Ôn thi học sinh giỏi Văn 8

Ôn thi học sinh giỏi Văn 8

PHẦN VĂN BẢN

I, Truyện và kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945.

Gồm những tác phẩm: ( Lão Hạc- Nam Cao), ( Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố), ( Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng), ( Tôi đi học- Thanh Tịnh)

1. Văn bản " Lão Hạc".

YÊU CẦU

- Tác giả , tác phẩm.

- Nội dung cơ bản của tác phẩm này: truyện ngắn đã thể hiện một cách chân thực số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ cũng như những phẩm chất cao quý của họ. truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân.

- Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật xuất sắc, cách kể chuyện hấp dẫn

* Bài tập trắc nghiệm.

Bài 1. Trong tác phẩm , lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào.

A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.

B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở ,ngu ngốc.

C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.

D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 804Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi học sinh giỏi Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN VĂN BẢN
I, Truyện và kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945. 
Gồm những tác phẩm: ( Lão Hạc- Nam Cao), ( Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố), ( Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng), ( Tôi đi học- Thanh Tịnh)
1. Văn bản " Lão Hạc".
YÊU CẦU
- Tác giả , tác phẩm.
- Nội dung cơ bản của tác phẩm này: truyện ngắn đã thể hiện một cách chân thực số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ cũng như những phẩm chất cao quý của họ. truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân. 
- Nghệ thuật: miêu tả tâm lí nhân vật xuất sắc, cách kể chuyện hấp dẫn
* Bài tập trắc nghiệm.
Bài 1. Trong tác phẩm , lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào.
A. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
B. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở ,ngu ngốc.
C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Bài 2. Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải lựa chọn cái chết.
A. Lão Hạc ăn phải bả chó.
B. Lão Hạc ân hận vì chót lừa cậu Vàng.
C. Lão Hạc rất thương con
D.Lão Hạc không muốn làm liên luỵ đến mọi người
Bài 3.
Ý kiến nào sau đây nói đúng nhất nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện "Lão Hạc".
A. Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình.
B. Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhânvật chính.
C. Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình.
D. Kết hợp cả ba ý kiến trên.
* Bài tập tự luận.
Bài 1. Truyện có mấy nhân vật? Ai là người đóng vai người kể chuyện? Hiệu quả nghệ thuật của việc lựa chọn ngôi kể?
Bài 2. Phân tích suy nghĩ của nhân vật " tôi"về cái chết của lão Hạc.
PHẦN GỢI Ý TRẢ LỜI
Bài tập trắc nghiệm.
1. A; 2.C; 3. D
Bài tập tự luận.
Bài 1.
- Truyện có nhiều nhân vật: lão Hạc, ông giáo, cậu Vàng, Binh Tư và cả người con trai thấp thoáng trong lời kể của lão Hạc. Nhưng nhân vật chính là lão Hạc và ông giáo.
- "Tôi" (ông giáo) đóng vai trò là người kể chuyện.
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Là người gần gũi, chứng kiến toàn bộ cảnh đời của lão Hạc nên câu chuyện do "tôi" thuật lại mang tính khách quan, chân thực.
+ Việc trần thuật ngôi thứ nhất khiến mạch kể linh hoạt, có thể kết hợp nhiều thủ pháp kể khác nhau: kể với tả, giữa sự khách quan của kể và màu sắc trữ tình của dòng hồi tưởng.
+ Nhà văn có thể sử dụng nhiều loại giọng điệu khác nhau khiến cho câu chuyện diễn ra tự nhiên và sâu sắc.
Bài 2.
Suy nghĩ của nhân vật "tôi" :
- Thoạt đầu ,nhân vật "tôi" cũng giống như mọi người: ngạc nhiên vì lão Hạc theo gót Binh Tư để có ăn. Ông giáo đã chán nản:"Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày thêm thật đáng buồn".
- Nhưng khi hiểu ra,ông giáo cảm nhận: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn nhưng lại dáng buồn theo một nghĩa khác". Buồn vì tại sao những người tốt như lão Hạc lại phải sống một cuộc sống khốn khổ như thế, phải chết một cách thê thảm như thế.
-Từ đó, ông giáo suy ngẫm về cuộc đời, tự nghiệm ra con đường nhận thức. Phải nhìn sâu vào bản chất của con người, phải đặt họ trong tình huống cụ thể để hiểu họ chứ không nên dừng lại ở bề ngoài.
2. Văn bản" Tức nước vỡ bờ".
YÊU CẦU
Cho học sinh nắm vững kiến thức về:
-Tác giả Ngô Tất Tố, về tác phẩm "Tắt đèn" và về đoạn trích "Tức nước vỡ bờ",bối cảnh lịch sử nước ta trước Cách mạng tháng Tám.
- Nội dung cơ bản của văn bản: đoạn văn đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nông dân,vừa giàu tình yêu thươg vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
- Hai tuyến nhân vật chính diện và nhân vật phản diện trong tác phẩm: một bên là chị Dậu còn bên kia là bọn tay sai cho chế độ phong kiến thối nát.
* Phần bài tập trắc nghiệm.
Bài 1.Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào.
A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân vật.
B. Để cho nhân vật tự bộc lộ qua hành vi, giọng nói, điệu bộ.
C. Để cho nhân vật này nói về nhân vật kia.
D. Không dùng cách nào trong ba cách trên.
Bài 2.Ý nào không nói nên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích " Tức nước vỡ bờ".
A. Lòng căm hờn bọn tay sai vô độ. 
B. Tình thương chồng con vô bờ bến.
C. Muốn ra oai với bọn người nhà lí trưởng.
D. Ý thức được sự "cng đường của mình".
Bài 3.Theo em, nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích.
A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả.
B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh.
C. Nông dân là những người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ.
D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất.
Bài 4. Vì sao chị Dậu được gọi là điển hình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
A. Vì chị Dậu là người nông dân khổ nhất từ trước đến nay.
B. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
C. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân phải chịu nhiều cực khổ nhưng vẫn giữ được những phẩm chất vô cùng cao đẹp.
D. Vì chị Dậu là người phụ nữ nông dân luôn nhịn nhục trước sự áp bức của bọn thực dân phong kiến.
* Phần bài tập tự luận.
Bài 1. Tinh thần phản kháng của chị Dậu được miêu tả qua mấy chặng? Theo em, cách miêu tả như thế có hợp lí không?
Bài 2.Phân tích nhân vật cai lệ.
Bài 3. Đoạn văn có mấy tuyến nhân vật? Cách xây dựng các tuyến nhân vật như trên có ý nghĩa nghệ thuật gì?
PHẦN GỢI Ý TRẢ LỜI
Bài tập trắc nghiệm.
1.B; 2.C; 3.B; 4.C
Bài tập tự luận
Bài 1. 
Sức mạnh phản kháng của chị Dậu thể hiện qua các chặng như sau:
- Lúc đầu chị thiết tha van xin với hi vọng những kẻ nha dịch kia sẽ thương tình. Đó là tư thế của kẻ dưới.
- Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, chị liều mạng cự lại.
- Biết không thể van xin, chị Dậu chuyển sang đấu lí:" Chồng tôi đau ốm, ông không dược phép hành hạ!". Cách xưng hô tôi- ông cho thấy chị Dậu không còn là kẻ dưới mà ngang hàng.
- Đỉnh cao của tinh thần phản kháng là màn đấu lực: " Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!". Cách xưng hô cho thấy chị Dậu đã trong tư thế khác, tư thế của kẻ bề trên. Trong cuộc đấu, phần thắng đã thuộc về người đàn bà lực điền.
Các chặng nói trên cho thấy NgôTất Tố đã miêu tả chính xác cảnh" Con giun xéo lắm cũng quằn". Hành động phản kháng của chị Dậu tuy còn tự phát nhưng cho thấy sức tiềm tàng của người nông dân.
Bài 2 
Nhân vật cai lệ
- Nghề nghiệp: tay sai 
- Chuyêm môn: đánh, trói, đàn áp người một cách chuyên nghiệp.
- Ngôn ngữ: hét, quát, hầm hè,Đó là tiếng của thú dữ chứ không phải ngôn ngữ của con người.
- Hành động: trợn ngược hai mắt từ chối đề nghị của chị Dậu, giật phắt cái thừng và chạy sầm sập đến trói anh Dậu, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị, nhảy vào trói anh Dậu.
Tóm lại, bản chất của cai lệ là tàn bạo, không một chút nhân tính.
Bài 3.
Đoạn văn có hai tuyến nhân vật: loại nhân vật thấp cổ bé họng ( gia đình chị Dậu và bà lão hàng xóm) và loại nhân vật đại diện cho tầng lớp thống trị( cai lệ và đám người nhà lí trưởng).
Ý nghĩa nghệ thuật:
- Làm nổi bật mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.
-Vừa tố cáo bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị vừa nêu lên được vẻ đẹp của những người nông dân lương thiện và giàu tinh thần phản kháng.
3. Văn bản " Trong lòng mẹ".
YÊU CẦU
- Học sinh nắm vững tác giả, tác phẩm, các nhân vật trong văn bản.
- Nội dung văn bản: đoạn văn đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời ấu thơ đối với người mẹ bất hạnh.
* Phần bài tập trắc nghiệm.
Bài 1.Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích " Trong lòng mẹ"
A. Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
B.Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của mẹ bé Hồng.
C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ.
D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
Bài 2. Ý nào không nói lên đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn trích" Trong lòng mẹ'
A. Giàu chất trữ tình.
B. Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm.
D. Có những hình ảnh so sánh độc đáo.
Bài 3.Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng.
A. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mên mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
B. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thửa còn sung túc.
C. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
D. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng vơí đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
* Phần bài tập tự luận.
Bài 1.Nhân vật bà cô trong đoạn trích là người như thế nào? Hãy phân tích thái độ, lời nói, cử chỉ của bà cô đối với cậu bé. Tại sao bà cô lại nói với cháu mình như thế?
Bài 2. Phân tích thái độ của cậu bé khi phải nghe những lời gièm pha, xúc xiểm.
Bài 3. Phân tích niềm sung sướng của cậu bé khi gặp mẹ mình. Qua cảnh gặp gỡ này, em có nhận xét gì vẻ đẹp của tình mẫu tử?
PHẦN GỢI Ý TRẢ LỜI
Bài tập trắc nghiệm.
1.D; 2.C; 3.A.
Bài tập tự luận.
Bài 1.
- Cười hỏi: " Hồng! mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?". đây là sự giả dối độc ác. Cười hỏi chứ không phải lo lắng hỏi,âu yếm hỏi.Đó là thái độ" Bề ngoài thơn thớt nói cười - Mà trong nham hiểm giết người không dao".
-Giọng vẫn ngọt. Nhưng đó là sự ngọt ngào độc ác. Mắt long lanh, nhìn chằm chặp không buông tha cậu bé tội nghiệp.
- Vỗ vai câu bé cười mà nói. Nội dung câu nói mang tính xúc xiểm gièm pha. Đặc biệt hai chữ " em bé" được nói bằng giọng ngân dài, thật rõ thể hiện sự độc ác có tính toán.
- Vẫn cười kể chuyện. Chú ý, các chuyện do bà cô kể đều nhằm làm tổn thương câu bé. Thái độ thích thú vì nhục mạ người mẹ bất hạnh đó là sự độc ác và tàn nhẫn.
- Đổi giọng, vỗ vaithực chất là thay đổi cách làm khổ đứa bé và thoả mãn sự độc ác của mình. Mãi sau bà cô mới ngậm ngùi thương xót "thầy tôi", giọng "chập chừng" sự độc ác của bà cô còn xuất phát từ định kiến với người phụ nữ trong xã hội cũ.
Từ đó cho thấy: bà cô là người độc ác, tàn nhẫn, thích thú khi thấy người khác đau khổ. Trong đoạn trích này, sự thâm độc của bà cô ngày càng rõ hơn, khi thấy cháu đau khổ tột cùng bà cô mới "ngậm ngùi" chi tiết này cho thấy sự trơ trẽn của bà cô. Bà cô là người thâm hiểm, giả dối, độc ác. Nhân vật này thể hiên những định kiến hẹp hòi, tàn nhẫn đối với người phụ nữ trong xã hộ cũ.
Bài 2.
- Nhận ra những ý nghĩ cay độc sau cái giọng cười và nét mặt "rất kịch" của bà cô. Cậu  ...  về tác phẩm"Tắt đèn".
Dàn bài.
* Mở bài: Giới thiệu Ngô Tất Tố và hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
* Thân bài: Giới thiệu đặc điểm nổi bật của tác phẩm.
- Tóm tắt cốt truyện.
- Đặc điểm nội dung:
+ Hiện thực sâu sắc về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.
+ Cuộc sống và bản chất người nông dân.
+ Bộ mặt gian ác của bọn thống trị ở nông thôn.
-Đặc điểm nghệ thuật: 
+ Xây dựng được nhiều nhân vật điển hình.
+ Kêt cấu chặt chẽ, nhiều tình huống bất ngờ, hấp dẫn.
* Kết bài: Tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Đề 3. Thuyết minh về chiếc xe đạp.
Dàn bài
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp.
* Thân bài: Giới thiệu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của xe đạp.
- Các bộ phận chính;
+ Hệ thống truyền động
+ Hệ thống điều khiển
+ Hệ thống chuyên chở
- Các bộ phận phụ.
* Kết bài: Nêu tác dụng của xe đạp và tương lai của nó. 
Đề 4.Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm " Tắt đèn", Ngô Tất Tố đã " xui người nông dân nổi loạn". Em hiểu thế nào về lợi nhận xét đó? Qua đoạn trích " Tức nước vỡ bờ", hãy làm sáng rõ ý kiến của Nguyễn Tuân.
Dàn bài
*Mở bài.
- Giới thiệu " Tắt đèn"của Ngô Tất Tố- tác phẩm xuất sắc trong dòng văn học hiện thực 1930-1945.
- Giới thiệu ý kiến của Nguyễn Tuân: đánh giá về sự đóng góp của Ngô Tất tố vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột tàn bạo của chế độ thực dân phong kiến.
* Thân bài.
- Nêu ngắn gọn về nội dung ý nghĩa của đoạn trích tức nước vỡ bờ.
- Tình huống ngặt nghèo của chị Dậu.
- Hình ảnh tên cai lệ hống hách, thái độ hùng hổ.
- Sự nhẫn nhục chịu đựng của chị Dậu.
- Hành động" tức nước vỡ bờ": hành động bất ngờ, tự phát nhưng cũng phản chiếu tinh thần phản kháng tiềm tàng đã bùng nổ.
- Đoạn trích đã khai thác vể đẹp người phụ nữ nông dân vùng lên, phát hiện sức mạnh tiềm tàng của ý chí đấu tranh chống lại cường quyền, bất công.
* Kết bài.
Nhấn mạnh giá trị hiện thực và nhân đạo của các tác phẩm thông qua đoạn trích. Từ đó, nêu cảm nhận về tài năng và tấm lòng của Ngô Tất Tố.
Đề 5. Phân tích diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó em thấy lão Hạc là người như thế nào?
* Mở bài.
- Giới thiệu tác phẩm- nhân vật Lão Hạc trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao.
- Tâm trạng của lão Hạc được mô tả qua ngòi bút phân tích tâm lí đặc sắc của Nam Cao.
* Thân bài.
- Lão Hạc người nông dân nghèo trong xã hội cũ.
- Khái quát về cuộc sống của lão Hạc: nghèo khổ ,cô đơn, làm bạn với con chó
- Tâm trạng của lão Hạc khi bán con chó: đau khổ, ân hận, tủi nhục, đau đớn
- Cái chết dữ đội của lão Hạc.
- tác phẩm thể hiện nghệ thuật diễn tả tâm lí đặc sắc.
* Kêt bài.
Đánh giá chung về tác giả- tác phẩm. Giá trị sâu sắc của tình cảm nhân đạo trong những trang viết hiện thực của Nam Cao.
Đề 6. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn và câu chuyện xúc động chứa chan tình cảm nhân ái của An-đéc-xen qua chuyện "Cô bé bán diêm"
Dàn bài.
* Mở bài.
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm " Cô bé bán diêm"
- Sức hấp dẫn của tác phẩm gắn liền với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn và câu chuyện xúc động chứa chan tình cảm nhân ái của nhà văn.
* Thân bài.
- Giới thiệu nhan vật sẽ phân tích : cô bé bán diêm nghèo khổ.
- Khung cảnh lạnh giá của đêm giao thừa.
- Những ánh lửa diêm và thế giới ảo mộng.
- Buổi sáng đầu năm mới.
- Đánh giá ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm, bức thông điệp giàu tình người.
* Kết bài.
Nêu cảm nghĩ riêng về vẻ đẹp tâm hồn và số phận bất hạnh của cô bé bán diêm.
Đề 7.Giá trị nhân văn sâu sắc trong truyện ngắn" Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn Mĩ 
O Hen-ri.
Dàn bài.
* Mở bài.
- Tóm tắt cốt truyện: ý nghĩa nhân văn gắn với bức vẽ cuối cùng của hoạ sĩ già Bơ-men đã vực cô gái Giôn-xi vượt lên ám ảnh định mệnh.
* Thân bài.
- Khung cảnh mùa đông và tình cảnh tuyệt vọng của Giôn-xi.
- Tình huống đảo ngược thứ nhất: tâm trạng hồi hộp và đau khổ của xiu khi phải mở cửa cho Giôn-xi, tâm trạng chờ dợi héo hắt của Giôn-xi
- Tình huống đảo ngược thứ hai: tâm trạng Xiu từ hồi hộp lo lắng đế khi hiểu rõ sự thật là sự hoà trộn tình yêu thương và cảm phục trước tấm lòng cao cả của cụ Bơ-men.
- Sự hi sinh từ một hành động lừa dối cao cả.
- Lời nói kết lại tác phẩm là sự khẳng định cho ý nghĩa cao cả của sự sống.
* Kết bài.
Cảm nhận của bản thân về ý nghĩa truyện ngắn, rút ra bài học về lòng nhân ái.
Đề 8. Phân tích và phát biểu cảm nhận về khí phách kiên cường của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX qua hai tác phẩm: " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác"( Phan Bội Châu) và " Đập đá ở Côn Lôn" ( Phan Châu Trinh).
Dàn bài.
* Mở bài.
Giới thiệu hai bài thơ của hai nhà thơ, sự thể hiện khí phách và tâm hồn của những người yêu nước.
* Thân bài.
- Hoàn cảnh cảm hứng của hai tác phẩm: nhà tù đế quốc, thực dân giam cầm những chiến sĩ cách mạng.
- Trong hoàn cảnh bị giam cầm, nhgững nhà yêu nước luôn bộc lộ tâm hồn qua thơ, nói lên chí hướng, thể hiện tư thế hiên ngang không khuất phục trước cường quyền.
- Hình ảnh người chiến sĩ với chí lớn dời non lấp biển.
- Tình cảm hướng về đất nước cao cả và chân thành. Những bận rộn tâm tư gắn liền với vận nước vượt ra khỏi sự lo toan sống chết của bản thân. Ý thơ bộc lộ tầm vóc cao cả vĩ đại của tâm hồn.
- nghệ thuật thơ mới mẻ,vượt lên khuôn khổ của thi ca truyền thống.
* Kết bài.
Bài học rút ra từ nhân cách của hai nhà cách mạng tiền bối.
Đề 9.Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ " Nhớ rừng" của nhà thơ Thế Lữ.
* Mở bài.
Giới thiệu bài thơ và hình tượng con hổ.
* Thân bài.
- Tâm trạng của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú: niềm căm uất, tâm trạng chán trường, thái độ khinh miệt trước sự tàm thường giả đối ở vườn bách thú.
- Nỗi "nhớ rừng" da diết không nguôi của con hổ: nhớ cảnh nước non hùng vĩ lớn lao, dữ dội phi thường, nó nhớ về cái ngày tự do và uy quyền.
* Kết bài.
Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiện một cách kín đáo tam trạng của tác giả, cũng là tâm sự yêu nước của những người Việt Nam yêu nước thuở ấy.
Đề 10.Phân tích vẻ đẹp bức tranh làng quê trong bài thơ " Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh.
Dàn bài.
* Mở bài.
- Giới thiệu bài thơ, giới thiệu vấn đề nghị luận: sức hấp dẫn của bài thơ là vẻ đẹp thân thương và độc đáo của bức tranh làng quê.
* Thân bài.
- Đó là vẻ đẹp chính làng qêu của tác giả, một làng chài ven biển Trung Bộ.
- Đó là vẻ đẹp tươi sáng, khoẻ khoắn của cuộc sống và con người làng chài: cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi, cảnh đoàn thuyền trở về bến.
* Kết bài.
Bức tranh quê trong bài thơ thể hiện tình cảm trong sáng, thiết tha của Tế Hanh đối với quê hương.
Đề 11. Phân tích bài thơ" Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh.
* Mở bài.
- Đề tài ngắm trăng trong văn chương.
- Nêu tư tưởng chủ đề của bài thơ " Ngắm trăng"
- Trích bài thơ.
* Thân bài.
- Hai câu thơ đầu: tâm trạng của nhà thơ chuẩn bị đón trăng: đón trăng bằng tình yêu trăng.
- Hai câu thơ sau: Cảnh ngắm trăng.
* Kết bài.
- Thơ Bác thường rất ngắn nhưng nhiều hàm súc: tình yêu thiên nhiên, tinh thần thép, lòng khát khao tự do
Đề 12.Phân tích tư tưởng yêu nước trong bài" Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn.
Dàn bài.
* Mở bài.
- Giới thiệu bài chiếu dời đô của Lí Thái Tổ.
- Khẳng định bài chiếu là một bài văn sáng ngời tinh thần yêu nước.
* Thân bài.
- Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị.
+ Thể hiện mục đích của việc dời đô.
+ Thể hiện ở cách nhìn về mối quan hệ giữa triều đại, đất nước và nhân dân.
- Khí phách của một dân tộc độc lập tự cường.
+ Thống nhất giang sơn về một mối
+ Khẳng định tư cách độc lập ngang hàng với Trung Hoa.
+ Niềm tin vào tương lai muôn đời của đất nước.
* Kết bài.
- Khẳng định tư tưởng yêu nước của bài chiếu.
- Nêu ý nghĩa và vị trí của bài chiếu.
Đề 13. Phân tích đoạn văn sau trong bài " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn:
" Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau !
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa: chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nhgìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".
Dàn bài.
* Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về bài" Hịch tướng sĩ"
- Giới thiệu đoạn văn cần phân tích.
* Thân bài.
1.Đoạn đầu
- Nội dung: thức tỉnh tinh thần trách nhiệm và ý thức dân tộc ở tướng sĩ.
+ Tác gỉa chỉ ra tình hình nguy ngập của đất nước.
+ Tác giả vạch tràn tội ác của kẻ thù: những hành động ngang ngược của sứ giặc bộc lộ bản chất tham tàn và dã tâm xâm lượccủa kẻ thù.
- Nghệ thuật:
+ Câu văn biền ngẫu trùng điệp liên tiếp vạch ra tội ác của sứ giặc.
+ Từ ngữ giàu giá trị miêu tả và sức biểu cảm,diễn tả sâu sắc thái độ khinh bỉ và lòng căm thù lũ sứ giặc cũng như nỗi nhục quốc thể bị xúc phạm.
2. Đoạn sau:
- Nội dung: trực tiếp bày tỏ nỗi lòng tác gải.
+ Nỗi đau đớn và căm thù mãnh liệt.
+ Ý chí quyết tiêu diệt giặc ngoại xâm.
- Nghệ thuật:
+ Câu văn biền ngẫu nhiều vế ngắn diễn tả được nhiều cung bậc của tâm trạng.
+ Nhiều biện pháp tu từ ( ẩn dụ, so sánh, phóng đại) cùng với những động từ mạnh biẻu lộ mạnh mẽ và sâu sắc các tâm trạng.
* Kêt bài: Đánh giá ý nghĩa của đoạn văn trích đối với tác phẩm.
Đề 14. Mở đầu Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Em hiểu ý nghĩa hai câu đó như thế nào? Em hãy chứng minh rằng tư tưởng đó đã được Nguyễn Trãi thể hiện trong toàn bài " Bình ngô đại cáo".
Dàn bài.
* Mở bài.
- Giặc Minh, khi kéo quân sang xâm lược nước ta đã rêu rao đó là một hành động nhân nghĩa: diệt Hồ Quý Ly để khôi phục ngôi vua cho nhà Trần.
- Sau mười năm gian lao kháng chiến chống quân Minh, cuụoc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã giành được thắng lợi. Tuyên bố chiến thắng giặc Minh cũng là tuyên bố sự ra đời của một triều đại nhân nghĩa.
-Nhân nghĩa là gì? Bình ngô đại cáo khẳng định:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
* Thân bài.
- Ý nghĩa lời khẳng định: Nhân nghĩa lấy việc yên dân làm mục đích, nhân nghĩa phải trừ bạo.
- Tư tưởng" yên dân,trừ bạo" thể hiện qua suốt Bình ngô đại cáo: Xét việc quá khứ, xét tội ác giặc Minh, nhìn lại buổi đầu cuộc kháng chiến, nhìn lại cuộc phản công và chiến thắng.
* Kết bài.
- Bình ngô đại ccáo là áng thiên cổ hùng văn", lập luận chặt chẽ, hành văn mạnh mẽ, tiêu biể cho nghệ thuật chính luận.
- Những giá trị lâu dài của nó là lòng yêu nước, quan điểm nhân văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docÔn thi học sinh giỏi văn 8.doc