Ôn thi ngữ văn học kì I phần đọc hiểu - Ngữ văn 6

Ôn thi ngữ văn học kì I phần đọc hiểu - Ngữ văn 6

ÔN THI NGỮ VĂN HỌC KÌ I

PHẦN ĐỌC HIỂU

1. NẮM ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪNG THỂ LOẠI

- Truyền thuyết

- Truyện cổ tích

- Truyện cười

- Truyện ngụ ngôn

- Truyện trung đại việt nam

( xem lại bài: ôn lại truyện dân gian)

2. NẮM ĐƯỢC CÁC NHÂN VẬT TRONG TỪNG CÂU CHUYỆN

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi ngữ văn học kì I phần đọc hiểu - Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI NGỮ VĂN HỌC KÌ I
PHẦN ĐỌC HIỂU
NẮM ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪNG THỂ LOẠI
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện cười
Truyện ngụ ngôn
Truyện trung đại việt nam
( xem lại bài: ôn lại truyện dân gian)
2. NẮM ĐƯỢC CÁC NHÂN VẬT TRONG TỪNG CÂU CHUYỆN
Tên truyện
Nhân vật
Con Rồng, cháu Tiên
Bánh Chưng, bánh Giầy
Thánh Gióng
Sơn tinh, thủy tinh
Sự tích hồ gươm
 Thạch sanh
Em bé thông minh
Cây bút thần
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Lạc long quân, âu cơ
Lanh liêu, vua..
Thánh going, vua, sứ giả
Sơn tinh, thủy tinh, mị nương..
Lê lợi, lê thận,,,
 Thạch sanh, công chúa..
Em bé, cha..
Mã lương, vua, quan lại
Ong lão, bà lão, cá vàng
3. SO SÁNH CÁC THỂ LOẠI
a. Truyền thuyết và Truyện cổ tích
*Giống nhau:
Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo
Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường
*Khác nhau:
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện lịch sử được kể.
Được cả người kể và người nghe tin câu chuyện là có thật
Kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhân vật nhất định, thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện va cái ác.
Được người kể, người nghe coi là câu chuyện không có thật.
b. Truyện ngụ ngôn và truyện cười
* Giống nhau:
Truyện thường chế giễu, phê phán những hành động, cách cư xử trái với tự nhiên, răn dạy của người xưa gây cười.
* Khác nhau:
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
Khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống
Mua vui hay phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười.
4. NẮM ĐƯỢC CỐT TRUYỆN ( TÓM TẮT ). TÍNH CÁCH NHÂN VẬT
5. NẮM ĐƯỢC Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN
Con rồng, cháu tiên:
+ Nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo
+ Giải thích suy tồn nguồn gốc giống nòi, thể hiện ý nguyện đoàn kết dân tộc
Bánh chưng, bánh giầy
+ Giải Thích Nguồn Gốc Bánh Trưng, Bánh Giầy
+ Phản ánh thành tựu nông nghiệp nước ta buổi đầu dựng nước
+ Đề cao lao động, nghề nông, sự thờ kính tổ tiên
Thánh Gióng
+ Biểu tượng rực rỡ ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước
+ Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về người anh hùng cứu nước
Sơn tinh, thủy tinh
+ Giải thích hiện tượng lũ lụt
+ Ước mơ người việt cổ muốn chế ngự thiên tai
+ Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua hùng
Sự tích hồ gươm:
+ Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa lam sơn 
+ Giải thích tên gọi Hồ hoàn kiếm 
+ Thể hiện khát vọng hòa bình
Thạch Sanh:
+ Truyện về người dũng sĩ diệt chằng tinh, đại bàn cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược
+ Thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình.
Em bé thông minh:
+ Đề cao sự thông minh và chí thông minh của trẻ em
+ Tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên
Cây bút thần;
+ Truyện kể về nhân vật có tài năng kì lạ
+ Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật 
+ Thể hiện ước mơ về khả năng kì diệu của con người
Ông lão đánh cá và con cá vàng:
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật tiêu biểu: sự lặp lại tăng tiến các tình huống, sự đối lập với các nhân vật
+ Ca ngợi lòng biết ơn với những người nhân hậu. Nêu bài học đích đáng cho kẻ tham lam, bội bạc
Ếch ngồi đáy giếng:
+ Cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng
+ Phê phán kẻ hiểu biết hạn hẹp mà kiêu ngạo
+ Khuyên con người phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan,. Kiêu ngạo
Thầy bói xem voi:
+ Chế giễu cách xem và phán về voi của 5 ông thầy bói
+ Khuyên con người muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét cách toàn diện.
chân, tay, tai, mắt, miệng:
+ trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương dựa, gắn bó vào nhau.
+ biết hợp tác và tôn trọng công sức nhau.
Treo biển:
mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai góp ý về tên cái biển cũng làm theo. Truyên tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến người khác.
lợn cưới, áo mới:
chế giễu, phê phán nhũng người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
con hổ có nghĩa:
+ loại truyện hư cấu
+ mượn chuyện loài vật để nói về con người nhằm đề cao ân nghĩa trọng đạo làm người.
mẹ hiền dạy con:
+ bà mẹ mạnh tử là tấm gương sang về tình thương con và cách dạy con.
Tạo môi trường sống tốt đẹp cho con
Dạy con vừa có đức, vừa có chí học hành.
Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.
+ gây xúc động.
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm long:
ca ngợi phẩm chất cao quý của vị thái y họ phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào than.
Hệ thống câu hỏi:'
Truyện cổ tích là gì? Kể tên các truyện cổ tích đã học? ( truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười)
So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích? ( truyện cười và truyện ngụ ngôn)
Tóm tắt các truyện “ Thánh gióng” ? ( các truyện khác)
 Truyện “ Thạch Sanh” có ý nghĩa gì? Em có suy nghĩ gì về nhân vật thạch sanh? ( các truyện khác)

Tài liệu đính kèm:

  • docon thu ngu van 6hk1.doc