Ôn tập văn nghị luận kì 1 - Trường THCS Đinh Xá

Ôn tập văn nghị luận kì 1 - Trường THCS Đinh Xá

NGHỊ LUẬN

A/ Nghị luận là gì ?

 Bàn bạc, thảo luận.

? Thế nào gọi là kiểu bài nghị luận ?

- Nghị luận là kiểu bài, là phương pháp sd thao tác bàn bạc, phân tích, giải thích, chứng minh .giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu sâu, hiểu rộng một vấn đề, chỉ rõ vấn đề ấy đúng hay sai, tốt hay xấu, cũ hay mới đồng thời giúp người đọc, người nghe có thái độ đúng, hành động đúng đ/v vấn đề đang nghị luận.

B/ Phân loại :

 Có 2 loại nghị luận :

- Nghị luận chính trị, xã hội : Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

- Nghị luận văn chương : Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích).

 Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 VD :

+ Nghị luận câu : Không có gì quý hơn độc lập tự do là nghị luận chính trị.

+ Nghị luận về thói đố kị, lòng khoan dung, lòng nhân ái, tệ tham nhũng là nghị luận xã hội.

+ Nghị luận tục ngữ, ca dao: Uống nước nhớ nguồn, Tốt danh hơn lành áo, Có công mài sắt có ngày nên kim là nghị luận xã hội.

 

doc 70 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập văn nghị luận kì 1 - Trường THCS Đinh Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghị luận
A/ Nghị luận là gì ?
	Bàn bạc, thảo luận.
? Thế nào gọi là kiểu bài nghị luận ?
- Nghị luận là kiểu bài, là phương pháp sd thao tác bàn bạc, phân tích, giải thích, chứng minh ...giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu sâu, hiểu rộng một vấn đề, chỉ rõ vấn đề ấy đúng hay sai, tốt hay xấu, cũ hay mới đồng thời giúp người đọc, người nghe có thái độ đúng, hành động đúng đ/v vấn đề đang nghị luận.
B/ Phân loại :
	Có 2 loại nghị luận :
- Nghị luận chính trị, xã hội : 	Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 	Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Nghị luận văn chương : 	 Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích).
 	Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	VD : 
+ Nghị luận câu : Không có gì quý hơn độc lập tự do là nghị luận chính trị.
+ Nghị luận về thói đố kị, lòng khoan dung, lòng nhân ái, tệ tham nhũng là nghị luận xã hội.
+ Nghị luận tục ngữ, ca dao: Uống nước nhớ nguồn, Tốt danh hơn lành áo, Có công mài sắt có ngày nên kim là nghị luận xã hội.
C/ Cách làm bài nghị luận :
I/ Tìm hiểu đề, tìm ý :
1/ Tìm hiểu đề : Gồm 2 thao tác :
a/ Đọc đề bài : Đọc kĩ để để có cái nhìn tổng quát, chú ý không bỏ sót một chi tiết nào để tránh những chỗ hiểu sai.
b/ Phân tích đề : Một đề ra cho HS là đặt HS trước một tình huống có vấn đề. Vì thế, khâu PT đề là phải tìm ra cho được cái tình huống có vấn đề, nghĩa là phải phát hiện được cái vấn đề cần được giải quyết nằm trong đề bài, kết cấu của một đề bài thường gồm 2 bộ phận :
	*Bộ phận A : Chứa đựng những dữ kiện, những điều đề bài cho biết trước :
	- Lời dẫn giải, giới thiệu, xuất xứ của một tính văn.
	- Tính văn : câu nói, ý kiến phát biểu, câu thơ được dẫn.
- Yêu cầu : gạch dưới những từ ngữ then chốt để xác định :
	+ Vấn đề cần nghị luận.
	+ Giới hạn của vấn đề.
	*Bộ phận B : Chứa đựng những điều đề bài yêu cầu phải thực hiện, nghĩa là cách thức giải quyết vấn đề. Bộ phận này thường được diễn đạt dưới hình thức của 1 câu cầu khiến :
	+ Em hãy trình bày và nêu suy nghĩ ....
	+ Em hãy nêu suy nghĩ...
	+ Hãy nêu ý kiến ...
+ Nêu những nhận xét, suy nghĩ của em ...
+ Cảm nhận và suy nghĩ của em về ...
- Yêu cầu : gạch dưới những từ ngữ then chốt để xác định :
	+ Thể loại của đề bài.
	VD : Phân tích đề sau :
- Đề 1 : Đất nước ta có nhiều tấm gương HS nghèo vượt khó, học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình.
	+ Xác định từ ngữ then chốt :
	Bộ phận A : tấm gương HS nghèo vượt khó, học giỏi Vấn đề nghị luận.
	Bộ phận B : trình bày, suy nghĩ 	Thể loại : Nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống.	
- Đề 2 : Suy nghĩ về đ/s t/c gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
	+ Xác định từ ngữ then chốt :
	Bộ phận A : đ/s t/c gia đình trong chiến tranh	Vấn đề nghị luận.
	truyện ngắn Chiếc lược ngà	Giới hạn của vấn đề.
	Bộ phận B : suy nghĩ	Thể loại : Nghị luận về 1 tác phẩm truyện.
2/ Tìm ý : Triển khai vấn đề nghị luận thành hệ thống các luận điểm.
II/ Lập dàn bài :
1/ Khái niệm : Lập dàn bài là chọn lựa, sắp xếp các ý chính, ý phụ theo một trật tự hợp lý.
	Dàn bài phải thể hiện được : 
	+ Nội dung cơ bản của vấn đề cần được giải quyết.
	+ Trình tự lập luận chung của toàn bài văn.
2/ Tầm quan trọng của việc lập dàn bài :
	Có 1 dàn bài tốt đã là 1 đảm bảo khá chắc chắn cho sự thành công của bài làm.
3/ Bố cục : 3 phần: MB – TB – KB (GTVĐ - GQVĐ - KTVĐ).
III/ Viết bài :
1/ Dùng từ : 
- Đảm bảo sự chính xác, đồng thời biểu hiện được tư tưởng, t/c 1 cách rõ ràng.
- Phải tuân theo các tiêu chuẩn chính tả, quy tắc viết hoa.
- Viết chữ đều, ngay ngắn, không thừa, không thiếu nét, tránh lối viết cẩu thả, tuỳ tiện.
- Dùng nhiều từ trừu tượng, khái quát, mang sắc thái lí trí (VD : phẩm chất, đạo đức, lí tưởng).
- Sử dụng những từ giàu h/ả, gợi cảm xúc, mang sắc thái biểu cảm (VD : nồng nàn, xót thương, sôi nổi ...).
- Thường dùng nhiều từ Hán – Việt (VD : nhân đạo, chính nghĩa, cách mạng).
- Thường sử dụng các biện pháp tu từ : ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, hoán dụ, điệp từ điệp ngữ....
2/ Đặt câu :
a/ Khái niệm : 
- Câu là đơn vị nhỏ nhất của văn bản.
- Mỗi câu là 1 đơn vị liên kết của văn bản.
- Khi phân đoạn, đoạn văn sẽ được chia hết thành những câu, không có phần dư.
b/ Đặc điểm :
- ở dạng viết : câu được bắt đầu bằng những chữ cái hoa và kết thúc bằng dấu chấm (chấm hỏi, chấm than, hai chấm, chấm lửng ...).
- ở dạng nói : câu có những kiểu ngữ điệu nhất định và kết thúc bằng quãng ngắt hơi.
- Về nội dung : ý của mỗi câu phải thống nhất với chủ đề nhỏ của đoạn văn và với chủ đề chung của toàn văn bản
- Về hình thức : các câu trong đoạn phải gắn bó với nhau, liên kết với nhau bằng các phép liên kết : lặp, thế, nối, liên tưởng, đồng nghĩa, trái nghĩa...Ngoài ra, còn phải có câu nối đoạn để liên kết đoạn văn trên và dưới.
- Câu trong văn bản không chỉ mang chức năng biểu đạt, thông báo mà còn lồng vào đấy sự đánh giá, thái độ và tình cảm của mình đ/v hiện thực được phản ánh, đ/v nội dung thông tin chứa đựng trong câu. 
- Chú ý quy tắc dùng dấu câu để đảm bảo mối quan hệ ngữ pháp, lôgíc – ngữ nghĩa giữa các câu và giữa các TP câu với nhau.
c/ Tính liên kết của câu :
- Liên kết : nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đv với đv = các từ ngữ có td liên kết.
- Liên kết : 	nội dung: quan hệ chủ đề, quan hệ lôgíc giữa câu – câu, giữa đv - đv.
	hình thức.
- Liên kết hướng nội :
+ Sự kết hợp các từ thành cụm từ, vế câu để tạo thành câu.
+ Sự kết hợp giữa CN – VN, giữa 2 vế của câu ghép.
+ Căn cứ vào mục đích nói, câu có thể chia thành 4 loại : trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
- Sau đây là 1 số kiểu câu thường gặp :
* Câu khẳng định :	C phải V	phải, buộc phải, nhất định...
- VD : Tôi phải học.
* Câu nhấn mạnh sự khẳng định :	C không thể không V
- VD : Tôi không thể không học.
? So sánh 2 kiểu câu trên, kiểu câu nào mang lại hiệu quả diễn đạt cao hơn ?
	NX : Câu này có hiệu quả diễn đạt cao hơn.
* Câu giảm nhẹ sự khẳng định :	C không phải (là) không V.
	Không phải (là) C không V.
- VD : Tôi không phải là không học.
 Không phải là tôi không học.
* Câu hỏi tu từ : là loại câu hỏi trong đó đã có hàm ý trả lời (trong câu hỏi tu từ đã bao hàm ý khẳng định hay phủ định).
- Câu hỏi tu từ có thể đứng ở đầu – giữa – cuối đoạn văn :
- VD :
	+ H/ả ông cụ giáo Khuyến sáng nào đi qua cũng tạt vào thăm Nhĩ là 1 h/ả ân tình, ân nghĩa nuôi dưỡng tâm hồn. Một câu hỏi thăm về sức khoẻ, 1 lời an ủi, động viên ân cần : “Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khoẻ ra nhỉ ?”. Còn gì cao quý hơn, ấm áp hơn, tình nghĩa hơn ? Được sống trong tình yêu thương của đồng loại mới thật hạnh phúc. Và đó là sắc màu ý vị trong c/đ mỗi chúng ta, là “bến quê” trong tâm hồn mỗi chúng ta.
	+ Còn gì đẹp hơn mùa xuân? Có ty nào sâu nặng hơn, rộng lớn hơn ty TN, ty quê hương đất nước? Biết sống đẹp và biết hiến dâng mới là con người chân chính. Mỗi con người phải là “1 MX nho nhỏ” để tô đẹp quê hương. Cảm nhận ấy, bài học ấy vô cùng său sắc đ/v nhiều người khi chúng ta đọc thơ Thanh Hải.
	+ Nếu như trong bài thơ “Tre VN” câu thơ lục bát có khi được tách ra thành 2 hoặc 3 dòng thơ để tạo nên hiệu quả nghệ thuật biểu đạt gây ấn tượng thì ở bài thơ “ánh trăng” này lại có 1 nét mới. Chữ đầu của dòng thơ, câu thơ không viết hoa. Phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc được dào dạt trôi theo dòng chảy của thời gian, kỷ niệm?
* Câu đảo hoặc thuận cú pháp : trật tự các TP trong câu TV là cố định, không thể thay đổi 1 cách tuỳ tiện. Nhưng 1 số kiểu câu cho phép dùng cả trật tự thuận (câu thuận) lẫn trật tự đảo (câu đảo). Có 2 loại : câu thuận và đảo vị ngữ, thuận và đảo bổ ngữ :
- So sánh : 1/ Lát sau, thống lý Pá tra bước vào. Theo sau thống lý là 1 lũ thông quán, xéo phải.
	 2/ Lát sau, thống lý Pá tra bước vào. Một lũ thông quán, xéo phải theo sau thống lý.
- NX : Câu 1 là câu đảo VN vừa hay vừa hợp lý hơn câu 2 (câu thuận) : VN Theo sau thống lý được đảo lên trước CN chính là vì chúng đã được XĐ từ câu trước và biến thành chủ đề thông báo ở câu sau.
* Câu chủ động hoặc bị động :
- So sánh : 1/ Nguyễn Du đã sáng tác ra 1 tác phẩm xuất sắc là “Truyện Kiều”. Từ đó đến nay, “Truyện Kiều” luôn luôn được nhân dân ta hâm mộ.
	 2/ Nguyễn Du đã sáng tác ra 1 tác phẩm xuất sắc là “Truyện Kiều”. Từ đó đến nay, nhân dân ta luôn luôn hâm mộ “Truyện Kiều” .
- NX : Nên dùng câu bị động (câu 1) hay hơn câu chủ động (câu 2) vì nhờ sự xuất hiện của câu đầu, “Truyện Kiều” như 1 cái gì đấy “đã biết” ở câu sau và trở thành chủ đề của câu mới.
- Liên kết hướng ngoại :Khi nằm trong văn bản, câu chẳng những có tính liên kết hướng nội mà còn có tính liên kết hướng ngoại. Đó là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa nó với các câu xung quanh.
	Tính liên kết hướng ngoại của câu được thực hiện bằng các phép liên kết : lặp, thế, nối, liên tưởng ...
+ 4 phép LK: 
LK từ vựng : 	lặp từ ngữ.
từ đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng (sd yếu tố từ vựng : DT, ĐT ... để LK, không thể sd tuỳ tiện để LK).
	LK NP : phép nối, thế.
* Phép lặp : hiện tượng dùng nhiều lần trong văn bản 1 từ hay 1 ngữ nào đó nhằm mục đích liên kết.
	+ Vị trí : lặp liên tiếp hoặc cách quãng.
	+ Chức năng : lặp CN, VN, bổ ngữ, trạng ngữ.
	+ Từ loại : DT, ĐT, TT ...
	+ Mục đích : lặp liên kết, lặp nhấn mạnh, lặp biểu cảm (trong các văn bản nghệ thuật là điệp từ, điệp ngữ).
	VD : Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước ...(lặp liên tiếp – lặp DT – lặp CN – lặp liên kết – lặp biểu cảm).
* Phép thế : hiện tượng thay 1 hay nhiều từ, ngữ hoặc câu đã xuất hiện ở phần trước văn bản = 1 từ ngữ có giá trị tương đương ở phần sau.
	Phép thế đại từ thường rút ngắn độ dài văn bản, tránh được việc lặp từ không cần thiết.
	Phép thế đồng nghĩa giúp cho việc diễn đạt thêm sinh động.
- Phép thế đại từ : 
	+ Các đại từ : nó, chúng, họ, đó, này, đây, ấy, kia, thế, vậy ...
VD : Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.
	+ Các đại từ hoá : ông, bà, anh, chị, chàng ..., tất cả, cả hai ...
VD : Thạch Sanh là người nhân hậu. Chàng giúp đỡ người nghèo.
- Phép thế đồng nghĩa, gần nghĩa :
VD : Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
- Trái nghĩa :
VD : Tuỳ đấy, mày có tin nhà tao thì điểm chí vào, đem về cho chồng mày kí tên, và xin chữ lí trưởng nhận thực tử tế rồi mang sang đây, thì tao sẽ giao tiền cho. Nếu mày không tin thì thôi. Đây tao không ép. (Tắt đèn – NTT).
- Thay thế để LK = tổ hợp “DT + chỉ từ” như : cái này, việc ấy, điều đó ...
* Phép nối : sd các từ ngữ chỉ quan hệ, từ ngữ có td chuyển tiếp. Các từ ngữ làm phương tiện LK trong phép nối thường đứng trước CN.
- Nối QHT : và, rồi, nhưng, mà, còn nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để ...
- N ... ất cả những ấm áp tình đời, tình người của TG trước những gì thân quen, yêu nhất, là những gì hồn nhiên, gần gũi nhất, là những gì giàu có đẹp đẽ thuần phác và cổ xưa nhất của mảnh đất đã sinh thành ra anh và sẽ nhận anh về khi nhắm mắt xuôi tay nhưng điều đau đớn nhất là lúc cuối cùng của cuộc đời. Đó là lời cảnh tỉnh nhắc nhở chúng ta hãy biết trân trọng và gìn giữ bến quê của mỗi người. Thể hiện những suy nghĩ trải nghiệm sâu sắc về c/đ của mỗi con người, thức tỉnh con người những giá trị gần gũi và bình dị, thiêng liêng và bền vững.
Sang thu
Đề : 	Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh để làm rõ ý kiến: Bài thơ là những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến chuyển của đất trời từ cuối hạ sang thu.
Phần
Nội dung cần đạt
Điểm
MB
- Dẫn dắt vấn đề (VD: đi từ vẻ đẹp mùa thu hoặc mùa thu trong thi ca).
- Giới thiệu tác giả và bài thơ.
- Nêu vấn đề cần nghị luận (Phần in nghiêng của đề thi hoặc lời nhận xét đánh giá chung về bài thơ của người viết).
0,25
0,25
0,25
TB
*LĐ1
(K1)
Những tín hiệu của mùa thu:
- Cảnh vật TN đất trời được cảm nhận bằng nhiều giác quan và được miêu tả tinh tế:
+ Hương ổi: mùi hương hoa vườn tược rất đặc trưng cho hương vị mùa thu.
+ Phả vào trong gió se, từ phả vừa gợi tả sự nồng nàn của hương thơm vừa nói được đặc điểm của cái gió hanh khô, se lạnh.
+ Sương chùng chình: chùng chình - từ láy gợi hình, gợi tả làn sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đầu thôn xóm ngõ. Biện pháp nhân hoá làm h/ả trở nên thi vị, duyên dáng, sinh động, mang tâm trạng như con người.
 Hương vị thu, không khí thu như đang toả lan, thấm dần vào cảnh vật.
0,75
*LĐ2
(K2)
Mùa thu đang hiện hữu hay là cảm xúc rộng mở của nhà thơ:
- Cảm nhận về không gian mùa thu được mở ra theo chiều rộng (dòng sông) và chiều cao (cánh chim).
- 2 h/ả đối lập: sông dềnh dàng và chim vội vã. Dềnh dàng là trạng thái thảnh thơi bình yên của dòng sông gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh TN; vội vã là sự gấp gáp của những cánh chim bay đi (làm tổ chuẩn bị cho mùa đông sẽ tới), tất cả đều là những h/ả, sự vật đang chịu sự tác động của TN trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu.
- H/ả đám mây mùa hạ / vắt nửa mình sang thu – có nhiều cách hiểu khác nhau về h/ả thơ này. Có người cảm nhận: mùa hạ và mùa thu như là 2 đầu bến và đám mây là nhịp cầu thân thiết vắt qua. Lại có ý kiến cho rằng: tác giả đã thật khéo léo khi lấy không gian để đo thời gian  Nhưng hiểu theo cách nào thì đây cũng là kết quả của sự liên tưởng tưởng tượng thú vị, 1 h/ả đầy sáng tạo và thơ mộng. 
0,75
0,75
*LĐ3
(K3)
Mùa thu dần hiện và những suy ngẫm, trải nghiệm của nhà thơ:
- H/ả đối lập: bao nhiêu nắng / vơi dẫn cơn mưa vẫn là những h/ả thực. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những cơn mưa rào ào ạt đã ít đi. Sấm cũng thưa hơn và không còn bất ngờ nữa.
- H/ả trong 2 câu thơ cuối còn mang ý nghĩa ẩn dụ. Có thể hiểu: sấm là biểu tượng của những tác động ngoại cảnh, hàng cây đứng tuổi là biểu tượng của những con người đã dạn dày trong sương gió cuộc đời. H/ả đó nói lên điều suy ngẫm của nhà thơ: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, của c/đ.
0,25
0,75
KB
- Khái quát giá trị ý nghĩa của bài thơ.
- Đánh giá, nâng cao vẻ đẹp của bài thơ (VD: Bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển trong sự hàm súc mà khơi gợi, vừa mang vẻ đẹp hiện đại bởi chất liệu hiện thực gần gũi, sống động  Bài thơ là 1 đóng góp riêng, đặc sắc của Hữu Thỉnh về thi đề mùa thu nói chung và trong thi ca VN nói riêng )
0,5
 Tiết 120 Tập làm văn
Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)- Viết bài Tập làm văn số 6 ở nhà
A.Mục tiêu cần đạt
-Ôn tập lại kiến thức đã học ở hai tiết 118 và 119
-Tích hợp với các văn bản đã học.
Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý và kĩ năng viết văn.
-Ra đề về nhà cho học sinh viết bài Tập làm văn số 6 , rèn kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
B.Chuẩn bị:
-Học sinh chuẩn bị bài Luyện tập ở nhà
-Đề bài viết số 6
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1 Khởi động
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Nêu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nêu nội dung các phần trong bài nghị luận ấy.(Ghi nhớ)
3. Bài mới:
*Hoạt động 2 Luyện tập
Các nhóm trình bày kết quả tìm ý theo các câu hỏi phần gợi ý ở SGK
-Nhận xét giữa các nhóm.
Học sinh luyện viết bài.
-Trình bày đoạn vừa viết.
-Nhận xét, góp ý, sửa chữa (nếu cần)
I.Tìm hiểu đề, tìm ý
Đề bài:Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
1.Đề bài yêu cầu trình bày cảm nhận của bản thân về đoạn trích, đó là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh.
2.Tìm ý:
-Hoàn cảnh câu chuyện
-Tình cảm của bé Thu dành cho cha.
-Tình cảm ông Sáu dành cho con.
II. Lập dàn ý:
a, Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích, nội dung cơ bản của đoạn trích.
b,Thân bài: Phân tích đoạn trích theo các ý vừa tìm.
*Hoàn cảnh của câu chuyện: Ông Sáu đi kháng chiến, tám năm sau mới có dịp về thăm nhà, bé Thu nhất quyết không nhận ông là cha...
*Tình cảm bé Thu dành cho ông Sáu...
*Tình cảm ông Sáu dành cho con.....
*Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt khoát rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và tình cảm yêu thương con sâu nặng của ông Sáu làm cho người đọc xúc động và thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le do chiến tranh gây ra.
c,Kết bài
III. Luyện viết bài
-Mỗi nhóm chon viết một đoạn theo các ý cơ bản trong phần dàn ý
*Đề bài viết số 6: viết ở nhà
Hãy phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.
*Hoạt động 3: Củng cố ,dặn dò
-Về nhà học lại lí thuyết làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
Viết bài làm văn số 6
-Đọc bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Ngày soạn:23-2-2008
Ngày dạy:
 Tiết 119 Tập làm văn 
 Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện 
 ( hoặc đoạn trích)
A.Mục tiêu cần đạt:
-Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích theo đúng các yêu cầu của kiểu bài.
-Rèn kĩ năng thực hành các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
-Rèn luyện tư duy tổng hợp và phân tích khi viết văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị:
Bảng phụ
C.Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
3.Bài mới:
* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm
Đọc 4 đề trong SGK
Câu a:Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
Câu b:Các từ “suy nghĩ, phân tích” trong đề bài đòi hỏi bài phải làm khác nhau như thế nào?
Đọc phần tìm hiểu đề, tìm ý và nêu nhận xét ?
Đọc phần Lập dàn bài
Đọc phần Viết bài
Nêu các bước làm bài-các phần bài cơ bản-Đọc Ghi nhớ
-Đọc đề bài, các nhóm 1,2,3 viết Mở bài
các nhóm 4,5,6 viết một đoạn thân bài
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. 
I.Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
a, Đề bài: 4 đề 
b, Nhận xét:
-Câu a: Các đề bài trên nghị luận về:
Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện
Đề 3: Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích
Đề 4: Đời sống tình cảm trong chiến tranh.
-Câu b:
+Giống nhau: đều là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
+Khác nhau:
“suy nghĩ” là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.
“phân tích” là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết) để lập luận và sau đó nhận xét, đánh giá tác phẩm.
II.Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
*Đề bài:
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
1.Tìm hiểu đề:
-Yêu cầu:nghị luận về nhân vật trong tác phẩm.
-Phương pháp:xuất phát từ sự cảm, hiểu của bản thân về nhân vật.
2. Tìm ý:
-Phẩm chất nổi bật của nhân vật: Tình yêu làng gắn bó hoà quện với lòng yêu nước (nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.)
-Các biểu hiện:
+Các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước.
+Các chi tiết nghệ thuật:tâm trạng,lời nói, cử chỉ, hành động... chứng tỏ tình yêu làng yêu nước.
+ý nghĩa của những tình cảm mới mẻ ấy của nhân vật.
3.Lập dàn bài: SGK trang 66
4. Viết bài:
a, Mở bài: có hai cách
C1:Đi từ khái quát đến cụ thể(Từ nhà văn đến tác phẩm và nhân vật)
C2:Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết.
b,Thân bài:
-Tình yêu làng gắn với tình yêu nước...
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai...
c, Kết bài: Là nhân vật tạo được ấn tượng sâu sắc..
5.Kiểm tra và sửa chữa:
-Kiểm tra lại cấu trúc văn bản.
-Kiểm tra sự liên kết câu, liên kết đoạn.
-Kiểm tra về cách dùng từ, đặt câu.
*Ghi nhớ:SGK/68
III. Luyện tập:
Đề bài:Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
*Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò:
-Nhắc lại nội dung Ghi nhớ
-Về nhà :học bài, chuẩn bị bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)
********************************************************************
-Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
*Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
-Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
 +Tìm hiểu đề: đọc kỹ đề, xác định yêu cầu dựa vào những từ ngữ then chốt.
 +Tìm ý dựa vào yêu cầu của đề để đặt ra những câu hỏi tìm ý.
-Bước 2: Lập dàn bài.
 +Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.
 +Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ , bài thơ.
 +Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
-Bước 3: Viết bài.
-Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa lỗi.
* Cách tổ chức và triển khai luận điểm:
Bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của tác phẩm.
- HS đọc yêu cầu bài tập (SGK- 84).
- Hướng dẫn HS tìm ý( trả lời các câu hỏi trong phần gợi ý SGK)
-Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh?
Yêu cầu lập dàn ý chi tiết.
-Mở bài : Giới thiệu bài thơ nói chung, khổ thơ nói riêng.
-Thân bài : + Phân tích cảm nhận về mùa thu sang thông qua các biện pháp nghệ thuật:
 -Nhân hoá: “ phả vào”, “chùng chình”
 - Miêu tả: “gió se”
 - Việc sử dụng các từ: “bỗng”, “hình như” .
 + Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả.
-Kết bài : Nêu giá trị của khổ thơ.
 	*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
GV hệ thống bài.
GV nêu yêu cầu về nhà với học sinh.
- Đặc điểm của đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Các bước làm bài.
-Những yêu cầu khi làm bài.
- Đọc bài đọc thêm (SGK- 84,85)
- Học bài.
- Hoàn thành dàn ý chi tiết của đề văn trong phần luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn nghi luan ki I.doc