Ôn tập thi tốt nghiệp - Phần năm: Di truyền học

Ôn tập thi tốt nghiệp - Phần năm: Di truyền học

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

 A. 6 loại mã bộ ba. B. 3 loại mã bộ ba. C. 27 loại mã bộ ba. D. 9 loại mã bộ ba.

Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là

 A. đoạn intron. B. đoạn êxôn. C. gen phân mảnh. D. vùng vận hành.

Câu 3: Vùng điều hoà là vùng

 A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin

 B. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

 C. mang thông tin mã hoá các axit amin

 D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã

Câu 4: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

 A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA

Câu 5: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?

 A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

 B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

 C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.

 D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.

Câu 6: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

 A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

 B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

 C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

 D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

Câu 7: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

 A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa.

 C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.

Câu 8: Gen không phân mảnh có

 A. cả exôn và intrôn. B. vùng mã hoá không liên tục.

 C. vùng mã hoá liên tục. D. các đoạn intrôn.

 

doc 47 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 992Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập thi tốt nghiệp - Phần năm: Di truyền học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần năm. DI TRUYỀN HỌC
	Chương I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?
	A. 6 loại mã bộ ba.	B. 3 loại mã bộ ba.	C. 27 loại mã bộ ba.	D. 9 loại mã bộ ba.
Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen nhưng không mã hóa axit amin được gọi là
	A. đoạn intron.	B. đoạn êxôn.	C. gen phân mảnh.	D. vùng vận hành.
Câu 3: Vùng điều hoà là vùng
	A. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin
	B. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
	C. mang thông tin mã hoá các axit amin
	D. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
Câu 4: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
	A. UGU, UAA, UAG	B. UUG, UGA, UAG	C. UAG, UAA, UGA	D. UUG, UAA, UGA
Câu 5: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
	A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
	B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
	C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
	D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
Câu 6: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
	A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
	B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
	C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
	D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
Câu 7: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
	A. Mã di truyền có tính đặc hiệu.	B. Mã di truyền có tính thoái hóa.
	C. Mã di truyền có tính phổ biến.	D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Câu 8: Gen không phân mảnh có
	A. cả exôn và intrôn.	B. vùng mã hoá không liên tục.
	C. vùng mã hoá liên tục.	D. các đoạn intrôn.
Câu 9: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
	A. codon.	B. gen.	C. anticodon.	D. mã di truyền.
Câu 10: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?
	A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
	B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
	C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
	D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.
Câu 11: Bản chất của mã di truyền là
	A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
	B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen.
	C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.
	D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.
Câu 12: Vùng kết thúc của gen là vùng
	A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
	B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
	C. quy định trình tự sắp xếp các aa trong phân tử prôtêin
	D. mang thông tin mã hoá các aa
Câu 13: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
	A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
	B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
	C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
	D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
Câu 16: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là
	A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền	
	B. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
	C. một bô ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
	D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài loài ngoại lệ
Câu 17: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc
	A. bổ sung.	B. bán bảo toàn.	
	C. bổ sung và bảo toàn.	D. bổ sung và bán bảo toàn.
Câu 18: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm các vùng theo trình tự là:
	A. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng mã hoá.	B. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
	C. vùng điều hoà, vùng vận hành, vùng kết thúc.	D. vùng vận hành, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
Câu 19: Gen là một đoạn của phân tử ADN
	A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
	B. mang thông tin di truyền của các loài.
	C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
	D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
Câu 20: Vùng nào của gen quyết định cấu trúc phân tử protêin do nó quy định tổng hợp?
	A. Vùng kết thúc.	B. Vùng điều hòa.	C. Vùng mã hóa.	D. Cả ba vùng của gen.
Câu 21: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là
	A. ADN giraza	B. ADN pôlimeraza	C. hêlicaza	D. ADN ligaza
Câu 22: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
	A. 1800	B. 2400	C. 3000	D. 2040
Câu 23: Intron là
	A. đoạn gen mã hóa axit amin.	B. đoạn gen không mã hóa axit amin.
	C. gen phân mảnh xen kẽ với các êxôn.	D. đoạn gen mang tính hiệu kết thúc phiên mã.
Câu 24: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
	A. tháo xoắn phân tử ADN.
	B. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
	C. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.
	D. nối các đoạn Okazaki với nhau.
Câu 25: Vùng mã hoá của gen là vùng
	A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã	B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã
	C. mang tín hiệu mã hoá các axit amin	D. mang bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc
Câu 26: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?
	A. Mã di truyền có tính phổ biến.	B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
	C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.	D. Mã di truyền có tính thoái hóa.
Câu 27: Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là
	A. nuclêôtit.	B. bộ ba mã hóa.	C. triplet.	D. gen.
Câu 28: Đơn vị mã hoá thông tin di truyền trên ADN được gọi là
	A. gen.	B. codon.	C. triplet.	D. axit amin.
Câu 29: Mã di truyền là:
	A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.
	B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.
	C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.
	D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.
PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong
	A. ribôxôm.	B. tế bào chất.	C. nhân tế bào.	D. ti thể.
Câu 2: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của
	A. mạch mã hoá.	B. mARN.	C. mạch mã gốc.	D. tARN.
Câu 3: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là
	A. anticodon.	B. axit amin.	B. codon.	C. triplet.
Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?
	A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
	B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.
	C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
	D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.
Câu 5: Quá trình phiên mã xảy ra ở
	A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn.	B. sinh vật có ADN mạch kép.
	C. sinh vật nhân chuẩn, vi rút.	D. vi rút, vi khuẩn.
Câu 6: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp
	A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.	B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.
	C. tổng hợp các prôtêin cùng loại.	D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.
Câu 7: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là
	A. codon.	B. axit amin.	B. anticodon.	C. triplet.
Câu 8: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
	A. Từ mạch có chiều 5’ → 3’.	B. Từ cả hai mạch đơn.
	C. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.	D. Từ mạch mang mã gốc.
Câu 9: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là
	A. rARN.	B. mARN.	C. tARN.	D. ADN.
Câu 10: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế
	A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.	B. tổng hợp ADN, dịch mã.
	C. tự sao, tổng hợp ARN.	D. tổng hợp ADN, ARN.
Câu 11: Các chuỗi polipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều
	A. kết thúc bằng Met.	B. bắt đầu bằng axit amin Met.
	C. bắt đầu bằng axit foocmin-Met.	D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tARN.
Câu 12: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức năng của
	A. rARN.	B. mARN.	C. tARN.	D. ARN.
Câu 13: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của
	A. mạch mã hoá.	B. mARN.	C. tARN.	D. mạch mã gốc.
Câu 14: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
	A. ADN và ARN	B. prôtêin	C. ARN	D. ADN
Câu 15: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?
	A. Vùng khởi động.	B. Vùng mã hoá.	C. Vùng kết thúc.	D. Vùng vận hành.
Câu 16: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?
	A. 3’ → 3’.	B. 3’ → 5’.	C. 5’ → 3’.	D. 5’ → 5’.
Câu 17: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:
	A. nhân con	B. tế bào chất	C. nhân	D. màng nhân
Câu 18: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là
	A. axit amin hoạt hoá.	B. axit amin tự do.	C. chuỗi polipeptit.	D. phức hợp aa-tARN.
Câu 19: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã nhờ năng lượng từ sự phân giải
	A. lipit	B. ADP	C. ATP	D. glucôzơ
Câu 20: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế
	A. nhân đôi ADN và phiên mã.	B. nhân đôi ADN và dịch mã.
	C. phiên mã và dịch mã.	D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
Câu 21: Cặp bazơ nitơ nào sau đây không có liên kết hidrô bổ sung?
	A. U và T	B. T và A	C. A và U	D. G và X
Câu 22: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?
	A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.
	B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
	C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.
	D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.
Câu 23: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
	A. mARN	B. ADN	C. prôtêin	D. mARN và prôtêin
Câu 24: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là
	A. ADN-polimeraza.	B. restrictaza.	C. ADN-ligaza.	D. ARN-polimeraza.
Câu 25: Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa
	A. hai axit amin kế nhau.	B. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai.
	C. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.	D. hai axit amin cùng loại hay khác loại.
Câu 26: Đơn vị mã hoá cho thông tin di truyền trên mARN được gọi là
	A. anticodon.	B. codon.	C. triplet.	D. axit amin.
ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là
	A. điều hòa quá trình dịch mã.	B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.
	C. điều hòa quá trình phiên mã.	D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.
Câu 2: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron ...  sinh thái dưới nước
B.hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
C.hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt
D.hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn
Câu 4: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:
A.sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
B.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải
C.sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
D.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
Câu 5: Bể cá cảnh được gọi là: 
A.hệ sinh thái nhân tạo	B.hệ sinh thái “khép kín”
C.hệ sinh thái vi mô	D.hệ sinh thái tự nhiên
Câu 6: Ao, hồ trong tự nhiên được gọi đúng là:
A.hệ sinh thái nước đứng	B.hệ sinh thái nước ngọt
C.hệ sinh thái nước chảy	D.hệ sinh thái tự nhiên
Câu 7: Đối với các hệ sinh thái nhân tạo, tác động nào sau đây của con người nhằm duy trì trạng thái ổn định của nó: 
A.không được tác động vào các hệ sinh thái
B.bổ sung vật chất và năng lượng cho các hệ sinh thái
C.bổ sung vật chất cho các hệ sinh thái
D.bổ sung năng lượng cho các hệ sinh thái
Câu 8: Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào? 
A.Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
B.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
C.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau
D.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
Câu 9: Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:
A.có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc B.có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái
C.điều kiện môi trường vô sinh 	 D.tính ổn định của hệ sinh thái
Câu 10: Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào? 
A.Sinh vật phân giải	B.Sinhvật tiêu thụ bậc 1
C.Sinh vật tiêu thụ bậc 2	D.Sinh vật sản xuất
Câu 11: Năng lượng được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật:
A.sinh vật phân giải	B.sinh vật sản xuất
C.động vật ăn thực vật	D.động vật ăn động vật
Câu 12: Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố,  là những ví dụ về:
A.hệ sinh thái trên cạn	B.hệ sinh thái nước ngọt
C.hệ sinh thái tự nhiên	D.hệ sinh thái nhân tạo
Câu 13: Hệ sinh thái nào sau đây cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại:
A.hệ sinh thái nông nghiệp	B.hệ sinh thái ao hồ
C.hệ sinh thái trên cạn	D.hệ sinh thái savan đồng cỏ
Câu 14: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm:
A.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
B.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể
D.mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã
Câu 15: Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?
A.Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật
B.Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật
C.Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật
D.Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật
Câu 16: Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây: 
A.hiệu ứng “nhà kính”
B.trồng rừng và bảo vệ môi trường
C.sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải
D.sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều,
Câu 17: Tác động của vi khuẩn nitrát hóa là: 
A.cố định nitơ trong đất thành dạng đạm nitrát (NO3-)
B.cố định nitơ trong nước thành dạng đạm nitrát (NO3-)
C.biến đổi nitrit (NO2-) thành nitrát (NO3-)
D.biến đổi nitơ trong khí quyển thành dạng đạm nitrát (NO3-)
Câu 18: Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp sinh học nào? 
A.trồng các cây họ Đậu	B.trồng các cây lâu năm
C.trồng các cây một năm	D.bổ sung phân đạm hóa học.
Câu 19: Những dạng nitơ được đa số thực vật hấp thụ nhiều và dễ nhất là 
A.muối amôn và nitrát	B.nitrat và muối nitrit
C.muối amôn và muối nitrit	D.nitơ hữu cơ và nitơ vô cơ
Câu 20: Nguyên tố hóa học nào sau đây luôn hiện diện xung quanh sinh vật nhưng nó không sử dụng trực tiếp được? 
A.cacbon	B.photpho	C.nitơ	D.D.oxi
Câu 21: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất:
A.bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng	B.bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm
C.cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn	D.sử dụng tiết kiệm nguồn nước
Câu 22: Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng: 
A.cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm
B.cố định cacbon từ không khí thành chất hữu cơ
C.cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm
D.cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ
Câu 23: Nguyên nhân nào sau đây không làm gia tăng hàm lượng khí CO2 trong khí quyển:
A.phá rừng ngày càng nhiều
B.đốt nhiên liệu hóa thạch 
C.phát triển của sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải
D.sự tăng nhiệt độ của bầu khí quyển
Câu 24: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường:
A.hô hấp của động vật, thực vật	B.lắng đọng vật chất 
C.sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải	D.sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Câu 25: Theo chiều ngang khu sinh học biển được phân thành:
A.vùng trên triều và vùng triều	B.vùng thềm lục địa và vùng khơi
C.vùng nước mặt và vùng nước giữa	D.vùng ven bờ và vùng khơi
Câu 26: Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm sinh vật nào: 
A.vi khuẩn nitrat hóa	B.vi khuẩn phản nitrat hóa
C.vi khuẩn nitrit hóa	D.vi khuẩn cố định nitơ trong đất
Câu 27: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng: 
A.cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit
B.thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ
C.động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt
D.phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình
Câu 28: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là: 
A.làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ
B.tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái
C.kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất
D.làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai
Câu 29: Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là: 
A.duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
B.duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể
C.duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã
D.duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái
Câu 30: Nguồn nitrat cung cấp cho thực vật trong tự nhiên được hình thành chủ yếu theo: 
A.con đường vật lí	B.con đường hóa học
C.con đường sinh học	D.con đường quang hóa
Câu 31: Sự phân chia sinh quyển thành các khu sinh học khác nhau căn cứ vào: 
A.đặc điểm khí hậu và mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
B.đặc điểm địa lí, mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
C.đặc điểm địa lí, khí hậu 
D.đặc điểm địa lí, khí hậu và các sinh vật sống trong mỗi khu
Câu 32: Thảo nguyên là khu sinh học thuộc vùng: 
A.vùng nhiệt đới	B.vùng ôn đới	C.vùng cận Bắc cực	D.vùng Bắc cực
Câu 33: Nhóm vi sinh vật nào sau đây không tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ: 
A.vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu
B.vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu
C.vi khuẩn sống tự do trong đất và nước
D.vi khuẩn sống kí sinh trên rễ cây họ đậu
Câu 34: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là: 
A.năng lượng gió	B.năng lượng điện	C.năng lượng nhiệt	D.năng lượng mặt trời
Câu 35: Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng là: 
A.càng giảm	B.càng tăng	C.không thay đổi	D.tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng
Câu 36: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %? 
A.10%	B.50%	C.70%	D.90%
Câu 37: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua: 
A.quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
B.quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C.quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
D.quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã
Câu 38: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo) 
A.0,57%	B.0,92%	C.0,0052%	D.45,5%
Câu 39: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo) 
A.0,57%	B.0,92%	C.0,0052%	D.45,5%
Câu 40: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 2 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo) 
A.0,57%	B.0,92%	C.0,0052%	D.45,5%
Câu 41:Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo) 
A.0,57%	B.0,92%	C.0,42%	D.45,5%
Câu 42: Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường 
A.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật	B.động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất
C.động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật	D.sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất
Câu 43: Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là 
A.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật dị dưỡng → năng lượng trở lại môi
trường
B.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật sản xuất → năng lượng trở lại môi
trường
C.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn thực vật → năng lượng trở lại môi
trường
D.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn động vật → năng lượng trở lại môi
trường
Câu 44: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng 
A.ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng
B.xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên
C.vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư
D.chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất
Câu 45: Bảo vệ đa dạng sinh học là 
A.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài
B.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài
C.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái
D.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi tot nghiep PTTH sinh.doc