trích)
 - Tô Hoài - 
Câu 1: Nêu xuất xứ hoàn cảnh ra đời và tóm tắt truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài?
1) Xuất xứ-hoàn cảnh ra đời: 
+ Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955. VCAP gồm hai phần. Đoạn trích trong SGK là phần một.
+ Là kết quả chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952 của Tô Hoài.
2) Tóm tắt: Cần đảm bảo một số ý chính:
+ Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc, bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.
+ Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".
+ Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà..
+ Vì bất bình, A Phủ đã đánh A Sử nên bị bắt, bị phạt vạ và trở thành đứa ở trừ nợ cho nhà Thống lí.
+ Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết.
+ Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa.
+ Mị và A Phủthành vợ chồng, được giác ngộ, trở thành du kích.
Câu 2: Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm
1) Giá trị hiện thực:
- Bức tranh chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo miền núi Tây Bắc- một thành công có ý nghĩa khai phá của Tô Hoài ở đề tài miền núi.
- Bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi: khắc nghiệt, tàn ác với những cảnh tượng hãi hùng như địa ngục giữa trần gian.
2) Giá trị nhân đạo:
- Yêu thương, đồng cảm sâu sắc với số phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước CM.
- Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị
- Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng CM của nhân dân Tây Bắc.
Câu 3: Nêu ý nghĩa của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài?
- Tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến;
- Thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi;
- Phản ánh con đường giải phóng và ca ngợi vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.
	Luyện tập:	
Đề: Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài . (Ngữ văn 12, tập II) 
a) Cách giới thiệu n/vật Mị của tác giả: 
 "Ai ở xa về " 
+ Mị xuất hiện không phải ở phía chân dung ngoại hình mà ở phía thân phận- một thân phận quá nghiệt ngã- một con người bị xếp lẫn với những vật vô tri giác (tảng đá, tàu ngựa,)- một thân phận đau khổ, éo le.
+ Mị không nói, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Người đàn bà ấy bị cầm tù trong ngục thất tinh thần, nơi lui vào lui ra chỉ là "một căn buồng kín mít chỉ có một chiếc cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay". Đã bao năm rồi, người đàn bà ấy chẳng biết đến mùa xuân, chẳng đi chơi Tết
+ "Sống lâu trong cái khổ Mị cũng đã quen rồi", "Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa", Mị chỉ "cúi mặt, không nghĩ ngợi", chỉ "nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau". Mị không còn ý thức được về thời gian, tuổi tác và cuộc sống. Mị sống như một cỗ máy, một thói quen vô thức. Mị vô cảm, không tình yêu, không khát vọng, thậm chí không còn biết đến khổ đau. Điều đó có sức ám ảnh đối với độc giả, gieo vào lòng người những nỗi xót thương.
b) Mị - một sức sống tiềm tàng:
+ Nhưng đâu đó trong cõi sâu tâm hồn người đàn bà câm lặng và cơ cực, khổ đau ấy vẫn tiềm ẩn một cô Mị ngày xưa, một cô Mị trẻ đẹp như đóa hoa rừng đầy sức sống, một người con gái trẻ trung, hiếu thảo. Ngày ấy, tâm hồn yêu đời của Mị gửi vào tiếng sáo "Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo". 
+ Ở Mị, khát vọng tình yêu tự do luôn luôn mãnh liệt. Nếu không bị bắt làm con dâu gạt nợ, khát vọng của Mị sẽ thành hiện thực bởi "trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị". Mị đã từng hồi hộp khi nghe tiếng gõ cửa của người yêu. Mị đã bước theo khát vọng của tinh yêu nhưng không ngờ sớm rơi vào cạm bẫy.
+ Bị bắt về nhà Thống lí, Mị định tự tử. Mị tìm đến cái chết chính là cách phản kháng duy nhất của một con người có sức sống tiềm tàng mà không thể làm khác trong hoàn cảnh ấy. "Mấy tháng ròng đêm nào Mị cũng khóc", Mị trốn về nhà cầm theo một nắm lá ngón. Chính khát vọng được sống một cuộc sống đúng nghĩa của nó khiến Mị không muốn chấp nhận cuộc sống bị chà đạp, lầm than, tủi cực, bị đối xử bất công như một con vật. 
+ Tất cả những phẩm chất trên đây là tiền đề cho sự trỗi dậy của Mị sau này. Nhà văn miêu tả những tố chất này ở Mị khiến cho câu chuyện phát triển theo một lô gích tự nhiên. Chế độ phong kiến nghiệt ngã cùng với tư tưởng thần quyền có thể giết chết mọi ước mơ, khát vọng, làm tê liệt cả ý thức lẫn cảm xúc con người nhưng từ trong sâu thẳm, cái bản chất người vẫn luôn tiềm ẩn và chắc chắn nếu có cơ hội sẽ thức dậy, bừng lên.
c) M ị - sự trỗi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc: 
+ Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị:
- "Những chiếc váy hoa đó đem phơi trên mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ, hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau, đỏ thậm rồi sang màu tím man mác". 
- "Đám trẻ đợi Tết chơi quay cười ầm trên sàn chơi trước nhà" cũng có những tác động nhất định đến tâm lí của Mị. 
- Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát vọng sống của Mị trỗi dậy. "Mị đã lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một". Mị vừa như uống cho hả giận vừa như uống hận, nuốt hận. Hơi men đó dẫu tâm hồn Mị theo tiếng sáo.
 - Tiếng sáo có một vai trò đặc biệt quan trọng.: 
* "Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bồi hồi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hỏt của người đang thổi". "Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác". 
* "Tiếng sáo gọi bạn cứ thiết tha, bồi hồi", "ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo", "tai Mị vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng", "mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường", "Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi", "trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo", 
* Tô Hoài đã miêu tả tiếng sáo như một dụng ý nghệ thuật để lay tỉnh tâm hồn Mị. Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do, đã theo sát diễn biến tâm trạng Mị, là ngọn gió thổi bừng lên đốm lửa tưởng đã nguội tắt. Thoạt tiên, tiếng sáo còn "lấp lú", "lửng lơ" đầu núi, ngoài đường. Sau đó, tiếng sáo ấy thâm nhập vào thế giới nội tâm của Mị và cuối cùng nó trở thành lời mời gọi tha thiết để rồi tâm hồn Mị bay theo. 
+ Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân:
- Phản ứng đầu tiên của Mị là: "nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết". Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. Những giọt nước mắt tưởng đã cạn kiệt vì đau khổ đã lại có thể lăn dài. 
- Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại "Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước". "Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi". 
- Từ những sôi sục trong tâm tư đó dẫn Mị tới hành động "lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu". Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình. 
- Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị "quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách".
- Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói, tiếng sáo vẫn đang dẫn tâm hồn Mị "đi theo những cuộc chơi, những đám chơi". 
=> Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt- hiện thực phũ phàng khiến cho sức sống ở Mị càng thêm phần dữ dội. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu một tư tưởng: sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp. bị trói chặt vẫn không thể chết mà luôn luôn âm ỉ, chỉ gặp dịp là bùng lên.
d) Mị - trước cảnh A Phủ bị trói:
+ Ban đầu, Mị hoàn toàn vô cảm: "Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay". 
+ Thế rồi, "Mị lé mắt trông sang thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hỏm má đá xạm đen lại của A Phủ". Giọt nước mắt tuyệt vọng của A Phủ đó giúp Mị nhớ lại mình, nhận ra mình, xót xa cho mình. Thương người và thương mình đồng thời nhận ra tất cả sự tàn ác của nhà Thống lí, tất cả đã khiến cho hành động của Mị mang tính tất yếu.
+ Tất nhiên, Mị cũng rất lo lắng, hoảng sợ. Mị sợ mình bị trói thay vào cái cọc ấy, "phải chết trên cái cọc ấy". Khi đã chạy theo A Phủ, cái ý nghĩ ấy vẫn còn đuổi theo Mị: "ở đây thì chết mất". Nỗi lo lắng của Mị cũng là một khía cạnh của lòng ham sống, nó đã tiếp thêm cho Mị sức mạnh vùng thoát khỏi số phận mình.
e) Kết luận về n/v Mị:
Mị là cô gái trẻ đẹp, bị đẩy vào tình cảnh bi đát, triền miên trong kiếp sống nô lệ, Mị dần dần bị tê liệt. Nhưng trong Mị vẫn tiềm tàng sức sống. Sức sống ấy trỗi dậy, cho Mị sức mạnh dẫn tới hành động quyết liệt, táo bạo. Điều đó cho thấy Mị là cô gái có đời sống nội tâm âm thầm mà mạnh mẽ. 
Nhà văn đã dày công miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Mị. Qua đó để thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, lớn lao../.
HÌNH ẢNH MỊ VÀ APHỦ TRONG PHIM “VỢ CHỒNG A PHỦ”
VỢ NHẶT (trích)
- Kim Lân -
Câu 1: Trình bày xuất xứ - hoàn cảnh ra đời , và tóm tắt truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân?
1) Xuất xứ : Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962).
2) Hoàn cảnh sáng tác: Truyện viết về bối cảnh xã hội Việt Nam năm 1945:
 Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên tháng 3 năm 1945, nạn đói khủng khiếp đã diễn ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Kim Lân viết tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nhưng sau đó bị thất lạc bản thảo. Đến khi hoà bình lập lại ở Miền Bắc năm 1954, dựa vào một chương trong tiểu thuyết ấy, Kim Lân viết lại thành truyện ngắn “Vợ nhặt” .
3)Tóm tắt cốt truyện với những chi tiết chính:
+ Tràng là một thanh niên nghèo ở xóm ngụ cư với mẹ già, làm nghề kéo xe thuê. 
+ Trong nạn đói, một lần kéo thóc lên tỉnh, anh gặp một người con gái ngồi lượm thóc ở nhà kho. Qua vài câu đưa đẩy, họ quen nhau.Thời gian sau anh gặp lại cô gái nhưng đói rách tả tơi thảm thương. Tràng đãi cô ta một bữa bốn bát bánh đúc và chỉ một câu nói đùa của Tràng mà cô sẵn sàng theo anh về làm vợ. 
+ Tràng đưa vợ về nhà trong sự ngỡ ngàng của dân xóm ngụ cư cũng như sự ngạc nhiên buồn tủi của bà cụ Tứ- mẹ Tràng. Nhưng khi hiểu ra, thương xót cho hoàn cảnh của mình, của Tràng và cả người đàn bà ấy, bà đã vui vẻ chấp nhận con dâu mới. 
+ Đêm tân hôn của Tràng diễn ra trong không khí tái tê của nạn đói. Hôm sau, căn nhà thay đổi hẳn dưới bàn tay quét dọn của hai người đàn bà. Riêng Tràng, anh cảm thấy mình “nên người”, thấy gắn bó và có trách nhiệm hơn với gia đình. 
+ Bữa cơm ngày cưới có tiếng cười và cả sự hiện diện của nạn đói qua niêu cháo lõng bõng và nồi “chè khoán”, miếng cám chát đắng nhưng họ cùng hướng về cuộc đổi ...  hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít nhất từng theo đuổi một lần trong ./.
NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC (trích)
 -Trần Đình Hượu- 
Câu 1. Nêu vài nét về tác giả Trần Đình Hượu?
a) Tiểu sử:
- Trần Đình Hượu (1926- 1995) 
- Quê: xã Võ Liệt – Thanh Chương- Nghệ An.
- Là nhà nghiên cứu lịch sử, văn học Việt Nam trung cận đại 
- Là một chuyên gia về các vấn đề văn hóa, tư tưởng Việt Nam.
- Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, tư tưởng có giá trị.
b) Các tác phẩm chính:
+ Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900- 1930.
+ Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại(1995)
+ Đến hiện đại từ truyền thống(1994)
+ Các bài giảng về tư tưởng phương đông(2001)....
-> Năm 2000, ông được Nhà nước tặng giải thưởng về khoa học-công nghệ.
Câu 2.: Nêu vị trí , bố cục và nội dung cơ bản của văn bản “Nhìn về vốn văn hoá dân tộc” của Trần Đình Hượu?
a) Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích từ phần II trong cuốn “Đến hiện đại từ truyền thống”.
b) Bố cục: 3 phần:
 + Đầuvới nó: Đặt vấn đề.
 + Tiếp của đô thị: Nhận xét nền văn hóa Việt Nam trong mối quan hệ tổng thể với nền văn hóa các dân tộc trên thế giới.
 + Còn lại: Đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam.
c) Nội dung cơ bản:
 - Tiến hành một sự phân tích, đánh giá khoa học đối với những đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam:
+ Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là: "thiết thực, linh hoạt, dung hòa".
+ Thế mạnh của văn hóa truyền thống là tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, những con người hiền lành, tình nghĩa, sống có văn hóa trên một cái nền nhân bản.
+ Hạn chế của nền văn hóa truyền thống là không có khát vọng và sáng tạo lớn trong cuộc sống, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người, trí tuệ không được đề cao.
 - Cái đích xa mà tác giả hướng đến: góp phần xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển hiện thời.
Kiến thức cần nhớ:
I/ Tìm hiểu văn bản:
 1) Khái niệm về vốn văn hoá:
 Theo từ điển tiếng việt: Văn hoá là “tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”(ta thường nói: văn hóa ẩm thực, văn hoá mặc, văn hoá ứng xử, văn hoá đọc...)
 2) Các vấn đề đoạn trích nêu lên, thái độ của tác giả:
- Vấn đề: Đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam.
- Thái độ: Điềm tĩnh, khách quan, phân tích, đánh giá có khoa học.
- Mục đích: 
 + Góp phần xây dựng chiến lược phát triển mới cho đất nước. 
 + Đưa đất nước thoát tình trạng đói nghéo, lạc hậu, kém phát triển như hiện nay.
I/ Hệ thống lập luận: Đặc điểm cuả vốn văn hoá.
 1.Quan niệm sống, lí tưởng, cái đẹp:
 *Quan niệm sống:
+ Coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia.
+ Ý thức cá nhân và sở hữu không phát triển cao.
+ Mong ước: thái bình, an cư lạc nghiệp, đông con nhiều cháu.
 ->Thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường hơn người.
 * Quan niệm về lí tưởng sống:
+ Chuộng con người hiền lành, tình nghĩa.
+ Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng.
+ Tâm trí dân có bụt (cứu giúp), có thần (uy linh bảo quốc hộ dân).
+ Ca tụng sự khôn khéo (ăn cỗ đi trước lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn). Những cái khác bản thân: không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng.
 * Quan niệm về cái đẹp:
+ Không háo hức tráng lệ, huy hoàng.
+ Không say mê huyền ảo, kì vĩ.
+ Màu sắc: Chuộng dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ.
+ Quy mô: Chuộng vừa khéo, xinh vừa phải.
+ Giao tiếp: Chuộng hợp tình, hợp lí.
+ Ăn mặc: Không chuộng sự cầu kì.
-> Hướng vào vẻ đẹp dịu dàng, thanh lich, duyên dáng, quy mô vừa phải.
=>Kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, thực tế nhiều khó khăn, bất trắc của nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu.
 *Con người Việt Nam:
- Chuộng thiết thực hơn mơ mộng
- Khi gặp khó khăn, bất trắc trong cuộc sống thì biết linh hoạt, tìm cách tháo gỡ.
- Trong cuộc sống cộng đồng, làm ăn, giao tiếp thường có sự dung hoà với nhau
->Gương mặt của văn hoá Việt Nam trong quá khứ.
2. Đặc điểm nổi bật của nền văn hoá Việt Nam - thế mạnh và hạn chế:
 Quan niệm của tác giả trong các sáng tạo văn hoá của Việt Nam:
 Tinh thần chung văn hoá việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà.
=> Thế mạnh: Tạo ra cuộc sống thiết thực bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng thanh lịch sống có tình nghĩa, có văn hoá trên một cái nền nhân bản.
=> Hạn chế: 
- Quan niệm về lí tưởng (Không có khát vọng và sáng tạo lớn trong cuộc sống, không mong gì cao xa khác thường, hơn người. Trí tuệ không được đề cao).
-Văn hoá nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có kích thích của đô thị. Tế bào của xã hội là nông nghiệp nhỏ, đơn vị tổ chức xã hội là làng.
-> Đó là văn hoá người Việt, văn hoá vốn có từ lâu đời 
=> Còn nhiều khó khăn và bất trắc trong cuộc sống.
3. Tôn giáo và văn hoá truyền thống Việt Nam:
 Những ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo đến truyền thống văn hoá Việt Nam.
- Nho giáo
- Phật giáo
- Đạo giáo (Lão – Trang)
 Sàng lọc, tinh luyện tinh hoa cácTôn giáo để thành bản sắc của dân tộc mình.
 	 =>Giá trị văn hóa dân tộc.
4. Con đường hình thành bản sắc văn hoá dân tộc: 
 Vốn sẵn có + khả năng chiếm lĩnh + khả năng đồng hoá -> những giá trị văn hoá dân tộc./.
CÔNG THỨC LẬP DÀN Ý TỔNG QUÁT
CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
GIỚI – THÔNG - ĐỊNH
II/ PHẦN MỞ BÀI :
	+ GIỚI : Giới thiệu luận đề.
	+ THÔNG : Thông báo ngắn gọn, chính xác vấn đề nghị luận.
	+ ĐỊNH : Định hướng cho người đọc về nội dung sẽ trình bày ở phần thân bài.
II/ PHẦN THÂN BÀI : Xây dựng hệ thống câu hỏi và câu trả lời để tìm luận điểm (Chung cho cả hai mảng đề tài : Tư tưởng đạo lý&hiện tượng đời sống):
MỤC ĐÍCH
CÂU HỎI TÌM LUẬN ĐIỂM
+ Để giải thích
- Là gì ?
- Thế nào là... ?
- Nên hiểu....như thế nào ?
- Tại sao nói... ?
+ Để chứng minh, phân tích
- Căn cứ vào đâu... ?
- Trong thực tế cuộc sống(hoặc trong văn học), đã có trường hợp nào như thế ?
- Vì sao lại... ? 
- ...có thể tìm thấy ở đâu ?
- ...để làm gì ?
+ Để bình luận (bàn bạc, mở rộng)
- ...có tác dụng gì ?
- ...có ý nghĩa gì đối với cuộc sống ?
- ...mang đến thông điệp gì ?
- Làm thế nào để... ?
- Nội dung vấn đề đến nay còn giá trị?
- Trong xã hội hiện nay, ...ra sao ?
- Mọi người, nhất là Thanh niên-HS cần có suy nghĩ, hành động nhưng thế nào trước... ?
THÔNG – ĐÁNH - LIÊN
II/ PHẦN KẾT BÀI :
	+ THÔNG : Thông báo kết thúc bài viết.
+ ĐÁNH : Đánh giá vấn đề vừa nghị luận.
+ LIÊN : Liên tưởng, liên hệ
Cách làm mở bài thông dụng
1) Mở bài đúng, trúng và hay:
Nếu thời gian cho một bài Văn là 90 phút, bạn mất bao lâu để viết phần mở bài? Không ít bạn đã thú nhận: “Có khi mình mất gần tiết cho một cái mở bài”. Như vậy, thời gian còn lại để hoàn chỉnh phần thân bài và kết luận là điều không thể. Sau đây là một số phương pháp để có một mở bài đúng, trúng và hay mà không mất quá nhiều thời gian.
Trước hết cần hiểu về các khái niệm đúng, trúng và hay về phần mở bài. Một mở bài được xem là đúng khi nó nói được vấn đề đặt ra trong đề bài. Trúng là khi mở bài gọi tên chính xác vấn đề mà đề bài yêu cầu. Mở bài hay là khi nó kết được cả hai yếu tố đúng, trúng và đạt được sự lôi cuốn, gợi mở. Tùy vào dụng ý của người viết mà chúng ta có cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
Mở bài trực tiếp thường đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, không câu nệ câu chữ, ý tưởng nên thường nêu ra được vấn đề một cách trực tiếp nhất, rõ ràng nhất. Nhưng cũng chính điều đó dẫn đến sự hạn chế của một mở bài trực tiếp. Nó ít khi có được sự mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, khơi gợi mà một mở bài cần có và nên có. Bởi mở bài giống như một lời chào đầu tiên dành cho người đọc. Ngay từ lời chào đầu đã không hấp dẫn người đọc thì liệu người đọc có hứng khởi mà đi tiếp những phần tiếp theo không? Vì thế, chúng ta nên đầu tư một chút cho “lời chào” bằng cách mở bài gián tiếp. 
 Mở bài gián tiếp thường bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Từ đó người viết dẫn dắt một cách khéo léo và có liên kết đến vấn đề chính mà đề ra yêu cầu. Thường thì có 4 cách mở bài gián tiếp: Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập.
 Với mở bài theo lối diễn dịch các em nêu ra những ý kiến khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy. Chẳng hạn khi phân tích bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến), chúng ta sẽ bắt đầu bằng: “Đề tài mùa thu trong văn học xưa nay” 
Mở bài theo kiểu quy nạp tức là nêu lên những ý nhỏ, riêng, của vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới tổng hợp lại thành những ý lớn, chung của vấn đề cần nghị luận. 
Chúng ta có thể mở bài theo cách tương liên: Nêu lên một ý giống như ý trong đề rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận. Ý được nêu ra có thể là một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, một nhận định hoặc những chân lý phổ biến, những sự kiện nổi tiếng. 
Còn một cách nữa để có một mở bài gián tiếp đó là sử dụng phương pháp đối lập (phản đề). Người viết thường nêu lên những ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ để chuyển sang vấn đề cần nghị luận. Học sinh nào sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp này thì hiệu quả mang lại sẽ rất cao, gây được ấn tượng đối với người đọc. 
 2) Ba nguyên tắc làm mở bài: 
 Như đã nói, một mở bài hay trước hết phải là một mở bài đúng. Và đây là 3 nguyên tắc để có một mở bài đúng, hay mà vẫn không mất quá nhiều thời gian. Các bạn lưu ý nhé:
 	- Cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài. Nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý kiến thì phải dẫn lại nguyên văn ý kiến đó trong phần mở bài.
 	- Chỉ được phép nêu những ý khái quát, tuyệt đối không giảng giải minh họa hay nhận xét ý kiến trong phần mở bài bởi như thế là lấn sang phần thân bài.
 	- Để không quá tốn thời gian cho phần mở bài trong các kỳ thi quan trọng, các bạn có thể chuẩn bị sẵn một số hướng mở bài cho từng dạng đề. Chuẩn bị sẵn vài ý kiến nhận định của các nhà phê bình văn học về một số vấn đề lớn (VD: chủ đề nhân đạo, hiện thực trong các tác phẩm, trong từng giai đoạn) hoặc những nhận định chung về các tác phẩm, tác giả. Những tư liệu này sẽ là nguyên liệu sẵn có giúp bạn không phải lúng túng khi bắt đầu làm bài.
	Lưu ý: HS trung bình khá trở xuống, nên chọn cách mở bài gián tiếp.
 Mong rằng 4 phương pháp mở bài gián tiếp cùng những nguyên tắc trên sẽ giúp cho các bạn học sinh không còn gặp tình trạng “không biết bắt đầu từ đâu dù trong đầu có rất nhiều ý tưởng”. Chúc các bạn thành công trong các bài văn của mình, đặc biệt là mở bài phải đúng và cuốn hút đấy nhé!

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi TN.doc