Ôn thi Ngữ văn lớp 7 học kì I

Ôn thi Ngữ văn lớp 7 học kì I

A. Đọc – hiểu văn bản

* YÊU CẦU:

 Học thuộc các bài thơ, xem lại các văn bản là văn xuôi.

Nắm hoàn cảnh sáng tác.

 Nắm thể loại văn bản ( Khái niệm ca dao, dân ca – bài 3. Khái niệm thơ trữ tình trung đại – bài 5. Tùy bút – bài 14)

 Nắm tác giả.

 Nắm nội dung và nghệ thuật.

NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CÁC VĂN BẢN:

I. Ca dao, dân ca.

1. Những câu hát về tình cảm gia đình

 Nghệ thuật:

 So sánh, ẩn dụ, đối xứng.

 Giọng điệu ngọt ngào nhưng trang nghiêm.

 Thể thơ lục bát

 Nội dung:

Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi người.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi Ngữ văn lớp 7 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI NGỮ VĂN LỚP 7
HỌC KÌ I
&
A. Đọc – hiểu văn bản
* YÊU CẦU:
F Học thuộc các bài thơ, xem lại các văn bản là văn xuôi.
FNắm hoàn cảnh sáng tác.
F Nắm thể loại văn bản ( Khái niệm ca dao, dân ca – bài 3. Khái niệm thơ trữ tình trung đại – bài 5. Tùy bút – bài 14)
F Nắm tác giả.
F Nắm nội dung và nghệ thuật.
NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CÁC VĂN BẢN: 
I. Ca dao, dân ca.
1. Những câu hát về tình cảm gia đình
S Nghệ thuật:
F So sánh, ẩn dụ, đối xứng..
F Giọng điệu ngọt ngào nhưng trang nghiêm.
F Thể thơ lục bát
S Nội dung:
Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi người.
2. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
S Nghệ thuật:
FKết cấu lời hỏi đáp, chào mời..
FGiọng điệu tha thiết, tự hào.
FCấu tứ đa dạng, độc đáo.
FSử dụng thể thơ lục bát.
S Nội dung:
Ca dao bồi đắp thêm những tình cảm cao đẹp, lòng tự hào của con người đối với quê hương, đất nước thông qua những câu hỏi, lời mời, các bức tranh phong cảnh
3. Những câu hát than thân.
S Nghệ Thuật:
FSử dụng cách nói: thân có, thân em
FSử dụng thành ngữ: lên thác xuống ghềnh, gió dập sóng dồi
FSo sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
S Nội dung:
Với việc dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương nhằm thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay trong cuộc sống.
4. Những câu hát châm biếm
S Nghệ thuật:
FHình thức chế giễu
FCách nói hàm ý tạo nên tiếng cười châm biếm, hài hước.
S Nội dung:
Thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ về những thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
II. Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
1. Sông núi nước Nam. (Nam quốc sơn hà)- Lí thường kiệt
S Nghệ thuật:
FThể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.
FGiọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép
FDồn nén cảm xúc thiên về trình bày ý kiến.
S Nội dung:
Được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, bài thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước, thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc.
2. Phò giá về kinh ( tụng giá hoàn kinh sư)- Trần Quang Khải.
S Nghệ thuật:
FSử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc.
FHình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc.
S Nội dung:
Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời trần.
3. Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra ( thiên trường vãn vọng)- Trần Nhân Tông.
S Nghệ thuật:
FKết hợp giữa điệp ngữ và tiểu đối.
FNgôn ngữ miêu tả
FHình ảnh nên thơ, giản dị
S Nội dung:
Bài thơ thể hiện hồn thơ thắm thiết tình quê của vị vua anh minh, tài đức Trần Nhân Tông.
4. Bài ca côn sơn( côn sơn ca ) – Nguyễn Trãi
S Nghệ thuật:
FSử dụng từ xưng hô “ ta”
FĐan xen chi tiết tả cảnh và tả người.
FSo sánh, điệp ngữ.
FGiọng điệu nhẹ nhàng, êm ái.
S Nội dung:
Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của nhà thơ.
5. Sau phút chia li ( chinh phụ ngâm ) – Đặng Trần Côn
S Nghệ thuật:
FThể thơ song thất lục bát.
FTả tâm trạng buồn, cô đơn qua hình ảnh, địa danh có tính chất ước lệ, tượng trưng.
FĐiệp ngữ, đối, câu hỏi tu từ..
S Nội dung
Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. qua đó tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đoạn trích còn thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.
6. Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương
S Nghệ thuật:
FVận dụng điêu luyện quy tắc thơ đường luật.
FNgôn ngữ bình dị, gần với lời nói hàng ngày.
FHình ảnh nhiều tầng nghĩa.
S Nội dung:
Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết việt nam dưới thời phong kiến là ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.
7. Qua đèo ngang – bà huyện thanh quan.
S Nghệ thuật:
FThể thơ đường luật thất ngôn bát cú.
FBút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
FSử dụng từ láy, từ đồng âm.
FNghệ thuật đối.
S Nội dung:
Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh đèo ngang.
8. Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến.
S Nghệ thuật:
FTình huống khó xử, bất ngờ.
FVận dụng ngôn ngữ điêu luyện.
S Nội dung:
Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn đậm đà, thắm thiết qua giọng thơ hóm hỉnh, và quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa lớn cho cuộc sống con người hôm nay.
III. Các bài thơ trữ tình hiện đại.
1. Cảnh khuya – Hồ Chí Minh
S Nghệ thuật:
IThể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
IHình ảnh thơ lung linh, kì ảo.
ISo sánh, điệp ngữ.
S Nội dung:
Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật thơ HCM – sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
2. Rằm tháng giêng – HCM
S Nghệ thuật:
IThể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch viết theo thể thơ lục bát.
IĐiệp từ
ITừ ngữ gợi hình, biểu cảm.
S Nội dung: Bài thơ toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ-chiến sĩ HCM trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống pháp.
3. Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh
S Nghệ thuật:
ISử dụng có hiệu quả điệp ngữ tiếng gà trưa
IThể thơ 5 chữ
S Nội dung:
Bài thơ tràn ngập những kỉ niệm đẹp tuổi thơ và tình bà cháu làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.
4. Một thứ quà của lúa non – cốm. – Thạch Lam
S Nghệ thuật:
ILời văn trang trọng, giàu chất thơ.
INhiều chi tiết liên tưởng.
ILời văn xen kể và tả.
S Nội dung:
Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế, sâu sắc của tác giả về văn hóa và lối sống người Hà Nội.
5. Sài Gòn tôi yêu
S Nghệ thuật:
INgôn ngữ đậm màu sắc nam bộ.
ILối viết hóm hỉnh, trẻ trung.
S Nội dung:
Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết, bền chặt của tác giả về thành phố Sài Gòn qua sự gắn bó, am hiểu tận tường và cảm nhận tinh tế.
6. Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng
S Nghệ thuật:
ITừ ngữ, câu văn linh hoạt, giàu biểu cảm.
ISo sánh, liên tưởng phong phú.
S Nội dung:
Cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền bắc hiện lên trong nỗi nhớ người xa quê. Qua đó thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương.
IV. Thơ đường.
1. Xa ngắm thác núi lư ( vọng lư sơn bộc bố) – Lí bạch
S Nghệ thuật:
BKết hợp tài tình giữa cái thực và cái ảo.
BSo sánh, phóng đại.
BNgôn ngữ giàu hình ảnh.
BLiên tưởng, tưởng tượng.
S Nội dung:
Bài thơ khắc họa vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng, bay bổng của nhà thơ.
2. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( tĩnh dạ tứ ) – Lí bạch
S Nghệ thuật:
BHình ảnh gần gũi. Ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.
BBiện pháp đối.
S Nội dung:
Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê.
3. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( hồi hương ngẫu thư) – Hạ Tri Chương
S Nghệ thuật:
BSử dụng các yếu tố tự sự
BCấu tứ độc đáo.
BBiện pháp tiểu đối.
BGiọng điệu bi hài.
S Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương thắm thiết của một người xa quê lâu ngày. Qua đó ta thấy được tình quê hương là một trong những tình cảm thiêng liêng và lâu bền nhất của con người.
4. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Đỗ Phủ
S Nghệ thuật:
BBút pháp hiện thực, tái hiện lại những chi tiết, sự việc.
BKết hợp biểu cảm, tự sự, miêu tả.
S Nội dung: Bài thơ thể hiện sinh động nỗi khổ của bản thân, nhưng điều đặc biệt là lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong nghèo khổ cùng cực.
V. Văn bản nhật dụng
1. Cổng trường mở ra
S Nghệ thuật:
DHình thức tự bạch như dòng nhật ký.
DNgôn ngữ biểu cảm.
S Nội dung: Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
2. Mẹ tôi – Ét môn đô dơ A- mi-xi
S Nghệ thuật:
DSáng tạo hoàn cảnh: enrico mắc lỗi với mẹ.
DHình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục.
S Nội dung: Mẹ là người có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình. Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi người.
3. Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài
S Nghệ thuật: 
DXây dựng tình huống tâm lí.
DNgôi thứ nhất để kể chuyện.
DLời kể tự nhiên, theo trình tự sự việc.
S Nội dung: Tổ ấm gia đình là vô cùng quan trọng và quý giá, mỗi người phải biết giữ gìn. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình.
B. TIẾNG VIỆT
I. Từ ghép
1. Từ ghép chính phụ
H Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho nhau. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
VD: Bà ngoại, xe đạp, nhà ga.
H Có tính chất phân nghĩa.
2. Từ ghép đẳng lập
HLà từ ghép có các tiếng bình đẳng nhau về ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính và tiếng phụ)
VD: Quần = áo, học = hỏi, núi = non
HCó tính chất hợp nghĩa.
II. Từ láy
1.Từ láy toàn bộ
Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn ( nhỏ nhỏ, xiêu xiêu), hoặc tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hay phụ âm cuối ( nho nhỏ, nhi nhí..)
2. Từ láy bộ phận
Các tiếng chỉ có sự giống nhau ở phụ âm đầu hoặc phần vần ( long lanh, lác đác, lí nhí..)
3. Nghĩa của từ láy
Được tạo bởi đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.
III. Đại từ
1. Khái niệm
Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất..được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
VD: Nó, ai, tôi, tao , tớ, thế nào, mình.
2. Chức năng ngữ pháp
Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò chủ ngữ, vị ngữ trong cụm từ. hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
3. Các loại đại từ
a. Đại từ để trỏ
Trỏ người, sự vật ( tôi, chúng mày, nó, họ)
Trỏ số lượng ( bao nhiêu, bấy nhiêu..)
Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc ( vậy, thế..)
b. Đại từ để hỏi
Hỏi về người, sự vật( ai, gì)
Hỏi về số lượng ( mấy, bao nhiêu)
Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc ( sao, thế nào)
IV. Từ hán việt
1. Khái niệm yếu tố hán việt.
Tiếng cấu tạo từ hán việt gọi là yếu tố hán việt ( VD: sơn hà -> 2 yếu tố hán việt)
Phần lớn các yếu tố hán việt dùng để tạo từ ghép ( VD: thi nhân, thi sĩ, xã tắc, huynh đệ)
Có nhiều yếu tố hán việt đồng âm nhưng khác nghĩa.
2. Các loại từ ghép hán việt
a. Từ ghép đẳng lập ( sơn hà, giang san..)
b. Từ ghép chính phụ (ái quốc, thiên thư)
Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau 
Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
3. Tác dụng từ hán việt
Tạo màu sắc trang trọng, thái độ tôn kính
Tạo sắc thái tao nhã, tránh cảm giác ghê sợ
Tạo sắc thái cổ xưa.
4. Cách sử dụng từ hán việt
Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
Không nên lạm dụng khi nói và viết.
V. Quan hệ từ
1. Khái niệm
Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quảgiữa các bộ phận câu hay giữa câu với câu.
VD: của, như, nhưng, vì
2. Sử dụng quan hệ từ
SCó 2 trường hợp:
Bắt buộc dùng quan hệ từ ( tôi đi học bằng xe đạp )
Không bắt buộc dùng quan hệ từ ( Sách đặt ở trên bàn -> có thể bỏ “ ở”)
SMột số quan hệ từ được dùng thành cặp ( nếu..thì, tuy.nhưng, vì.nên)
VI. Chữa lỗi quan hệ từ
Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh các lỗi sau:
Thiếu quan hệ từ ( sách này lan -> thiếu “ của”)
Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa ( nhà em ở xa trường và lúc nào em cũng đi học đúng giờ)
Thừa quan hệ từ ( về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung)
Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết ( Nam không những giỏi môn toán, không những giỏi môn văn nữa)
VII. Từ đồng nghĩa
1. Khái niệm
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
VD: Qủa = trái, nhà thơ = thi sĩ
2. Các loại từ đồng nghĩa
Đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa ( quả = trái,heo=lợn)
Đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái nghĩa khác nhau ( bỏ mạng – hi sinh)
3. Cách sử dụng từ đồng nghĩa
Khi nói hoặc viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
VIII. Từ trái nghĩa
1. Khái niệm
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
VD: xấu – tốt, giàu-nghèo
2. Sử dụng từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
IX. Từ đồng âm
1.Khái niệm
Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau.
VD: thu -> mùa thu, thu -> thu tiền.
2. Sử dụng từ đồng âm
Trong giao tiếp phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ, hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi.
X. Thành ngữ
1. Khái niệm
Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
VD: Lên thác xuống ghềnh, bảy nổi ba chìm..
Nghĩa của thành ngữ có thể suy ra trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo nên thành ngữ đó ( tham sống sợ chết). nhưng đa số là nghĩa hàm ẩn, trừu tượng ( đi guốc trong bụng)
2. Chức năng ngữ pháp
Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.
3. Tác dụng
Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc có tính hình tượng, biểu cảm cao.
XI. Điệp ngữ
1. Khái niệm
Cách lặp lại từ ngữ được gọi là điệp ngữ
VD: Tôi chẳng còn nhớ rõ là thời gian nào tôi về quê nữa, tôi chỉ nhớ rằng nó đã rất lâu, rất lâu, rất lâu rồi
2. Tác dụng
Khi nói hoặc viết người ta dùng điệp ngữ nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
3. Các loại điệp ngữ
Điệp ngữ cách quãng
Điệp ngữ nối tiếp
Điệp ngữ chuyển tiếp.
XII. Thơ lục bát
Luật thơ lục bát:
Câu 6 tiếng, câu 8 tiếng
Tiếng thứ 6 trong câu 6 và câu 8 phải vần nhau
Tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 phải là thanh trắc ( hoặc ngược lại)
“ Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh”
XIII. Chơi chữ
1. Khái niệm
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về am, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hướclàm câu văn hấp dẫn, thú vị.
2. Các lối chơi chữ
Dùng từ đồng âm
Dùng từ gần âm
Dùng cách điệp âm
Dùng lối nói lái
Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa
3. Sử dụng
Chơi chữ được dùng trong cuộc sống, văn thơ, câu đối..
XIV. Chuẩn mực sử dụng từ
1. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả
VD: Em bé tập tẹ biết nói
2. Sử dụng từ đúng nghĩa
VD: Nam cần có tốt bụng hơn.
3.Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
4. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách
5. Không lạm dụng từ địa phương, từ hán việt.
=> YÊU CẦU: MỖI BÀI PHẢI CHO ĐƯỢC VÍ DỤ, ĐẶT CÂU.
C. TẬP LÀM VĂN
I. Văn biểu cảm về sự vật, con người.
Các bước: tìm ý, lập dàn bài, viết bài.
Muốn tìm ý trước tiên phải hình dung cụ thể đối tượng cân biểu cảm. phải tập trung thể hiên tình cảm, suy nghĩ của mình về đối tượng.
Khi viết bài văn biểu cảm cần lồng ghép, kết hơp với các yếu tố tự sự, miêu tả.
SMột vài đề mẫu:
Cảm nghĩ về thầy cô
Cảm nghĩ về người thân hoặc bạn bè
Cảm nghĩ về mùa xuân quê hương em.
2. Văn biểu cảm về tác phẩm văn học
Là trình bày những cảm xúc, suy nghĩ, tưởng tượng về nội dung và hình thức tác phẩm.
Bố cục:
MB: giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm
TB: những cảm xúc, suy nghi về tác phẩm, nhân vật.
KB: ấn tượng chung về tác phẩm
SMột vài đề mẫu:
Cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya của HCM
Suy nghĩ về tình cảm 2 anh em thành và thủy trong “ cuộc chia tay những con búp bê”

Tài liệu đính kèm:

  • docon thi ngu van 7.doc